ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4001/2004/QĐ-UB
|
TX.Vĩnh Long,
ngày 18 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân ngày 26/11/2003.
- Căn cứ nghị định số 114/2003/NĐ.CP ngày
10/10/2003 của Chính phủ và Thông tư số 03/2004/TT.BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ
Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 114/2003/NĐ.CP ngày 10/10/2003
của Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày
16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy định, tiêu chuẩn cụ thể
đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Xét Tờ trình số 803/TTr.SNV ngày 04/11/2004
của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Nay ban hành quyết định kèm theo Quy chế quản lý, sử dụng
công chức ở xã, phường, thị trấn.
Điều II. Giao Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện,
thị xã chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quyết định
này.
Điều III. Các ông, (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc
Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- VP.CP; - Bộ Nội vụ;
- TTTU & HĐND tĩnh
- CT PCTUBND tĩnh;
- LĐ.VP UBT
- Các khối NC; - Như điều III;
- Lưu 2.05.07
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Đấu
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4001 /2004 / QĐ.UB ngày 18 tháng 11 năm
2004, của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định:
1. Nội dung quản lý, tuyển dụng, sử dụng, khen
thưởng, kỷ luật, thôi việc, chế độ thông tin báo cáo đối với cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
2. Quy định tổ chức, quản lý và sử dụng đối với
cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ ở ấp khóm;
Điều 2. Nguyên tắc quản lý
cán bộ, công chức cấp xã
Công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới
sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đối
với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị.
Điều 3. Việc ban hành Quy chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã, nhằm
phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức cấp xã được thống nhất là đồng bộ,
đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã.
Chương II:
NỘI DUNG QUẢN LÝ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC Ở XA, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 4. Ủy ban Nhân dân tỉnh
quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau:
1. Quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức
cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
2. Xây dựng quy chế tuyển dụng, điều động, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm, cách chức, cho thôi việc
và chế độ tập sự cán bộ, công chức cấp xã;
3. Xây dựng nội dung, chương trình, bồi dưỡng, cập
nhật nâng cao trình độ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
4. Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
5. Thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định đối
với cán bộ, công chức;
6. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đốì
với cán bộ, công chức;
7. Quy định thành phần và quy chế hoạt động của
Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức;
8. Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức
trong tỉnh;
Điều 5. Ủy ban Nhân dân huyện
- thị xã quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau:
1. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã;
2. Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết
định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, cách chức, cho thôi việc cán bộ, công chức và quản lý cán bộ, công
chức, hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của UBND tỉnh;
3. Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và
các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức;
4. Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ, công chức;
5. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức;
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
về cán bộ, công chức;
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ,
công chức theo quy định của pháp luật.
8. Thống kê, đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ,
công chức trong phạm vi huyện - thị xã;
Điều 6. Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau:
1. Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức;
2. Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức;
3. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức;
4. Đề nghị cơ quan, tổ chức cấp có thẩm quyền
khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã theo thẩm quyền;
5. Xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cấp huyện -thị xã về kỷ luật và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ,
công chức theo quy định của pháp luật;
7. Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng và việc
bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức;
8. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã cấp giấy khen
cho cán bộ, công chức có thành tích trong công tác;
Chương III:
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP
XÃ
Điều 7. Các chức danh công
chức cấp xã được tuyển dụng:
1. Các chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng:
a. Văn phòng - Thống kê.
b. Tư pháp - Hộ tịch.
c. Địa chính - Xây dựng.
d. Tài chính - Kế toán.
đ. Văn hóa - Xã hội.
2. Riêng đối với chức danh chỉ huy trưởng quân sự
và Trưởng công an xã, Chủ tịch UBND huyện - thị xã căn cứ vào tiêu chuẩn quy định
tại Quyết định số 04/2004/QĐ.BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ, quyết
định tuyển dụng, bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của UBND xã và ý kiến thống nhất bằng
văn bản của Chỉ huy Trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện - thị xã (đối với Chỉ huy
Trưởng chỉ huy quân sự xã) và Trưởng công an huyện - thị xã (đối với Trưởng
công an xã).
Điều 8. Điều kiện đăng ký dự
tuyển công chức cấp xã.
Người dự tuyển vào công chức cấp xã phải đảm bảo
những điều kiện sau đây:
1. Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại
Việt Nam;
2. Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 35
tuổi (khi dự tuyển lần đầu). Trường hợp người dự tuyển là, quân nhân chuyên
nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, người đứng
đầu Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì tuổi đời dự tuyển có thể
cao hơn nhưng không quá 45 tuổi.
3. Có đơn xin dự tuyển (theo mẫu), lý lịch rõ
ràng, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu chức danh dự tuyển;
4. Giấy khám sức khỏe (của cơ sở y tế nhà nước cấp
huyện - thị xã trở lên) xác nhận đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ được
giao,
5. Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
6. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm
hình sự chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở
giáo dục;
Điều 9. Tuyển dụng.
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu
cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn (được quy định tại Quyết định số
04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), số lượng của chức danh
cần được tuyển dụng;
2. Hình thức tuyển dụng:
Cấp xã được tuyển dụng thông qua thi tuyển,
trong trường hợp số người đăng ký dự tuyển ít hơn số người cần tuyển thì có thể
thực hiện thông qua xét tuyển, khi có ý kiến thỏa thuận trước của Sở Nội vụ.
3. Vào cuối quý I hàng năm, UBND cấp huyện - thị
xã lập kế hoạch tuyển dụng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
Điều 10. Hố sơ đăng ký dự
tuyển vào công chức câp xã gồm:
1. Đơn xin tuyển dụng (theo mẫu).
2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu có xác nhận của cơ
quan nơi cư trú).
3. Bản sao văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chuyên
môn (có công chứng).
4. Giấy khám sức khỏe cơ quan y tế Nhà nước từ cấp
huyện - thị xã trở lên.
5. Ảnh 3x4 (03 ảnh).
6. Giấy khai sinh (bản sao có công chứng).
Điều 11. Thông báo tuyển dụng:
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển,
UBND huyện - thị xã phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng
và chức danh cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như niêm
yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và UBND huyện - thị xã để mọi người biết dự
thi tuyển.
Điều 12. Hội đồng tuyển dụng:
1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã do Hội đồng
thi tuyển tổ chức thi và xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng)
theo quy định. Trong trường hợp sô' người đăng
ký dự tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu được tuyển, Hội đồng tuyển dụng có thể tổ
chức xét sơ tuyển.
2. Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch UBND huyện -
thị xã quyết định thành lập, có từ 05 đến 07 thành viên.
3. Hội đồng tuyển dụng gồm:
a. Chủ tịch Hội dồng là Chủ tịch UBND huyện - thị
xã;
b. Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng Tổ chức
- Lao động và Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện - thị xã.
c. Các ủy viên Hội đồng là đại diện các Phòng
chuyên môn có liên quan thuộc UBND huyện - thị xã (03 người).
d. Thư ký Hội đồng là 01 chuyên viên Phòng Tổ chức
- lao động huyện - thị xã.
đ. Giúp việc cho Hội đồng thi tuyển có Ban coi
thi, Ban chấm thi.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng tuyển dụng: Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể
có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây.
1. Thông báo công khai kế hoạch thi tuyển, thể lệ,
lệ phí, nội quy, quy chế, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển, môn thi, hình thức
thi, thời gian và địa điểm.
2. Tổ chức việc ra đề thi, thành lập Ban coi
thi, Ban châm thi.
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển chậm nhất là
07 ngày trước khi thi tuyển, phải thông báo danh sách đến những người đủ điều
kiện và tiêu chuẩn dự tuyển.
4. Tổ chức thi tuyển theo đúng Nội quy, quy chế
thi, báo cáo kết quả thi lên UBND huyện - thị xã để xem xét và ra quyết định
công nhận kết quả (điểm thi).
5. Báo cáo danh sách và trình độ của người dự
thi tuyển về Sở Nội vụ trước khi tổ chức dự tuyển và sau khi có kết quả tuyển dụng.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự
thi.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi công bố kết quả
thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc tra, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức
phúc tra bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, mọi
đơn xin phúc tra, khiếu nại (nếu có) sẽ không giải quyết.
Điều 14. Quyết định tuyển dụng
công chức cấp xã:
1. Căn cứ vào kết quả dự tuyển chức danh cần tuyển
dụng của đơn vị, tổ chức mà nhiều người dự thi đạt số điểm bằng nhau thì Hội đồng
tuyển dụng tổ chức cho các công chức này (công chức có số điểm bằng nhau) thi lần
thứ 02. Nếu thi lần 02 còn số người bằng điểm, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng
họp Hội đồng tuyển dụng xét tuyển.
Thời gian tổ chức thi lần sau không quá 15 ngày
kể từ ngày thi lần thứ nhát.
2. Căn cứ kết quả dự tuyển, UBND cấp xã đề nghị
Chủ tịch UBND cấp huyện - thị ra quyết định tuyển dụng công chức cấp xã, Chủ tịch
UBND cấp xã trực tiếp bố trí, sử dụng công chức cấp xã.
3. Hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã gồm:
a. Toàn bộ hồ sơ dự tuyển.
b. Giấy chứng nhận trúng tuyển vào chức danh
công chức.
c. Văn bản đề nghị tuyển dụng của UBND cấp xã.
Điều 15. Tập sự:
1. Người được tuyển dụng vào công chức phải qua
thời gian tập sự, thời gian tập sự được tính từ ngày được tuyển dụng.
2. Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào quyết định
tuyển dụng của UBND cấp huyện - thị xã, bố trí sử dụng công chức cấp xã cử cán
bộ, công chức hướng dẫn trong thời gian tập sự là 06 tháng để người tập sự làm
đúng chức trách, nhiệm vụ của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm; rèn luyện ý thức
tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
và phẩm chất đạo đức lối sống.
3. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng
85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng và các quyền lợi khác như
công chức cơ quan.
4. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn
người tập sự theo quy định nói trên của quy chế này được hưởng phụ cấp trách
nhiệm 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự.
Điều 16. Quyết định bổ nhiệm
vào công chức:
1. Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm
báo cáo kết quả tập sự, người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét đánh giá kết
quả đối với người tập sự, báo cáo cơ quan sử dụng công chức và UBND xã lấy ý kiến
bằng văn bản của Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện - thị xã.
2. Chủ tịch UBND xã có bản nhận xét đánh giá phẩm
chất đạo đức và kết quả công việc của tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu của
ngạch công chức, thì đề nghị UBND huyện - thị xã ra quyết định bổ nhiệm chính
thức vào ngạch công chức.
Điều 17. Hủy bỏ quyết định
tuyển dụng:
1. Trong thì gian tập sự, nếu người tập sự vi phạm
quy chế làm việc của cơ quan và quy định của pháp luật, thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm Chủ tịch UBND xã đề nghị UBND huyện - thị xã ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyển dụng.
2. Người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch thì
Chủ tịch UBND xã đề nghị UBND huyện - thị xã hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
8. Người tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng
thì được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương và phụ cấp (nếu có)
đang được hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Chương IV
CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG
THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 18. Công chức cấp xã hoàn thành các nhiệm vụ được giao; không bị
một trong các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương
hoặc chịu hình phạt của tòa án trong suốt thời gian giữ bậc cũ là 03 năm (đủ 36
tháng) đối với công chức dược xếp ngạch chuyên viên và 02 năm (đủ 24 tháng) đối
với công chức được xếp ngạch cán sự hoặc ngạch nhân viên văn thư được nâng 01 bậc
lương (nếu trong ngạch còn bậc).
Trường hợp công chức cấp xã bị một trong các
hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương hoặc chịu hình
phạt của Tòa án, thì thời gian nâng bậc lương bị kéo dài thêm một năm (đủ 12
tháng).
Điều 19. Khi công chức cấp xã đến thời gian nâng bậc lương, UBND xã,
phường, thị trấn, làm đề nghị bằng văn bản gửi UBND huyện - thị xã xem xét ra
quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
Chương V
ĐIỀU ĐỘNG, KHEN THƯỞNG,
MIÊN NHIỆM, BÃI NHIỆM, KỶ LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÂP XÃ
Điều 20. Điều động:
Khi tổ chức có yêu cầu điều động cán bộ, công chức
cấp xã đến cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp từ cấp huyện - thị xã trở lên
phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định và phải thông qua việc xét tuyển,
thi tuyển.
Điều 21. Việc điều động công chức cấp xã từ xã này sang xã khác thuộc
phạm vi quản lý của UBND huyện - thị xã, do Chủ tịch UBND huyện - thị xã quyết
định trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã nơi tiếp nhận cán bộ, công chức,
đồng thời có ý kiến đồng ý của Chủ tịch UBND cấp xã nơi đang trực tiếp quản lý
cán bộ, công chức và ý kiến của phòng chuyên môn có liên quan thuộc UBND huyện
- thị xã (đối với công chức).
Điều 22. Việc điều động công chức cấp xã từ xã này sang xã khác
ngoài phạm vi quản lý của UBND huyện - thị xã do Sở Nội vụ xem xét quyết định
trên cơ sẻ đề nghị của Chủ tịch UBND huyện -thị xã.
Điều 23. Hình thức khen thưởng:
1. Cán bộ, công chức cấp xã có thành tích trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức
sau đây:
a. Giấy khen;
b. Bằng khen;
c. Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d. Huy chương;
đ. Huân chương;
2. Việc khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã được
thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội.
Điều 24. Miễn nhiệm, bãi
nhiệm:
1. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ chuyên
trách cấp xã trong HĐND, UBND thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu HĐND Luật tổ
chức HĐND và UBND.
2. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ chuyên
trách cấp xã trong Đảng ủy, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện theo Điều lệ và những
quy định của tố’ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 25. Kỷ luật và xử lý
vi phạm:
Ngoài Điều 24 được quy định tại quy chế này. Việc
kỷ luật và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo Điều
17,
18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 114/2003/TĐ.CP
ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 26. Hội đồng kỷ luật
công chức cấp xã:
1. Khi công chức cấp xã vi phạm kỷ luật, Chủ tịch
UBND cấp xã Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và kiến nghị hình
thức kỷ luật đối với công chức câp xã.
2. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
a. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND cấp xã.
b. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND cấp
xã.
c. Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là 01 công chức
cấp xã.
d. Ngoài các thành phần trên, Hội đồng kỷ luật mời
thêm đại diện Tổ chức Đảng, các Đoàn thể có liên quan đến dự họp. Các đại diện
được quyền phát biểu ý kiến, nhưng không quyền biểu quyết.
Điều 27. Nguyên tắc làm việc
của Hội đồng kỷ luật:
1. Hội đồng kỷ luật làm việc khách quan, công
khai, dân chủ, theo chế độ tập thể.
2. Hội đồng kỷ luật biểu quyết kiến nghị hình thức
kỷ luật theo nguyên tắc đa số và bằng phiếu kín.
3. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành
viên Hội đồng.
4. Biên bản cuộc họp Hội đồng do Thư ký Hội đồng
ghi chép, thông qua Hội đồng trước khi Chủ tịch Hội đồng ký biên bản.
Điều 28. Các bước tiến hành
xem xét kỷ luật:
1. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật phải làm bản
tự kiểm điểm, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm
điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của đơn vị.
2. Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị
tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
3. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật được Hội đồng
gởi giấy báo triệu tập trước 7 ngày khi họp Hội đồng.
4. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm:
a. Bản tự kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật.
b. Biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật
của đơn vị.
c. Trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm
kỷ luật.
d. Các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử
lý kỷ luật.
Điều 29. Trình tự cuộc họp
của Hội đồng kỷ luật gồm các bước:
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu
các thành viên tham dự.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu
lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản tự kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản họp kiểm điểm
người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu tham
gia họp phát biểu ý kiến.
6. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật được phát biểu
ý kiến về hình thức kỷ luật của mình trước khi Hội đồng hội ý riêng để kiến nghị
về hình thức kỷ luật.
7. Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được
thòng báo công khai tại cuộc họp.
Điều 30. Thời hạn và thẩm
quyền ra quyết định kỷ luật:
1. Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày kết thúc
cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản đề nghị (kèm theo biên bản, các hồ
sơ, tài liệu có liên quan) gửi Chủ tịch UBND huyện - thị xã.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được
văn bản của Hội đồng kỷ luật cấp xã (cùng hồ sơ, tài liệu), Chủ tịch UBND huyện
- thị xã xem xét và ra quyết định kỷ luật.
Điều 31. Quản lý hồ sơ kỷ
luật:
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ
luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được lưu trữ trong hồ sơ cán bộ, công
chức cấp xã, do phòng Tổ chức - Lao động huyện lưu giữ.
Chương VI
CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 32. Cán bộ, công chức
cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp như sau:
1. Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức;
2. Nghỉ công tác khi chưa đủ điều kiện hưởng chế
độ hưu trí;
3. Có nguyện vọng xin thôi việc và được cơ quan,
tổ chức huyện - thị xã đồng ý.
Điều 33. Cán bộ, công chức cấp xã đang trong thời gian bị xem xét kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được thôi việc trước khi có quyết
định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 34. Cán bộ, công chức cấp xã tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật,
không được hưởng chế độ thôi việc và quyền lợi khác, phải' bồi thường chi phí
đào tạo theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Chủ tịch UBND huyện - thị xã ra quyết định cho thôi việc và
hưởng chế độ thôi việc, chế độ hưu trí đối với cán bộ, công chức cấp xã trên cơ
sở đề nghị của ƯBND cấp xã.
Chương VII
ĐÁNH GLÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ
Điều 36. Hàng năm UBND cấp xã phải tổ chức cho cán bộ, công chức câp
xã kê khai phiếu đánh giá cán bộ, công chức và có ý kiến nhận xét quá trình
công tác, học tập, đạo đức và tác phong của cán bộ, công chức để làm cơ sở cho
việc xét thi đua cuối năm.
Điều 37. Phiếu đánh giá cán bộ, công chức được lập thành hai bản, một
bản lưu tại UBND xã, một bản gửi về phòng Tổ chức - Lao động huyện - thị xã lưu
giữ vào hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.
Chương VIII
CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN
TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ CÁN BỘ Ở ẤP KHÓM
Điều 38. Đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã
như: Trưởng ban tổ chức Đảng ủy, Chủ nhiệm Uy ban kiểm tra Đảng, Trưởng ban
tuyên giáo, Trưởng ban dân vận, Phó Chủ tịch UBMTTQ, Chủ tịch hội chữ thập đỏ,
Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phó Bí thư Đoàn thanh niên CS HCM, Phó Chủ tịch Hội
liên hiệp phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội nông dân, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh,
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ kết quả bầu cử của các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội ra quyết định (trước khi ra quyết định UBND cấp
xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện - thị xã xét duyệt danh sách) mức phụ cấp sinh
hoạt phí theo quy định của UBND tỉnh.
Điều 39. Ngoài các chức
danh nêu tại Điều 38 của quy chế này, UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào:
1. Nhu cầu công việc, vị trí công tác.
2. Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc.
3. Số lượng của các chức danh cần tuyển dụng
(theo quy định của UBND tỉnh), Chủ tịch UBND huyện - thị xã xét duyệt danh sách
sử dụng thêm nhân viên giúp việc ở cấp xã.
Điều 40. Chủ tịch UBND huyện - thị xã ra quyết định khen thưởng và xử
lý kỷ luật đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, trên cơ sở đề nghị của Chủ
tịch UBND cấp xã.
Điều 41. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý sử
dụng cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; cán bộ ở ấp, khóm, nhân
viên giúp việc UBND ở xã, phường, thị trấn. Thường xuyên báo cáo về Chủ tịch
UBND huyện - thị xã tình hình sử dụng cán bộ không chuyên trách.
Chương IX
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Điều 42. UBND cấp xã có
trách nhiệm báo cáo:
1. Số lượng, đánh giá chất lượng, đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ ở ấp, khóm vào đầu
tháng 5 và đầu tháng 11 hàng năm.
2. Việc bố trí sử dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ ở ấp, khóm vào đầu
tháng 5 và đầu tháng 11 hàng năm.
3. Kết quả đánh giá cán bộ: công chức cấp xã
hàng năm vào cuối năm.
4. Những báo cáo đột xuất khác.
Các báo cáo được gởi về UBND huyện - thị xã
(thông qua phòng Tổ chức - Lao động huyện - thị xã).
Điều 43. UBND huyện - thị
xã có trách nhiệm báo cáo:
1. Tổng hợp thống kê số lượng, đánh giá chất lượng,
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ ở ấp,
khóm vào trung tuần tháng 5 và trung tuần tháng 11 hàng năm.
2. Việc quản lý, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ ở ấp,
khóm vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12 hàng năm.
3. Báo cáo tổng hợp thống kê số lượng, kết quả
đánh giá cán bộ, công chức cấp xã hàng năm vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
4. Báo cáo đột xuất khác.
Các báo cáo được gởi về UBND tỉnh (thông qua Sở
Nội vụ)
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch
UBND các huyện - thị xã, Chủ tịch UBND cấp xã trong tỉnh có trách nhiệm tổ chức
triển khai thực hiện quy chế này. Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND các cấp thường xuyên
quan tâm kiểm tra, chỉ đạo rút kinh nghiệm kết quả thực hiện ở địa phương, tập
hợp báo cáo về trên theo dõi chỉ đạo.
Điều 45. Cán bộ, công chức và UBND các cấp trong tỉnh có nghĩa vụ chấp
hành nghiêm chỉnh quy chế này.
Điều 46. Giao Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra việc triển khai tổ
chức thực hiện những quy định trong quy chế này.
Điều 47. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những quy định
trước đây trái với quy định trong quy chế này đều bãi bỏ.