ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3527/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 10 tháng 9 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 683/SVHTTDL-VP ngày 01/9/2015; của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Văn bản số 1358/STP-KSTT ngày 18/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 23 (hai mươi ba) thủ
tục hành chính sửa đổi, 01 (một) thủ tục hành chính bổ sung thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
(Có danh mục TTHC
và nội dung kèm theo)
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày ban hành và thay thế một phần Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày
29/6/2015 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Đ/c Bí thư, các Đ/c Phó BT Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX;
- Gửi: + Bản giấy: TW, TU, HĐND tỉnh;
Các Sở:
VHTTDL, Tư pháp (20b);
+ Điện tử: Thành phần còn lại.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thiện
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ
VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban
hành theo Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 10
tháng 9 năm 2015 của Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Phần
I
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
STT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
I
|
Lĩnh vực Thể dục, thể thao
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể
thao.
|
2
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
billards & snooker.
|
3
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
thể dục thể hình.
|
4
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
vũ đạo giải trí.
|
5
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.
|
6
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể
thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể
thao.
|
7
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
môn võ cổ truyền và vovinam.
|
8
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động quần vợt.
|
9
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
thể dục thẩm mỹ.
|
10
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
dù lượn và diều bay động cơ.
|
11
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
tập luyện quyền anh.
|
12
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
Taekwondo.
|
13
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Lân Sư Rồng
|
14
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Judo
|
15
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bóng đá
|
16
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bóng bàn
|
17
|
Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cầu lông
|
18
|
Cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh
hoạt động Patin
|
19
|
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động của cơ sở thể thao
tổ chức hoạt động Mô tô nước trên biển
|
20
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh bóng chuyền
|
21
|
Đề nghị công nhận ban vận động
thành lập Hội cổ động viên thể thao
|
22
|
Cho phép tổ chức hoạt động thi đấu xe đạp thể thao
tại Việt Nam
|
23
|
Cho phép tổ chức hoạt động thi đấu mô tô thể thao
|
II
|
Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn
|
1
|
Cho phép tổ chức sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể
thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
|
Phần
II
NỘI
DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH
I. Lĩnh vực Thể dục, thể
thao
1. Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà
Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ
tiếp nhận kiểm tra và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường
hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư
điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
3. Thành phần, số
lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
hoạt động thể thao phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Cán bộ, nhân viên chuyên môn của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo
vận động viên quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định
112/2007/NĐ-CP gồm:
+ Huấn luyện viên thể thao: Là người có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc
có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao
quốc tế tương ứng cấp; số lượng huấn luyện viên thể thao
làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm theo yêu
cầu đặc thù từng môn thể thao.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế: Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có
thẩm quyền cấp; doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải có bác sĩ hoặc
nhân viên y tế thường trực.
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện
một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards
và snooker.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có
liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua địa chỉ hộp thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng bằng
ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
a) Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Khu vực đặt bàn phải được bố trí
trong khuôn viên có mái che.
+ Mỗi bàn được đặt có khoảng cách tối
thiểu tính từ thành bàn tới tường là 1,5m. Trong trường
hợp có từ 02 bàn trở lên, khoảng cách các bàn với nhau tối
thiểu là 1,2m.
+ Ánh sáng: Độ sáng tới các điểm trên
mặt bàn và thành băng tối thiểu từ 300Lux.
+ Đèn chiếu sáng: Trường hợp đèn được
thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn
trở lên ít nhất là 1m.
+ Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ
cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt
tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc,
không uống rượu bia.
+ Nơi hoạt động phải thoáng mát, nếu
trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính
màu hoặc che chắn, bảo đảm nhìn thấy được toàn bộ bên trong phòng.
- Về dụng cụ, trang thiết bị:
+ Bàn: Bao gồm các loại bàn snooker,
bàn carom, bàn pool dựa trên các tiêu chuẩn chung của quốc tế về từng loại bàn.
Cụ thể:
- Bàn snooker: Kích thước lòng bàn
3,569m - 1,778m +/- 13mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới
mặt băng 85 - 88mm.
- Bàn pool: Kích thước lòng bàn 2,54m
- 1,27m +/- 3mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt băng
74mm - 79mm.
- Bàn carom: Kích thước lòng bàn lớn 2,84m - 1,42m +/- 5mm, kích thước lòng bàn nhỏ
2,54m - 1,27m +/- 5mm. Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt
băng 75mm - 80mm.
+ Vải bàn: Các loại bàn phải được
trải các tấm vải theo đúng chủng loại.
+ Bi: Bi sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế theo chủng loại bàn.
+ Các trang thiết bị khác: Cơ sở kinh
doanh cung cấp các loại cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng
ghi điểm.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện
hoặc đào tạo vận động viên phải có:
- Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể
thao quốc tế tương ứng cấp.
- Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật thể dục, thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 15/2010/TT-BVHTTDL ngày
31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động billards & snooker.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể
hình
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể
thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên
chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; có cơ sở vật
chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo
đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các giấy
tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Địa điểm tập luyện môn thể dục thể
hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa
các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;
+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
+ Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ
150Lux trở lên;
+ Có hệ thống thông gió đảm bảo thông
thoáng;
+ Có âm thanh,
tiếng ồn không vượt quá 90dBA;
+ Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực
thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
+ Bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, không uống
rượu, bia;
+ Đảm bảo thời
gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng,
chống cháy nổ theo quy định.
- Về trang thiết bị: Trang thiết bị
tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo
lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không
gây nguy hiểm, không gây các biến đổi
không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày
31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình.
4. Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động
thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có
liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của
doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng
hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Nếu gửi hồ sơ
qua địa chỉ hộp thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng bằng
ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Địa điểm tổ chức hoạt động vũ đạo
giải trí đảm bảo các điều kiện sau:
- Địa điểm tập luyện môn vũ đạo giải
trí phải có mái che, diện tích từ 30m2 trở lên;
- Mặt sàn phải
bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
- Có hệ thống cách âm đảm bảo âm
thanh vang ra ngoài địa điểm hoạt động không vượt quá quy định của nhà nước về
tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;
- Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ
rọi từ 150Lux trở lên.
+ Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ
cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
+ Đảm bảo thời gian hoạt động, an
ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo
quy định.
- Về trang thiết bị:
+ Phải có bố trí trang thiết bị cho
người tập, bao gồm: Tấm lót khuỷu tay, tấm lót đầu gối, mũ
đội đầu.
+ Bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt
tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc,
uống rượu, bia.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số
05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL ngày
6/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động
thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ
tiếp nhận kiểm tra và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường
hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư
điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan
có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của
doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của
các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc qua hộp thư điện tử.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Bể bơi:
- Kích thước: Bể bơi được xây dựng có
kích thước tối thiểu 8m x18m hoặc có diện tích tương đương;
- Đáy bể có độ dốc đều, không gấp
khúc, chênh lệch độ sâu không quá 1m đối với bể bơi có chiều dài trên 25m hoặc không quá 0,5m đối với bể bơi có chiều dài đến 25m;
- Thành bể, đáy bể sạch, gạch lát nền
không nứt vỡ. Đối với bể nhảy cầu, đáy phải màu trắng.
+ Bục nhảy:
- Chỉ được lắp bục xuất phát bơi
đối với bể bơi có độ sâu tối thiểu 1,35m;
- Đối với bể nhảy cầu, chiều sâu của bể ít nhất bằng nửa chiều cao tính từ mặt nước đến vị trí đặt
bục nhảy.
+ Sàn: Sàn xung quanh bể bơi (kể cả
khu vực vệ sinh và tắm tráng) phải phẳng không đọng nước, đảm bảo không trơn
trượt.
+ Bồn nhúng chân:
- Bồn nhúng chân đặt tại vị trí trước
khi người tập xuống bể;
- Chiều sâu bồn nhúng chân từ 0,15m -
0,2m;
- Lát gạch tráng men và đủ nước, độ
trong và độ clo dư tốt.
+ Có nhà tắm, nhà vệ sinh và phòng
thay đồ.
+ Âm thanh, ánh
sáng:
- Âm thanh: Bể bơi phải có hệ thống
âm thanh đủ công suất đảm bảo mọi khu vực trên mặt bể đều có thể nghe rõ những
thông báo cần thiết;
- Ánh sáng: Bể bơi
hoạt động phải có hệ thống ánh sáng không nhỏ hơn 300Lux ở mọi địa điểm trên
mặt bể bơi. Khuyến khích có hệ thống đèn chiếu sáng dưới lòng bể.
+ Tiêu chuẩn về nước:
- Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử
trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng
nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
- Đối với các bể bơi có hệ thống lọc
tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể
và hút cặn, bơm bù đủ nước.
- Nước bể bơi đáp ứng được chỉ tiêu
chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt (QCVN02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các chỉ số cụ
thể sau:
TT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Giới
hạn tối đa cho phép
|
Phương
pháp thử
|
Mức
độ giám sát
|
1
|
Màu sắc(*)
|
TCU
|
15
|
TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985)
hoặc SMEWW 2120
|
A
|
2
|
Mùi vị(*)
|
-
|
Không
có mùi vị lạ
|
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160
B
|
A
|
3
|
Độ đục(*)
|
NTU
|
5
|
TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
|
A
|
4
|
CIo dư
|
mg/l
|
-
|
SMEWW 4500CI hoặc US EPA 300.1
|
A
|
5
|
pH(*)
|
-
|
Trong
khoảng 6,0 - 8,5
|
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+
|
A
|
6
|
Hàm lượng Amoni(*)
|
mg/l
|
3
|
SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D
|
A
|
7
|
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)
|
mg/l
|
0,5
|
TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe
|
B
|
8
|
Chỉ số Pecmanganat
|
mg/l
|
4
|
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993
(E)
|
A
|
9
|
Độ cứng tính
theo CaCO3(*)
|
mg/l
|
-
|
TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C
|
B
|
10
|
Hàm lượng Clorua(*)
|
mg/l
|
-
|
TCVN 6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989)
hoặc SMEWW 4500 - Cl- D
|
A
|
11
|
Hàm lượng Florua
|
mg/l
|
-
|
TCVN 6195 - 1996 (ISO 10359 - 1 -
1992) hoặc SMEWW 4500 - F-
|
B
|
12
|
Hàm lượng Asen
tổng số
|
mg/l
|
0,05
|
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As
B
|
B
|
13
|
Coliform tổng
số
|
Vi
khuẩn/ 100ml
|
150
|
TCVN 6187-1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2
- 1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
14
|
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
|
Vi
khuẩn/ 100ml
|
20
|
TCVN 6187-1,2:1996 (ISO
9308-1,2-1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
Các chỉ số trên phải được kiểm tra ít
nhất 01 lần/ngày, lưu mẫu nước (500 ml) mỗi lần kiểm tra tối thiểu 05 ngày. Tài
liệu mỗi lần kiểm tra phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền yêu cầu.
+ Y tế:
- Có phòng y tế, có giường nghỉ cho
người bị mệt và cấp cứu, có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu ngạt nước;
- Đăng ký liên kết cấp cứu với cơ sở
y tế gần nhất;
- Tổ chức nhỏ thuốc mắt, mũi, lau khô
tai cho những người tham gia tập luyện trước khi rời khỏi bể bơi.
+ Mật độ: 01 người/m2 ở
khu vực nước nông (độ sâu dưới 1,0m) hoặc 01 người/2m2
ở khu vực nước sâu (độ sâu từ 1,0m trở lên).
+ Đảm bảo các quy định về thời gian
hoạt động, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
- Về trang thiết bị:
+ Dây phao:
- Dây phao dọc: Được căng dọc theo
đường bơi cho các bể bơi có độ sâu từ 1,40m trở lên dùng
cho các đối tượng đã biết bơi;
- Dây phao ngang: Được căng ngang bể
bơi để chia khu vực có độ sâu từ 1m trở xuống cho người
chưa biết bơi ngăn với khu vực có độ sâu hơn 1m đối với bể
bơi có độ sâu khác nhau.
+ Trang bị cứu hộ:
- Sào cứu hộ: Mỗi bể bơi phải có ít
nhất 06 sào cứu hộ dài 2,50m, sào cứu hộ được sơn màu đỏ -
trắng, được đặt ở các vị trí thuận lợi trên thành bể dễ
phát hiện để khi cần mọi người đều có thể sử dụng;
- Phao cứu sinh: Mỗi bể bơi phải có
ít nhất 06 chiếc phao cứu sinh được đặt ở vị trí thuận
lợi, dễ nhìn thấy;
- Ghế: Ghế cứu hộ phải có chiều cao
ít nhất 1,50m (tính từ mặt bể), được đặt ở hai bên thành
bể để đảm bảo vị trí quan sát thuận lợi cho nhân viên cứu
hộ.
+ Bảng biểu:
- Bảng nội quy: Mỗi bể bơi phải có
bảng nội quy đặt ở vị trí dễ đọc, dễ xem. Nội dung nội quy
phải quy định rõ trách nhiệm của cơ sở thể thao hoạt động bơi, lặn; quyền và
nghĩa vụ của người tham gia tập luyện; quy định khuyến cáo những người không
nên tham gia bơi, lặn như: người mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây
truyền qua tiếp xúc với nước bể bơi, người mắc các bệnh có nguy cơ cao dễ gây
tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ, người uống rượu, ăn
no, vừa làm việc quá mệt hoặc phơi ngoài nắng lâu; những người không được tham
gia bơi, lặn; quy định về trang phục đối với người tập và các nhân viên làm
việc tại bể bơi;
- Biển báo: Trong khu vực bể bơi phải
có đầy đủ các bảng báo hiệu đặt ở các hướng khác nhau và ở vị trí thuận lợi
nhất cho việc quan sát và chỉ dẫn người sử dụng bể bơi;
- Bảng báo hiệu khu vực dành cho
người không biết bơi (có độ sâu từ 1m trở xuống) đặt trên
thành bể sát khu vực cần khuyến cáo;
- Bảng cấm: Thông báo cấm các hành vi
như nhảy chúi cắm đầu ở khu vực bể bơi có độ sâu ít hơn 1,40m;
- Biển báo khác: Có các bảng thông báo nguy hiểm; độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho những
người biết bơi, có độ sâu từ 1,50m; khu vực hạn chế đi
lại, khu vực ưu tiên dành cho người khuyết tật, người già yếu; các bảng đề nghị
giữ vệ sinh chung, tắm sạch trước khi xuống bể bơi.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
+ Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có:
Huấn luyện viên thể thao có bằng cấp
về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận
chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng
cấp.
Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
+ Nhân viên cứu hộ:
- Điều kiện: Phải đảm bảo có nhân
viên cứu hộ thường trực khi có người tham gia tập luyện; Số lượng nhân viên cứu
hộ phải đảm bảo tỷ lệ 200m2 bể bơi/nhân viên hoặc khi có đông
người tham gia tập luyện phải đảm bảo tỷ lệ 50 người
bơi/nhân viên; Nhân viên cứu hộ phải có chứng nhận chuyên môn cứu hộ do Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hiệp hội
thể thao dưới nước Việt Nam cấp.
- Yêu cầu đối với nhân viên cứu hộ:
Nhân viên cứu hộ luôn ở tư thế sẵn sàng cứu hộ; Có trách nhiệm thường xuyên
nhắc nhở người bơi thực hiện tốt nội quy của bể bơi về đảm bảo an toàn; Chọn vị
trí ngồi không bị ngược sáng để quan sát, giám sát chặt chẽ khu vực được phân
công; Phát hiện kịp thời mọi hiện tượng có biểu hiện đuối
nước, tổ chức cứu hộ kịp thời và thông báo ngay với nhân viên y tế và cơ sở y
tế gần nhất.
+ Mỗi hướng dẫn viên chỉ được hướng
dẫn tập luyện cho không quá 20 người đối với trẻ em dưới
10 tuổi, không quá 30 người trong một giờ học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục,
thể thao;
- Thông tư số
02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.
- Thông tư số 14/2014/TT-BVHTTDL ngày 10/11/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về
điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.
6. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động khiêu vũ thể thao.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng
hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản
chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Kích thước:
- Sàn gỗ khiêu vũ có kích thước ít
nhất là 08m x 11m;
- Khoảng cách từ sàn nhà đến trần ít
nhất là 03m.
+ Điều kiện về không gian, âm thanh,
ánh sáng:
- Sàn khiêu vũ phải đảm bảo không
gian thoáng mát.
- Hệ thống âm thanh loa đài đảm bảo
chất lượng, cường độ âm thanh trong khoảng từ 90 dBA đến 120 dBA;
- Có hệ thống
chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên.
+ Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm
ít nhất 2m2/01 người.
+ Đảm bảo các quy định về thời gian
hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống
cháy nổ theo quy định.
- Về trang thiết bị:
+ Phải có phòng tắm, phòng vệ sinh,
tủ đựng quần áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
+ Phải bố trí ghế ngồi và gương soi.
Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện
+ Có bảng nội quy quy định giờ sinh
hoạt tập luyện, không hút thuốc, không uống rượu, bia trong khi tập luyện.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện
hoặc đào tạo vận động viên phải có:
- Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp.
- Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
+ Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn
tập luyện không quá 35 người trong một giờ học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục,
thể thao;
- Thông tư số 03/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về
điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động khiêu
vũ thể thao.
7. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động môn võ cổ truyền và vovinam.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện
hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản
chính hoặc bản gốc.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Địa điểm tập luyện có thể ở trong
nhà hoặc ngoài trời, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn
trượt, không biến dạng;
+ Mật độ tập luyện trên sàn đảm bảo
ít nhất là 2,5m2/01 người;
+ Điểm tập luyện phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng;
+ Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh;
+ Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các
dụng cụ sơ cứu ban đầu;
+ Có khu vực vệ sinh, để xe;
+ Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập
luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin
học của từng võ sinh;
+ Có chương trình, giáo án huấn luyện
cụ thể đối với từng môn võ;
+ Có bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện;
+ Đảm bảo thời gian hoạt động, an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
- Về trang thiết bị, dụng cụ:
+ Phù hợp với Luật thi đấu của từng
môn và các quy định chuyên môn do Liên đoàn Võ thuật cổ
truyền Việt Nam hoặc Liên đoàn Vovinam Việt Nam ban hành.
+ Nếu các trang thiết bị, dụng cụ tập
luyện thuộc danh mục các loại vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ thì phải được quản lý và sử dụng
theo quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ
trợ.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Huấn luyện viên phải có các tiêu
chuẩn sau:
- Đối với Võ cổ truyền: có giấy chứng
nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ thuật cổ truyền do Tổng cục Thể
dục thể thao hoặc Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp
chuyên môn từ cấp 15 trở lên do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp.
- Đối với Vovinam: có giấy chứng nhận
đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc
Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn từ Hoàng đai nhị
(đai vàng hai vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
+ Hướng dẫn viên phải có 1 trong các
tiêu chuẩn sau:
- Đối với Võ cổ truyền: Có giấy chứng
nhận đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Võ cổ truyền do Tổng cục Thể dục thể
thao, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp; có bằng đẳng cấp chuyên môn
từ cấp 13 trở lên do Hội Võ thuật cổ truyền địa phương cấp.
- Đối với Vovinam: có giấy chứng nhận
đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên
đoàn Vovinam Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp, có bằng đẳng cấp chuyên môn từ
Hoàng đai nhất (đai vàng một vạch) trở lên do Liên đoàn Vovinam Việt Nam cấp, mỗi huấn luyện viên hướng dẫn
tập luyện không quá 40 võ sinh trong một giờ học, nếu trên
40 võ sinh đến 60 võ sinh phải có thêm một hướng dẫn viên,
trên 60 võ sinh đến 80 võ sinh phải có thêm hai hướng dẫn
viên.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 14/2011/TT-BVHTTDL ngày 9/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện
hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam.
8. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động quần vợt.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có
liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của
doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của
các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện
hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các giấy
tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Mặt sân quần
vợt phẳng, không trơn trượt, có độ dốc thoát nước mặt sân
và được phủ bằng sơn, cỏ, đất nện hoặc chất tổng hợp đặc biệt. Kích thước sân
quần vợt phải bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế;
+ Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân
với độ rọi từ 300 Lux trở lên;
+ Có cơ số thuốc và dụng cụ sơ cấp
cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
+ Bảng nội quy quy định giờ tập luyện,
biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Về trang thiết bị, dụng cụ:
+ Có lưới chắn bóng bao quanh sân,
bảo đảm khoảng cách từ mép biên ngang đến lưới chắn ít nhất là 4m và từ mép
biên dọc đến lưới chắn ít nhất là 3m.
+ Có ghế trọng tài, dụng cụ đẩy nước.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT
hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về
điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động quần
vợt.
9. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động thể dục thẩm mỹ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà
Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện
hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Kích thước: Sàn tập có diện tích ít
nhất là 60m2; khoảng cách từ sàn tập đến trần
nhà ít nhất là 03m; sàn tập phải bằng phẳng, có thảm hoặc đệm mềm.
+ Điều kiện về không gian, âm thanh,
ánh sáng: Đảm bảo không gian thoáng mát, có hệ thống thông gió; có hệ thống loa
đài đảm bảo chất lượng; cường độ âm thanh trong quá trình hoạt động không vượt
quá 120 dBA; bảo đảm ánh sáng có độ rọi ít nhất 150Lux.
+ Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm
ít nhất 2m2/01 người.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
- Về trang thiết bị, dụng cụ:
+ Phải có phòng vệ sinh, tủ đựng quần
áo, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
+ Phải bố trí ghế ngồi và gương soi.
Số lượng và kích cỡ phù hợp với quy mô, địa điểm tập luyện.
+ Phải có bảng nội quy quy định giờ
tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
+ Khuyến khích trang bị các dụng cụ
bổ trợ phục vụ người tập như: máy chạy bộ, tạ, bục, gậy.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
+ Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên phải có: Huấn luyện viên thể
thao có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên
hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể
thao quốc tế tương ứng cấp.
Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
+ Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn
tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số
05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng
dẫn một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL ngày
14/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ.
10. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động dù lượn và diều bay động cơ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường
hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện
hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể
thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản
chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều
kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật
chất:
+ Khu vực xuất phát, khu vực đỗ, không gian bay của dù lượn và diều bay có
động cơ là vùng đất, mặt nước, vùng trời (sau đây gọi chung là
khu vực hoạt động bay) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp.
+ Khu vực hoạt động bay của dù lượn
và diều bay có động cơ phải có giấy phép của Cục Tác chiến
- Bộ Tổng tham mưu cấp.
+ Bảng chỉ dẫn
được đặt trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết.
+ Bảng chỉ dẫn đối với người tham gia
hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ phải thể hiện các nội dung:
đảm bảo an toàn; không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích;
không được điều khiển các phương tiện bay ra khỏi vùng hoạt động bay cho phép.
+ Bảng chỉ dẫn
đối với người không tham gia hoạt động thể thao dù lượn và diều bay có động cơ khi vào khu vực xuất phát và khu vực đỗ phải thực
hiện các quy định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tôn
trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, thực hiện quy định khu vực
bay; không có các hành động cản trở hay gây khó khăn đối
với hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ.
+ Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù
lượn và diều bay có động cơ phải ghi rõ số điện thoại của
người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần
thiết trên bảng chỉ dẫn.
- Về dụng cụ, trang thiết bị:
+ Trang thiết bị tập luyện, thi đấu
dù lượn không có động cơ:
Cơ sở thể thao tổ chức tập luyện và
thi đấu dù lượn không có động cơ phải được trang bị các thiết bị an toàn cần
thiết: dù chính, đai ngồi, dù dự phòng, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu,
bộ đàm, mũ bảo hiểm.
Hình thức dù lượn không có động cơ
phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Trang thiết bị tập luyện, thi đấu
dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ:
Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có mũ bảo hiểm, hệ thống
dây an toàn, dù dự phòng và thiết bị liên lạc.
Cơ sở thể thao tập luyện và thi đấu dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải được kiểm
tra về chất lượng và an toàn kỹ thuật.
Hình thức dù lượn có động cơ và diều
bay có động cơ phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa dân tộc.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù
lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy,
có đủ cơ số thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu.
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn
+ Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn
không có động cơ:
Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải
có trình độ chuyên môn được Tổng cục Thể dục thể thao hoặc tổ chức xã hội nghề
nghiệp về dù lượn cấp quốc gia công nhận.
Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải
có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên
chứng nhận trước khi bay tối đa không quá 12 tháng.
+ Đối với tập luyện, thi đấu dù lượn
có động cơ và diều bay có động cơ:
Huấn luyện viên huấn luyện vận động
viên dù lượn có động cơ và diều bay có động cơ phải có trình độ chuyên môn được
đào tạo và cấp chứng chỉ của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng
hoặc cơ sở đào tạo của Hiệp hội dù lượn, diều bay trong nước và quốc tế được
Tổng cục Thể dục thể thao công nhận.
Huấn luyện viên, vận động viên phải
có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên
chứng nhận trước khi tham gia hoạt động bay và phải kiểm tra định kỳ tối thiểu
12 tháng/1 lần.
Vận động viên dù lượn có động cơ và
diều bay có động cơ phải được hướng dẫn tập luyện theo các giáo trình và chương
trình huấn luyện của các cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Điều kiện về thông tin liên lạc và
an toàn cứu nạn
Thông tin liên lạc: Cơ sở thể thao tổ
chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ phải trang bị hệ
thống thông tin đảm bảo yêu cầu liên lạc từ bộ phận điều hành đến các vùng hoạt
động dù lượn và diều bay có động cơ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở
thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
An toàn, tìm kiếm và cứu nạn:
+ Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ phải có kế hoạch nêu rõ các phương án đảm
bảo an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách
nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch này.
+ Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động dù
lượn và diều bay có động cơ phải phổ biến và hướng dẫn cho những người tham gia
nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của
Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số
19/2011/TT-BVHTTDL ngày 05/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt
động dù lượn và diều bay động cơ.
11. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quyền anh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên
quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm
tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng
hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua hộp thư điện
tử.
3. Thành phần, số
lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản
chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất: Địa điểm tập
luyện quyền anh phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Địa điểm tập quyền anh phải có diện
tích từ 60m2 trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 2m2/người.
+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn
trượt.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng.
+ Âm thanh, tiếng ồn không làm ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
+ Có cơ số thuốc thông thường và các
dụng cụ sơ cứu ban đầu.
+ Có khu vực vệ sinh, để xe.
+ Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập
luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
+ Có bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi luyện tập.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.
- Về trang thiết bị, dụng cụ: Địa
điểm tổ chức tập luyện quyền anh phải có các trang thiết
bị, dụng cụ tập luyện sau:
+ Găng tập luyện: 01 đôi/ 01 người.
+ Mũ bảo vệ: 01 chiếc/ 01 người.
+ Bao đấm (bao cát), gối đấm.
+ Người tập phải trang bị bịt răng,
bảo vệ bộ hạ (kuki), băng đa, dây nhảy, giày tập luyện.
+ Hướng dẫn viên tập luyện phải có
dụng cụ đỡ đòn (lăm pơ).
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp.
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007
của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện một
số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể
dục, thể thao;
- Thông tư số 20/2011/TT-BVHTTDL ngày
09/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức tập luyện quyền anh.
12. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ
chức hoạt động Taekwondo
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà
Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng
hình thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng
yêu cầu hoạt động thể thao; có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ
bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất: Địa điểm hoạt
động Taekwondo phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Sàn phải có diện tích 60m2
trở lên; mật độ tập luyện tối thiểu 3m2 trên người.
+ Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt.
+ Có đủ ánh sáng, thông thoáng.
+ Âm thanh, tiếng ồn đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Có cơ số thuốc thông thường và dụng
cụ sơ cứu ban đầu, khu vực vệ sinh, nơi để xe.
+ Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập
luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, nơi ở và lưu đơn xin học của từng người.
+ Có bảng quy định 4 điều tâm niệm
của võ sinh Taekwondo; bảng nội quy, quy định giờ tập luyện và các quy định bảo
đảm an toàn khi tập luyện.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn
lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định
- Về trang thiết bị, dụng cụ:
+ Cơ sở hoạt động Taekwondo có tổ
chức đào tạo để tham dự thi đấu các giải thi đấu do Liên đoàn Taekwondo Việt
Nam, Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức phải đáp ứng các trang thiết bị, dụng cụ
tập luyện sau:
TT
|
Trang
bị, dụng cụ
|
Định
mức
|
1
|
Võ phục Taekwondo
|
1
bộ/người tập
|
2
|
Thảm tập luyện 10m x 10m
|
1
bộ/người tập
|
3
|
Giáp tập luyện
|
1
chiếc/người tập
|
4
|
Đích đá các loại
|
1
chiếc/người tập
|
5
|
Bao cát
|
1
chiếc/người tập
|
6
|
Dây thun, dây nhảy
|
1
chiếc/người tập
|
7
|
Bảo hộ tay, chân, gối
|
1
bộ/người tập
|
8
|
Bảo hộ hạ bộ nam (nữ)
|
1
chiếc/người tập
|
9
|
Mũ bảo hộ
|
1
chiếc/2 người tập
|
10
|
Bịt răng
|
1
chiếc/người tập
|
11
|
Gương soi lớn
|
1
chiếc/điểm tập
|
+ Cơ sở luyện tập Taekwondo nhằm nâng
cao sức khỏe cho người tập và không tham gia thi đấu đỉnh
cao cần đáp ứng trang thiết bị, dụng
cụ tập luyện sau:
TT
|
Trang
thiết bị, dụng cụ
|
Định
mức
|
|
Võ phục Taekwondo
|
1
bộ/người tập
|
|
Đích đá các loại
|
1 chiếc/4 người tập
|
- Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục
thể thao chuyên ngành Taekwondo;
+ Có chứng nhận chuyên môn huấn luyện
viên quốc gia do Liên đoàn Taekwondo Việt Nam cấp hoặc bằng huấn luyện viên
quốc tế do Viện Hàn lâm Kukkiwon cấp.
+ Hướng dẫn viên có trình độ chuyên
môn Taekwondo bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1, Mục I Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao và có đai đen
từ 3 đẳng trở lên do Liên đoàn Taewondo Việt Nam cấp.
+ Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn
tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện
một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 21/2011/TT-BVHTTDL ngày
27/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động
của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo.
13. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Lân Sư Rồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp
với nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng
yêu cầu hoạt động thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ
qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản
chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất
+ Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng có
thể ở trong nhà hoặc ngoài trời, diện tích từ 200m2 trở lên;
+ Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn
trượt;
+ Đối với địa điểm tập luyện trong
nhà chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 5m. Trong trường hợp có
sử dụng mai hoa thung chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn
đến trần nhà là 7m, hệ thống chiếu
sáng đảm bảo độ rọi từ 150Lux trở
lên;
+ Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá
120dBA;
+ Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các
dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu;
+ Có khu vực vệ sinh, để xe;
+ Có bảng nội quy quy định thời gian
tập luyện; bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường và phòng, chống cháy nổ theo quy định.
- Trang thiết bị, dụng cụ
+ Lân, Sư, Rồng và các loại trang
phục, đạo cụ kèm theo phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện
hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương;
+ Các loại trống, chiêng, thanh la,
nạ bạt, mai hoa thung và các dụng cụ, đạo cụ phải đảm bảo an toàn, phù hợp với
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Các trang thiết bị, dụng cụ dùng để tập luyện, biểu diễn, thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Về nhân viên chuyên môn:
+ Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên
am hiểu Luật thi đấu Lân Sư Rồng, có trình độ chuyên môn, kỹ chiến thuật về
biểu diễn, thi đấu Lân Sư Rồng;
+ Có giấy chứng nhận đã qua các lớp
tập huấn đào tạo về chuyên môn Lân Sư Rồng do Tổng cục Thể dục thể thao, các
Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lân Sư Rồng trong nước, quốc tế hoặc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL
ngày 29/11/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện hoạt
động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao.
14. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Judo
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
tập luyện.
+ Có thảm tập diện tích từ 64m2 trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn
trượt, đảm bảo không gây chấn thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của
thảm ít nhất là 4cm.
+ Thảm được đặt trên mặt sàn làm bằng
bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo.
+ Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01
người.
+ Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là
200 lux.
+ Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía
ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập.
+ Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu
ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe.
+ Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập
luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học của
từng người.
+ Có bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
+ Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và
ảnh minh hoạ.
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
+ Võ sinh tập luyện phải có võ phục
chuyên môn Judo.
- Về nhân viên chuyên môn
+ Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động
môn Judo phải có huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn hoạt động chuyên môn Judo
bảo đảm một trong các tiêu chuẩn:
Huấn luyện viên thể thao chuyên
nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ
bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc
gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ
về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Mỗi nhân viên chuyên, môn hướng dẫn
tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL
ngày 06/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện hoạt
động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Judo.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao.
15. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bóng đá
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị
cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất:
+ Diện tích sân tập luyện đảm bảo mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích thước tối thiểu của tường có chiều rộng
5m, chiều cao 2,5m và phải được làm bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi
đấu đảm bảo kích thước theo quy định của Luật thi đấu bóng đá.
Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải
đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách
tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.
+ Mặt sân bằng phẳng và được làm bằng một trong các chất liệu: cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo,
đất nện, sàn gỗ, chất dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.
+ Trên sân có đầy đủ các đường kẻ
biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và
các điểm đá phạt.
+ Khung cầu môn đảm bảo kích thước
theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu:
sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.
+ Sân bóng đá liền kề nhà ở, công
trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối
thiểu 3m bao quanh sân.
+ Tập luyện, thi đấu buổi tối phải
đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.
+ Sân phải có nội quy hoạt động với
các nội dung cơ bản sau:
- Sử dụng trang phục thể thao khi tập
luyện, thi đấu;
- Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban
quản lý sân;
- Giao tiếp văn minh, lịch sự, không
được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;
- Không uống rượu, bia, không hút
thuốc trong sân;
- Không được mang các vật cứng, sắc,
nhọn có thể gây thương tích vào sân;
- Không tụ tập tổ chức đánh bạc và
các tệ nạn xã hội khác;
- Thời gian hoạt động.
+ Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng
sơ cứu ban đầu.
+ Có khu vực vệ sinh, thay trang phục
và để xe.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.
+ Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.
- Về nhân viên chuyên môn:
+ Cơ sở thể dục thể thao tổ chức hoạt
động hướng dẫn tập luyện bóng đá phải có người hướng dẫn có trình độ chuyên môn
bóng đá đảm bảo một trong các tiêu chuẩn:
Huấn luyện viên thể thao chuyên
nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ
bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc
gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ
về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục,
thể thao ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục,
thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động
bóng đá;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao.
16. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động bóng bàn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi
bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều
kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị,
dụng cụ tập luyện:
+ Khu vực đặt bàn phải có mái che,
kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn
trượt;
+ Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn
viên có kích thước chiều rộng 5m, chiều dài 10 m;
+ Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các
điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho
mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên;
+ Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ, cấp
cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
+ Bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
+ Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
+ Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy
định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng
23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;
+ Lưới có chiều cao 15,25 cm, mép
trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn,
cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới;
+ Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên
đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;
+ Có bàn để bảng lật số;
- Về nhân viên chuyên môn:
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động
hướng dẫn tập luyện Bóng bàn phải có người hướng dẫn hoạt động có trình độ
chuyên môn Bóng bàn đảm bảo một trong các tiêu chuẩn:
Huấn luyện viên thể thao chuyên
nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ
bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc
gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ
về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày
10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định điều kiện hoạt động của
cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn thực hiện
một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
17. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cầu lông
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường
hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách
nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ
quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận
của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị
cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc
bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực
tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị,
dụng cụ tập luyện:
+ Sân cầu lông phải được bố trí trong
nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng
sơn, chất tổng hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều
dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường chéo sân đôi 14,723
m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông;
+ Bảo đảm ánh
sáng đồng đều trên sân với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, lóa;
+ Chiều cao tối thiểu tính từ mặt sân
đến trần nhà là 8m;
+ Khoảng cách giữa các sân, khoảng
cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quanh
tối thiểu là 1m;
+ Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ,
cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
+ Bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
+ Đảm bảo an
ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
+ Lưới được làm từ sợi dây nylon hoặc
chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến 20mm,
đỉnh lưới được nẹp màu trắng;
+ Chiều cao cột lưới là 1,55m, được làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng
thẳng khi lưới được căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào
trong sân;
+ Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng
cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn.
- Về nhân viên chuyên môn:
Cơ sở thể dục thể thao tổ chức hoạt
động hướng dẫn tập luyện cầu lông phải có người hướng dẫn có trình độ chuyên
môn cầu lông đảm bảo một trong các
tiêu chuẩn:
Huấn luyện viên thể thao chuyên
nghiệp là người được chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành thể dục, thể thao từ
bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên môn do Liên
đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng
cấp.
Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ
về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007
của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày 10/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về
điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động cầu lông;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao.
18. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Patin
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên
quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ
quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức đề
nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh, bao gồm: đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với
nội dung hoạt động; cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
thể thao; nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
(Nếu gửi hồ sơ qua thư điện tử, các
giấy tờ trong thành phần hồ sơ phải sử dụng ảnh scan từ bản chính hoặc bản gốc).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện
thủ tục hành chính:
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị,
dụng cụ tập luyện:
+ Sân tập luyện Patin có diện tích từ
300 m2 trở lên, mật độ tập
luyện tối thiểu 5 m2/người.
+ Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc
trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình
chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên
dùng với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn
không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m.
+ Âm thanh,
tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Có cơ số thuốc thông thường, dụng
cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất.
+ Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để
xe.
+ Có bảng nội quy quy định thời gian
tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống
rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan.
+ Đảm bảo thời gian hoạt động, an
ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo
quy định của pháp luật.
+ Phải bố trí trang thiết bị cho
người tập, bao gồm: Tấm lót khuỷu tay, tấm lót đầu gối; Mũ
đội đầu; Giày trượt.
+ Giày trượt sử dụng đảm bảo các
thông số sau: Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo ôm chân, không lỏng lẻo, thân
giày không bị nghiêng, vẹo quá 45° qua 2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các
khóa; Bánh xe là loại cao su mềm, có độ đàn hồi tốt, vòng
bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại
một trục.
+ Khung đỡ và lắp bánh của giày
(Frames): Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên
5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an
toàn; Loại bằng nhựa có độ đày vị trí mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn.
+ Số lượng trang thiết bị quy định
tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi tối đa
(tính theo diện tích sân).
- Về nhân viên chuyên môn:
+ Người hướng dẫn chuyên môn phải bảo
đảm các điều kiện sau: Đã tham dự lớp tập huấn chuyên môn
Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin cấp
quốc gia tổ chức; Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp và
phải tái khám định kỳ hàng năm.
+ Mỗi người hướng dẫn chuyên môn
hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao ngày
29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về
điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Patin;
- Căn cứ Thông tư số
08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi,
bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy
ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
19. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Mô tô nước
trên biển
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh
nghiệp thể thao. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hoạt động Mô tô nước trên biển của Tổ chức, cá nhân có xác
nhận của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố;
- Bảng tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh về: Đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội
dung hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu hoạt động thể thao, có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng
Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Về vùng hoạt động mô tô nước:
- Vùng hoạt động mô tô nước là vùng
mặt nước được xác định bằng tọa đồ trên hải đồ và hệ thống phao tiêu hoặc cờ
được định vị phù hợp với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Vùng hoạt động mô tô nước ven biển
phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Có độ sâu tối thiểu 2m, không có đá
ngầm, không có rạn san hô;
+ Khoảng cách từ mép nước của bờ biển
đến giới hạn ngoài của vùng hoạt động tối đa là 650m, đến
giới hạn trong của vùng hoạt động tối thiểu là 60m.
b) Về bảng khuyến cáo và bảng nội quy
hoạt động.
Bảng khuyến cáo và bảng nội quy hoạt
động phải đặt ở những vị trí thích hợp, dễ nhận biết. Nội dung chủ yếu của bảng
khuyến cáo và bảng nội quy hoạt động gồm:
- Người tắm biển, người đang thực
hiện các công tác trên biển tuyệt đối không được vào vùng có phương tiện hoạt
động, hoặc đu bám hệ thống cờ, phao neo giới hạn an toàn (trừ nhân viên đang
thừa hành nhiệm vụ và thực hiện công tác cứu nạn trên biển);
- Người tham gia vào hoạt động thể
thao mô tô nước phải mặc áo phao, biết bơi, không mắc các bệnh về tim mạch,
huyết áp, hô hấp;
- Không được uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi tham gia các hoạt
động thể thao mô tô nước;
- Không được điều khiển các phương
tiện ra khỏi vùng hoạt động cho phép đã có cờ, phao neo.
c) Về bến bãi neo đậu
- Phù hợp với quy hoạch đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phải có hệ thống tiếp nhận dầu thải
từ các phương tiện khi hoạt động trên biển.
- Vị trí cửa ra vào của mỗi bến bãi neo đậu phương tiện phải cách nhau ít nhất là 250m;
cửa ra vào bến bãi neo đậu của phương tiện phải có chiều rộng tối thiểu là 6m.
d) Về phao neo, cờ.
- Phao neo, cờ có màu sắc tương phản với màu nước và cảnh quan môi trường để dễ quan sát, phù
hợp theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam (22TCN 269 - 2000) ban
hành theo Quyết định số 4099/2000/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2000 của Bộ Giao thông vận tải.
Chất liệu được sử dụng làm phao neo
phải là các chất liệu không gây ô nhiễm môi trường biển.
- Phao neo, cờ có kích thước như sau:
+ Đường kính phao tiêu ít nhất là
30cm, kích thước cờ từ 30 x 40cm trở lên;
+ Khoảng cách giữa các cờ hoặc phao
tiêu không quá 10m.
e) Về trang thiết bị tập luyện:
- Động cơ của mô tô nước phải có công
suất (tính bằng sức ngựa) phù hợp với thiết kế kỹ thuật
của phương tiện, khi hoạt động không gây tiếng ồn làm ảnh
hưởng đến khu vực nghỉ dưỡng, viện nghiên cứu, trường học,
khu dân cư.
- Mô tô nước khi đưa vào hoạt động phải
có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Mô tô nước phải được kiểm tra định
kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường theo quy định của cơ quan
có thẩm quyền.
f) Về thông tin liên lạc và an toàn
cứu nạn:
- Thông tin liên lạc: Cơ sở thể thao
phải trang bị hệ thống thông tin đảm bảo yêu cầu liên lạc
từ bộ phận điều hành và cứu hộ đến các vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm
quản lý của cơ sở thể thao.
- An toàn cứu nạn:
+ Cơ sở thể thao phải có trạm quan
sát bảo đảm quan sát được toàn bộ vùng hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản
lý của cơ sở;
+ Cơ sở thể thao phải có ca nô cứu hộ, phao cứu sinh (ít nhất là 05 phao), áo phao (ít nhất 02
áo phao/01 mô tô nước);
+ Người tham gia hoạt động phải mặc
áo phao và phải được hướng dẫn sử dụng thành thạo phao cứu sinh. Những người
không biết sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo mô tô
nước phải có huấn luyện viên hoặc hướng dẫn viên đi kèm để điều khiển, hỗ trợ;
+ Phải bố trí nhân viên y tế thường
trực và có phương án khắc phục sự cố, tai nạn xảy ra.
g) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn:
- Doanh nghiệp có hướng dẫn tập luyện
hoặc đào tạo vận động viên phải có:
+ Huấn luyện viên thể thao có bằng
cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng
nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế
tương ứng cấp;
+ Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng
chỉ về y học thể thao do Viện Khoa học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng
đào tạo chuyên ngành y học thể thao cấp.
- Nhân viên cứu hộ phải có giấy chứng
nhận về khả năng bơi cứu hộ 400m trở lên, do Tổng cục thể dục thể thao hoặc
Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam cấp hoặc công nhận.
- Người hướng dẫn tập luyện, nhân
viên cứu hộ phải được khám sức khỏe theo quy định trước khi tham gia hoạt động
và phải tái khám định kỳ 6 tháng một lần.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006;
- Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP
ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày
29/11/2006;
- Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP
ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường;
- Căn cứ Thông tư số 05/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Thông
tư số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Căn cứ Thông tư số
08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi,
bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL ngày
31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định về điều kiện
hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển;
- Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày
08/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ
NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…………, ngày…..
tháng….. năm…….
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động Mô tô nước trên biển
Kính
gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh……………………….
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
Giấy chứng nhận (ghi bằng chữ in hoa):.............
Tên giao dịch: ................................................................................................................
Tên viết tắt: ....................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ..................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………
- Fax: ....................................................
Website: ……………………………………… - Email: .....................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp
luật: .......................................................................
Giới tính: ……………………………………… Chức danh:
..............................................
Sinh ngày: ……/ ……/ …… Dân tộc: …………… Quốc tịch: .........................................
Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ
chiếu) số: ......................................................
Ngày cấp: ……/ ……/ …… Nơi cấp: ..............................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...................................................................................
Chỗ ở hiện tại .................................................................................................................
4. Tên, địa chỉ chi nhánh/Văn phòng
đại diện (nếu có): .................................................
5. Địa chỉ nơi kinh doanh hoạt động
thể thao đề nghị cấp giấy chứng nhận: .................
6. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: ……………………………………..……………. Nơi cấp: ………………….cấp lần đầu ngày…… tháng…… năm ............
Đăng ký thay đổi lần thứ ……….
ngày…… tháng…… năm...................................................
7. Căn cứ vào các quy định hiện hành,
đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho
doanh nghiệp ………………. để kinh doanh hoạt động thể thao Mô tô
nước trên biển.
8. Cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy phạm
của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh hoạt động thể thao./.
XÁC NHẬN CỦA
PHÒNG VH&TT
HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN THEO
PHÁP LUẬT CỦA
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…………, ngày…..
tháng….. năm…….
|
BẢNG
TÓM TẮT TÌNH HÌNH CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH HOẠT ĐỘNG TDTT MÔ TÔ NƯỚC TRÊN BIỂN
Kính
gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh....
- Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
Giấy chứng nhận (ghi bằng chữ in hoa): ................
- Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................................................................
Điện thoại: ……………………………….. - Fax: ...............................................................
Website: ……………………………….. - Email: ...............................................................
- Họ tên người đại diện theo pháp
luật: ..........................................................................
Giới tính: ……………………………….. Chức danh: ........................................................
Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ
chiếu) số: .......................................................
Ngày cấp: ……/ ……/ …… Nơi cấp: ...............................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ....................................................................................
Sau đây là tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh của ……… (tên tổ chức đề nghị cấp
Giấy chứng nhận).
TT
|
Điều
kiện
|
|
|
Ghi
chú
|
I
|
Cơ sở vật chất
|
Số
lượng
|
Loại
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
II
|
Trang thiết bị
|
Số
lượng
|
Loại
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
III
|
Nhân viên
|
Số
lượng
|
Trình
độ
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động
kinh doanh.
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của nội dung kê khai;
- Đảm bảo duy trì và nâng cấp các
điều kiện nêu trên trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện đã trình bày./.
|
…………, ngày…..
tháng….. năm…….
|
XÁC NHẬN CỦA
PHÒNG VH&TT
HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
KT. (TÊN CƠ
QUAN CẤP GCN)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
20. Cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh bóng chuyền
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp,
qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01
bản chính);
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (01 bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thể dục,
thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007
của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Quyết định số 09/QĐ-UBTDTT-TT.II
ngày 03/01/2002 của Ủy ban Thể dục, Thể thao về việc ban hành luật Bóng chuyền
và Luật Bóng chuyền quốc tế.
21. Đề nghị công nhận ban
vận động thành lập Hội cổ động viên thể thao
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ
tiếp nhận kiểm tra và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường
hợp gửi bằng thư điện tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử
(sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể
thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp,
qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin công nhận Ban vận động
thành lập hội (02 bản chính);
- Danh sách và trích ngang của những
người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh;
trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn (02 bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Đính kèm theo thủ tục hành chính.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Người đứng đầu ban vận động thành
lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, có sức khỏe và có uy tín trong lĩnh vực hội
dự kiến hoạt động.
- Số thành viên trong ban vận động
thành lập hội đối với Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh,
có ít nhất năm thành viên.
- Nhiệm vụ của ban vận động thành lập
hội sau khi được công nhận:
- Vận động công dân, tổ chức đăng ký
tham gia hội;
- Ban vận động thành lập hội tự giải
thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật thể dục, thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày
16/4/2013 của Bộ Nội vụ về việc quy định chi tiết thi hành
Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội.
Mẫu 3 - Đơn đề nghị công nhận ban vận
động thành lập hội
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Công
nhận Ban Vận động thành lập Hội …(1)…
Kính
gửi: ...(2)....
Tôi là ... đại diện những người sáng lập
(Ban Sáng lập) Hội …(1)… trân trọng đề nghị ...(2)... xem xét, quyết định công
nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)... như sau:
I. Sự cần thiết và cơ sở công nhận
1. Sự cần thiết ……………………………….
(3)………………………………………….
2. Cơ sở …………………………………….
(4)…………………………………………….
II. Tên, tôn chỉ, mục đích
1. Tên Hội:………………………………….
(5)…………………………………………….
2. Tôn chỉ, mục đích của Hội
………………………. (6)…………………………………….
III. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
chính
……………………………………….
(7)…………………………………………………….
IV. Hồ sơ gồm:
………………………………………. (8)…………………………………………………….
Thông tin khi cần liên hệ:
Họ và tên:
…………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:
………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại:
…………………………………………………………………………………
Ban Sáng lập Hội đề nghị ...(2)... xem
xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hội ...(1)..../.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu Ban Sáng lập Hội.
|
…, ngày … tháng
… năm …
BAN SÁNG LẬP HỘI
(Chữ ký)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên hội dự kiến thành lập;
(2) Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận ban vận động thành lập hộí;
(3) Khái quát thực trạng lĩnh vực hội
dự kiến hoạt động và sự cần thiết thành lập hội;
(4) Nêu rõ việc đề nghị công nhận ban
vận động thành lập hội phù hợp quy định tại Điều 2, Điều 5 và Điều 6 Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP về quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
(5) Tên gọi bằng tiếng Việt, tiếng nước
ngoài (nếu có), tên viết tắt (nếu có) phù hợp với lĩnh vực hội dự kiến hoạt
động và quy định của pháp luật;
(6) Xác định cụ thể tôn chỉ, mục đích
phù hợp tên gọi và quy định của pháp luật;
(7) Xác định cụ thể phạm vi, lĩnh vực
hoạt động chính, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hội dự kiến hoạt động phù
hợp tên gọi, quy định của pháp luật;
(8) Hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều
6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và các tài liệu có liên quan (nếu có). Nhân sự dự
kiến là Trưởng Ban Vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại Khoản 1
Điều 1 Thông tư này.
22. Cho phép tổ chức hoạt
động thi đấu xe đạp thể thao tại Việt Nam.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết
Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp,
qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản xin tổ chức giải thi đấu Xe
đạp thể thao (01 bản chính);
- Văn bản Hướng dẫn kỹ thuật gồm các
nội dung: Sơ đồ kèm theo mặt cắt của đường đua có đánh dấu các điểm quan trọng
trên đường đua; bản đồ chi tiết khu vực xuất phát, đích
hoặc khu vực thi đấu.
(Lưu ý: Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ
thuật ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định
thời hạn giải quyết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Điều kiện chung về địa điểm thi đấu:
+ Có đường đua, sân đua phù hợp với
tính chất và quy mô của giải đấu.
+ Địa điểm tổ chức thi đấu phải có
khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe.
+ Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh
môi trường, phòng chống cháy nổ tại các địa điểm thi đấu
và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật.
- Đường đua Xe đạp đường trường:
+ Có các biển chỉ dẫn thông báo
hướng, địa điểm, cự ly thi đấu, khoảng cách đến các điểm quan trọng: đích đến,
điểm giải thưởng dọc đường, khu vực tiếp tế, đỉnh núi, đoạn đường xấu, đường hẹp, khu đông dân cư, cầu.
+ Đánh dấu và báo hiệu các chướng
ngại vật trên đường đua.
+ Có hàng rào
bảo vệ khu vực trước đích 300m và sau đích 100m.
- Đường đua Xe đạp địa hình:
+ Có các bảng báo hiệu đánh dấu đường
đua theo quy định của Luật thi đấu Xe đạp thể thao.
+ Đánh dấu và báo hiệu các chướng
ngại vật trên đường đua.
+ Đặt các vật liệu mềm hoặc đệm tại
các khu vực có thể gây nguy hiểm cho vận động viên.
+ Có lưới hoặc hàng rào bảo vệ tại
các khu vực nguy hiểm: vực, dốc đứng.
+ Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán
giả với đường đua rộng tối thiểu 2m và phải có hàng rào bảo vệ.
+ Có hàng rào
bảo vệ khu vực trước đích 100m và sau đích 50m.
- Sân đua Xe đạp lòng chảo:
+ Sân đua trong nhà: Mặt sân được làm
bằng gỗ, bằng phẳng và nhẵn. Đường đua có chiều rộng tối thiểu là 5m.
+ Sân đua ngoài trời: Mặt sân được
làm bằng gỗ hoặc bê tông, bằng phẳng và nhẵn. Đường đua có chiều rộng tối thiểu
là 5m.
+ Hành lang an toàn phía trong của
đường đua có chiều rộng tối thiểu là 2,5m đối với sân đua
có chiều dài ngắn hơn 250m, tối thiểu là 4m đối với sân đua có chiều dài từ 250m trở lên.
+ Mép ngoài của đường đua có hàng rào
an toàn bao quanh. Chiều cao của hàng rào tối thiểu là 0,9m, không có những
phần lồi ra, mầu sắc tương phản so với mầu sắc của đường đua.
- Sân đua Xe đạp vượt chướng ngại vật
(BMX):
+ Chiều dài đường đua từ 300m đến
400m (đo từ tâm đường đua), chiều rộng tối thiểu là 5m bao gồm các đoạn đường
thẳng và các khúc cua nghiêng tạo thành đường đua.
+ Khu vực xuất phát được thiết kế
cao hơn so với đường đưa, có chiều rộng tối thiểu là 10m và chiều cao tối thiểu là 1,5m. Đoạn đường xuất phát có các làn đường
xuất phát riêng.
+ Cửa xuất phát có chiều cao tối
thiểu 0,5m với độ dốc không quá 90 độ (90°). Cửa xuất phát được thiết kế để có
thể đỡ được bánh xe của vận động viên.
+ Mép ngoài của đường đua được sơn
màu trắng. Hàng rào ngăn cách đường đua và khán giả được đặt cách đường đua tối
thiểu là 2m, được làm bằng nhựa hoặc chất liệu có khả năng hấp thụ lực va đập
từ vận động viên và xe thi đấu.
+ Có đoạn đường thẳng sau vạch đích
để các vận động viên giảm tốc độ và dừng xe.
- Điều kiện về trang thiết bị:
+ Có thiết bị liên lạc cho các thành
viên tổ chức và điều hành giải đấu.
+ Có máy quay phim ghi lại quá trình
thi đấu.
+ Có phương tiện di chuyển cho các
thành viên tổ chức, điều hành và các đội trong quá trình thi đấu.
+ Có các trang thiết bị phục vụ bộ
phận trọng tài điều hành giải và hướng dẫn đoàn đua gồm:
cờ, chuông, còi, bảng báo giờ, báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị
kiểm tra độ an toàn, kích thước và trọng lượng của xe thi đấu.
- Điều kiện về y tế:
+ Vận động viên tham dự thi đấu phải
có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của bệnh viện đa khoa từ cấp
tỉnh trở lên theo quy định của Điều lệ giải.
+ Điểm cấp cứu có tối thiểu 01 xe cứu
thương, 01 bác sỹ và 06 y tá.
+ Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ để sơ
cứu ban đầu.
+ Đối với các cuộc đua Xe đạp địa
hình, phải bố trí điểm cấp cứu tại các khu vực nguy hiểm
trên đường đua; đảm bảo thuận lợi cho xe cứu thương di chuyển.
- Điều kiện về trọng tài:
+ Trọng tài điều hành giải trong hệ
thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp - Mô
tô thể thao Việt Nam công nhận và triệu tập làm nhiệm vụ.
Số lượng trọng tài mô tô: tối thiểu 1
trọng tài/5 vận động viên nhưng không được ít hơn 30 trọng tài mô tô.
+ Đối với các cuộc thi đấu do địa
phương, ngành tổ chức: Trọng tài điều hành giải phải được Liên đoàn Xe đạp -
Môtô thể thao địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương công nhận và triệu tập.
Số lượng trọng tài mô tô tối thiểu là
25 trọng tài.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT hướng dẫn thực hiện
một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể
dục, thể thao;
- Thông tư số 14/2013/TT-BVHTTDL ngày
19/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định một số nội dung
quản lý tổ chức hoạt động thi đấu xe đạp thể thao.
23. Cho phép tổ chức hoạt
động thi đấu mô tô thể thao
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy
phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Số 18, Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra
và viết giấy biên nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp gửi bằng thư điện
tử sẽ được nhắn tin trả lời qua thư điện tử (sovanhoa_ttdl@hatinh.gov.vn).
- Bước 3: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bằng hình thức trực tiếp,
qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản xin tổ chức giải thi đấu Mô
tô thể thao (01 bản chính);
- Văn bản Hướng dẫn kỹ thuật quy định
rõ sơ đồ và chi tiết kỹ thuật sân thi đấu (01 bản chính);
(Lưu ý: Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ
thuật ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định
thời hạn giải quyết.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Không.
9. Mẫu đơn, mẫu
tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Điều kiện chung về địa điểm thi đấu:
+ Có sân đua phù
hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại các Điều 5 và 6 của
Thông tư này.
+ Địa điểm tổ chức thi đấu phải có
khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe.
+ Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh
môi trường, phòng chống cháy nổ tại các khu vực thi đấu và
địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật.
- Sân thi đấu Mô tô trong sân:
+ Đường đua có chiều dài từ 400m đến
500m (đo từ mép trong của đường đua); mặt sân được làm bằng nhựa asphant hoặc
bằng đất, bằng phẳng và có chiều rộng tối thiểu là 5m; trường hợp có nhiều hơn
4 vận động viên thi đấu một lượt thì chiều rộng đường đua tối thiểu là 6m.
+ Khu vực an toàn ở hai bên đường đua
có chiều rộng tối thiểu là 4m, bề mặt được làm bằng chất liệu mềm hoặc được rải
sỏi để giảm lực ma sát và tránh va chạm giữa vận động viên.
+ Phía ngoài khu vực an toàn có hàng
rào ngăn cách sân đua với khán giả. Chiều cao của hàng rào tối thiểu là 3m,
được làm bằng chất liệu mềm, chắc và có màu sắc tương phản với đường đua.
+ Hàng rào được gắn các thiết bị bảo
hiểm làm bằng chất liệu cao su, mút hoặc cỏ khô, có chiều cao tối thiểu là 1m, chiều rộng tối thiểu là 0,5m, dày tối thiểu là 0,5m. Khoảng cách tối đa giữa các thiết bị bảo hiểm là 0,5m.
- Sân thi đấu Mô tô địa hình:
+ Đường đua có chiều dài tối thiểu là
800m, chiều rộng tối thiểu là 6m, gồm các phần đường thẳng và các khúc cua. Mặt đường đua được làm bằng đất, sỏi hoặc cát theo yêu cầu kỹ thuật
và tốc độ thi đấu.
+ Khu vực xuất phát có chiều rộng tối
thiểu là 10m, được chia thành các làn riêng cho từng vận động viên.
+ Có khu vực chuẩn bị cho vận động
viên ở gần khu vực xuất phát.
+ Phần đường thẳng sau khi xuất phát
có chiều dài tối thiểu là 50m.
+ Có nhiều loại chướng ngại vật đặt
trên đường đua với các yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
+ Đường đua phải được đánh dấu, dễ
phân biệt.
+ Khu vực an toàn ngăn cách giữa khán
giả với đường đua rộng tối thiểu là 8m. Hàng rào được đặt ở
mép ngoài của khu vực an toàn, có chiều cao tối thiểu là 2m, được
làm bằng chất liệu mềm và chắc chắn.
- Điều kiện về trang thiết bị:
+ Có thiết bị liên lạc cho các thành
viên tổ chức và điều hành giải đấu.
+ Bố trí tối thiểu 04 máy quay phim
ghi lại toàn bộ quá trình thi đấu.
+ Có các bảng báo
hiệu theo quy định của Luật thi đấu Mô tô thể thao, Điều
lệ giải, Quy chế thi đấu Mô tô thể thao.
+ Có các trang thiết bị phục vụ bộ
phận trọng tài điều hành cuộc đua gồm: cờ, còi, bảng báo vòng, băng xuất phát,
băng đích, thiết bị kiểm tra an toàn và dung tích của xe.
+ Trường hợp có sử dụng cửa xuất phát
thì cửa xuất phát phải có chiều cao tối thiểu 50cm với độ dốc không lớn hơn 90
độ (90°), thiết kế để giữ được bánh xe của vận động viên.
- Điều kiện về y tế:
+ Các vận động viên tham dự thi đấu
phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh trở
lên theo quy định của Điều lệ giải.
+ Các vận động viên phải có bảo hiểm
tai nạn trong quá trình tham dự giải.
+ Có tối thiểu 02 tổ y tế. Mỗi tổ y tế phải có 01 xe cứu thương, 02 bác sỹ và 06 y tá với đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.
+ Phối hợp với các bệnh viện gần nhất
để xử lý cấp cứu khi cần thiết.
- Điều kiện về nhân viên chuyên môn:
+ Các giải thi đấu
phải đảm bảo tối thiểu 10 trọng tài quốc gia và 12 trọng tài địa phương được
Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam công nhận.
+ Địa điểm tổ chức thi đấu phải được
đại diện kỹ thuật kiểm tra trước 03 ngày trước ngày thi đấu và trong suốt quá
trình diễn ra giải đấu. Đại diện kỹ thuật có quyền dừng thi đấu nếu thấy không
đảm bảo an toàn cho các thành viên tham gia.
Đại diện kỹ thuật do Liên đoàn Xe đạp
- Mô tô thể thao Việt Nam quyết định
11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật thể dục, thể thao;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn một số quy
định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số quy định
của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của UBTDTT
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Thông tư số 13/2013/TT ngày
18/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định một số nội dung
quản lý tổ chức hoạt động thi đấu mô tô thể thao.
II. Lĩnh vực biểu diễn nghệ
thuật
1. Cho phép tổ chức sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ
khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính
năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, số 18, đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh.
Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì
hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp
nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân và chuyển cho Phòng chuyên
môn giải quyết.
Bước 2: Cán bộ Phòng chuyên môn kiểm
tra, nghiên cứu hồ sơ và tham mưu trình Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch ký cấp giấy phép tổ chức sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể
thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo
cụ cho tổ chức.
Bước 3: Đến ngày hẹn, tổ chức và cá
nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị
cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể
thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo
cụ (theo mẫu 02).
- Kịch bản phim hoặc nội dung chương
trình biểu diễn nghệ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách
nhiệm xem xét, có văn bản trả lời về việc đồng ý triển khai thực hiện (theo mẫu
03). Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho đơn vị xin
phép bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Văn bản cho phép.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn
đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn,
vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử
dụng làm đạo cụ (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTVDL).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 25/2012/NĐ-CP
ngày 05/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày
08/7/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục tiếp
nhận hồ sơ cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trình tự, thủ
tục tổ chức triển khai sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ.
Mẫu số 02
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày 8/7/2015 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch)
CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….. , ngày ....
tháng … năm ……
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP TRIỂN KHAI SỬ DỤNG VŨ KHÍ QUÂN DỤNG/SÚNG SĂN/VŨ KHÍ THỂ
THAO/VẬT LIỆU NỔ/CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỂ LÀM ĐẠO CỤ
Kính gửi:
|
Tên cơ quan chủ quản/
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao ……..
|
1. Tên cơ quan/tổ chức (ghi bằng
chữ in hoa):
.....................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................................................................
Điện thoại: ……………………………………… - Fax: .............................................................
Website: ……………………………………… - Email: .............................................................
3. Họ tên người đại diện theo pháp
luật của cơ quan/tổ chức: .............................................
Giới tính: ……………………………………… Chức danh: .......................................................
Sinh ngày: …../ …../ ….. Dân tộc: …..…..…..…..…..….. Quốc tịch: .....................................
Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ
chiếu) còn giá trị sử dụng số: ................................
…..…..…..….. Ngày cấp: …../ …../ ….. Nơi cấp: ................................................................
4. Nội dung đề nghị:
- Loại vũ khí đề nghị sử dụng:
□ Vũ khí quân dụng
□ Súng săn
□ Vũ khí thể thao
- Vật liệu nổ đề nghị sử dụng: ............................................................................................
- Công cụ hỗ trợ đề nghị sử dụng: .....................................................................................
Loại hình: Phim/chương trình biểu
diễn nghệ thuật (ghi rõ tên phim/chương
trình biểu diễn nghệ thuật)
Lý do đề nghị: ...................................................................................................................
Đề nghị ……………………………………………. (ghi rõ tên cơ quan chủ quản hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho
phép triển khai thực hiện sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ
khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng để làm đạo cụ
trong phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Cam kết: Chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ.
|
ĐẠI
DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 03
(Ban
hành theo Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL ngày
8/7/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
CƠ QUAN CẤP TRÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN/
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /CV-……..
V/v triển khai thực hiện sử dụng vũ khí.../vật liệu nổ/công cụ
hỗ trợ còn tính năng, tác dụng làm đạo cụ
|
…………, ngày…..
tháng….. năm 20…….
|
Kính
gửi: ………………………………………………………………………………
……………………………………… (1) đã nhận được Đơn
đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể
thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ ngày……/
tháng……/ năm…… của ………………………………………………
(ghi rõ tên cơ quan, tổ chức).
Sau khi xem xét kịch bản phim/bản nội
dung chương trình biểu diễn nghệ thuật,
Đồng ý/Không đồng
ý (trường hợp không đồng ý ghi rõ lý do) cho cơ quan, tổ chức triển khai sử dụng
vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo
cụ.
Loại hình được sử dụng: Phim/chương
trình biểu diễn nghệ thuật (ghi rõ tên
phim/chương trình biểu diễn nghệ thuật)
Cơ quan, tổ chức (ghi rõ)……………………… có trách nhiệm
liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện theo quy định của
Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư liên
tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA, Thông tư số 06/2015/TT-BVHTTDL và các văn bản
pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ……………..
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
_______________
(1) Tên cơ quan chủ quản hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch