ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 384/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
24 tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUY HOẠCH CHỨC DANH BÍ THƯ, PHÓ BÍ
THƯ CẤP ỦY CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và
Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 101/2017VNĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/6/2022 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và người hoạt động
không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đến năm 2025, định hướng đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 31/8/2022
của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và người
hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030;
Theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Chính trị tại
Công văn số 892-CV/TCT ngày 06/3/2023 và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 95/TTr-SNV ngày 16/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ quy hoạch chức danh Bí
thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giao Hiệu trưởng
Trường Chính trị tỉnh tổ chức biên soạn và ban hành Tài liệu bồi dưỡng đối với
cán bộ quy hoạch chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã tỉnh Quảng Ngãi
theo Chương trình bồi dưỡng được ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUB: PCVP (NC), CBTH;
- Lưu: VT, NC(Vi142).
|
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI
DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUY HOẠCH CHỨC DANH BÍ THƯ, PHÓ BÍ THƯ CẤP ỦY CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 24/03/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
A. NHỮNG VẤN CHUNG VỀ CHƯƠNG
TRÌNH
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Nguồn quy hoạch chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cơ
bản cho cán bộ được quy hoạch chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã, nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ dự nguồn có trình độ năng lực và bản lĩnh chính trị vững
vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo ở cơ sở cho nhiệm kỳ tiếp theo.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trang bị, cập nhật kiến thức về lý luận, nghiệp
vụ và kỹ năng đối với cán bộ được quy hoạch chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy
cấp xã.
b) Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết để thực hiện có
chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo ở cấp xã.
c) Nâng cao phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, chủ động,
sáng tạo của người lãnh đạo cấp xã khi được bầu, chuẩn y vị trí lãnh đạo ở địa
phương, cơ sở.
III. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Khối lượng kiến thức
Chương trình gồm 07 chuyên đề và đi nghiên cứu thực
tế, viết bài thu hoạch cuối khóa, cụ thể:
- Phần 1: Những vấn đề chung, gồm 02 chuyên lý thuyết
cập nhật, bổ sung những kiến thức về công tác chung của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy
cấp xã.
- Phần 2: Kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản, gồm 05 chuyên đề
phát triển kỹ năng lãnh đạo của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã.
- Phần 3: Đi nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối
khoá.
b) Thời gian bồi dưỡng
Tổng thời gian bồi dưỡng là 05 ngày (05 ngày x 8 tiết/ngày
= 40 tiết), trong đó:
- Lý thuyết và thảo luận: 28 tiết.
- Đi nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa:
12 tiết.
2. Cấu trúc chương trình bồi dưỡng
STT
|
Tên chuyên đề
|
Số tiết
|
Lý thuyết
|
Thảo luận/ Thực
hành
|
Tổng
|
Phần I. Những vấn đề chung
|
1
|
Chuyên đề 1: Công tác của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy
cấp xã.
|
2
|
2
|
4
|
2
|
Chuyên đề 2: Tư duy, tầm nhìn của cán bộ lãnh đạo
cấp ủy đối với sự phát triển của cấp xã.
|
2
|
2
|
4
|
Phần II. Kỹ năng, nghiệp vụ
|
3
|
Chuyên đề 3: Công tác tổ chức, cán bộ của cấp ủy
cấp xã
|
2
|
2
|
4
|
4
|
Chuyên đề 4: Nâng cao chất lượng sinh hoạt của đảng
bộ cấp xã
|
2
|
2
|
4
|
5
|
Chuyên đề 5. Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện
nghị quyết của cấp ủy cấp xã
|
2
|
2
|
4
|
6
|
Chuyên đề 6: Phát huy vai trò của cấp ủy cấp xã
trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch
|
2
|
2
|
4
|
7
|
Chuyên đề 7: Xử lý tình huống công tác đảng và đối
thoại với nhân dân của bí thư cấp ủy cấp xã
|
2
|
2
|
4
|
Phần III. Đi thực tế, viết thu hoạch cuối khóa
|
8
|
Nghiên cứu thực tế
|
|
|
8
|
9
|
Viết bài thu hoạch cuối khóa
|
|
|
4
|
Tổng số
|
|
|
40
|
IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN,
GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
1. Biên soạn
a) Các chuyên đề lý thuyết tập trung cập nhật, nâng
cao những kiến thức về hoạt động lãnh đạo của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã.
b) Các chuyên đề kỹ năng bảo đảm tính hiện đại, cập
nhật, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Bí thư, Phó Bí thư cấp xã.
c) Các chuyên đề được thiết kế theo cấu trúc “mở”,
để giảng viên cập nhật, cung cấp cho học viên những nội dung, kiến thức, kỹ
năng phù hợp thực tiễn của địa phương tỉnh Quảng Ngãi.
d) Nội dung chương trình không chồng chéo và trùng
lặp với các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ cán bộ, công
chức xã khác. Các chuyên đề phải được bố cục logic, hài hòa về mặt kiến thức và
thời lượng thực hiện.
đ) Tài liệu bồi dưỡng: Phải có câu hỏi thảo luận và
danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi chuyên đề.
2. Đối với việc giảng dạy và học tập
a) Giảng viên
- Giảng viên giảng dạy phải đạt tiêu chuẩn theo quy
định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày
18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, có kiến
thức, nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực.
- Giảng viên và giảng viên thỉnh giảng cần nghiên cứu
tài liệu, cập nhật các văn bản mới, kiến thức mới, tập hợp, biên soạn các bài tập,
tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng, sát với
nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo, quản lý cấp xã; chuẩn bị giáo án, tài liệu
trước khi giảng dạy; giới thiệu tài liệu tham khảo phù hợp với từng chuyên đề.
b) Phương pháp và phương tiện giảng dạy
- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học
viên làm trung tâm, kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy.
- Tăng cường thực hành và giải quyết tình huống để
học viên cùng trao đổi, rút ra bài học kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề;
định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận/thực hành bám sát mục tiêu học tập.
- Đồ dùng giảng dạy: Tăng cường sử dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, bảng viết, bảng giấy, bút viết, máy chiếu, giấy A4, A0...
và phòng học thích hợp cho thảo luận nhóm.
c) Số lượng học viên
Căn cứ vào tình hình thực tế, các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng bố trí số lượng học viên/lớp hợp lý để phù hợp với việc sử dụng phương
pháp giảng dạy của chương trình.
3. Đối với trách nhiệm của học viên
a) Tham gia học tập đầy đủ thời gian của chương
trình theo quy định;
b) Chủ động trong học tập để nắm bắt kiến thức cơ bản
về công tác đảng, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý; nghiên cứu trước tài liệu học
tập;
c) Chuẩn bị câu hỏi, bài tập tình, huống và tích cực
tham gia thảo luận/thực hành rút ra bài học kinh nghiệm.
V. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
1. Đánh giá kết quả học tập của học viên theo Quy
chế Quản lý hoạt động bồi dưỡng của trường chính trị, thành phố trực thuộc
Trung ương (ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12
năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
2. Việc học lại của học viên
a) Học bổ sung
Học viên nghỉ học dưới 25% thời gian của chương
trình được cấp có thẩm quyền đồng ý thì sẽ học bổ sung nội dung chưa học.
b) Học toàn bộ chương trình
- Học viên nghỉ học từ 25% trở lên thời gian của
chương trình được cấp có thẩm quyền đồng ý thì phải học lại cả chương trình.
- Học viên nghỉ học không được cấp có thẩm quyền đồng
ý thì phải học lại cả chương trình và bị xem xét kỷ luật theo quy định.
- Điểm của bài thu hoạch cuối khoá (chấm lần 2)
dưới 5 điểm.
3. Đánh giá chung cho khoá học thông qua bài viết
thu hoạch cuối khoá của học viên, chấm theo thang điểm 10. Trường hợp điểm của
bài thu hoạch cuối khoá (chấm lần 1) dưới 5 điểm thì học viên viết lại
bài thu hoạch.
4. Xếp loại
- Giỏi từ 9,0 - 10 điểm.
- Khá: 7,0 - 8,9 điểm.
- Trung bình: 5,0 - 6,9 điểm.
- Không đạt: Dưới 5,0 điểm.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chuyên đề 1: CÔNG TÁC CỦA BÍ
THƯ, PHÓ BÍ THƯ CẤP ỦY CẤP XÃ
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
I. MỤC ĐÍCH
Trang bị cho người học những kiến thức lý luận và
thực tiễn về công tác của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã và các giải pháp
nâng cao chất lượng công tác này ở cấp xã hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào quá trình công
tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của người bí thư, phó bí thư
cấp ủy cấp xã.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người học
trong hoạt động công tác của bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp xã.
III. NỘI DUNG
I. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của Bí thư, Phó
Bí thư cấp ủy cấp xã
a) Một số khái niệm.
b) Vai trò của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã.
c) Nhiệm vụ của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã.
2. Nội dung công tác chủ yếu của Bí thư, Phó Bí
thư cấp ủy cấp xã
a) Đối với công tác lãnh đạo phát triển kinh tế -
xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
b) Đối với công tác tư tưởng.
c) Đối với công tác tổ chức, cán bộ.
d) Đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.
đ) Đối với công tác lãnh đạo xây dựng hệ thống
chính trị.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
của Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cấp xã
a) Xây dựng đội ngũ bí thư, phó bí thư vững mạnh về
mọi mặt, đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ công tác.
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công
tác đảng vụ cho cấp ủy và Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy cơ sở.
CHUYÊN ĐỀ 2: TƯ DUY, TẦM NHÌN
CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP ỦY ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CẤP XÃ
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
l. MỤC ĐÍCH
Cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và
thực tiễn về tư duy, tầm nhìn lãnh đạo, một số yêu cầu và cách thức hình thành,
đổi mới tư duy, tầm nhìn lãnh đạo cấp ủy trong việc phát triển địa phương cấp
xã hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng tư duy và tầm nhìn về phát triển địa
phương đối với cấp ủy cấp xã trong bối cảnh mới hiện nay.
- Nâng cao nhận thức, hình thành tư duy, tầm nhìn
lãnh đạo của cấp ủy cấp xã ở địa phương gắn với bối cảnh tổng thể của cấp huyện,
cấp tỉnh và quốc gia.
III. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về tư duy, tầm nhìn lãnh
đạo của cấp ủy cấp xã
a) Quan niệm về tư duy, tầm nhìn của cán bộ lãnh đạo
cấp ủy cấp xã.
b) Vai trò của tư duy, tầm nhìn lãnh đạo cấp ủy cấp
xã.
c) Các yêu cầu đối với tư duy, tầm nhìn lãnh đạo
lãnh đạo cấp ủy cấp xã.
2. Nội dung tư duy, tầm nhìn lãnh đạo của cán bộ
lãnh đạo cấp ủy cấp xã hiện nay
a) Tư duy, tầm nhìn về các vấn đề lãnh đạo.
b) Tư duy, tầm nhìn về bối cảnh địa phương, cơ sở.
c) Tư duy tầm nhìn về đối tượng lãnh đạo.
3. Nâng cao tư duy, tầm nhìn lãnh đạo của cán bộ
lãnh đạo cấp ủy cấp xã hiện nay
a) Dự báo thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động.
b) Giải pháp.
Phần 2: KỸ NĂNG
Chuyên đề 3: CÔNG TÁC TỔ CHỨC,
CÁN BỘ CỦA ĐẢNG BỘ CẤP XÃ HIỆN NAY
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
I. MỤC ĐÍCH
Trang bị cho người học những kiến thức lý luận và
thực tiễn về công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ cấp xã; nắm vững các nội dung
công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ và những giải pháp nâng cao chất lượng
công tác này ở địa phương, cơ sở hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng tham gia vào sự lãnh đạo của cấp ủy đối với
công tác tổ chức, cán bộ và tiến hành có hiệu quả công tác này ở đảng bộ cấp xã
hiện nay.
- Nhận thức rõ vai trò và đề cao trách nhiệm đối với
công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ cấp xã tại địa phương đang công tác.
III. NỘI DUNG
1. Khái quát về công tác tổ chức, cán bộ của đảng
bộ cấp xã
a) Khái niệm công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ cấp
xã.
b) Vai trò của công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ
cấp xã.
2. Nội dung công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ
cấp xã.
a) Nội dung công tác tổ chức của đảng bộ cấp xã.
b) Nội dung công tác cán bộ của đảng bộ cấp xã.
3. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, cán bộ
của đảng bộ cấp xã hiện nay
a) Thực trạng.
b) Giải pháp.
Chuyên đề 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SINH HOẠT CỦA ĐẢNG BỘ CẤP XÃ
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
l. MỤC ĐÍCH
Cung cấp cho người học những nội dung kiến thức về
khái niệm, vai trò, tính chất, quy trình sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cấp xã và
các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này của cấp ủy cấp xã hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng điều hành sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ
cơ sở; nắm vững nội dung, qui trình tổ chức sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ cấp
xã.
- Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cá
nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở cơ sở.
III. NỘI DUNG
1. Khái niệm, vai trò của sinh hoạt đảng bộ cấp
xã
a) Khái niệm sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở.
b) Vai trò của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở.
c) Tính chất sinh hoạt chi bộ.
2. Nội dung, quy trình tổ chức sinh hoạt đảng bộ
đảng bộ cấp xã
a) Nội dung sinh hoạt đảng bộ cấp xã.
b) Quy trình tổ chức sinh hoạt đảng bộ cấp xã.
3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ cấp xã
hiện nay
a) Thực trạng.
b) Giải pháp.
Chuyên đề 5: KỸ NĂNG XÂY DỰNG
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG BỘ CẤP XÃ
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
I. MỤC ĐÍCH
Giúp người học nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn
về xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp xã và các giải pháp
nâng cao chất lượng công tác này của cấp ủy cấp xã hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng
và tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp xã.
- Tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao năng lực
lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của đảng bộ cấp xã.
III. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về nghị quyết của Đảng
a) Khái niệm nghị quyết của Đảng.
b) Vai trò của nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị
quyết đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở đảng bộ cấp xã.
2. Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện nghị
quyết của đảng bộ cấp xã
a) Kỹ năng xây dựng nghị quyết.
b) Kỹ năng tổ chức thực hiện nghị quyết.
3. Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực
hiện nghị quyết của đảng bộ cấp xã
a) Thực trạng.
b) Giải pháp.
Chuyên đề 6: PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA CẤP ỦY CẤP XÃ CÔNG TÁC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN
BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
I. MỤC ĐÍCH
Cung cấp cho người học những nội dung kiến thức cơ
bản về vai trò, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
của cấp ủy cơ sở hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, giúp người học nắm được:
- Kỹ năng nhận diện và đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Học viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
III. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về công tác bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng
a) Sự cần thiết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
b) Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo.
c) Nội dung, phương thức thực hiện công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cấp ủy cơ sở
trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch
a) Vị trí, vai trò của ấp ủy cơ sở trong công tác bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
b) Nhiệm vụ của cấp ủy cơ sở trong công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
của cấp ủy cơ sở
a) Dự báo thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động.
b) Giải pháp.
Chuyên đề 7: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
CÔNG TÁC ĐẢNG VÀ ĐỐI THOẠI VỚI NHÂN DÂN CỦA BÍ THƯ CẤP ỦY CẤP XÃ
- Thời lượng: 04 tiết
- Lý thuyết: 02 tiết
- Thảo luận, thực hành: 02 tiết.
I. MỤC ĐÍCH
Cung cấp cho người học cơ sở lý luận và thực tiễn về
tình huống công tác đảng và đối thoại với nhân dân của bí thư cấp ủy cấp xã và
các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này của người bí
thư cấp ủy cấp xã hiện nay.
II. YÊU CẦU
Sau khi học xong chuyên đề, người học nắm được:
- Kỹ năng nhận diện, phát hiện tình huống trong
công tác đảng; các kỹ năng đối thoại với nhân dân để xử lý kịp thời, hiệu quả
và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xử lý tình huống
công tác đảng và đối thoại với nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở
địa phương, cơ sở.
III. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về tình huống công tác đảng
và đối thoại với nhân dân của Bí thư cấp ủy cấp xã
a) Một số vấn đề chung về tình huống công tác đảng
(quan niệm, đặc trưng, phân loại,...)
b) Một số vấn đề chung về đối thoại với nhân dân của
Bí thư cấp ủy cấp xã (chủ thể, nguyên tắc,...)
2. Nội dung, quy trình xử lý tình huống công tác
đảng, đối thoại với nhân dân của Bí thư cấp ủy cấp xã
a) Nội dung, quy trình xử lý tình huống công tác đảng.
b) Nội dung, qui trình đối thoại với nhân dân.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý tình huống
công tác đảng, đối thoại với nhân dân của Bí thư cấp xã
a) Thực trạng.
b) Giải pháp.
Phần 3: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀ
VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
I. VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA
1. Mục đích
a) Là phần thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận
được của đối tượng bồi dưỡng.
b) Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đã
được qua Chương trình.
c) Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng
đã thu nhận được vào thực tiễn vị trí công tác của đối tượng bồi dưỡng.
2. Yêu cầu
a) Cuối khóa học, mỗi học viên phải viết một bản
thu hoạch, trong đó chỉ ra những kiến thức và kỹ năng thu nhận được; phân tích
công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.
b) Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho
học viên khi bắt đầu khóa học.
3. Hướng dẫn
a) Độ dài không quá 05 trang A4 (không kể trang
bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ
chữ 14, cách dòng 1,5.
b) Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý
kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
4. Đánh giá
Chấm điểm theo thang điểm 10: Điểm đạt là từ 5 điểm
trở lên.
II. NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1. Mục đích
a) Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác thông
qua nghiên cứu thực tế tại một số cơ quan, đơn vị cụ thể.
b) Thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn.
2. Yêu cầu
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi nghiên cứu
thực tế cho học viên; lựa chọn và thông báo cho học viên nội dung nghiên cứu thực
tế (gắn với nội dung chương trình) trước khi tổ chức việc đi thực tế tối thiểu
là 01 ngày.
b) Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên
ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
c) Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần
làm rõ trong quá trình đi thực tế.
d) Cơ quan, đơn vị nơi học viên đến nghiên cứu thực
tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện cho học viên trao đổi, chia sẻ
kinh nghiệm thực tiễn.
3. Tổ chức
a) Thời gian nghiên cứu thực tế là 08 tiết (không kể
thời gian đi lại).
b) Địa điểm nghiên cứu thực tế: Lựa chọn địa phương
có tính chất phù hợp tùy theo đối tượng học viên của từng lớp học.