BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 361/QĐ-TCDT
|
Hà Nội,
ngày 14 tháng 05 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN LÀM
VIỆC ĐẶC THÙ TRONG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DỰ TRỮ
NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg
ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày
19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối
với lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, ứng
dụng công nghệ thông tin, đấu thầu, mua sắm tập trung trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 826/QĐ-BTC ngày
03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định danh mục tài sản,
trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù của cơ quan và cán bộ, công chức,
viên chức trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài vụ -
Quản trị, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, phương
tiện làm việc đặc thù trong các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Điều 2. Căn cứ định mức,
tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù quy định tại Điều
1, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện
trong quá trình mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng và xử lý thay thế tài sản.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục
Dự trữ Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- LĐ Tổng cục (Ô.Minh): báo cáo;
- Vụ: KHCNBQ, QLHDT, CSPC (phối hợp);
- Lưu: VT, TVQT.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Bùi Tuấn Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐỊNH MỨC,
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC ĐẶC THÙ TRONG CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC THUỘC TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TCDT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị
và phương tiện làm việc ban hành theo Quy định này áp dụng cho các đơn vị trực
thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, bao gồm:
a) Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;
Chi cục Dự trữ Nhà nước;
b) Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ
Nhà nước;
2. Trang thiết bị và phương tiện làm
việc đặc thù của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức theo quy định này bao
gồm: các trang thiết bị phục vụ công tác nhập xuất, bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ
quốc gia hoặc trang bị cho phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm.
3. Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự
trữ Nhà nước quyết định việc áp dụng Quy định này đối với đơn vị, tổ chức thuộc
phạm vi quản lý.
Điều 2. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết
bị và phương tiện làm việc đặc thù trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục
Dự trữ Nhà nước
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị
và phương tiện làm việc đặc thù của các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự
trữ Nhà nước, Điểm kho dự trữ và Ngăn kho dự trữ thực hiện theo quy định tại Phụ
lục số 01 kèm theo Quy định này.
2. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị
và phương tiện làm việc đặc thù của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước
thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Quy định này.
3. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của từng
loại tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù được quy định tại
Phụ lục số 03 Quy định này. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của tài sản có thể điều
chỉnh, thay đổi theo yêu cầu của công tác nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc
gia phù hợp với từng thời kỳ và sự phát triển kỹ thuật, công nghệ. Thủ trưởng
các đơn vị có thể đề xuất điều chỉnh, sửa đổi tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc cải tiến
tính năng phù hợp với thực tế tại đơn vị để Tổng cục xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Nguyên tắc trang bị
1. Đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết
theo chức năng, nhiệm vụ được giao; có chất lượng tốt, sử dụng lâu, bền, tiết
kiệm, có hiệu quả, bảo đảm yêu cầu từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất.
2. Mức kinh phí mua sắm quy định tại khoản
2 Điều 5, số lượng trang thiết bị và phương tiện làm việc theo các phụ lục ban
hành kèm theo Quy định này là mức tối đa áp dụng cho các đơn vị. Các đơn vị chỉ
thực hiện mua sắm mới những trang thiết bị và phương tiện làm việc còn thiếu
(so với định mức) hoặc thay thế do bị hỏng phải thanh lý.
Nếu số lượng trang thiết bị, phương tiện
làm việc hiện có cao hơn định mức quy định thì cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản
có trách nhiệm báo cáo cấp thẩm quyền điều chuyển và bố trí cho cơ quan, đơn vị
khác sử dụng.
Điều 4. Quản lý, sử dụng trang thiết bị
và phương tiện làm việc đặc thù:
1. Thủ trưởng các đơn vị (Cục Dự trữ
Nhà nước khu vực, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước, Chi cục Dự trữ
Nhà nước) được giao quản lý tài sản có trách nhiệm toàn diện các vấn đề liên
quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng tài sản tại đơn vị mình quản lý theo
đúng chế độ hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và
tiêu chuẩn, định mức tại các phụ lục kèm theo Quy định này; chỉ đạo xây dựng
quy chế quản lý tài sản phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
2. Các tổ chức, cá nhân (bao gồm Phòng
Kỹ thuật bảo quản thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, bộ phận Kỹ thuật bảo quản
thuộc Chi cục Dự trữ Nhà nước, Trưởng kho tại các Điểm kho, Thủ kho bảo quản)
được trang bị tài sản có trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn, đảm bảo khai
thác sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.
3. Trường hợp các đơn vị, cán bộ, công
chức, viên chức vi phạm các quy định trong thực hiện việc mua sắm, trong quản
lý, sử dụng trang thiết bị, tài sản đặc thù thì tùy theo tính chất, mức độ sai
phạm bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
Điều 5. Nguồn kinh phí và hạn mức kinh
phí mua sắm tài sản:
1. Kinh phí mua sắm trang thiết bị và
phương tiện làm việc sử dụng trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
được cấp có thẩm quyền giao và từ các nguồn kinh phí khác theo quy định của
pháp luật.
2. Quy định về mức kinh phí (tối đa) để
mua sắm tài sản, trang thiết bị và phương tiện làm việc đặc thù ban hành kèm
theo Quyết định này được sử dụng làm căn cứ để xây dựng, thực hiện kế hoạch mua
sắm từ năm 2013, cụ thể:
- Tại cơ quan Văn phòng Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực: 1.822.937.000 đồng.
- Tại Văn phòng Chi cục Dự trữ Nhà nước:
1.678.663.000 đồng.
- Tại 01 Điểm kho dự trữ:
3.643.202.000 đồng. Riêng đối với Điểm kho tuyến một là 5.297.448.000đ.
- Tại 01 ngăn kho dự trữ: 22.037.000 đồng.
- Trang bị cho 01 thủ kho bảo quản
lương thực dự trữ: 21.030.000 đồng.
- Tại Trung Tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự
trữ Nhà nước: 424.914.000 đồng.
Trường hợp có biến động tăng về giá
trên thực tế, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục để xem xét, điều
chỉnh.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục,
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước căn
cứ vào tiêu chuẩn, định mức tại Quyết định này để hướng dẫn, tổ chức thực hiện,
nhưng không vượt quá định mức đã quy định.
Điều 6. Dự toán và
công tác mua sắm tài sản đặc thù:
1. Căn cứ tiêu chuẩn, định mức trang
thiết bị và phương tiện làm việc quy định trong các phụ lục kèm theo Quy định
này; tình trạng trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có và nhu cầu cần thiết
về trang thiết bị, phương tiện làm việc; đơn vị dự toán các cấp lập kế hoạch và
dự toán kinh phí mua sắm, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm,
báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước
được cấp có thẩm quyền giao; tiêu chuẩn, định mức quy định; các đơn vị dự toán
các cấp thực hiện mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù theo quy
định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
FILE
ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|