BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 40/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại số
02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo số 03/2011/QH13
ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP
ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số
40/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo;
Căn cứ Quyết định số 3535/QĐ-BGDĐT
ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 3139/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế làm việc của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công
tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các vụ, cục, Cơ
quan đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và các cá
nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, TTr.
|
BỘ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT TỐ
CÁO CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc phối hợp, hình thức
phối hợp, nội dung phối hợp và việc tổ chức thực hiện phối hợp giữa các vụ, cục,
Thanh tra, Văn phòng, Cơ quan đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thành phố
Hồ Chí Minh (gọi chung là các đơn vị) trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, giải quyết tố cáo.
Điều 2. Mục
đích phối hợp
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thống nhất,
có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, phù hợp với yêu cầu quản lý và có
tính khả thi.
2. Kịp thời xử lý các thông tin, phản ánh dấu hiệu
vi phạm pháp luật về giáo dục của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Giáo dục và Đào tạo các hành vi vi phạm quy định về việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Triển khai hoạt động thanh tra giải quyết khiếu
nại, giải quyết tố cáo bảo đảm thời gian, nội dung theo quy định pháp luật.
4. Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị; góp phần,
xây dựng đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ ngày càng vững mạnh.
Điều 3. Nguyên
tắc phối hợp
1. Tuân thủ pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố
cáo; chế độ bảo mật thông tin, hồ sơ, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ được
phân công của từng đơn vị.
2. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành với hoạt động kiểm tra của các đơn vị.
3. Thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả.
Điều 4. Đơn vị chủ trì, đơn vị
tham gia phối hợp
1. Thanh tra
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch
thanh tra, tổ chức hoạt động thanh tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận
thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
2. Các đơn vị
a) Tham gia xây dựng kế hoạch thanh tra, thực hiện
việc thanh tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định tại
Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan;
b) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ giải
quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định tại Thông tư số
40/2013/TT-BGDĐT ngày 18/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
3. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm chủ động đề xuất
nội dung, hình thức, thời gian phối hợp trong hoạt động thanh tra, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo; làm đầu mối tổ chức thực hiện việc phối hợp và chịu
trách nhiệm chung về kết quả công việc.
Đơn vị tham gia có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của
đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm về kết quả tham gia.
Điều 5. Hình thức phối hợp
Việc phối hợp của các đơn vị được thực hiện theo
các hình thức sau:
1. Đơn vị chủ trì tổ chức họp với đơn vị tham gia
phối hợp hoặc có văn bản đề nghị đơn vị tham gia phối hợp cử người hoặc cung cấp
thông tin.
2. Đơn vị tham gia phối hợp cử cán bộ để đơn vị chủ
trì tập hợp, tham mưu thành lập các đoàn thanh tra, tổ xác minh giải quyết khiếu
nại, giải quyết tố cáo.
3. Đơn vị tham gia phối hợp chủ động cung cấp thông
tin, tài liệu khi xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, kế hoạch tiến hành các
cuộc thanh tra cụ thể và kế hoạch xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố
cáo; đóng góp ý kiến bằng văn bản về nội dung thanh tra, dự thảo các kết luận
thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại.
Chương II
NỘI
DUNG PHỐI HỢP
Điều 6. Phối hợp xây dựng kế hoạch công tác thanh tra hằng
năm
1. Căn cứ Định hướng thanh tra của Thanh tra Chính
phủ, Thanh tra Bộ có văn bản đề nghị các đơn vị đề xuất đối tượng, nội dung, thời
gian thanh tra trong năm tiếp theo trước ngày 01/11 hằng năm.
2. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ quản lý, kết quả kiểm tra thuộc lĩnh vực phụ trách, các đơn vị gửi đề xuất đối
tượng cần thanh tra, nội dung, thời gian thanh tra trong năm tiếp theo về Thanh
tra Bộ trước ngày 05/11 hằng năm.
3. Thanh tra Bộ tổng hợp đề xuất của
các đơn vị, chủ trì xây dựng kế hoạch công tác thanh tra hằng năm trình Bộ trưởng
phê duyệt trước ngày 15/11 hằng năm.
Điều 7. Phối hợp
xây dựng kế hoạch thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo
1. Khi nhận được thông tin, phản ánh
về các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này, các đơn vị có tờ trình lãnh
đạo Bộ phụ trách đề xuất hình thức xử lý thích hợp và thông báo cho Thanh tra
biết tình hình và kết quả (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này).
2. Trường hợp lãnh đạo Bộ chỉ đạo tiến
hành thanh tra đột xuất thì đơn vị gửi toàn bộ tài liệu, bằng chứng liên quan đến
Thanh tra Bộ để xây dựng kế hoạch thanh tra đột xuất.
3. Trường hợp thông tin, phản ánh có
nội dung khiếu nại, tố cáo thì đơn vị xử lý theo quy định tại Thông tư số
40/2013/TT-BGDĐT ngày 18/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và thông báo cho Thanh tra Bộ
biết để theo dõi, phối hợp.
Điều 8. Phối hợp
ban hành quyết định thanh tra, quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo
1. Ban hành quyết định thanh tra
a) Căn cứ kế hoạch thanh tra hằng năm
hoặc ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về thanh tra đột xuất, Thanh tra dự kiến kế
hoạch tổ chức thanh tra đối với từng vụ việc cụ thể. Trường hợp cần thiết,
Thanh tra tổ chức thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình về đối tượng
thanh tra và trình lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực phê duyệt kế hoạch;
b) Căn cứ kế hoạch tổ chức thanh tra,
Thanh tra có văn bản đề nghị các đơn vị cử người tham gia đoàn thanh tra. Trường
hợp khẩn cấp, văn bản đề nghị được gửi đến đơn vị sau khi Chánh Thanh tra áp dụng
các hình thức đề nghị khác như: điện thoại trực tiếp, gửi tin nhắn, e-mail;
c) Các đơn vị cử cán bộ có tinh thần
trách nhiệm, trình độ chuyên môn tốt, am hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung
và đối tượng thanh tra theo đề nghị của Chánh thanh tra;
d) Chánh Thanh tra ban hành quyết định thanh tra;
trường hợp cần thiết trình lãnh đạo Bộ ban hành quyết định thanh tra.
2. Ban hành quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại,
giải quyết tố cáo
a) Căn cứ yêu cầu giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo, đơn vị chủ trì có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan cử người tham
gia tổ xác minh;
b) Các đơn vị cử cán bộ có tinh thần trách nhiệm,
trình độ chuyên môn tốt, am hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại, tố
cáo theo đề nghị của đơn vị chủ trì;
c) Đơn vị chủ trì soạn thảo quyết định thụ lý và
thành lập tổ xác minh trình lãnh đạo Bộ ký ban hành theo quy định.
Chánh Thanh tra ban hành quyết định xác minh trong
trường hợp lãnh đạo Bộ giao hoặc vụ việc liên quan đến thẩm quyền của Chánh
Thanh tra Bộ.
Điều 9. Phối hợp xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra,
giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo
1. Căn cứ quyết định thanh tra, quyết định thụ lý
giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, Trưởng đoàn thanh tra, Tổ trưởng tổ
xác minh xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch xác minh khiếu nại, kế
hoạch xác minh nội dung tố cáo trình người ra quyết định thanh tra hoặc người
ra quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo phê duyệt.
2. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra, Tổ
trưởng tổ xác minh xin ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình duyệt kế hoạch
tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
Kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo được gửi cho Chánh Thanh tra và Thủ trưởng các đơn
vị liên quan để phối hợp theo dõi thực hiện.
3. Trưởng đoàn thanh tra, Tổ trưởng tổ xác minh đề
xuất các điều kiện đảm bảo về kinh phí, phương tiện và điều kiện cần thiết khác
để tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định.
Điều 10. Phối hợp trong quá trình thanh tra, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo.
1. Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn
thanh tra, Tổ trưởng tổ xác minh đề nghị các tổ chức, cá nhân cung cấp thông
tin, chứng cứ liên quan đến nội dung thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo. Các tổ chức, cá nhân gửi đoàn thanh tra, tổ xác minh các thông tin, chứng
cứ (nếu có) trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị; trường hợp khẩn cấp
thì gửi thông tin, chứng cứ đáp ứng yêu cầu của đoàn thanh tra hoặc tổ xác
minh.
2. Khi cần thiết, người ra quyết định
thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra, Tổ trưởng tổ xác minh đề nghị các đơn vị,
cá nhân tham gia ý kiến về một số nội dung cụ thể liên quan đến yêu cầu giải
quyết, báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo giải quyết khiếu nại, báo cáo kết quả
xác minh nội dung tố cáo hoặc dự thảo kết luận thanh tra,
dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại, dự thảo kết luận nội dung tố cáo. Các
đơn vị, cá nhân được xin ý kiến phải nghiên cứu kỹ văn bản, cho ý kiến theo đề
nghị, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
Điều 11. Phối hợp
xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo
1. Căn cứ kết luận thanh tra, kết luận
nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại, Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng
đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo có văn bản đề xuất lãnh
đạo Bộ phụ trách biện pháp, cách thức xử lý liên quan đến nội dung thuộc trách
nhiệm tham mưu xử lý của đơn vị.
2. Căn cứ văn bản đã được phê duyệt,
các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ, báo cáo lãnh đạo Bộ phụ trách và gửi kết
quả xử lý về Thanh tra để tổng hợp.
3. Trường hợp cần thiết, Thanh tra đề
nghị các đơn vị cử người để thành lập hoặc trình Lãnh đạo Bộ thành lập Tổ theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết
khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo.
Điều 12. Xử lý
chồng chéo trong hoạt động thanh tra với kiểm tra
1. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra,
các đơn vị cần tham khảo kế hoạch thanh tra. Trường hợp có sự chồng chéo về đối
tượng, nội dung, thời gian thì báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định cụ thể, trừ trường
hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Khi có kế hoạch kiểm tra đột xuất
theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ, các đơn vị thực hiện và thông báo cho Thanh tra
biết để điều chỉnh kế hoạch thanh tra phù hợp.
3. Trường hợp phát hiện việc chồng
chéo về đối tượng, nội dung ngay trước thời điểm tiến hành thanh tra hoặc kiểm
tra thì Thanh tra chủ trì trao đổi với các đơn vị, thống nhất điều chỉnh kế hoạch,
báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Kinh phí
1. Thanh tra lập dự toán kinh phí tổ chức các hoạt
động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo do Thanh tra chủ trì và
thực hiện chi theo quy định.
2. Các đơn vị lập dự toán kinh phí phục vụ hoạt động
giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo do đơn vị chủ trì và thực hiện chi theo
quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra
1. Làm đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại
Chương 2 Quy chế này.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo và xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanh tra đối với
các đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Chi trả chế độ cho các cộng tác viên thanh tra
và kinh phí thực hiện nhiệm vụ thanh tra; nhận xét về việc tham gia thanh tra,
giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của công chức thuộc các đơn vị; đề xuất
khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
3. Định kỳ hàng năm tổ chức họp với các đơn vị để tổng
kết tình hình, báo cáo Bộ trưởng kết quả phối hợp.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Trách nhiệm chung
a) Tổ chức quán triệt và thực hiện việc phối hợp với
Thanh tra theo Quy chế này và quy định có liên quan; kịp thời đề xuất những giải
pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động phối hợp thanh tra, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo;
b) Chuyển Thanh tra Bộ các kế hoạch kiểm tra, báo
cáo kết quả kiểm tra ngay sau khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi
phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này;
c) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo
chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị cần kịp thời kiến nghị tiến hành
thanh tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thấy cần thiết;
d) Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia đoàn
thanh tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo làm việc liên tục
theo kế hoạch thanh tra, kế hoạch xác minh giải quyết khiếu nại, giải quyết tố
cáo.
2. Trách nhiệm cụ thể của một số đơn
vị
a) Vụ Kế hoạch tài chính
- Ưu tiên phân bổ và giao dự toán
ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố
cáo theo quy định.
- Phối hợp với Thanh tra trong việc xử
lý vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán trong quá trình thanh tra, giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý sau thanh tra.
b) Văn phòng Bộ
- Ưu tiên đảm bảo phương tiện phục vụ
cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các hoạt
động Thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
c) Vụ Thi đua - Khen thưởng
Trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng
theo định kỳ hoặc đột xuất đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Thanh
tra Bộ.
d) Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và
Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cung cấp thông tin thường xuyên cho
Thanh tra Bộ về tình hình giáo dục của các tỉnh khu vực phía Nam để xây dựng kế
hoạch thanh tra.
- Tạo điều kiện trong công tác cho
Phòng Thanh tra phía Nam, các đoàn thanh tra, tổ xác minh khiếu nại, tố cáo tại
các tỉnh phía Nam.