ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3703/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 21 tháng 8 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ
AN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính
và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số
1246/STP-TTr ngày 10 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm
theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc các lĩnh vực: Hộ tịch có yếu tố nước ngoài, quốc
tịch, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, lý lịch tư pháp, chứng thực và trợ
giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố, thị
xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Chủ lịch.
PCT (TTr) UBND tỉnh;
- Lưu: VT,
TH(Tg).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
|
Phần
I
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tư pháp Nghệ An
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
I. Lĩnh vực Hộ tịch có yếu tố nước
ngoài
|
1
|
Thủ tục ghi chú vào sổ Hộ tịch việc ly hôn, hủy kết
hôn trái pháp luật đã tiến hành ở nước ngoài.
|
II. Lĩnh vực Chứng thực
|
1.
|
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
|
2.
|
Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng
cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực
không ký, không điểm chỉ được)
|
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên VBQPPL quy định nội dung
sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)
|
I. Lĩnh vực Quốc tịch
|
1.
|
Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt
Nam
|
Luật Quốc tịch
|
2.
|
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt
Nam
|
Luật Quốc tịch
|
3.
|
Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt
Nam
|
Luật Quốc tịch
|
4.
|
Thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc
tịch Việt Nam
|
Luật Quốc tịch
|
5.
|
Thủ tục cấp giấy xác nhận là người
gốc Việt Nam
|
Luật Quốc tịch
|
II. Lĩnh vực Hộ tịch có yếu
tố nước ngoài
|
1.
|
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài
|
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình
|
2.
|
Thủ tục công nhận việc kết hôn đã
tiến hành ở nước ngoài (ghi chú kết hôn)
|
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình
|
3.
|
Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ,
con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
|
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình
|
4.
|
Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố
nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
5.
|
Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố
nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
6.
|
Thủ tục đăng ký giám hộ có yếu tố
nước ngoài
|
Bộ luật Dân sự năm 2005;
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
|
7.
|
Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ,
thay đổi việc giám hộ có yếu tố nước ngoài
|
Bộ luật Dân sự năm 2005;
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
|
8.
|
Thủ tục đăng ký lại việc sinh có yếu
tố nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
9.
|
Thủ tục đăng ký lại việc tử có yếu
tố nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ lịch
|
10.
|
Thủ tục đăng ký lại việc kết hôn có
yếu tố nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
11.
|
Thủ tục cấp bản sao giấy khai sinh
có yếu tố nước ngoài từ sổ hộ tịch
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
12.
|
Thủ tục cấp bản sao giấy chứng nhận
kết hôn có yếu tố nước ngoài từ sổ Hộ tịch
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
13.
|
Thủ tục cấp bản sao giấy chứng tử
có yếu tố nước ngoài từ Sổ Hộ tịch
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
14.
|
Thủ tục cấp lại bản chính Giấy
khai sinh có yếu tố nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
15.
|
Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch,
xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch có yếu tố nước
ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
16.
|
Thủ tục ghi vào Sổ Hộ tịch việc
đăng ký khai sinh của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài
|
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
|
17.
|
Thủ tục ghi vào sổ Hộ tịch việc nhận
cha mẹ con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài
|
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình
|
III. Lĩnh vực nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
|
1.
|
Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
|
Luật Nuôi con nuôi
|
2.
|
Thủ tục Ghi chú việc nuôi con nuôi
đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
|
Luật Nuôi con nuôi
|
IV. Lĩnh vực cấp phiếu Lý
lịch tư pháp
|
1.
|
Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
đối với công dân Việt Nam
|
Thông tư 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử
dụng biểu mẫu và mẫu số Lý lịch tư pháp
|
2.
|
Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
đối với người nước ngoài
|
Thông tư 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử
dụng biểu mẫu và mẫu số Lý lịch tư pháp
|
3.
|
Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
(Dùng trong trường hợp ủy quyền)
|
Thông tư 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử
dụng biểu mẫu và mẫu số Lý lịch tư pháp
|
4.
|
Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
do cơ quan, tổ chức yêu cầu
|
Thông tư 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử
dụng biểu mẫu và mẫu số Lý lịch tư pháp
|
V. Lĩnh vực Trợ giúp pháp
lý
|
1.
|
Thủ tục Yêu cầu Trợ giúp pháp lý.
|
Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày
05/02/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
07/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Trợ giúp pháp lý.
|
2.
|
Thủ tục cấp lại thẻ Cộng tác viên
Trợ giúp pháp lý.
|
|
3.
|
Thủ tục thu hồi thẻ Cộng tác viên
Trợ giúp pháp lý.
|
|
4.
|
Thủ tục thay đổi, bổ sung hợp đồng
cộng tác giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý với cộng tác viên
|
|
5.
|
Thủ tục chấm dứt hợp đồng cộng tác
thực hiện trợ giúp pháp lý
|
|
6.
|
Thủ tục thay đổi người thực hiện
trợ giúp pháp lý
|
|
7.
|
Thủ tục khiếu nại về từ chối thụ
lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người
thực hiện trợ giúp pháp lý
|
|
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NGHỆ AN
I. Lĩnh vực Quốc tịch
1. Thủ
tục xin nhập quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An), nhận phiếu hẹn trả kết quả. Số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7
giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc
mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ
các ngày nghỉ, lễ theo quy định.
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ
quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan
Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam; tiến
hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất việc xin nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp trình Chủ tịch
nước xem xét quyết định.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ
các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết
quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện
hoàn thành và trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu
hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; (Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy
khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh
quốc tịch nước ngoài của người đó); Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa
thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam
theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam
mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp
văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc
tịch Việt Nam cho con;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch
Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư
pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập
quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính
đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; (Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người
xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao
văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ
để hòa nhập. (Biết tiếng
Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin
nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam
trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó), nhưng
không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn
trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn
quy định (Biết tiếng Việt đủ để hòa
nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp
bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống
và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm
về ý kiến đề xuất của mình;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ
thường trú);
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. (Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam
của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng
minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng
minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại
Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin
nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của
người đó).
Những người
được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp một số giấy tờ sau:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
(Giấy tờ khác có giá trị thay thế
Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc
tịch nước ngoài của người đó);
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với
thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam. Phiếu lý lịch tư pháp do
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc
tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến
ngày nộp hồ sơ;
- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh
quan hệ hôn nhân;
- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc
con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy
khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác
chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc
giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;
- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận
của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch
Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của
một trong các lĩnh vực. (Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi
cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học,
kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ
quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của
họ sẽ đóng góp cho sự phát triển
trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam).
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 115 ngày làm việc (không tính thời gian trung chuyển hồ sơ)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 3.000.000 đồng/ trường hợp.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010);
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, theo Điều 22 (mẫu TP/QT-2010-ĐXNQT.2
ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010);
- Mẫu Tờ khai lý lịch -Nhập QTVN
(mẫu TP/QT-2010-TKLL ban hành
kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010);
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Điều 19, điều kiện nhập Quốc tịch Việt Nam, Luật Quốc tịch
- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì
có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu
có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục,
tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy
định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước
ngoài, trừ những người quy định tại mục 2 được nêu trên, trong trường hợp đặc
biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do
người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia
của Việt Nam.
- Chính
phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch
Việt Nam”.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Liên bộ
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ
phí giải quyết các việc liên quan đến
quốc tịch;
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp
nhận các việc về quốc tịch.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.1
|
ĐƠN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT
NAM
Kính
gửi: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên (1):.................................................................................................................
Giới tính: Nam: □
Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................
Nơi sinh (2):
...................................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3):
..............................................................................................
Quốc tịch hiện nay
(4):...................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):
............................................. Số:.........................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp:
.................................
........................................................................................................................................
Ngày, tháng, năm nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):…………………...........................
Địa chỉ cư trú trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (nếu
có):……………………...............
........................................................................................................................................
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:
.....................................................................................
.........................................................................................................................................
Thẻ thường trú số:
..................................., cấp ngày, tháng,
năm:..................................
Cơ quan cấp:..............................................,
cấp lần thứ:.................................................
Nghề nghiệp:....................................................................................................................
Nơi làm việc:....................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam
về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện
được miễn một số điều kiện (6): …………............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
………….............................................................................................................................
Tôi xin lấy tên gọi Việt Nam là:
......................................................................................
Nếu được nhập quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung
thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam.
Tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa
thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có):
STT
|
Họ và tên
|
Giới tính
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Nơi sinh
|
Nơi đăng ký khai sinh
|
Tên gọi Việt Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Về quốc tịch hiện nay (7):
Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi
quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):
□
|
Tôi tự xét thấy mình và con chưa
thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt: □
|
|
Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được nhập quốc tịch Việt Nam
mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện nay
không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân
Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:
…………………………………………………………….
………………………………………………………….….
……………………………………………………….…….
………………………………………………………………
|
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự
thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.
Giấy tờ kèm theo:
-
…………………………..
- …………………………..
- …………………………..
|
.............., ngày.. ...
tháng ....... năm............
Người
làm đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;
(6) Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của
Luật Quốc tịch Việt Nam;
(7) Đánh dấu ‘X” vào 1 trong 2 lựa chọn.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Mẫu TP/QT-2010- ĐXNQT.2
|
ĐƠN XIN NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT
NAM
(Dùng cho người xin nhập quốc
tịch theo quy định
của Điều
22 Luật Quốc tịch Việt Nam)
Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên (1):..............................................................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ:
□
Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
..................................................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (nếu có) (3): ..............................................................................
..................................................................................................................................
Ngày, tháng, năm nhập cảnh vào Việt Nam (nếu có):.....................................................
Địa chỉ cư trú trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (nếu
có):.............................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam: .............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Nơi làm việc: ..............................................................................................................
..................................................................................................................................
Tôi đã sống ổn định tại Việt Nam từ
...........................đến ............................ và không có bất cứ
giấy tờ gì chứng minh quốc tịch của mình. Do vậy, tôi làm Đơn này kính xin Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được nhập quốc tịch
Việt Nam.
Mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tôi xin lấy tên gọi Việt Nam là:.....................................................................................
Nếu được nhập quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề trung
thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam.
Tôi cũng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con chưa
thành niên sinh sống cùng tôi có tên dưới đây (nếu có):
STT
|
Họ và tên
|
Giới tính
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Nơi sinh
|
Nơi đăng ký khai sinh
|
Tên gọi Việt Nam
|
Ý kiến và chữ ký của con từ
đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự
thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.
Giấy tờ kèm theo:
- …………………………..
- …………………………..
- …………………………..
|
.............., ngày.. ...
tháng ....... năm............
Người
làm đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa;
(2) Ghi địa danh hành chính
hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký
khai sinh;
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI LÝ LỊCH
|
Mẫu TP/QT-
2010-TKLL
|
Họ và tên (1): .............................................................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay (4): ................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):
.............................................. Số: ......................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: ...............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Nơi làm việc: .............................................................................................................
TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN (Từ trước tới nay, sinh sống, làm
gì, ở đâu?)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH
Họ và tên cha: ...........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên mẹ: ............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên vợ/chồng: ..................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
Họ và tên con thứ hai: ………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………
Nơi sinh:…………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên
đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời
khai của mình./.
|
.............., ngày.....
tháng ....... năm............
Người khai
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì.
2. Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ
An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11
giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho
người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người
nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên báo viết hoặc
báo điện tử của tỉnh trong ba số liên tiếp và
gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của
Bộ Tư pháp.
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của
người xin thôi quốc tịch Việt Nam và tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến
cho ý kiến gửi cho Bộ Tư pháp trình Chủ tịch nước xem xét quyết định.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho
người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn xin
thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Bản khai
lý lịch;
+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân
hoặc giấy tờ khác (một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có
quốc tịch Việt Nam: Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch
Việt Nam của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt
Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước
ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi);
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ
sơ;
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước
ngoài, trừ trường
hợp pháp luật
nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch
Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho
người đó được nhập quốc tịch nước
ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường
hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao 1 hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài cấp để chứng
minh người đó đang có quốc tịch
nước ngoài).
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người
xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục
viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp
giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc
tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (do
thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm,
cách chức, giải ngũ hoặc phục viên căn cứ vào
quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch
Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó).
- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ:
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người
xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên
chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì
còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục
viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi
ích quốc gia của Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc (không tính thời gian trung chuyển hồ sơ)
đ) Đối
tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cá
nhân
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư
pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.500.000 đồng/trường hợp.
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:
1. Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.1, ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010);
2. Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2010-ĐXTQT.2, dùng cho người
giám hộ làm đơn xin cho người
được giám hộ, ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010);
3. Tờ khai lý lịch (Mẫu TP/QT-2010-TKLL ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010);
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu
thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ
tài sản đối với cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam;
+ Đang bị
tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu
việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được
thôi quốc tịch Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13/11/2008;
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Liên bộ
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an Hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch
Việt Nam;
- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày
20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc
liên quan đến quốc tịch;
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu
giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT
NAM
|
Mẫu TP/QT-2010-
ĐXTQT.1
|
Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên (1):..............................................................................................................
Giới tính: Nam: □
Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh:................................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay (4):.................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế
(5):............................................... Số: ......................
Cấp ngày, tháng, năm:............................, Cơ
quan cấp:..............................................
Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có):.....................................................
Địa chỉ cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu
có):................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: .............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Nơi làm việc: ..............................................................................................................
..................................................................................................................................
Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam
về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cho phép tôi được thôi quốc tịch Việt Nam.
Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tôi cũng xin cho con chưa thành niên sinh sống cùng
tôi có tên dưới đây được thôi quốc tịch Việt Nam (nếu có):
STT
|
Họ và tên
|
Giới tính
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Nơi sinh
|
Nơi đăng ký khai sinh
|
Ngày, tháng, năm xuất cảnh
(nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự
thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.
Giấy tờ kèm theo:
- …………………………..
- …………………………..
- …………………………..
|
.............., ngày.....
tháng ....... năm............
Người
làm đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;
Ảnh 4 x 6
(của người chưa thành niên chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Mẫu TP/QT-2010-
ĐXTQT.2
|
ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT
NAM
(Dùng cho người giám hộ làm đơn
xin cho người được giám hộ)
Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên người giám hộ làm đơn (1): .......................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Quốc tịch hiện nay (3): ................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (4):
.................................................. Số:...................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: ...............................................................................................
..................................................................................................................................
Quan hệ giữa người giám hộ làm Đơn và người được giám
hộ: ...................................
Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam
về quốc tịch, tôi tự nguyện làm Đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam cho phép người được giám hộ có tên sau đây được thôi quốc tịch
Việt Nam:
Họ và tên người xin thôi quốc tịch Việt Nam: ............................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ:
□
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh: ....................................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (5): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay: .....................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
.................................................. Số: .......................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
..................................................................................................................................
Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có):
....................................................
Địa chỉ cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu
có): ...............................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: ...............................................................................................
..................................................................................................................................
Lý do xin thôi quốc tịch Việt Nam:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự
thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình./.
Giấy tờ kèm theo:
- …………………………..
- …………………………..
- …………………………..
|
.............., ngày.. ...
tháng ....... năm............
Người
làm đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3 Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(4) Ghi rõ loại giấy tờ gì;
5) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI LÝ LỊCH
|
Mẫu TP/QT-
2010-TKLL
|
Họ và tên (1): .............................................................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay (4): ................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):
.............................................. Số: ......................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: ...............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Nơi làm việc: .............................................................................................................
TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN (Từ trước tới nay, sinh sống, làm
gì, ở đâu?)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH
Họ và tên cha: ...........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên mẹ: ............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên vợ/chồng: ..................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
Họ và tên con thứ hai: ………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………
Nơi sinh:…………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên
đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời
khai của mình./.
|
.............., ngày.....
tháng ....... năm............
Người khai
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì.
3. Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7
giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30
phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều
từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết
giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn
người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam và tiến
hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến và gửi cho Bộ Tư pháp trình Chủ
tịch nước xem xét quyết định.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ
các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ
sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ
sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho
người nhận
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại
quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước
ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng
có quốc tịch Việt Nam;
- Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một
trong các giấy tờ sau đây: bản sao
Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc
tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc
tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều
kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:
+ Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;
+ Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp
lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy
chứng nhận danh hiệu cao quý
khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi
cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp Giấy chứng nhận của cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của người đó sẽ đóng góp cho sự phát triển
cho một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể
thao. Hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm
thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao
giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại
Việt Nam.
- Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải
nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ
cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc
mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà
con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản
thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 85 ngày làm việc (không tính thời gian trung chuyển hồ sơ)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định
hành chính
h) Lệ phí: 2.500.000 đồng/ trường
hợp.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam
(mẫu TP/QT-2010-ĐXTLQT.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch Việt
Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt
Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Xin hồi hương về Việt Nam;
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia
của Việt Nam.
Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây,
tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết
định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây,
trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày
13/11/2008.
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày
01/3/2010 của Liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu
giấy tờ về quốc tịch và mẫu số tiếp nhận các việc về quốc tịch.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Mẫu TP/QT-
2010-ĐXTLQT
|
ĐƠN XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT
NAM
Kính gửi: Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Họ và tên (1): .............................................................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay (4): ................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):
.............................................. Số: ......................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
Ngày, tháng, năm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có): ....................................................
Địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh (nếu có):
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ nơi cư trú:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp:........................................................................................................................
Nơi làm việc:........................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Trước đây tôi đã có quốc tịch Việt Nam, nhưng đã mất
quốc tịch Việt Nam từ ngày ............ tháng ......... năm ...................
Lý do mất quốc tịch Việt Nam (6): ...............................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam
về quốc tịch, tôi làm đơn này kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam cho phép tôi được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Mục đích xin trở lại quốc tịch Việt Nam:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam của tôi thuộc diện
được miễn một số điều kiện (7): …………................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
…………................................................................................................................................
Tôi xin lấy lại tên gọi Việt Nam trước
đây là: ................................................................
Nếu được trở lại quốc tịch Việt Nam, tôi xin thề
trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật Việt Nam.
Tôi cũng xin cho con chưa thành niên có tên dưới đây
được trở lại (hoặc nhập) quốc tịch Việt Nam (nếu có):
STT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Giới tính
|
Địa chỉ cư trú hiện nay
|
Nơi sinh
|
Nơi đăng ký khai sinh
|
Tên gọi Việt Nam
|
Ghi chú (8)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Về quốc tịch hiện nay (9):
Tôi xin cam kết sẽ làm thủ tục thôi
quốc tịch hiện nay của mình và của con chưa thành niên nêu trên (nếu có):
□
|
Tôi tự xét thấy mình và con chưa
thành niên nêu trên (nếu có) thuộc trường hợp đặc biệt: □
|
|
Tôi xin đề nghị Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, cho phép được trở lại quốc tịch Việt
Nam mà vẫn giữ quốc tịch hiện nay. Tôi xin cam kết việc giữ quốc tịch hiện
nay không làm cản trở đến việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân
Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lý do xin giữ quốc tịch hiện nay:
……………………………………………………………..
………………………………………………………….….
………………………………………………………….….
………………………………………………………….….
…………………………………………………………….
|
Tôi xin cam đoan những lời khai
trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời
khai của mình.
Giấy tờ kèm theo:
- …………………………..
- …………………………..
- …………………………..
|
.............., ngày.. ...
tháng ....... năm............
Người
làm đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì;
(6) Ghi rõ mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp
nào;
(7) Nêu rõ trường hợp được miễn theo quy định nào của
Luật Quốc tịch Việt Nam.
(8) Ghi rõ trở lại hay nhập quốc tịch Việt Nam;
(9) Đánh dấu ‘X” vào 1 trong 2 lựa chọn.
Ảnh 4 x 6
(Chụp chưa
quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI LÝ LỊCH
|
Mẫu TP/QT-
2010-TKLL
|
Họ và tên (1): .............................................................................................................
Giới tính: Nam: □ Nữ: □
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh (2): ...............................................................................................................
Nơi đăng ký khai sinh (3): ...........................................................................................
Quốc tịch hiện nay (4): ................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế (5):
.............................................. Số: ......................
Cấp ngày, tháng,
năm:........................................., Cơ quan cấp: ................................
..................................................................................................................................
Địa chỉ cư trú hiện nay: ...............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Nơi làm việc: .............................................................................................................
TÓM TẮT VỀ BẢN THÂN (Từ trước tới nay, sinh sống, làm
gì, ở đâu?)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
TÓM TẮT VỀ GIA ĐÌNH
Họ và tên cha: ...........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên mẹ: ............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên vợ/chồng: ..................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Quốc tịch: ..................................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
Họ và tên con thứ nhất: …………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………
Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
Họ và tên con thứ hai: ………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………
Nơi sinh:…………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ cư trú: ……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên
đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời
khai của mình./.
|
.............., ngày.....
tháng ....... năm............
Người khai
(Ký và
ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay
thế;
(2) Ghi địa danh hành chính hoặc tên cơ sở y tế;
(3) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(4) Trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ
từng quốc tịch;
(5) Ghi rõ loại giấy tờ gì.
4. Thủ
tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa
hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ
30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định
thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định
thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ
sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc
gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư
pháp.
- Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Sở Tư
pháp chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được
thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
(theo mẫu).
- Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch
Việt Nam, Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp và Công an
cấp tỉnh nơi người yêu cầu đang cư trú hoặc nơi thường trú cuối
cùng của người đó ở Việt Nam tiến hành xác minh.
+ Trường hợp nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong
hồ sơ, Sở Tư pháp đề nghị các cơ
quan, tổ chức liên quan tra cứu, kiểm
tra, xác minh;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tra cứu, kiểm
tra, xác minh, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan, tổ chức liên quan có văn bản trả lời.
+ Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm
tra, xác minh, Sở Tư pháp xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch
Việt Nam (theo mẫu) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.
- Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư
pháp thông báo bằng văn bản cho người
đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận
và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu
cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu
bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho
người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Sở Tư pháp Nghệ
An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân
dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực
một trong các giấy tờ được quy định tại
Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền
cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc
tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên
người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
- Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều
10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy
tờ chứng minh quốc tịch nêu trên, cụ thể là:
+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch
của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
+ Bản sao giấy tờ có nội dung
liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4
năm 1975;
+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam
hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở
xác định quốc tịch Việt Nam.
đ) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Công an cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch
Việt Nam.
h) Lệ phí: Không có
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN, ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013).
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quốc tịch.
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA
ngày 01/3/2010 của Liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày
22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp - Bộ
Ngoại giao - Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của
Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu
giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.
Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN
Ảnh
4x6
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
………….., ngày ……….
tháng ……… năm ……….
|
TỜ KHAI XÁC
NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Kính
gửi:.... (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)
Họ và tên người yêu cầu: ……………………………….
Giới tính: …………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………
Nơi sinh:
……………………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú:
……………………………………………………………………………..
Nơi thường trú tại Việt Nam trước
khi xuất cảnh (nếu có): …………………………..
……………………………………………………………………………………………….
Quốc tịch nước ngoài (nếu có):
………………………………………………………….
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ
chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế: ……………………
số ……………………………., cấp ngày ……… tháng
……. năm ……………………
tại
……………………………………………………………………………………………
Giấy tờ chứng minh hiện nay đang có
quốc tịch Việt Nam kèm theo:
1) ……………………………………………………………………………………………
2)
……………………………………………………………………………………………
3)
……………………………………………………………………………………………
4)
……………………………………………………………………………………………
5)
……………………………………………………………………………………………
Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác
nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tôi cam đoan những lời khai trên đây
là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.
|
NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)
|
5. Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ
An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện
thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7
giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ
sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết
giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ
sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ
sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tư
pháp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề
nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Sở Tư pháp xem
xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối
chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp
cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản
cho người đó biết.
- Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
+ Bước 3. Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả
kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy
tờ chứng minh là người đã từng có quốc
tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội
hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế
độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4
năm 1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú,
trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam,
trong đó xác nhận người yêu cầu
có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc
quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Trường hợp đủ cơ sở xác định người yêu cầu có nguồn gốc Việt Nam: Cấp giấy
xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).
- Trường hợp không đủ cơ sở để xác nhận người có yêu cầu là người gốc Việt
Nam, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho công dân.
h) Lệ phí: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam, mẫu:
TP/QT-2013-TKXNLNGVN ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Không
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13/11/2008.
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày
22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Liên bộ Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp - Bộ
Ngoại giao - Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số
05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của
Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quốc tịch.
- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản
lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan
đến quốc tịch.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu
giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.
TP/QT-2013-TKXNLNGVN
Ảnh
4x6
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
………….., ngày ……….
tháng ……… năm ……….
|
TỜ KHAI XÁC
NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Kính
gửi:.... (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)
Họ và tên người yêu cầu: ……………………………….
Giới tính: …………………
Ngày, tháng, năm sinh:
……………………………………………………………………
Nơi sinh:
……………………………………………………………………………………
Địa chỉ cư trú:
…………………………………………………………………………….
Nơi thường trú tại Việt Nam trước
khi xuất cảnh (nếu có): ………………………….
………………………………………………………………………………………………
Quốc tịch nước ngoài (nếu có):
…………………………………………………………
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ
chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: ………………………
số ……………………………., cấp ngày ……… tháng
……. năm ……………………
tại
……………………………………………………………………………………………
Giấy tờ để chứng minh là người đã
từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống, giấy tờ chứng minh là con, cháu
của người mà khi sinh ra có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống:
1)
……………………………………………………………………………………………
2)
……………………………………………………………………………………………
3)
……………………………………………………………………………………………
4)
……………………………………………………………………………………………
5)
……………………………………………………………………………………………
Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác
nhận là người gốc Việt Nam.
Tôi cam đoan những lời khai trên đây
là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.
|
NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)
|
Il. Lĩnh vực Hộ tịch có yếu tố nước ngoài
1. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Một trong hai bên kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56,
đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp
nhận hồ sơ hướng
dẫn hai bên
nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ
ràng loại giấy tờ cẩn bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ
tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ
quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến
cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
+ Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở
Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự
nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về
hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên
dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải
nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và
ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu
có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;
+ Nếu kết
quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp
hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;
+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố
cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi
dụng việc kết hôn để mua bán người,
bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên
nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết
hôn thì Sở Tư pháp xác minh
làm rõ.
- Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề
cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ
đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an
cùng cấp đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng
văn bản cho Sở Tư pháp.
Nếu hết thời
hạn xác minh mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư
pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.
- Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết
hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu
có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng
đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường
hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo
cho hai bên nam, nữ đồng thời Sở Tư pháp có văn
bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp
xã, nơi cư trú của công dân Việt Nam biết để ghi chú vào sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả
kết quả Sở Tư pháp thực hiện yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ
sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu
cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các
loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Tổ chức Lễ đăng ký kết hôn tại Việt
Nam:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư
pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn tại trụ sở Sở
Tư pháp.
+ Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ
trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định
sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc
kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu
cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ,
chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị
kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định.
+ Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì được
gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ
sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải
làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
- Sau khi trao Giấy chứng nhận
kết hôn cho hai bên nam, nữ Sở Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã cấp Giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân cho công dân Việt Nam để ghi chú vào sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân.
b) Cách thức thực hiện: Một trong hai bên nam nữ nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của
công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh
tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của
nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại
người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước
ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc
không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế
có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác mà không có: khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Đối với công dân Việt Nam đã
ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với
công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú
hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người
nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
- Ngoài giấy tờ quy định trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng
vũ trang hoặc đang làm việc có liên
quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải
nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài
không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của
ngành đó;
+ Đối với
công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
+ Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt
Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp
pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ
sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp nếu có xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn
h) Lệ phí: 1.000.000đ/ trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn (mẫu TP/HT-2013-TKĐKKH ban
hành kèm theo Thông tư số 09b/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện kết hôn (Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình)
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định đó là: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha. mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hôn nhân và gia đình;
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của
Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ
tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
- Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP
ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND
ngày 9/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2013-TKĐKKH
(Thông
tư số: 09b/2013/TT-BTP)
1
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Kính gửi:.......................................................................
|
2
|
Người khai
|
Bên nam
|
Bên nữ
|
Họ và tên
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
Dân tộc
|
|
|
Quốc tịch
|
|
|
Nơi thường trú/tạm trú
|
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế
|
|
|
Nghề nghiệp
|
|
|
Kết hôn lần thứ mấy
|
|
|
Chúng tôi cam đoan những lời khai
trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi không vi phạm quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam
đoan của mình.
Đề nghị
.........................................................................................................
đăng
ký.
........................, ngày ..... tháng ..... năm...............
Xác nhận
về tình trạng
hôn nhân của cơ quan có thẩm quyền
............................................................
............................................................
............................................................
............................................................
|
Bên nam
(Ký,
ghi rõ họ tên)
......................................
|
Bên nữ
(Ký, ghi rõ họ tên)
......................................
|
Xác nhận
này có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày xác nhận.
Ngày ..... tháng .... năm .....
NGƯỜI
KÝ GIẤY XÁC NHẬN
(Ký,
ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
.............................
|
|
Chú thích:
(1), (2)
Trường hợp làm thủ tục đăng
kết hôn có yếu tố nước ngoài, thì phải dán ảnh của hai bên nam, nữ.
2. Thủ tục công nhận việc kết hôn đã tiến hành ở nước ngoài (ghi chú kết hôn)
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ, một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại
Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh
Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút
đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết
phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng
vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp
nhận hồ sơ hướng
dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện.
Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện;
cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền
theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm
quyền để nộp hồ sơ.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư
pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn Giám đốc Sở
Tư pháp ký, cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch
(theo mẫu quy định) và có văn bản thông báo cho Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi đã cấp Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để ghi chú vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân.
Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người
có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn
trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ
sung) để lưu trữ các loại giấy tờ
này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư
pháp Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định (Mẫu
TP/HT-2012-TKGSHT);
- Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc giấy tờ
hợp lệ thay thế;
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có
yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công
dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi
vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải
xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày
làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cá
nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận về việc đã
ghi chú vào sổ các việc hộ tịch.
h) Lệ phí: 50.000 đồng/1 trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài ở nước ngoài (mẫu TP/HT-2013-TKGCKH) ban hành kèm theo Thông tư số
09b/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
- Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
- Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo
quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm
yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc
công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết
hôn đó cũng được công nhận tại Việt
Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày
20/5/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng
dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số
05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
- Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 ban hành mức thu chế độ
thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2013-TKGCKH
(Thông
tư số: 09b/2013/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
TỜ KHAI GHI
VÀO SỔ
HỘ TỊCH VIỆC KẾT HÔN ĐÃ ĐĂNG KÝ
TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC
NGOÀI Ở
NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: (1).............................................................
Họ và tên người khai:
...................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)..............................................................................................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
(3)....................................................................
Đề nghị (1)...................................................................................................
ghi
vào sổ việc kết hôn cho hai vợ chồng có tên dưới đây:
Họ và tên chồng:.........................................
...................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:.................................
Dân tộc:............... Quốc
tịch:.......................
Nơi thường trú/tạm trú:(2)..............................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay
thế: (3)
...................................................................
Kết hôn lần này là
lần thứ:............................
|
Họ và tên vợ:...............................................
...................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:.................................
Dân tộc:............... Quốc
tịch:.......................
Nơi thường trú/tạm trú:(2)..............................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay
thế: (3)
...................................................................
Kết hôn lần này là
lần thứ:..............................
|
Đã đăng ký kết hôn
tại..................................................................................................
theo
(4)...........................................................................
số..........................................
do
.................................................................................cấp
ngày .... tháng .... năm ......
Trước khi kết hôn lần này chưa từng
kết hôn/đã từng kết hôn
nhưng hôn nhân đã chấm dứt (5).
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai
trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của
mình.
Tài liệu gửi kèm theo tờ khai:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
...........................................................
|
Làm tại: ....................,
ngày .... tháng .... năm ....
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
...........................................................
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện ghi
chú kết hôn
(2) Ghi theo địa chỉ
đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký
thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số
CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp
lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Ghi rõ tên
giấy tờ đã công
nhận việc kết hôn.
(5) Nếu đã từng kết hôn thì ghi rõ căn cứ chấm
dứt quan hệ hôn nhân ở dòng phía dưới. Nếu căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân là ly hôn thì
ghi rõ hình thức văn
bản ly hôn,
ngày
có hiệu lực, tên cơ quan cấp.
3. Thủ tục ghi chú vào Sổ Hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật đã tiến
hành ở nước ngoài.
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại
Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc
mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ,
trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy
đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận
và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp
hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ
quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Công
văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) để cho ý kiến về điều kiện ghi chú.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư
pháp, Bộ Tư pháp xem xét việc cho ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn
trái pháp luật đã tiến hành ở nước ngoài và có Công
văn gửi cho Sở Tư pháp để thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch; nếu không đủ điều
kiện, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp và giải thích rõ lý do bằng văn bản.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Công văn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp
thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho đương sự Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch
việc ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật đã tiến hành ở nước ngoài. Trường hợp không đủ điều kiện để ghi chú thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho đương sự.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại toàn bộ các
biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong
quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC
cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện đến Sở Tư pháp Nghệ An.
Người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết
hôn trái pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thực
hiện. Việc ủy quyền phải bằng văn bản
và phải được công chứng hoặc chứng thực
hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người
ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định;
+ Bản sao bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao bản thỏa
thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước
ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành; bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài công nhận việc ly hôn;
+ Bản sao Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ
hợp lệ thay thế để chứng minh nhân
thân của người có yêu cầu;
+ Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩm quyền ghi
vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận về việc ghi
vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến
hành ở nước ngoài
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (Mẫu TP/HTNNg-2015-TK.GCLH ban hành kèm
theo Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015).
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy
kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài:
+ Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy kết hôn trái pháp
luật ở nước ngoài về thường trú tại
Việt Nam và có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc làm thủ tục kết hôn;
+ Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Người nước ngoài đã ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật với công dân Việt Nam ở
nước ngoài có yêu cầu kết hôn ở Việt Nam;
+ Các trường
hợp đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn tại cơ
quan có thẩm quyền Việt Nam, sau đó ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật ở nước ngoài có yêu cầu đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
- Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 ban hành mức thu chế độ
thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu
TP/HNNg-2015-TK.GCLH
(Thông tư số: 02a/2015/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
Ghi vào sổ
hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
Kính gửi:
Sở Tư pháp(1) ………………………………
Họ và tên: …………………………………………… Giới
tính: .......................................
Ngày, tháng, năm sinh:
..........................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế số(2):
....................................................................
Nơi thường trú/tạm trú(3):
........................................................................................
.............................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ (nếu có):
.................................................................................
Quan hệ với người yêu cầu ghi vào sổ
hộ tịch việc ly hôn(4): ......................................
Đề nghị Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ
tịch việc ly hôn cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: ………………………………………… Giới
tính: ..........................................
Ngày, tháng, năm sinh:
..........................................................................................
Nơi sinh(5):
............................................................................................................
Quốc tịch:
.............................................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế số(6):
....................................................................
Nơi thường trú/tạm trú(7):
........................................................................................
.............................................................................................................................
Nơi thường trú trước khi xuất cảnh(8):
.....................................................................
.............................................................................................................................
Nơi đăng ký kết hôn trước đây(9):
............................................................................
.............................................................................................................................
Đã ly hôn với ông/bà(10):
..........................................................................................
Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế số(11):
...................................................................
Nơi thường trú/tạm trú(12):........................................................................................
.............................................................................................................................
Căn cứ ghi:(13)
........................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai
trên đây là đúng sự thật, nếu khai sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật./.
|
…………..,ngày ...
tháng ... năm ....
Người
làm đơn
(Ký
và ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Ghi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có thẩm quyền
ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn
Ví dụ: Sở Tư pháp tỉnh An Giang
(2) Ghi rõ tên loại, số của giấy tờ chứng minh nhân thân của
người khai Tờ khai
Ví dụ: Hộ chiếu số N1234568
Giấy CMND số 031946299
(3) Ghi nơi đăng ký
thường trú của người khai Tờ khai, trường hợp không có nơi đăng ký thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú.
(4) Ghi mối quan hệ với người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc
ly hôn nếu là người được ủy quyền, ghi “bản thân” nếu trực tiếp nộp hồ sơ tại
Sở Tư pháp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.
(5) Ghi nơi sinh của người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch, theo 2 cấp đơn vị hành chính (cấp tỉnh, tên nước)
Ví dụ: thành phố Hải
Phòng, Việt Nam
hoặc: Paris, Cộng hòa Pháp
(6) Ghi
rõ tên loại, số giấy tờ chứng minh nhân thân của người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đang
sử dụng tại thời điểm khai Tờ khai
(7) Ghi địa chỉ cư trú tại thời điểm khai Tờ khai của người có yêu cầu
ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn
(8) Ghi địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh của người có yêu cầu ghi vào sổ nếu người có yêu cầu trước đây cư trú tại Việt Nam.
(9) Ghi tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận kết hôn trước đây, ghi rõ (địa danh
hành chính theo 3 cấp nếu trước đây kết hôn tại Việt Nam (nếu kết hôn tại UBND cấp xã), 2 cấp (nếu kết hôn tại UBND cấp huyện), tên Ủy ban nhân
dân tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương nếu kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ví dụ: UBND xã An Hoà, huyện
An Dương, thành phố Hải Phòng
hoặc: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
(10) (11) (12) Ghi họ và tên, tên loại và số giấy tờ chứng minh về nhân thân, nơi cư trú hiện tại của người vợ/chồng trước đây.
(13) Ghi rõ
tên loại (Bản
án, Quyết định, Giấy chứng nhận ly hôn, Thỏa thuận ly hôn ...), số, cơ quan cấp, ngày cấp, ngày có hiệu
lực của văn bản là căn cứ thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch.
Ví dụ: Bản án ly hôn số 56789, do Tòa án bang Victoria, Australia cấp ngày 14/02/2014, có hiệu lực ngày 15/3/2014.
4. Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhập hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường
Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút
đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ
ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ
sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao
cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp
+ Bước 2. Xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên
cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại
trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận
là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
- Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm
việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu
nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ,
con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi
văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
- Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ
sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
- Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì
Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công
nhận việc nhận cha, mẹ, con.
- Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người có
yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết
định công nhận việc nhận cha, mẹ,
con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên
cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp thực hiện trao Quyết định
công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con và ghi vào sổ đăng ký
việc nhận cha, mẹ, con.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá
trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ,
con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha,
mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con.
- Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
- Sở Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký khai sinh của người con là công dân Việt Nam để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh.
b) Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân
thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
(đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá
trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài,
công dân Việt Nam định cư
ở nước ngoài);
+ Bản sao
Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người
nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
+ Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha,
con hoặc mẹ, con;
+ Bản sao sổ
hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú
(đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha,
mẹ, con.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ và lệ phí. Trường hợp cần xác minh thì được phép kéo dài thêm không quá 10
ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận cha, mẹ,
con.
h) Lệ phí: 1.000.000
đ/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký
việc nhận cha mẹ con (mẫu số TP/HTNNg-2010-CMC.1 của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Điều kiện nhận cha, mẹ, con (Điều 30 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP)
- Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa
công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với
nhau mà ít nhất một bên thường trú tại
Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời
điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ,
con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có
tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
- Trong trường hợp người được nhận
là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ
hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực
hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ
chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người
con đó.
- Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không
phải có sự đồng ý của cha.
- Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho
con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường
hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành
vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ
cho con.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013 của Bộ
Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của
Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số
05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
- Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày
09/10/2007 ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu
TP/HTNNg-2010-CMC.1
(TT số: 08.a/2010/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON
Kính gửi:...................................................................
Họ và tên người khai:..................................................................................................
Ngày, tháng, năm
sinh:...................................................................................................
Dân tộc:...........................................
Quốc
tịch:..............................................................
Nơi thường trú/tạm
trú:..................................................................................................
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế:..........................................................
Quan hệ với người
nhận cha/mẹ/con: (1)...................................................................
Đề nghị ..........................................................
công
nhận người có tên dưới đây:
Họ và
tên:..........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:.....................................................................................................
Dân tộc:
...........................................Quốc
tịch:................................................................
Nơi thường trú/tạm trú
:....................................................................................................
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế:...........................................................
Là......................... của người
có tên dưới đây:
Họ và tên:..........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm
sinh:.....................................................................................................
Dân tộc:
............................................Quốc
tịch:...............................................................
Nơi thường trú/tạm trú
:....................................................................................................
Số Giấy CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế:...........................................................
Tôi cam đoan việc nhận nói trên là
đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về cam đoan của mình.
Đề nghị...........................................................đăng ký.
Ý
kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha (2)
|
Làm tại ............ ngày .... tháng .... năm....
Người
khai
...................
Ý kiến của người được nhận
là cha, mẹ, con (3)
|
Các giấy tờ kèm theo:
......................................
......................................
......................................
Chú thích:
(1) Không cần
thiết trong trường hợp bản thân là người nhận cha, mẹ, con;
(2) Chỉ cần thiết trong
trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên (trừ
trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);
(3) Nếu nhận trẻ em
dưới 9 tuổi làm con, thì không cần ý kiến của người
con.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, Sở Tư
pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh
Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ
theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung
hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho
người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp thực hiện các công
việc sau:
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ
sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại
giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
Nếu người có yêu cầu đăng ký khai sinh không có điều kiện trực
tiếp đến Sở Tư pháp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn
bản và phải được công chứng hoặc
chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng,
anh, chị em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền,
nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ như trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai (theo mẫu quy định)
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh.
+ Giấy thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch
cho con. Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con Giấy thỏa thuận về việc chọn
quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về
việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi
đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc
Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ
thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam).
+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em
kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được lập thành 01 bộ
hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
giấy tờ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí: 50.000đ
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai sinh, mẫu
TP/HT-2012-TKKS.1 ban hành kèm theo Thông tư
số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Điều kiện cấp Giấy khai sinh:
- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người nước ngoài
- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài
- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người
kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam
- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở
nước ngoài, sử dụng hộ chiếu nước ngoài
- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú
trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện đang sử
dụng hộ chiếu nước ngoài.
- Trẻ em sinh ra ở nước ngoài,
chưa đăng ký khai sinh ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ
là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam; cha mẹ có đăng ký kết
hôn; trẻ em về nước cư trú.
l) Căn
cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia
đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định
158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử
dụng sổ, biểu
mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về
việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu
TP/HT-2012-TKKS.1
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Kính gửi: (1)
………………………………………………………………..
Họ và tên người khai: ....................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2).................................................................................................
Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)………....................................................................
Quan hệ với người được khai sinh:
................................................................................
Đề nghị(1)...........................................................................................đăng
ký khai sinh cho người có tên dưới đây:
Họ và tên:
……………………………………………………………………Giới tính:.............
Ngày, tháng, năm sinh:
............................................(Bằng
chữ:.......................................
.......................................................................................................................................)
Nơi sinh: (4).……………………………………………………………………………………….
Dân tộc: ………………………………………………Quốc tịch:
………………………………
Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………. Quốc tịch:
..................................Năm
sinh ......................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)……………………………………..…………………………………
Họ và tên mẹ:
…………………………………………………………………………………….
Dân tộc: ........................
......Quốc tịch: ....................... .Năm sinh ………………………….
Nơi thường trú/tạm trú: (2)…………………………………………………………………………
Tôi cam đoan lời khai trên đây là
đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại:
……………………., ngày ........... tháng ......... năm ..............
|
Người đi
khai sinh(5)
(Ký,
ghi rõ họ tên)
..........................................
|
Người cha
(Ký,
ghi rõ họ tên)
…………………………….
|
Người mẹ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
…………………………..
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên
cơ quan đăng ký khai sinh.
(2) Ghi theo
địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký
thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi
theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy
tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ, số của giấy tờ và gạch cụm từ
“CMND”.
(4) Trường hợp
trẻ em sinh tại bệnh viện thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ
em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở
y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ:
trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài bệnh
viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện,
cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh).
(5) Chỉ cần
thiết trong trường hợp người đi khai sinh không phải là cha, mẹ.
6. Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ
sơ hành chính, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại:
0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định.
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn
trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người
nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ,
cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy chứng tử cho người đi đăng ký khai tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo
yêu cầu của người đi đăng ký khai tử.
- Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy chứng tử cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền của nước mà người chết là công dân hoặc thường trú.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục
phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC
cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu đăng ký khai tử nộp hồ sơ trực tiếp
tại Sở Tư pháp Nghệ An.
Người có yêu cầu đăng ký khai tử mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy
quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng,
anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì
không cần phải có văn bản ủy quyền,
nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp:
- Người đi đăng ký khai tử phải nộp
Tờ khai (theo mẫu quy định)
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy
báo tử. Trong trường hợp không có Giấy báo tử thì nộp giấy tờ thay thế sau:
+ Trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
thì quyết định tuyên bố chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy
báo tử.
+ Trường hợp người chết có nghi vấn thì văn bản xác định nguyên nhân chết của
cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử.
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì
người chỉ huy hoặc điều khiển phương
tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc
chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi
trên phương tiện giao thông đó. Biên
bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử.
+ Đối với người chết tại nhà, ở nơi cư trú thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng
thay cho Giấy báo tử. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về việc chết thì không phải nộp văn bản xác nhận
của người làm chứng.
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch;
- Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc
Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân
Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường
trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết
quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử
h) Lệ phí: 50.000đ
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký khai tử, mẫu
TP/HT-2012-TKĐKKTNN ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012
của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Không có
l) Căn
cứ pháp lý của thủ tục hành
chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, có hiệu lực ngày
01/4/2006.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn
nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP
ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ
tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu
TP/HT-2012-TKKTNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI TỬ
(Dùng cho việc đăng ký khai
tử có yếu tố nước ngoài)
Kính gửi: (1)
..............................................................
Họ và tên người khai: .........................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)....................................................................................................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế (3) ............................................................................
Quan hệ với người đã chết: .................................................................................................
Đề nghị(1)...........................................................................................................................
đăng ký khai tử cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: ......................................................................................
Giới tính: .....................
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Dân tộc: ......................................................................
Quốc tịch: ......................................
Nơi thường trú/tạm trú cuối cùng: (2) ....................................................................................
Số Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (4) ...............................................................................
Đã chết vào lúc: ..............................giờ .......... phút, ngày ......... tháng ..........
năm .............
Nơi chết: .............................................................................................................................
Nguyên nhân chết: ...............................................................................................................
Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử: (5)................................. do ...................
........................................................... cấp ngày .......... tháng ........ năm ...............
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ................, ngày ....... tháng ....... năm ......
|
Người khai
(Ký,
ghi rõ họ tên)
............................................
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện đăng ký khai tử.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và xóa cụm từ
“tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và
ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp
lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và
gạch cụm từ “CMND”.
(4) Nếu ghi theo số Hộ chiếu, thì gạch cụm từ “Giấy tờ
hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ
và gạch cụm từ “Hộ chiếu”.
(5) Nếu ghi theo số Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy
tờ thay thế Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay thế Giấy báo tử thì ghi
rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”.
7. Thủ tục đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56,
đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến
sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc
từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17
giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định.
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá
nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc
giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Sở Tư pháp đăng ký
việc giám hộ.
Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám
hộ và người được cử làm giám hộ phải
có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận
việc giám hộ. Giám đốc Sở Tư pháp ký
và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết
định công nhận việc giám hộ. Bản sao
Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài
sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được
cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Sở Tư pháp, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử
giám hộ.
Sau khi đăng ký giám hộ, Sở Tư pháp gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của
người giám hộ và người được giám hộ bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ để giám sát việc giám hộ theo
quy định của Bộ luật Dân sự.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp thực hiện các công
việc sau:
- Yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết
quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Các giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai (theo mẫu quy định)
+ Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người
làm giám hộ, thì tất cả phải cùng
ký vào giấy cử giám hộ.
+ Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì người cử giám hộ phải lập thành
danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám
hộ, một bản giao cho người giám hộ, một
bản giao cho người cử giám hộ.
- Các giấy tờ cá nhân phải xuất trình
+ Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện giám hộ
theo quy định của Bộ luật Dân sự;
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi
đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam
ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn trên được
kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư
pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000đ/trường hợp.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký việc giám hộ, mẫu TP/HT-2012-TKGH ban hành kèm theo
Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
"1. Có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một
trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người
khác;
3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
(Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự)
4. Khi đăng
ký giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt (Theo quy định khoản 2 Điều 30 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)”
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch,
hôn nhân và gia đình và chứng thực;
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010
của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ,
biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số
08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm
2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng
sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của
Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 về ban hành mức thu, chế
độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKGH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC GIÁM HỘ
Kính gửi: (1)
.............................................................
Họ và tên người khai:
................................................................................Giới
tính ...........
Nơi thường trú/tạm trú: (2) ...................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3) ..........................................................................
Đề nghị (1).....................................................................................
đăng ký việc
giám hộ giữa những người có tên dưới đây:
Người giám hộ:
Họ và tên:
....................................................................................................
Giới tính ........
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Dân tộc:......................................................................Quốc
tịch: ........................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)....................................................................................................
Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
(3)...............................................................................
Người được giám hộ:
Họ và tên:
....................................................................................................
Giới tính ........
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Nơi sinh:(4) .........................................................................................................................
Dân tộc: ........................................................................Quốc
tịch: .....................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2) ...................................................................................................
Lý do đăng ký giám hộ: .......................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ................., ngày ....... tháng ....... năm ..............
Người giám hộ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
..............................................
|
Người khai(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)
.............................................
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm
từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch cụm từ “thường trú”
và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp
lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và
gạch cụm từ “CMND”.
(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên
bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản
Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa
danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế,
thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ
em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không
phải là người giám hộ.
8. Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ, thay đổi việc giám hộ có yếu
tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả hồ sơ, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ
30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định.
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ
theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần
cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy yêu cầu chấm dứt việc giám
hộ là phù hợp với quy định của pháp luật và không có tranh chấp, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ, đồng thời ghi chú
việc chấm dứt giám hộ vào sổ đã đăng ký giám hộ trước đây. Giám đốc
Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu
cầu chấm dứt giám hộ một bản chính Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ. Bản sao Quyết định
công nhận chấm dứt việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai yêu cầu chấm dứt việc giám hộ;
+ Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây;
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng
đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc
giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam
ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam);
+ Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc
giám hộ theo quy định của Bộ luật
Dân sự;
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình
được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy yêu cầu
chấm dứt việc giám hộ là phù hợp với quy định của pháp luật và không có tranh
chấp; trường hợp cần xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000đ/trường hợp.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ, mẫu
TP/HT-2012-TKCDGH ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
“ Việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Người được giám hộ chết;
3. Cha,
mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
4. Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
(Theo quy định tại Điều 72 Bộ Luật dân sự)”
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Bộ Luật Dân sự năm 2005;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp
về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng
lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKCDGH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT VIỆC
GIÁM HỘ
Kính gửi: (1) ................................................................
Họ và tên người khai:..........................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)....................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)...........................................................................
Đề nghị (1)...................................................................... đăng ký chấm dứt việc giám
hộ giữa:
Người giám hộ:
1. Họ và tên:
....................................................................................................
Giới tính .....
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Dân tộc:......................................................................Quốc
tịch: ........................................
Nơi thường trú/tạm trú:
(2)....................................................................................................
Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
(3).....................................................................
2. Họ và tên:
....................................................................................................
Giới tính .....
Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................
Dân tộc:......................................................................Quốc
tịch: ........................................
Nơi thường trú/tạm trú:
(2)....................................................................................................
Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)....................................................................
Người được giám hộ:
Họ và tên:
...............................................................................Giới
tính:..............................
Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................................................
Nơi sinh: (4).........................................................................................................................
Dân tộc:....................................................................................Quốc
tịch:...........................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)....................................................................................................
Theo Quyết định công nhận việc giám hộ số ............................ do .......................................
........................................... cấp ngày ...... tháng ...... năm ............
Lý do chấm dứt việc giám hộ:.............................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ..............., ngày ...... tháng ...... năm ............
|
Người khai
(Ký, ghi
rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Gửi UBND hay Sở Tư pháp thì ghi rõ tên UBND/tên Sở
Tư pháp.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không
có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ
đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp
lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và
gạch cụm từ “CMND”.
(4)Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên
bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản
Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa
danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế,
thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ
em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi
sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ:
Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).
9. Thủ tục đăng ký lại việc sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả,
Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An), số điện thoại: 383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa
hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ
30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định.
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn
thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho
một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở
Tư pháp ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người
có yêu cầu đăng ký lại việc sinh một bản chính Giấy khai sinh. Giấy khai sinh cũ (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục
phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy
tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
Nếu người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh không có
điều kiện trực tiếp đến Sở Tư pháp thì có thể ủy quyền cho người
khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng
văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền
là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị em ruột của người ủy quyền thì
không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy
tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp: Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp việc sinh trước đây đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp
xã, thì phải có xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc sinh về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất
trình được bản sao giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây.
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi
đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú
hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
+ Xuất trình bản sao giấy khai sinh đã được cấp hợp lệ trước đây (nếu có);
Nếu không còn bản sao giấy khai sinh thì viết bản cam
đoan về việc đã đăng ký nhưng không còn
lưu được sổ hộ tịch và chịu trách
nhiệm về nội dung cam đoan.
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trong trường hợp
cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm
việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí: 50.000 đồng
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại khai sinh, mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVS
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp).
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính giấy khai sinh và sổ đăng ký
khai sinh đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được
đăng ký lại.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định về hộ
tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp
về việc ban hành và hướng dẫn việc Ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND
ngày 9/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC SINH
Kính gửi:
(1)............................................................................................................
Họ và tên người khai: ……………………………………………………………………
Nơi thường trú/tạm trú: (2)…………………………………………………………………
Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)
…………………………………………………
Quan hệ với người được khai sinh:
………………………………………………………
Đề nghị (1) .........................................................................................................
đăng ký lại việc sinh cho người có tên dưới đây:
Họ và
tên:........................................................................
Giới tính: ...........................
Ngày, tháng, năm sinh:
……………………………………………………………………
Nơi sinh: (4)…………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………………….....…….. Quốc
tịch: …………………………..
Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………..
Dân tộc: ………………………………. Quốc tịch:
........................................
Năm sinh ……………... Nơi thường trú/tạm
trú: (2)……………………………………..
Họ và tên mẹ: ………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………… Quốc tịch:
……………………. Năm sinh ...........................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)
…………………………………………………………………
Đã đăng ký khai sinh tại (5):
…………………………. ngày …… tháng ….. năm .........
Theo Giấy khai sinh số:…………………..(6),
Quyển số:…………………………….(6)
Lý do đăng ký lại: …………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây
là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại:
........................................ , ngày ....... tháng ....... năm
...............
(7)........................................................................
........................................................................
........................................................................
.......................................................................
|
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại
việc sinh.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường
trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai
từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch
cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì
ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh
viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ:
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên
cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình
Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh
viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện,
cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh).
(5) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký
khai sinh trước đây.
(6) Chỉ khai trong trường hợp biết
rõ.
(7) Người có yêu cầu đăng ký lại tự
ghi nội dung cam đoan về việc đã đăng ký khai sinh nhưng không còn lưu được Sổ
đăng ký khai sinh (chỉ cần thiết trong trường hợp đương sự không có bản sao
Giấy khai sinh được cấp hợp lệ trước đây).
10. Thủ tục đăng ký lại việc tử có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ.
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy
định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh
Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ
làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30
phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp
nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp
hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ
bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá
hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ
đăng ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người có yêu cầu đăng ký khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Giấy chứng tử cũ (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
Nếu người có yêu cầu đăng ký khai tử không có điều kiện trực tiếp
đến Sở Tư pháp thì có thể ủy quyền cho
người khác làm thay. Việc ủy quyền
phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị
em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu
trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp: Tờ khai (theo mẫu quy định)
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú
có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận
tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam);
+ Bản sao
giấy chứng tử đã được cấp hợp lệ trước đây (nếu có);
Nếu không
còn bản sao giấy chứng tử thì viết bản cam đoan về việc đã đăng ký nhưng không còn lưu được sổ hộ tịch và
chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan và có xác nhận của 02 người làm chứng biết rõ về việc đã đăng ký và có xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã về chữ ký của 02 người làm chứng.
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất
trình được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trong trường hợp
cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo
dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
đ) Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục
hành chính:
Giấy chứng tử
h) Lệ
phí: 50.000
đồng
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại khai tử, mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVT ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của
Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính: Bản
chính Giấy chứng tử và sổ đăng ký khai tử đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ lịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 cửa Bộ Tư pháp
về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định
158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành mức thu, chế
độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI
VIỆC TỬ
Kính gửi: (1)
........................................................................................
Họ và tên người khai: ............................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú:
(2)........................................................................................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
(3)..............................................................
Quan hệ với người đã chết:
.....................................................................................
Đề nghị (1) ....................................................................................................................
đăng ký lại việc tử cho người có tên dưới đây:
Họ và tên:
.................................................................. Giới tính:
..............................
Ngày, tháng, năm sinh:
............................................................................................
Dân tộc:
.......................................................... Quốc tịch:
……………………………
Nơi thường trú/tạm trú cuối cùng: (2)
……………………………………………………
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
(3)………………………………………………
Đã chết vào lúc: ................... giờ
............. phút, ngày .......... tháng ........ năm ……..
Nơi chết:
(4)…………………………………………………………………………………
Nguyên nhân chết:
…………………………………………………………………………
Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo
tử (5)………………………………………
Do………………………………...… cấp ngày …………..tháng
………… năm ………
Đã đăng ký khai tử tại (6):
…………………………………………………………………
..................................................................................
ngày ....... tháng ........ năm ….
Theo Giấy chứng tử số: (7)………………………..Quyển
số: (7)………………………
Lý do đăng ký lại: …………………………………………………………………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây
là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại:
.................................., ngày ........ tháng ........ năm ..............
(7)........................................................................
........................................................................
........................................................................
.......................................................................
|
Người khai
(ký
và ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký lại
việc tử.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường
trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai
từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch
cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì
ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Phải ghi rõ địa điểm chết (bệnh
viện, trạm y tế, nhà riêng…); xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố.
(5) Nếu ghi số Giấy báo tử thì gạch
cụm từ “Giấy tờ thay thế giấy báo tử”, nếu ghi số “Giấy tờ thay thế giấy báo tử”
thì gạch cụm từ “Giấy báo tử” và ghi rõ tên và số của giấy tờ thay thế.
(6) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký
khai tử trước đây.
(7) Chỉ khai trong trường hợp biết
rõ.
(8) Người có yêu cầu đăng ký lại tự
ghi nội dung cam đoan về việc đã đăng ký khai tử nhưng không còn lưu được Sổ
đăng ký khai tử (chỉ cần thiết trong trường hợp đương sự không có bản sao Giấy
chứng tử được cấp hợp lệ trước đây).
11. Thủ tục đăng ký lại việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định,
nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn
Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ
làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo
quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn
thiếu so với quy định thì hướng
dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ
theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ
việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký kết hôn và bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy chứng nhận
kết hôn. Giấy chứng nhận kết hôn cũ (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp: Tờ khai (theo mẫu quy định)
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi
đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời
hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc
Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam);
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đã được cấp hợp lệ trước đây (nếu có);
Nếu không còn bản sao giấy chứng nhận kết hôn thì viết
bản cam đoan về việc đã đăng ký nhưng không còn
lưu được sổ hộ tịch và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan và có xác nhận của 02 người làm chứng biết rõ về việc đã đăng ký và có xác nhận Ủy ban nhân
dân cấp xã về chữ ký của 02 người làm chứng.
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được lập thành 01
bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trong trường hợp
cần phải xác minh thì thời hạn nói
trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn
h) Lệ phí: 50.000 đồng
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc kết
hôn (mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVKH) ban hành kèm theo
Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày
23/5/2012 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính Giấy chứng nhận kết
hôn và sổ đăng ký kết hôn đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng
được, thì được đăng ký lại.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị
định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp
về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND
ngày 9/10/2007 UBND tỉnh Nghệ An về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý
và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVKH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI
VIỆC KẾT HÔN
Kính gửi (1):
...................................................................................................
Chúng tôi là:
Họ và tên chồng:
.................................. Họ và tên vợ:
.................................
Ngày, tháng, năm sinh:
.............................. Ngày, tháng, năm sinh: ..................
Dân tộc: .................. Quốc tịch:
.................. Dân tộc: .................. Quốc tịch: .......
Nơi thường trú/tạm trú (2):
........................ Nơi thường trú/tạm trú (2): .............
...................................................................
............................................................
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế (3):
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế (3):
.................................................................
............................................................
Đã đăng ký kết hôn tại (4) ..........................................................................................
..........................................................................
ngày........tháng .......... năm ...........
Theo Giấy chứng nhận kết hôn
số:………………..(5), Quyển số:…………………(5)
Đề nghị (1)…………………………………………….. đăng ký lại
việc kết hôn.
Lý do đăng ký lại: ......................................................................................................
Chúng tôi cam đoan lời khai trên đây là
đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại:
...................................., ngày ........ tháng ........ năm ........
|
Chồng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Vợ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
(6)......................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên
cơ quan đăng ký lại việc kết hôn.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường
trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai
từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch
cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số
Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ
tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký
kết hôn trước đây.
(5) Chỉ khai khi biết rõ.
(6) Người có yêu cầu đăng ký lại tự
ghi nội dung cam đoan về việc đã đăng ký kết hôn nhưng không còn lưu được Sổ
đăng ký kết hôn (chỉ cần thiết trong trường hợp đương sự không còn bản sao Giấy
chứng nhận kết hôn được cấp hợp lệ trước đây).
12. Thủ tục cấp bản sao giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài từ Sổ hộ tịch
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp lại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ
làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo
quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để
cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, xử lý hồ sơ trình
Giám đốc Sở ký cấp bản sao giấy khai sinh cho công
dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp thực hiện các công việc sau:
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn
trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải
bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ
này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp Nghệ An hoặc gửi qua hệ thống
bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu
còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
là Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột thì phải xuất trình giấy tờ chứng
minh quan hệ với người được cấp bản chính.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi
yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng minh
nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho Sở Tư pháp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì giải quyết ngay trong ngày làm việc; nếu tiếp nhận
yêu cầu sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ
sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 5.000
đồng/1 bản sao
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 của UBND tỉnh về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
13. Thủ tục cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn có yếu tố nước ngoài từ Sổ Hộ tịch
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa
hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ
30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định.
Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, xử lý hồ sơ trình
Giám đốc Sở ký cấp bản sao giấy tờ hộ tịch cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận nếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu
cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục
phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy
tờ này vào hồ sơ giải quyết
TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
Nghệ An hoặc gửi qua hệ thống bưu chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình
bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn
giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm
tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
là Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột thì phải xuất trình giấy tờ chứng
minh quan hệ với người được cấp bản chính.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi
yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá
trị sử dụng, 01 (một) phong bì dán
tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho Sở Tư pháp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì giải quyết ngay trong ngày làm việc;
nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ
sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 5.000 đồng/1 bản sao
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Không có
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao
từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp
đồng giao dịch;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định
158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về
ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
14. Thủ tục cấp bản sao giấy chứng tử có yếu tố nước ngoài từ sổ Hộ tịch
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định,
nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ; từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần
(Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn
trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người
nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để
cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, xử lý hồ sơ trình Giám đốc Sở ký cấp bản
sao giấy chứng tử cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại
toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung
hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ
sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ trực tiếp tại Sở Tư pháp Nghệ
An hoặc qua hệ thống bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình
bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột thì phải xuất
trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải
gửi kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng, 01 (một) phong
bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho Sở Tư pháp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì giải quyết ngay trong ngày làm việc;
nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì
trả kết quả vào ngày tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ
sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn
được thực hiện ngay sau khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
đ) Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 5.000đồng/1 bản
sao
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Không có
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao
từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ,
biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 09/10/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về
ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
15. Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), nhận
phiếu hẹn trả kết quả. Số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ
13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy
định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận
và viết giấy hẹn trả kết quả cho người
nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ
sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá
nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở
Tư pháp căn cứ vào sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy
khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người có yêu cầu cấp cấp lại một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có).
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên
nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ
sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục
phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống
bưu chính.
Nếu người có yêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh không có điều kiện trực tiếp đến Sở Tư pháp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được
công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị em
ruột của người ủy quyền thì không cần phải có
văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh;
+ Bản chính giấy khai sinh cũ (nếu có).
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch;
+ Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với
công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường
trú. Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm
trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam).
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì giải quyết ngay trong ngày làm việc;
nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày tiếp theo;
- Trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau
khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh (bản chính cấp lại)
h) Lệ phí: 50.000 đồng/1 trường
hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh (mẫu TP/HT-2012-TKCLBCGKS) ban hành kèm theo Thông tư
số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính Giấy khai sinh bị mất hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân
tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà sổ đăng ký khai sinh
còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày
02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn
nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp
về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 về ban hành mức thu chế độ
thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKCLBCGKS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY
KHAI SINH
Kính gửi: (1)
...............................................................
Họ và tên người khai: ................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)...........................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)..................................................................
Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai
sinh: ...........................................
Đề nghị (1) .................................................... cấp lại bản chính Giấy khai
sinh cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: .................................................................
Giới tính: .................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Nơi sinh: (4)................................................................................................................
Dân tộc: ...................................................................... Quốc tịch: .............................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)...........................................................................................
Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………. Quốc tịch:
........................Năm sinh ................................
Nơi thường trú/tạm trú: (5)………………………………………………………………………..
Họ và tên mẹ: …………………………………………………………………………………….
Dân tộc: ........................ ......Quốc tịch:
....................... .Năm sinh …………………………
Nơi thường trú/tạm trú: (5)………………………………………………………………………
Đã đăng ký khai sinh tại: ………………………………………………………………………..
………………………………………………………………... ngày …… tháng …… năm ……
Theo Giấy khai sinh số: (6)...................... Quyển số
(6):....................................................
Lý do xin cấp lại: ........................................................................................................
..................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: …………, ngày …… tháng …… năm……
|
Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)
...................................................
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản
chính Giấy khai sinh.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ
“tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và
ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp
lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và
gạch cụm từ “CMND”.
(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên
bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản
Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa
danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế,
thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ
em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi
sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ:
Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).
(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm
đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)
(6) Chỉ khai khi biết rõ.
16. Thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh
Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7
giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm
việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ
theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận
và viết giấy hẹn trả kết quả cho người
nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ
sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá
nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi,
cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp
cho đương sự một bản chính Quyết
định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký
khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận
và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ
sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp Nghệ An
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính. Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp
Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
phép can thiệp y tế.
+ Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính, bổ
sung hộ tịch.
Nếu người
có yêu cầu thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính không có điều kiện trực tiếp đến Sở Tư pháp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông,
bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng
minh mối quan hệ nêu trên.
- Số lượng hồ sơ: Các giấy tờ phải nộp và xuất trình
được lập thành 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, trong trường hợp
cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm
việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư
pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ
phí: 50.000đ/trường hợp
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính
trong giấy khai sinh (mẫu
TP/HT-2012-TKTĐ, CCHT),
- Tờ khai điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ
hộ tịch khác (mẫu TP/HT-2012-TKĐCHT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày
23/5/2012 của Bộ Tư pháp
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc
cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người
đó trong tờ khai. Trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp
văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về
việc xác định lại dân tộc cho con. (Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)
- Đối với trường hợp xác định
lại giới tính thì phải nộp giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo
quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định
lại giới tính. (Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của
Chính phủ).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày
23/5/2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010
của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ,
biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng
lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH
XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH TRONG
GIẤY KHAI SINH
Kính
gửi:(1)..............................................................
Họ và tên người khai:............................................................................................
Nơi thường trú/tạm
trú:(2).........................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay
thế:(3).............................................................
Quan hệ với người được thay đổi, cải
chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính:
Đề nghị (1)............................................................đăng
ký việc (4)..............................................................................................cho
người có tên dưới đây
Họ và
tên:...................................................................... Giới
tính:..........................
Ngày, tháng, năm
sinh:............................................................................................
Dân
tộc:......................................... Quốc
tịch:.........................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay
thế:(3).............................................................
Nơi thường trú/tạm
trú:(2).........................................................................................
Đã đăng ký khai sinh tại:..............................................
ngày... tháng... năm.......
Theo Giấy khai sinh
số:.......................................................... Quyển
số:................
từ:(5).........................................................................................................................
thành:(5)...................................................................................................................
Lý do:......................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai
trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của
mình.
|
Làm
tại:.................., ngày... tháng... năm......
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
..........................
|
Mẫu
TP/HT-2012-TKĐCHT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐIỀU CHỈNH
NỘI DUNG
TRONG CÁC GIẤY TỜ HỘ TỊCH KHÁC
(Không phải là giấy
khai sinh)
Kính gửi: (1)
……………………………………………..
Họ và tên người khai: .......................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)
...................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)
.........................................................................
Quan hệ với người được điều chỉnh hộ tịch:
......................................................................
Đề nghị (1) ………………….. điều
chỉnh (4) ………………. cho người có tên dưới đây
Họ và tên: ………………………………………………………… Giới
tính: ............................
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………. Dân tộc:
……………… Quốc tịch: ............
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:
..............................................................................
Nơi thường trú/tạm trú:
........................................................................................................
Đã đăng ký (5): ……………………. tại
……….. ngày ……… tháng ………. năm .................
Theo (6) …………………………….. Số:
……………………… Quyển số: .............................
từ:(7)……………………………………………. thành:
(7)........................................................
Lý do:
..................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây
là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ……………,
ngày … tháng … năm ….
Các giấy tờ kèm theo (nếu có) để chứng
minh nội dung điều chỉnh
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
……………………………………………………..
|
Người khai
(ký, ghi rõ họ tên)
.......................
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc
điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là Giấy khai
sinh).
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú
và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ
“thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm
từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi
rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Ghi rõ nội dung và loại giấy tờ cần
điều chỉnh (ví dụ: ngày chết trong Giấy chứng tử).
(5) Ghi rõ loại việc đã đăng ký (ví dụ:
khai tử).
(6) Ghi rõ loại giấy tờ cần điều chỉnh
(ví dụ: Giấy chứng tử).
(7) Ghi rõ nội dung điều chỉnh, ví dụ:
Từ: chết ngày 10/4/2010
Thành: chết ngày 15/4/2010.
17. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh của công
dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả
Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa
hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ
30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả
cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy
đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung
hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, xử lý hồ sơ trình Giám đốc Sở ký cấp bản
chính Giấy khai sinh cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp thực hiện các công việc sau:
- Yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết
quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ
các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực
hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp Nghệ
An hoặc gửi qua hệ thống bưu chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Các giấy tờ cá nhân xuất trình
- Bản chính hoặc bản sao Giấy đăng ký khai sinh của công dân Việt Nam đã
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
(được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt Nam);
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
- Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường
trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp nếu người được ủy quyền không phải là
ông, bà, cha, mẹ, con, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột của người ủy
quyền).
- Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì
các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ
phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao, kèm bản chính
để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ
sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc
tiếp theo. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính giấy tờ hộ tịch.
h) Lệ phí: 50.000đ/trường hợp
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú (Quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và
quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng
thực;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ và sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày
9/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
18. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha mẹ con của công dân
Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ
7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7
giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc
mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo
quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, xử lý hồ sơ trình
Giám đốc Sở ký cấp giấy xác nhận đã ghi chú vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của
công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết
quả Sở Tư pháp thực hiện các công việc sau:
- Yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên
nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá
trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
- Sau khi ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký khai sinh của người
con là công dân Việt Nam để ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh.
b) Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con theo mẫu
quy định (Mẫu TP/HT-2013-TKGCCMC);
+ Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân
thân của người có yêu cầu như Chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu
cầu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp thẩm tra
hồ sơ. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05
ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch
đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài.
h) Lệ phí: 50.000đ/trường
hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con đã giải
quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mẫu TP/HT-2013-TKGCCMC)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú (Quy định tại
khoản 1 Điều 55 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
- Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25
tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép,
lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23
tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP.
- Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 9/10/2007 về ban hành mức thu, chế độ
thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Mẫu TP/HT-2013-TKGCCMC
(Thông
tư số: 09b/2013/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập -
Tự do - Hạnh phúc
-----------------
TỜ KHAI
GHI VÀO SỔ
HỘ TỊCH VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA
NƯỚC NGOÀI
Kính gửi:
..........................................................................................................................
Họ và tên:
......................................................................................................................
Giới tính: .......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:
....................................................................................................
Dân tộc:...........................................................
Quốc tịch: ..............................................
Nơi thường trú/tạm trú:
...................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế: .....................................................................
Đề nghị..........................................................................................................................
ghi vào sổ hộ tịch việc nhận người
có tên dưới đây là(1)............... của tôi
Họ và tên:
......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:
....................................................................................................
Dân
tộc:........................................................... Quốc tịch:
..............................................
Nơi thường trú/tạm trú:
...................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay
thế: .....................................................................
Theo(2):
..........................................................................................................................
......................................................................................................................................
đã có hiệu lực pháp luật
số..............................................., ngày….…/…..…/..............
của(3)
......................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai
trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của
mình./.
Tài liệu gửi kèm
theo Tờ khai:
- Bản sao giấy tờ công nhận việc
nhận cha, mẹ, con.
- Bản sao CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ
hợp lệ thay thế của người có yêu cầu.
- Bản sao sổ hộ khẩu/sổ tạm trú
của người có yêu cầu.
|
.......,
ngày........ tháng….. năm…..…
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
.................................
|
Chú thích
(1) Ghi rõ là
cha, mẹ hoặc con.
(2) Ghi rõ hình
thức văn bản: Bản án/quyết định/thỏa thuận/các hình thức khác.
(3) Ghi rõ tên
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
III. Lĩnh vực Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Thủ tục Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường
Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại:
0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ
làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ
quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành
chính Tư pháp xem xét, tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân trình ký Quyết định cho trẻ em Việt
Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp
cho người yêu cầu đăng ký lại.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ
các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ
sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
Tờ khai
đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp trước đây không đăng ký việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp Nghệ An, thì Tờ
khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng
ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người đã đăng ký việc nuôi con nuôi
e) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
(đối với việc đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).
h) Lệ phí: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi -
TP/CN-2011/CN.04
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
- Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;
- Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật nuôi con nuôi 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi:
- Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm
2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng
biểu mẫu nuôi con nuôi.
Mẫu TP/CN-2011/CN.04
Ảnh 4x6 cm
(chụp chưa quá 6 tháng)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ LẠI VIỆC NUÔI CON
NUÔI
Kính gửi:1
…………………………………………………
……………………………………………………………...
|
Ảnh 4x6 cm
(chụp chưa quá 6 tháng)
|
Chúng tôi /tôi là:
|
Ông
|
Bà
|
Họ và tên
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
Nơi sinh
|
|
|
Dân tộc
|
|
|
Quốc tịch
|
|
|
Nơi thường trú
|
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu
|
|
|
Nơi cấp
|
|
|
Ngày, tháng, năm cấp
|
|
|
Địa chỉ liên hệ
|
|
|
Điện thoại/fax/email
|
|
|
Đã nhận người có tên dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên: ...................................................................Giới
tính: .................................
Ngày, tháng, năm sinh:.................................................................................................
Nơi sinh: .....................................................................................................................
Dân tộc: ....................................................Quốc
tịch: .................................................
Nơi thường trú: ...........................................................................................................
...................................................................................................................................
Phần
khai về bên giao con nuôi trước đây 2:
|
Ông
|
Bà
|
Họ và tên
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
Nơi sinh
|
|
|
Dân tộc
|
|
|
Quốc tịch
|
|
|
Nơi thường trú/tạm trú
|
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu
|
|
|
Nơi cấp
|
|
|
Ngày, tháng, năm cấp
|
|
|
Địa chỉ liên hệ
|
|
|
Điện thoại/fax/email
|
|
|
Quan hệ với trẻ được nhận làm con nuôi3:..................................................................
Tên cơ sở nuôi dưỡng: ...............................................................................................
Chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng: ...........................................................
...................................................................................................................................
Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại: ....................................................................
..............................................................................ngày..............tháng..............năm............
Chúng tôi cam đoan lời khai
trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của
mình.
Đề nghị.......................................................................................
đăng ký.
|
..................., ngày
......... tháng ….. năm…..…
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
Xác nhận của Người làm chứng thứ nhất4
Tôi tên là………………………….sinh năm…..
Số CMND………………….., cư trú tại………..
…………………………………………………….
Tôi xin làm chứng việc nuôi con
nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của
mình.
|
Xác nhận của Người làm chứng thứ hai
Tôi tên là………………………….sinh năm…..
Số CMND………………….., cư trú tại………..
…………………………………………………….
Tôi xin làm chứng việc nuôi con
nuôi nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về việc làm chứng của
mình.
|
…………….., ngày……tháng…….năm…....
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
…………….., ngày……tháng…….năm…....
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
_______________
1 Trường hợp nuôi con nuôi trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn
nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài, thì gửi Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền đăng ký lại việc nuôi
con nuôi.
2 Nếu có được các thông tin này.
3 Ghi rõ là cha, mẹ đẻ;
người giám hộ hay cơ sở nuôi dưỡng. Nếu là cơ sở nuôi dưỡng thì ghi rõ tên cơ
sở nuôi dưỡng, chức vụ của người đại diện cơ sở nuôi dưỡng.
4 Không
cần có xác nhận của người làm chứng nếu đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND
cấp xã/STP nơi đã đăng ký việc NCN trước đây.
2. Thủ tục Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả. Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường
Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại:
0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ
7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ
(giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày
nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy
đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết
quả cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ
bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để
cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng Hành chính Tư pháp xem xét, tham mưu cho Giám đốc
Sở Tư pháp cấp cho đương sự Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi đó và ghi chú việc nuôi con nuôi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp
yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu
yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá
trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
Xuất trình bản chính giấy tờ đăng ký việc nuôi con
nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc; nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày tiếp theo
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người đã đăng ký việc nuôi con
nuôi
e) Cơ
quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đã ghi chú việc nuôi con nuôi
h) Lệ phí: không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật nuôi con nuôi 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật nuôi con nuôi;
3. Thủ tục Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định, nộp tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp Nghệ
An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện
thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ
đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ
làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo
quy định thì tiếp nhận và viết giấy
hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định
thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ
quá hai lần cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan
và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con
nuôi;
+ Bước 3: Trả kết quả
Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của
pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư
pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ
nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ
sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đó, người
giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định
cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp
Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ của người nhận con nuôi:
+ Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)
+ Hộ chiếu/Chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao)
+ Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa
quá 06 tháng)
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu
là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc
nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).
+ Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
(Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);
+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do
UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của
người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
+ Giấy khai sinh;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp
xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối
với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án
tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định
của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới
thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố
cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con
nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu
làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất
năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc
- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày
đ) Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân người xin nhận con nuôi.
e) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh nơi thường trú của người
được nhận làm con nuôi
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục TTHC: Sở Tư pháp, nơi thường trú của người được nhận làm con
nuôi
Cơ quan phối hợp (nếu có):
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (bản chính - mẫu sử dụng
cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)-
TP/CN-2011/CNNNg.01
h) Lệ phí: 400.000đ
- Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng
hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và việc nuôi con nuôi ở vùng
sâu, vùng xa;
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn xin nhận con nuôi (Mẫu TP/CN-2011/CN.02);
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình của
người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp
xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) - TP/CN-2011/CN.06
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng
nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con
nuôi;
3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha
dượng nhận con riêng, của vợ, mẹ kế nhận con
riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
4. Có tư cách đạo đức tốt.
Các trường hợp không được nhận con
nuôi
1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
3. Đang chấp hành hình phạt tù;
4. Chưa được, xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm
đoạt trẻ em.
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật nuôi con nuôi 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm
2014 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu
trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
Mẫu TP/CN-2014/CN.02
Ảnh 4x6 cm
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI
(Dùng cho trường hợp nuôi
con nuôi trong nước)
|
Ảnh 4x6 cm
|
Kính gửi:1
…………………………………………………
……………………………………………………………...
Chúng tôi/tôi là:
|
Ông
|
Bà
|
Họ và tên
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
Nơi sinh
|
|
|
Dân tộc
|
|
|
Quốc tịch
|
|
|
Nghề nghiệp
|
|
|
Nơi thường trú
|
|
|
Số Giấy CMND/Hộ chiếu
|
|
|
Nơi cấp
|
|
|
Ngày, tháng, năm cấp
|
|
|
Địa chỉ liên hệ
|
|
|
Điện thoại/fax/email
|
|
|
Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:
Họ và tên:……………………………..............................
Giới tính: …………………………
Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................
Nơi sinh:
...........................................................................................................................
Dân tộc: ...........................................
Quốc tịch: ...............................................................
Tình trạng sức khoẻ:
........................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú:......................................................................................
Nơi đang cư trú:
* Gia đình:
|
Ông
|
Bà
|
Họ và tên
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
Địa chỉ liên hệ
|
|
|
Điện thoại,/fax/ email
|
|
|
Quan hệ với trẻ em được nhận làm con nuôi
|
|
|
* Cơ sở nuôi dưỡng2: .......................................................................................................
...........................................................................................................................................
Lý do nhận con nuôi:
........................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam
kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam
kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một
lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh)
cho ..............................................................................................3 nơi chúng tôi/tôi thường trú.
Đề nghị4
......................................................................................................................
xem xét, giải quyết.
.................., ngày
................. tháng ........... năm.................
ÔNG
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
BÀ
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
_______________
1 Trường
hợp người nhận con nuôi thường trú trong nước, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn
nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và
người được nhận làm con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện
Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.
2 Ghi rõ
tên và địa chỉ cơ sở nuôi dưỡng.
3 Ghi
tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
4
Như kính gửi.
Mẫu
TP/CN-2011/CN.06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
TỜ KHAI HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
PHẦN TỰ KHAI CỦA NGƯỜI NHẬN CON NUÔI
1. Ông:
Họ và tên:
.............................................................................
Ngày sinh: .....................
Nơi
sinh:........................................................................................................................
Số Giấy CMND:
....................................... Nơi cấp: ..............................
Ngày cấp: .....
Nghề nghiệp:
................................................................................................................
Nơi thường trú:
.............................................................................................................
Tình trạng hôn nhân1:
................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Bà:
Họ và tên:
.............................................................................
Ngày sinh: .....................
Nơi sinh:
.......................................................................................................................
Số Giấy CMND:
........................................ Nơi cấp: ..............................
Ngày cấp: ....
Nghề nghiệp:
................................................................................................................
Nơi thường trú:
.............................................................................................................
Tình trạng hôn nhân2:
................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Hoàn cảnh gia đình3:..............................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Hoàn cảnh kinh tế:
- Nhà ở:
.........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Mức thu nhập:
............................................................................................................
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Các tài sản khác:
........................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
|
..............., ngày ... tháng ... năm ...
|
|
ÔNG
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
BÀ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ý kiến của
Tổ trưởng tổ dân
phố/Trưởng thôn về
người nhận con nuôi:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
..................,
ngày ..... tháng .... năm .......
Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Xác minh của công chức
tư pháp - hộ tịch4:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................,
ngày ..... tháng .... năm .....
Người
xác minh
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
Xác nhận
của UBND xã/phường/thị trấn
..................,
ngày ..... tháng .... năm ......
TM.
UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
dấu)
|
1 Khai rõ đây là lần kết hôn thứ mấy
của người nhận con nuôi, tình trạng con cái.
2 Khai như chú thích 1.
3 Khai rõ hiện nay
người nhận con nuôi đang sống cùng với ai; thái độ của những người trong gia
đình về việc nhận con nuôi.
4 Ý kiến của cán bộ
xác minh về các nội dung mà người nhận con nuôi tự khai ở trên. Đánh giá người
nhận con nuôi đủ hay không đủ điều kiện để nhận con
nuôi.
IV. Lĩnh vực cấp phiếu Lý lịch tư pháp
1. Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam (Trực tiếp yêu cầu)
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở
Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An),
số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút
đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định
thì tiếp nhận và viết giấy hẹn
trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì
hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ
quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Gửi hồ sơ sang cơ quan Công an tỉnh tra cứu án tích.
- Sau khi có kết quả tra cứu của cơ quan Công an thì hoàn chỉnh hồ sơ trình Giám đốc Sở ký cấp Phiếu Lý lịch
tư pháp cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp
nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ
sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ
sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân + Sổ hộ khẩu
* Ngoài ra để được miễn, giảm lệ phí, cá nhân phải nộp thêm 01
trong các loại giấy tờ sau:
+ Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên: bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu thẻ học sinh, sinh viên còn giá
trị sử dụng hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục,
đào tạo nơi học sinh, sinh viên đang học tập.
+ Đối với người có công với cách mạng: Nộp bản sao
kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng
thực một trong các loại sau Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công", Bằng
"Có công với nước"; Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến.
+ Đối với thân nhân liệt sỹ: Nộp bản sao kèm bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại sau:
Giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ (mẫu số 3-LS2)
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Quyết định cấp giấy chứng nhận gia
đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất (mẫu số 3-LS3) của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Phiếu trợ cấp tiền tuất thân
nhân liệt sỹ (mẫu số 3-LS4) của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và kèm theo các giấy tờ xác nhận có mối quan hệ
nhân thân với liệt sỹ (đối với trường hợp giấy tờ xuất trình chưa đủ để chứng minh quan hệ thân nhân với
liệt sỹ)
+ Đối với người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp
luật yêu cầu nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính sổ hộ
nghèo để đối chiếu, giấy xác nhận thuộc hộ nghèo do UBND
cấp xã nơi người được cấp phiếu lý
lịch tư pháp cư trú cấp.
+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy
định của pháp luật: xuất trình và nộp hộ
khẩu có thường trú tại xã đặc biệt
khó khăn
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
10 ngày làm việc đối với các trường hợp cư trú tại
Nghệ An, 15 ngày làm việc đối với các trường hợp đã cư trú ở nhiều địa phương hay có thời gian cư trú ở nước ngoài; người
nước ngoài; đối tượng cần xác minh đương
nhiên được xóa án tích.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Lý lịch tư pháp
h) Lệ phí:
* 200.000đ/lần cấp/người
* 100.000đ/Iần cấp/người đối với đối tượng
là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
* Miễn thu lệ phí: Người thuộc hộ nghèo theo
quy định của pháp luật, người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu Lý lịch
tư pháp (mẫu số 03/2013TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP
ngày 11/11/2013)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có
I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Lý lịch tư pháp ngày 17/6/2009.
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lý lịch tư pháp
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày
27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng
biểu mẫu và mẫu số Lý lịch Tư pháp
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Mẫu số 03/2013/TT-LLTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ
LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân có yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp)
Kính gửi:
...................................................................
1. Tên tôi là1:.............................................................................................................
2. Tên gọi khác (nếu
có):............................................................3. Giới
tính :..........
4. Ngày, tháng, năm sinh: …........./ …….../ ………
…………………………………...
5. Nơi sinh2:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
6. Quốc tịch:......................................................7.
Dân tộc:............................................
8. Nơi thường trú 3:........................................................................................................
.....................................................................................................................
9. Nơi tạm trú 4:
............................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
10. Giấy CMND/Hộ chiếu
:.......................................5Số:...........................
Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại:......................................................................
11. Họ tên cha:…………………………………….Ngày/tháng/năm sinh
………………
12. Họ tên mẹ:…………………………………… .Ngày/tháng/năm sinh
………………
13.Họ tên vợ/chồng…………………….. ……… Ngày/tháng/năm sinh
………………
11. Số điện thoại/e-mail: .
QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN
THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)
Từ tháng, năm
đến tháng, năm
|
Nơi thường trú/ Tạm trú
|
Nghề nghiệp, nơi làm việc6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):..................................................................................................
.........................................................................................................................
Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 □
Số 2 □
Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản
(trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1): Có □
Không □
Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp:……………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…………………….Phiếu.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật
và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
|
..........., ngày ………
tháng …… năm ………
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
2 Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc
Trung ương.
3, 4 Trường hợp có nơi thường trú và nơi
tạm trú thì ghi cả hai nơi.
5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ
chiếu.
6 Đối với người đã từng là quân nhân
tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì
ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
7 Phiếu lý lịch tư pháp số 1
là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông
tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ
ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích,
bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài
(Trực tiếp yêu cầu)
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11
giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13
giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần
theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá nhân
phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành chính Tư pháp
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Gửi hồ sơ sang cơ quan công an tỉnh tra cứu án tích.
- Sau khi có kết quả tra cứu của cơ quan Công an thì hoàn chỉnh hồ sơ trình Giám đốc Sở ký cấp
Phiếu Lý lịch tư pháp cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
- Công chức trả kết quả tại Bộ
phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các
biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu trong
quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ này vào hồ sơ giải
quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho
người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
+ Bản sao hộ chiếu.
+ Giấy xác nhận thời gian tạm trú ở Nghệ An.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết
quả của việc thực hiện thủ tục
hành chính:
Phiếu Lý lịch tư pháp
h) Lệ phí: 200.000đ/lần cấp/người.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp (mẫu số
03/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011).
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành
chính:
Không có
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Lý lịch tư pháp ngày 17/6/2009.
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lý lịch tư
pháp
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ
Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư
pháp.
- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng
biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày
02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Mẫu số
03/2013/TT-LLTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ
LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân có yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp)
Kính gửi:
...................................................................
1. Tên tôi là1:.............................................................................................................
2. Tên gọi khác (nếu có):............................................................3.
Giới tính:..........
4. Ngày, tháng, năm sinh: …........./ …….../ ………
…………………………………...
5. Nơi sinh2:...............................................................................................................
.....................................................................................................................................
6. Quốc tịch:......................................................7.
Dân tộc:............................................
8. Nơi thường trú 3:........................................................................................................
.....................................................................................................................
9. Nơi tạm trú 4:
............................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
10. Giấy CMND/Hộ chiếu
:.......................................5Số:...........................
Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại:......................................................................
11. Họ tên cha:…………………………………….Ngày/tháng/năm sinh
………………
12. Họ tên mẹ:…………………………………… .Ngày/tháng/năm sinh
………………
13.Họ tên vợ/chồng…………………….. ……… Ngày/tháng/năm sinh
………………
11. Số điện thoại/e-mail: .
QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN
THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)
Từ tháng, năm
đến tháng, năm
|
Nơi thường trú/ Tạm trú
|
Nghề nghiệp, nơi làm việc6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):..................................................................................................
.........................................................................................................................
Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 □
Số 2 □
Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản
(trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1): Có
□ Không
□
Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp:……………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…………………….Phiếu.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật
và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
|
..........., ngày ………
tháng …… năm ………
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
2 Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc
Trung ương.
3, 4 Trường hợp có nơi thường trú và nơi
tạm trú thì ghi cả hai nơi.
5 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ
chiếu.
6 Đối với người đã từng là quân nhân
tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì
ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
7 Phiếu lý lịch tư pháp số 1
là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa;
thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích,
bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (Dùng trong trường hợp ủy
quyền)
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cá nhân nộp hồ sơ:
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ
sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện
thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7
giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy
hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ còn thiếu so với quy định
thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy
đủ theo quy định. Không để cá nhân phải đi lại bổ sung
hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
- Hướng dẫn người đến nộp hồ sơ nộp lệ phí.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
- Gửi hồ sơ sang cơ quan công an cấp tỉnh tra cứu án tích.
- Sau khi có kết quả tra cứu của cơ quan Công an thì hoàn chỉnh hồ sơ trình Giám đốc sở ký cấp phiếu lý lịch tư pháp
cho công dân.
+ Bước 3: Trả kết quả
Công chức trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp thực hiện
các công việc sau:
- Yêu cầu cá nhân nộp lại toàn bộ các biên nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ
sơ (nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ
này vào hồ sơ giải quyết TTHC đã thực hiện hoàn thành.
- Trả kết quả giải quyết TTHC cho
người nhận.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
+ Bản sao
Giấy chứng minh nhân dân (Của người ủy quyền và người được ủy quyền) + Hộ khẩu (Của người ủy quyền)
+ Giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương (Nếu người được ủy quyền không phải
là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người
ủy quyền)
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết
10 ngày làm việc đối với các trường hợp cư trú tại
Nghệ An, 15 ngày làm việc đối với
các trường hợp đã cư trú ở nhiều địa phương
hay có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước
ngoài; đối tượng cần xác minh đương nhiên được xóa án tích
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Lý lịch tư pháp
h) Lệ phí:
- 200.000đ/lần cấp/người
- 100.000đ/lần
cấp/người đối với đối tượng là học sinh,
sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
- Miễn thu lệ phí: Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật, người
cư trú tại xã đặc biệt khó khăn
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư
pháp (mẫu số 04/2013TT-LLTP ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có
i) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Lý lịch tư pháp ngày 17/6/2009.
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Lý lịch
tư pháp
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban
hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và Mẫu sổ Lý lịch tư pháp
- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ
sung một số điều Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc
ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư pháp
- Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch
tư pháp.
Mẫu số 04/2013/TT-LLTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ
LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân trong trường
hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của
người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2)
Kính gửi:
.....................................…………………
1. Tên tôi là1:
2. Tên gọi khác (nếu
có).................................................................3. Giới
tính:..................
4. Ngày, tháng, năm sinh: …./…./.....5.Nơi sinh2:.................................................... .....
6. Địa chỉ3: ........................................................................................................... .....
.....................................................................................Số
điện thoại:.................................
7. Giấy CMND/Hộ chiếu: …………….……………4 Số:....................................................
Cấp ngày.........tháng...........năm.............Tại:...............................................................
8. Được sự ủy quyền :................................................................................................
8.1. Mối quan hệ với người uỷ quyền5:.........................................................................
8.2. Theo văn bản ủy quyền ký ngày 6.................tháng..........năm......................................
Tôi làm Tờ khai này đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp
cho người có tên dưới đây:
PHẦN KHAI VỀ NGƯỜI ỦY QUYỀN
HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1. Họ và tên7:.............................................................................................................. ....
2.Tên gọi khác (nếu có):............................................................3. Giới tính..................
4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ ....5.Nơi sinh2:..........................................................
6. Quốc tịch
:................................................7. Dân tộc:......................................................
8. Nơi thường trú8: .....................................................................................................
..................................................................................................................................
9. Nơi tạm trú9:............................................................................................................
..................................................................................................................................
10. Giấy CMND/Hộ chiếu
:..........................................10Số:..........................................
Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại:..................................................................
11. Số điện thoại/e-mail:..............................................................................................
PHẦN KHAI VỀ CHA, MẸ, VỢ/ CHỒNG
CỦA NGƯỜI ỦY QUYỀN HOẶC CHA, MẸ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
|
CHA
|
MẸ
|
VỢ/ CHỒNG
|
Họ và tên
|
|
|
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
|
|
|
QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI ỦY
QUYỀN HOẶC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN11
Từ tháng, năm
đến tháng, năm
|
Nơi thường trú/ Tạm trú
|
Nghề nghiệp, nơi làm việc12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần khai về án tích, về nội dung cấm đảm nhiệm chức
vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):
...........................................................................................................................................
Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản:
Có □ Không □
Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp:………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:………………………Phiếu
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật
và chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
|
……………, ngày …… tháng ……
năm …….
Người
khai
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1 Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa
thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
2 Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc
Trung ương.
3 Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần
thiết.
4 Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ
chiếu.
5 Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp
người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường
hợp này không cần có văn bản ủy quyền.
6 Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy
quyền.
7 Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
8,9 Trường hợp có nơi thường trú và nơi
tạm trú thì ghi cả hai nơi.
10 Trường hợp là người chưa thành niên
dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.
11 Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp,
nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.
12 Đối với người đã từng là quân nhân
tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì
ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
4. Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp do cơ quan, tổ chức yêu cầu
a) Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
* Cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ
- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ
sơ hành chính tại Sở Tư pháp Nghệ An (số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An), số điện thoại: 0383.737.878.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút
(giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông);
chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
* Công chức tiếp nhận hồ sơ:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường
hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định
thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ
sơ còn thiếu so với quy định thì
hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ
theo quy định. Không để cá nhân, tổ chức phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần
cho một vụ việc.
- Chuyển hồ sơ sang Phòng Hành
chính Tư pháp.
+ Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tra cứu thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp.
+ Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả cho cơ quan, tổ chức.
b) Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp có
ghi rõ thông tin về cá nhân của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết
10 ngày đối với các trường hợp cư trú tại Nghệ An, 15
ngày đối với các trường hợp đã cư trú ở nhiều địa phương hay có thời
gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; đối tượng cần xác minh đương nhiên được xóa án tích
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu Lý lịch tư pháp
h) Lệ phí: Không có
i) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Văn bản yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp
số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng (mẫu 5b/TT-LLTP ban hành kèm theo Thông
tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013)
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư
pháp. (Quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009.
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP
ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật lý lịch tư pháp
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn
sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp sửa đổi,
bổ sung một số điều Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về
việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ Lý lịch tư pháp
Mẫu số 05b/TT-LLTP
(Mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng)
………………………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
|
…………, ngày ……. tháng ……. năm …….
|
Kính gửi1:
…………………………………………………………..
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009,
để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…………………………………………2 đề
nghị ………………………………………1 cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của người có
tên dưới đây:
1. Họ và
tên:................................................................................................................
2 .Tên gọi khác (nếu có):..................................................................3.
Giới tính............
4. Ngày, tháng, năm sinh: …./ …./ ……… 5. Nơi sinh:....................................................
6. Quốc tịch:................................................7.
Dân tộc.................................................
8. Nơi thường trú: .......................................................................................................
...................................................................................................................................
9. Nơi tạm trú:..............................................................................................................
...................................................................................................................................
10. Giấy CMND/Hộ chiếu:..........................................Số:..............................................
Cấp ngày.......tháng.........năm..............Tại:...................................................................
11. Họ và tên vợ (hoặc chồng):.....................................................................................
12. Họ và tên cha: .......................................................................................................
13. Họ và tên mẹ: ........................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
-
|
...................................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
1 Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
hoặc Sở Tư pháp.
2 Ghi rõ tên cơ quan tiến hành
tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
V. Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý
1. Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
+ Đối tượng được trợ giúp pháp lý đến yêu cầu tổ chức hoặc người thực hiện
trợ giúp pháp lý tư vấn vụ việc hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện yêu cầu tổ chức
thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật.
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc yêu cầu trợ giúp
pháp lý, người tiếp nhận xem xét, trả lời ngay cho người có yêu cầu trợ giúp
pháp lý về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài
liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý. Trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà chưa thể cung cấp đủ giấy tờ hoặc do vụ việc trợ giúp pháp lý đã sắp hết thời hiệu hoặc có các lý do khác đòi hỏi phải làm
ngay để tránh gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của
người được trợ giúp pháp lý thì người
tiếp nhận thụ lý và hướng dẫn người được trợ giúp bổ sung các giấy tờ cần thiết.
+ Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trung tâm
Trợ giúp pháp lý số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ
6 hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7
giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
- Bước 2:
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý kiểm
tra, thụ lý vụ việc và phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý, nghiên
cứu, xác minh hồ sơ, tài liệu và tư vấn cho đối tượng.
Trường hợp có căn cứ từ chối thì có văn bản nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện:
Bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý; Chi nhánh của Trung
tâm trợ giúp pháp lý; Điểm trợ giúp pháp lý; Câu lạc
bộ trợ giúp pháp lý; Tổ cộng tác viên trợ giúp pháp
lý.
- Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài
trụ sở).
- Qua thư tín hoặc bằng các hình
thức khác.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý
Người được TGPL có thể tự làm đơn hoặc trực tiếp gặp
người thực hiện trợ giúp trình bày.
Nếu người được TGPL không tự làm đơn thì người thực hiện TG có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu
đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu
họ ký tên hoặc điểm chỉ
- Giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được TGPL (bản sao kèm bản chính
đối chiếu)
Gồm một trong các giấy tờ sau:
Đối với người nghèo:
+ Sổ hộ nghèo hoặc thẻ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận
thuộc diện nghèo của UBND cấp xã hoặc
cơ quan lao động, thương binh, xã hội, cơ quan tổ chức khác có thẩm
quyền theo quy định nơi người có yêu cầu cư trú hoặc làm việc.
Hoặc: Các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết được người có tên là người thuộc
diện hộ nghèo (Thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo hoặc sổ vay vốn ngân hàng chính sách ………).
Người có công với cách mạng:
+ Quyết định công nhận thuộc một trong các đối tượng là người có công với cách mạng
theo quy định của PL ưu đãi người có công với cách mạng.
Hoặc: Giấy xác nhận thuộc diện người có công với cách
mạng của cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc UBND cấp xã nơi người có yêu cầu cư trú.
Hoặc: Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Hoặc: Giấy chứng nhận bệnh binh.
Hoặc: Giấy chứng nhận Gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công kèm giấy tờ xác nhận
mối quan hệ nhân thân (cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi hoặc không có năng lực hành vi dân sự....) với liệt
sỹ (Sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn, Khai sinh...) hoặc xác nhận của UBND cấp xã.
Hoặc: Huân, huy chương hoặc giấy tờ khác xác nhận thuộc
diện người có công với cách mạng.
Hoặc: Bằng có công với nhà nước, kỷ niệm chương hoặc
giấy chứng nhận bị địch bắt, tù đày.
Hoặc: Các loại giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết người có tên là người có công với cách mạng.
Hoặc: Trường hợp người thuộc diện người có công với
cách mạng bị thất lạc các giấy tờ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc cơ
quan, tổ chức nơi
người đó làm việc hoặc UBND cấp xã nơi cư
trú xác nhận.
Người già cô đơn không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không nơi nương tựa của UBND cấp
xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ
sở Bảo trợ xã hội, nhà dưỡng lão, tổ chức chính trị - xã hội nơi
người đó sinh hoạt
Hoặc: Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người
có tên là người già cô đơn không nơi nương tựa.
Người tàn tật không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là người tàn tật không nơi nương tựa
của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, Hội người tàn tật hoặc cơ sở giúp người tàn tật hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó
sinh hoạt.
Hoặc: Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết là người có tên là tàn tật
không nơi nương tựa.
Trẻ em không nơi nương tựa
+ Giấy xác nhận là trẻ em không nơi nương tựa của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ sở Bảo trợ xã hội, nhà tình thương, cơ sở giúp trẻ em hoặc cơ
quan lao động, thương binh, xã hội.
Hoặc: Bản chính hoặc sao Giấy khai sinh hoặc bản sao
chụp từ bản chính có chứng thực của UBND cấp xã hoặc Giấy tờ hợp pháp khác mà dựa
vào đó biết là người có tên là trẻ em không nơi
nương tựa.
Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
+ Giấy xác nhận là người dân tộc thiểu số của UBND cấp
xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ
chức nơi người đó sinh hoạt, làm việc.
Hoặc: Sổ hộ khẩu gia đình thể hiện là người dân tộc thiểu
số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Hoặc: Giấy CMND hoặc giấy tờ chứng minh hợp pháp khác
mà dựa vào đó biết là người có tên là
người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Các đối tượng được TGPL theo các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế thì phải có giấy tờ
chứng minh thuộc diện người được TGPL theo các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận
quốc tế.
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ
việc TGPL (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân được trợ giúp pháp
lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2
của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống
mua bán người.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước tỉnh Nghệ An.
g) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Vụ việc thực hiện bằng hình thức tư vấn: Phiếu thực hiện TGPL hoặc văn bản
tư vấn pháp luật.
- Vụ việc thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng:
+ Văn bản cử Trợ giúp viên pháp lý; luật sư
+ Bản bào chữa, bản bảo vệ quyền, lợi ích của người
được TGPL
+ Tham gia hoạt động tố tụng trong phạm vi quy định của
pháp luật
- Vụ việc được thực hiện bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng;
+ Bản báo cáo về công việc đã thực
hiện trong phạm vi ngoài tố tụng
+ Tham gia hoạt động đại diện ngoài tố tụng
- Vụ việc được thực hiện bằng các hình thức khác
+ Hoạt động thực tế của người thực hiện TGPL
+ Biên bản về việc thực hiện TGPL
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Ban hành kèm theo
Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp).
k) Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người được trợ giúp pháp lý phải đáp ứng các điều kiện
sau:
- Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật
Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP
ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về
phòng, chống mua bán người.
- Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định
tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp
pháp lý.
I) Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà
nước về trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi,
bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư 05/2008/TT-BTP ngày
23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà
nước về trợ giúp pháp lý, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 và Thông tư
số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.........., ngày ..... tháng
..... năm 20.....
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: (1)...............................................................
Họ và tên:
.................................................. (2) hoặc (2a) ....................................................
Ngày, tháng, năm sinh:
............................................. Giới tính: ...................................
Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................................
...................................................................................................................................
Điện thoại: ..................................................................................................................
CMND số: ............................... cấp ngày
.................... tại .................... Dân tộc:.........
Diện người được trợ giúp pháp lý: ..............................................................................
Nội dung vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý: ...................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tài liệu gửi kèm theo đơn: ...........................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ghi chú: ......................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời
trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị (1)........................................
……………………………………………………….xem
xét trợ giúp pháp lý.
|
NGƯỜI YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
(2): Tên người được trợ giúp pháp lý
(2a): Tên người đại diện, người giám hộ cho người được
trợ giúp pháp lý
2. Thủ
tục cấp lại thẻ Cộng tác viên Trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
Trường hợp bị mất thẻ, thẻ hết thời hạn sử dụng hoặc
bị hỏng không còn sử dụng được, Cộng tác viên nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc
Chi nhánh của Trung tâm;
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ
làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều
từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
- Bước 2:
Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh của Trung tâm
kiểm tra danh sách Cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp
lại thẻ cho Cộng tác viên;
- Bước 3:
Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định cấp lại thẻ và trả kết quả tại Trung tâm Trợ giúp
pháp lý.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên;
- Giấy cam kết của người đề nghị cấp lại thẻ về
việc bị mất thẻ cộng tác viên hoặc nộp lại
thẻ đã bị hư hỏng hoặc thẻ hết thời hạn;
- Văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tư
pháp cấp lại thẻ của Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (bản chính);
- 02 ảnh cỡ 2x3cm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại
thẻ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra danh sách cộng tác viên theo số thẻ đã cấp cho cộng tác viên và đề
nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cho cộng tác viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở
Tư pháp xem xét, ký quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp lại thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ cộng tác viên cấp lại giữ nguyên số và ký hiệu của thẻ cấp lần đầu.
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
I) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về Cộng tác
viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Thủ tục thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
- Khi cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP: Cộng tác viên
không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, trừ trường hợp có lý do chính đáng; cộng tác viên có một trong các hành vi quy
định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý; cộng tác viên thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp
pháp lý; cộng tác viên chấm dứt hợp đồng cộng tác với
Trung tâm hoặc không tiến hành ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp thẻ thì Giám đốc
Trung tâm sẽ có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định
thu hồi thẻ cộng tác viên. Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên được gửi cho cộng
tác viên. Thẻ cộng tác viên của người bị thu hồi hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định
thu hồi thẻ cộng tác viên có hiệu lực
pháp luật;
- Chấm dứt hợp đồng cộng tác với cộng tác viên.
- Người bị thu hồi thẻ cộng tác viên được quyền khiếu nại đối với quyết định
thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư
pháp. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của
pháp luật về khiếu nại.
- Bước 2:
Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ và gửi cho cộng tác viên.
- Bước 3:
Cộng tác viên có trách nhiệm nộp lại thẻ Cộng tác
viên.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Nghệ An.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thu hồi thẻ của Giám đốc Trung
tâm;
- Một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định trong Khoản
1 Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên của Giám đốc
Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp sẽ ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác
viên.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
nhà nước tỉnh Nghệ An.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi thẻ cộng
tác viên trợ giúp pháp lý.
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1, Điều 30 Nghị định số
07/2007/NĐ-CP gồm:
- Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp thẻ cộng tác viên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
- Cộng tác viên có một trong các hành vi quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
20 Luật Trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên chấm dứt hợp đồng cộng
tác với Trung tâm hoặc không tiến hành ký hợp đồng cộng tác với Trung tâm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ
ngày được cấp thẻ.
I) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày
12/01/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 07/2012/TT-BTP Hướng dẫn về
cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
4. Thủ tục thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý với cộng tác viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
Cộng tác viên đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chi
nhánh của Trung tâm thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác.
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiếp
nhận và viết giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ
sơ còn thiếu so với quy định thì hướng
dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định. Không để cá
nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai
lần cho một vụ việc.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc
từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến
17 giờ,
- Bước
2:
Giám đốc
Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh được ủy quyền thanh lý hợp đồng trước đây và ký
hợp đồng mới, nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nếu Cộng tác viên không đồng ý
thì chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc thông báo cho Trung tâm chấm dứt hợp đồng;
- Bước 3:
Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm ủy quyền thỏa thuận về việc thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác và
trả kết quả tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc
Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý được ủy
quyền.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác;
- Hợp đồng cộng tác trước đây (bản chính);
- Thẻ cộng tác viên (bản chụp).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay
đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác của cộng tác viên. Trong trường hợp không đồng ý với đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng cộng
tác thì cũng trả lời bằng văn bản cho cộng tác viên được biết
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An
hoặc Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An.
g) Kết
quả thực hiện thủ tục hành
chính: Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm trợ giúp
pháp lý hoặc chi nhánh của Trung tâm với cộng tác viên; Văn bản trả lời không đồng ý thay đổi, bổ sung hợp
đồng cộng tác; Thanh lý hợp đồng cộng
tác.
h) Lệ phí: Không có
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
I) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 07/2012/TT-BTP Hướng dẫn về
cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban
hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước.
5. Thủ tục chấm dứt hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
Cộng tác viên nộp đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý phát hiện cộng tác
viên có hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng Thẻ cộng tác viên hoặc vi
phạm pháp luật trợ giúp pháp lý đến mức phải chấm dứt hợp đồng cộng tác hoặc cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp
bị thu hồi thẻ cộng tác viên quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số
07/2007/NĐ-CP.
Địa điểm tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả: Trung tâm Trợ giúp pháp lý số 56, đường Nguyễn Thị Minh
Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến
11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm
việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
- Bước 2:
Trung tâm quyết định chấm dứt hợp đồng Cộng tác viên
và thanh lý hợp đồng cộng tác với Cộng tác viên.
- Bước 3:
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý làm văn bản đề
nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng
tác viên (gửi kèm văn bản xác nhận vi phạm pháp luật của cộng tác viên).
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng cộng tác (bản
chính) hoặc văn bản xác định cộng tác viên có hành vi vi phạm về quy định sử dụng
thẻ hoặc vi phạm pháp luật trợ giúp pháp lý;
- Quyết định thu hồi thẻ (bản chính) trong trường hợp vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn
04 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cộng tác, Trung tâm thanh lý hợp đồng cộng
tác với cộng tác viên.
đ) Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An.
g) Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định chấm dứt hợp đồng cộng tác; biên bản thanh lý hợp
đồng cộng tác;
- Quyết định thu hồi thẻ của Giám đốc Sở Tư pháp. Cộng tác viên nộp
lại thẻ cộng tác viên và bàn giao lại hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp
lý đang thực hiện cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cộng tác viên có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng thẻ cộng tác viên theo Điều 29 Nghị định số
07/2007/NĐ-CP hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý đến mức phải chấm dứt hợp đồng cộng
tác;
- Cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên theo quy định tại khoản
1 Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP.
l) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
6. Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Khi có đủ căn cứ chứng minh người thực hiện
trợ giúp pháp lý vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc phải thay đổi theo pháp luật tố tụng thì người được
trợ giúp pháp lý phải gửi đơn (nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý) và
các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu thay đổi hoặc trực tiếp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh/thành phố nơi thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để trình bày yêu cầu
của mình, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi hợp lệ, Giám đốc Trung tâm ra Quyết
định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Bước
2:
Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc Trưởng Chi
nhánh ra quyết định thay thế Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên hoặc Luật sư
cộng tác viên để thực hiện trợ giúp pháp lý cho họ.
- Bước
3:
Nhận quyết định thay đổi Trợ giúp viên pháp lý, Cộng
tác viên hoặc Luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh của
Trung tâm.
b) Cách thức thực hiện:
Bằng một trong các hình thức sau:
- Qua Bưu điện.
- Trực tiếp đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý
số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hoặc Chi nhánh.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp
pháp lý.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu
cầu thay đổi.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ yêu cầu thay đổi hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị
định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của
pháp luật về phòng, chống mua bán người.
e) Cơ quan
thực hiện thủ tục hành chính:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Nghệ An hoặc
Chi nhánh của Trung tâm.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
h) Lệ phí: không có
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý;
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về
thủ tục hành chính của Thông tư 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp.
7. Thủ tục khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực
hiện trợ giúp pháp lý.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1:
- Người được trợ giúp pháp lý gửi đơn khiếu nại đến Trung tâm trợ giúp pháp lý
nhà nước đề nghị Giám đốc Trung tâm giải quyết;
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trung tâm Trợ
giúp pháp lý số 56, đường Nguyễn Thị Minh Khai,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ
6 hàng tuần. (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút (giờ làm việc mùa hè) hoặc từ 7
giờ 30 phút đến 12 giờ (giờ làm việc mùa đông); chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
- Bước 2:
- Giám đốc Trung tâm xem xét ra quyết
định giải quyết khiếu nại;
- Người khiếu nại không đồng ý với Quyết định của Giám đốc Trung
tâm thì gửi đơn lên Giám đốc Sở Tư pháp;
- Giám đốc Sở Tư pháp xem xét ra Quyết
định giải quyết khiếu nại.
b) Cách thức thực hiện:
Tại Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Sở Tư pháp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
- Đơn khiếu nại của người được trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ tài liệu chứng minh về việc Trung tâm từ chối hoặc không thực hiện
hoặc thay đổi người thực hiện không phù
hợp với quy định của pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý
và Sở Tư pháp.
g) Kết quả của việc thực hiện TTHC
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại.
h) Lệ phí: Không có.
i) Tên mẫu đơn, tờ khai thực hiện thủ tục hành chính: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý;
VI. Lĩnh vực chứng thực
1. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt
Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt
Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính
giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì công chứng viên tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường
hợp tổ chức hành nghề công chứng không có phương tiện để chụp.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ,
văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng thực và ghi vào sổ
chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản
sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng
thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi
một số chứng thực.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản
sao và bản sao cần chứng thực. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất
trình Bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp
cơ quan, tổ chức không có
phương tiện để chụp.
- Thời hạn giải quyết: Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp
nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy
tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu
trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức hành nghề công chứng
- Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao được chứng thực từ bản chính
- Lệ phí (nếu có): Theo quy định của pháp luật
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu
có): Bản
chính giấy tờ, văn bản cần chứng thực.
Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội
dung.
+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật
nhưng ghi rõ không được sao chụp.
+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội;
tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch
sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
+ Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được
hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều
20 của Nghị định này.
+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực
hợp đồng, giao dịch.
2. Thủ
tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng
thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể
ký, không thể điểm chỉ được phải xuất trình
các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu
cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực
minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không
thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như
sau:
* Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
* Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng thực và ghi vào sổ
chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai)
tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức
hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở của
tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do
chính đáng khác.
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký/điểm chỉ.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ
sơ.
- Thời
hạn thực hiện yêu cầu chứng thực: Trong ngày tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp
theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức hành nghề công chứng
- Kết
quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy
tờ, văn bản được chứng thực chữ ký/điểm
chỉ.
- Lệ phí (nếu có): theo quy định của pháp luật
- Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Trường hợp không được chứng thực chữ ký:
+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực
chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình.
+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử
dụng hoặc giả mạo.
+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản
4 Điều 22 của Nghị định này.
+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch,
trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.