BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 376/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THỜI BÁO
TÀI CHÍNH VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Báo chí số
103/2016/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 05 tháng 4 năm
2016;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng biên tập Thời
báo Tài chính Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và
chức năng
1. Thời báo Tài chính Việt Nam là cơ
quan ngôn luận của ngành Tài chính, có chức năng thông tin, tuyên truyền chính
sách pháp luật về tài chính và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
trong nước và quốc tế theo định hướng của Đảng, Nhà nước.
Thời báo Tài chính Việt Nam hoạt động
theo pháp luật và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự Đảng và Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
2. Thời báo Tài chính Việt Nam là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam
Financial Times (VFT).
Trụ sở chính của Thời báo Tài chính
Việt Nam đặt tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến
lược, kế hoạch phát triển dài hạn của Thời báo Tài chính Việt Nam.
2. Biên tập và xuất bản tờ Thời báo
Tài chính Việt Nam (bản in và bản điện tử) đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định tại Giấy phép hoạt động
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Thông tin kịp thời, chính xác,
khách quan, trung thực những vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, tình hình kinh tế
- chính trị, văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế; phổ biến kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và lĩnh vực tài
chính nói riêng.
4. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội;
là diễn đàn góp phần vào việc phản biện, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính.
5. Tuyên truyền, phổ biến những thành
tựu, kết quả tiêu biểu của ngành tài chính; phát hiện, nêu gương người tốt, việc
tốt, nhân tố mới trong việc chấp hành chính sách, pháp luật tài chính; phê phán
đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực
tài chính nói riêng và trong xã hội nói chung.
6. Tổ chức các hoạt động phát hành
báo, quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ; tổ chức sự kiện theo quy định của Luật Báo
chí và pháp luật khác có liên quan.
7. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên
thuộc lĩnh vực tài chính trong phạm vi toàn quốc.
8. Thực hiện quản lý công chức, viên
chức và người lao động; quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ hiện đại trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong
phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và
của Bộ Tài chính.
11. Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động
của báo, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan
theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng Bộ Tài chính giao.
Điều 3. Quyền hạn
1. Được yêu cầu các tổ chức, đơn vị
thuộc Bộ Tài chính cung cấp các văn bản, thông tin, tài liệu về các lĩnh vực hoạt
động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các đơn vị
liên quan cung cấp các văn bản, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ công tác
xuất bản báo theo quy định của Luật Báo chí.
2. Tổ chức xuất bản và phát hành Thời
báo Tài chính Việt Nam; phát hành ấn phẩm khác và hoạt động quảng cáo trên báo
theo quy định của pháp luật; được xuất bản phụ sản, phụ
trương, số chuyên đề và các ấn phẩm chuyên ngành khác theo Giấy phép do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Được tổ chức các sự kiện: Truyền
hình, hội nghị, hội thảo, triển lãm hội chợ, bảo trợ thông
tin, diễn đàn, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý kinh tế - tài chính và
nghiệp vụ báo chí phục vụ công tác tuyên truyền cho ngành và công tác xuất bản
của Thời báo Tài chính Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Ký kết và thực hiện các hợp đồng
tuyên truyền quảng cáo trên báo với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu theo quy
định của pháp luật.
5. Được ký hợp đồng lao động và xây dựng
mạng lưới cộng tác viên tại các đơn vị, tổ chức ở trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật.
6. Được cử cán bộ, phóng viên tham dự
các hội nghị, hội thảo ở trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý kinh tế
- tài chính và nghiệp vụ báo chí theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
7. Quyết định giá bán báo và các ấn
phẩm khác, được tự lựa chọn các hình thức phát hành, tiêu thụ theo quy định của
pháp luật.
8. Được thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định
của pháp luật hiện hành và của Bộ Tài chính.
Điều 4. Cơ cấu tổ
chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Thời báo Tài
chính Việt Nam bao gồm:
a) Phòng Thư ký;
b) Phòng Trị sự;
c) Phòng Quảng cáo và phát hành;
d) Phòng Phóng viên;
đ) Văn phòng đại diện Thời báo Tài
chính Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh;
2. Biên chế của Thời báo Tài chính Việt
Nam do Tổng biên tập quyết định trên cơ sở số biên chế được Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt.
Điều 5. Lãnh đạo
Thời báo Tài chính Việt Nam
1. Thời báo Tài
chính Việt Nam có Tổng biên tập và không quá (03) ba Phó Tổng biên tập theo quy
định.
a) Tổng biên tập có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết
định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị quy định tại Điều 4
Quy chế này.
- Quy định nhiệm vụ cụ thể, mối quan
hệ công tác của các Phòng, Văn phòng đại diện quy định tại Điều 4 Quy chế này.
- Quản lý chung các hoạt động của Thời
báo Tài chính Việt Nam, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ
Tài chính về toàn bộ hoạt động của Thời báo Tài chính Việt Nam.
- Tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quy chế
này.
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính
nội bộ bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật và của
Bộ Tài chính.
- Phân công, ủy quyền cho các Phó Tổng
biên tập trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công việc được giao.
b) Phó Tổng biên tập chịu trách nhiệm
trước Tổng biên tập và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các chức danh lãnh đạo
khác của Thời báo Tài chính Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 6. Quản lý
tài chính, tài sản
1. Hoạt động thu, chi của Thời báo
Tài chính Việt Nam thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
2. Thời báo Tài chính Việt Nam có
trách nhiệm lập, chấp hành dự toán, thực hiện chế độ kế toán và chịu trách nhiệm
quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản và cơ sở vật chất được giao
theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
Điều 7. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1421/QĐ-BTC ngày 18/6/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thời báo Tài chính
Việt Nam.
Tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt
Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng
các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Như Điều 7;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCCB.
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
|