Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3840/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Long An Người ký: Trương Văn Tiếp
Ngày ban hành: 03/11/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3840/2003/QĐ-UB

Tân An, ngày 3 tháng 11 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

“VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA TỈNH ỦY LONG AN VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994

- Căn cứ Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993;

- Căn cứ Chỉ thị số 17/CT/TU ngày 08/9/2003 của Tỉnh ủy Long An về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở tư pháp tại tờ trình số 520/TP ngày 23/10/2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Ban hành kèm theo Quyết định này “kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Long An về tăng cường lãnh đạo đối với công tác thi hành án dân sự”.

Điều II: Giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định này..

Điều III: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban,, Ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (báo cáo)
- TT.TU - TT.HĐND tỉnh
- Các thành viên BCĐ. THA.DS
- Như điều 3.
- NC-UB
- Lưu

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Văn Tiếp

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ CỦA TỈNH ỦY LONG AN VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo QĐ số 3840/QĐ-UB ngày 03/11/2003 của UBND tỉnh)

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chỉ đạo điều hành của UBND các cấp, sự phối hợp thực hiện của các ngành, đoàn thể, công tác thi hành án dân sự trong tỉnh đã thu được nhiều kết quả. Hàng chục ngàn bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực được tổ chức thi hành theo đúng quy định bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân. Đội ngũ cán bộ, chấp hành viên của các cơ quan thi hành án được bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung về kiến thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động làm việc của các cơ quan thi hành án từng bước được trang bị khá hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác thi hành án cũng có những tồn tại, khuyết điểm, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan thi hành án còn nhiều vấn đề bất cập về trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm trong công tác, hụt hẫng về đội ngũ kế thừa, có một số cán bộ, chấp hành viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm chuẩn mực, đạo đức, vi phạm nguyên tắc chế độ công tác phải xử lý kỹ thuật. Tỷ lệ thi hành án hàng năm đạt rất thấp, án còn tồn động khá nhiều, phương tiện phục vụ cho công tác thi hành án ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục những tồn tại, khuyết điểm nêu trên, tạo sự chuyển biến mạnh về chất đối với công tác thi hành án dân sự trong tỉnh, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT/TU ngày 8/9/2003 của Tỉnh ủy Long An về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, ủy ban nhân dân tỉnh đề ra kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Thủ trưởng các ngành, các cấp tổ chức quán triệt thông suốt trong cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực Pháp luật là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân. Qua đó có ý thức vận động, giáo dục tự giác, tự nguyện thi hành án.

2. Tiến hành kiện toàn tổ chức cán bộ, biên chế các cơ quan thi hành án đủ về số lượng, mạnh về chất, có đội ngũ cán bộ, trong sạch vững mạnh, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua đào tạo để đáp ứng kịp thời với yêu cầu, nhiệm vụ của cải cách tư pháp.

3. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc giải quyết án. Tất cả các bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được tổ chức thi hành án kịp thời, triệt để, giảm mạnh án tồn đọng.

4. Đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện và các điều kiện hoạt động, đảm bảo cho yêu cầu, công tác làm việc của các cơ quan thi hành án.

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THI HÀNH ÁN

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về thi hành án:

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự sâu rộng trong cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Sở Văn hóa - Thông tin, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng để mọi công dân có ý thức tự giác chấp hành pháp luật thi hành án dân sự.

- Sở Tư pháp, các cơ quan thi hành án có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành, Đoàn thể, Mặt trận trong việc tổ chức tuyên truyền vận động Đoàn viên, Hội viên tích cực hưởng ứng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Công tác kiện toàn, tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thi hành án:

Sở tư pháp, Phòng Tư pháp tích cực giúp UBND địa phương cùng cấp, đánh giá đúng thực chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan thi hành án trong tỉnh. Trên cơ sở đó, sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với năng lực, sở trường, theo tiêu chuẩn chính quy, bảo đảm hiệu quả công việc, cụ thể:

+ Bố trí những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, có khả năng và triển vọng đảm bảo tốt công việc vào các chức vụ lãnh đạo hoặc có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để có đủ điều kiện phân công nhiệm vụ cao hơn.

+ Những cán bộ lớn tuổi, sức khỏe kém, hoặc cán bộ không có năng lực, hạn chế năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ hiện tại thì chuyển công tác khác hoặc cho nghỉ chính sách trước tuổi.

Thông qua đợt đánh giá và rà soát cán bộ theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, vi phạm chuẩn mực, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật kém, gây mất đoàn kết, quần chúng không tín nhiệm.

Sở Tư pháp chủ động phối hợp với cấp ủy và UBND địa phương thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ, chấp hành viên trong các cơ quan thi hành án, bổ sung biên chế cho đủ theo phân bổ của Bộ Tư pháp. Ngoài việc thi tuyển công chức, có kế hoạch phối hợp với địa phương để tăng cường cán bộ các cơ quan nội chính, tập trung cho những địa phương thiếu nhiều biên chế.

- Đào tạo và đào tạo lại những cán bộ đủ tiêu chuẩn để đáp ứng ngày tốt hơn nhiệm vụ được giao. Đảm bảo đến năm 2005 các chấp hành viên đều đạt tiêu chuẩn hóa cán bộ. Thông qua thực tiễn trong công tác mà tổ chức Hội thảo, rút kinh nghiệm, nâng nhận thức và hoạt động cho cán bộ công chức trong các cơ quan thi hành án.

- Sở Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, UBND địa phương trong công tác tổ chức cán bộ các cơ quan thi hành án. Kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự.

3. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án:

Để từng bước giải quyết và đi đến hạn chế tối đa số lượng án tồn đọng, trong thời gian tới các ngành, địa phương nhất là các cơ quan thi hành án cần phải thực hiện đồng bộ các việc sau:

- Phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, các ngành, đoàn thể, tổ chức xác minh, phân loại thật chính xác các việc thi hành án để có kế hoạch giải quyết theo hướng:

+ Những việc không có điều kiện kiên quyết xử lý theo luật (trả đơn yêu cầu thi hành án, để ngoài sổ theo dõi...)

+ Những việc có điều kiện thì có kế hoạch vận động, giáo dục, thuyết phục tự nguyện thi hành. Đối với các trường hợp có điều kiện thi hành nhưng chây ỳ, cố tình trốn tránh, thì lập danh sách thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn.

+ Mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định. Đối với các trường hợp đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, mà vẫn cố ý không chấp hành án, thì có thể đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với bên phải thi hành án là cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp thì thông báo yêu cầu tự nguyện thi hành án. Nếu hết thời gian ấn định mà không tự nguyện thi hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế, kể cả áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản để thi hành án.

Mỗi địa phương chọn từ 01 đến 02 vụ việc phức tạp, chây ỳ có số tiền phải thi hành án với số lượng lớn làm điểm, để tập trung thi hành cho bằng được. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm nhận ra.

Trong năm 2003 tổ chức sơ kết công tác chuyển giao các vụ việc không quá 500.000 đ cho UBND cấp xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành. Qua đó rút kinh nghiệm, chọn lọc để tiếp tục chuyển giao các việc cho UBND cấp xã trực tiếp đôn đốc thi hành. Tăng cường quản lý, kiểm tra tài chính, nghiệp vụ đối với các địa phương có án chuyển giao.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp trong công tác thi hành án, bảo đảm hoạt động theo quy chế và có hiệu quả. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp; Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thi hành án trong tỉnh. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp chọn địa bàn, lĩnh vực trọng điểm để tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng điểm và diện chỉ đạo.

- Chấn chỉnh lại công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh các khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Tập trung xử lý các vụ việc khiếu nại, bức xúc, tồn động lâu ngày. Phải đề cao và thực hiện dân chủ trong công tác thi hành án dân sự.

- Giám đốc Sở tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án dân sự theo thẩm quyền.

4/ Công tác phối hợp với các cơ quan Tư pháp trong công tác thi hành án:

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, thị xã, các cơ quan thi hành án chủ động phối hợp tốt với cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp trong công tác thi hành án, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị:

+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và huyện, thị xã tăng cường và làm tốt công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Trực tiếp tham gia công tác thi hành án và có ý kiến giải quyết những việc thi hành án khó khăn, phức tạp.

+ Tòa án nhân dân tỉnh và huyện, thị giải quyết nhanh kịp thời những việc kiện về tài sản có liên quan đến thi hành án. Những bản án, quyết định có nội dung chưa rõ ràng thì kịp thời giải quyết theo yêu cầu của các cơ quan thi hành án.

- Cơ quan Công an từ tỉnh đến huyện, thị có biện pháp bảo vệ an toàn, tuyệt đối công tác thi hành án dân sự. Nhất là những việc cưỡng chế đạt kết quả tốt, đảm bảo trật tự và an toàn.

5/ Trách nhiệm của Sở Tài chánh -Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng.

Sở Tài chánh - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyện - Môi trường hỗ trợ ngành Tư pháp tổ chức xây dựng các kho tang vật cho Phòng thi hành án và Đội thi hành án các huyện, thị (xong năm 2005). Từ nay đến năm 2004 xây dựng xong trụ sở Đội thi hành án các huyện: Vĩnh Hưng, Cần Giuộc, Bến Lức, thị xã Tân An, Châu Thành, Tân Trụ. Đến năm 2005 xây dựng xong trụ sở Phòng thi hành án dân sự tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh - Vật giá cân đối, xem xét hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động, phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan thi hành án trong tỉnh, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

III/ Tổ chức thực hiện:

1/ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn các Sở, ngành, Đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị có kế hoạch cụ thể thực hiện và thường xuyên kiểm tra.

2/ Ba tháng một lần, Sở Tư pháp chủ trì họp liên ngành, họp giao ban thường kỳ về công tác thi hành án để rút kinh nghiệm, những việc làm được phát huy, những mặt hạn chế, thiếu sót khắc phục sửa chữa.

3/ Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh, các huyện, thị hàng quý họp giao ban một lần để kiểm điểm việc chỉ đạo thi hành án và thảo luận thống nhất biện pháp giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp về thi hành án dân sự.

4/ Giao cho Sở Tư pháp Tỉnh có trách nhiệm theo dõi kiểm tra đôn đốc đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng tiến độ, nội dung của kế hoạch này. Hàng quý báo cáo kết quả UBND Tỉnh.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3840/2003/QĐ-UB ngày 03/11/2003 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Long An về tăng cường lãnh đạo đối với công tác thi hành án

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.050

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.237.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!