QUYẾT ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC
CỦA BAN TÀI CHÍNH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/1999/QĐ-UB ngày
10/5/1999 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1: - Ban Tài chính xã, phường, thị trấn (gọi chung
là xã, phường) là bộ phận công tác chuyên môn thuộc UBND xã, phường; có chức
năng giúp UBND quản lý Nhà nước về tài chính - ngân sách trên địa bàn theo quy
định của Luật NSNN.
- Ban Tài
chính xã, phường do UBND xã, phường quản lý trực tiếp, toàn diện đồng thời chịu
sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tài chính - vật giá quận, huyện.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tài chính:
- Giúp UBND
xã, phường triển khai thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về
các lĩnh vực tài chính - ngân sách phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa
phương.
- Xây dựng
dự toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách
theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước và thành phố, thực hiện có
hiệu ủa Nghị quyết HĐND xã, phường, cuối năm lập báo cáo quyết toán ngân sách
để trình UBND và HĐND xã, phường phê chuẩn.
- Phối hợp
với các cơ quan chức năng Nhà nước: thuế, Quản lý thị trường... trong việc quản
lý các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế trên địa bàn, đôn đốc công dân thực hiện
nghĩa vụ đóng góp tiền của, lao động theo Nghị quyết HĐND xã, phường và đúng
pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện
các nhiệm vụ về quản lý ngân sách Nhà nước tại xã, phường; quản lý các nguồn tài
chính do ngân sách cấp trên giao hoặc uỷ quyền cho cấp xã, phường tổ chức thực
hiện.
- Quản lý
tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do cấp xã, phường quản lý, sử dụng. Quản lý các
loại quỹ được thành lập theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện
chế độ kế toán ngân sách xã, phường do Bộ Tìa chính ban hành. Quản lý và lưu
trữ tài liệu tài chính, ngân sách, các tài liệu về thực hiện chế độ, chính sách
của Nhà nước về tài chính -ngân sách đối với xã, phường.
- Thực hiện
công khai tài chính - ngân sách theo quy định của Nhà nước.
Điều 3: Tổ chức bộ máy Ban Tìa chính xã, phường gôm:
- 01 Uỷ
viên UBND phụ trách tài chính là Trưởng ban
- 01 kế
toán ngân sách chuyên trách
- 01 thủ
quỹ do cán bộ văn phòng UBND xã, phường kiêm nhiệm
Trường hợp
kế toán ngân sách được bầu là uỷ viên UBND thì không được kiêm kế toán ngân
sách. UBND xã, phường phải tuyển chọn kế toán khác có đủ tiêu chuẩn vào chức
danh này, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Không bố trí vào chức danh kế
toán ngân sách cán bộ đã nghỉ hưu trí, nghỉ mất sức.
Danh sách
thành viên Ban Tài chính xã, phường do UBND quận, huyện quyết định theo đề nghị
của chủ tịch UBND xã, phường. Trưởng phòng Tài chính - vật giá và Trưởng phòng
Tổ chức chính quyền quận -huyện.
Điều 4: Nhiệm vụ của các thành viên Ban Tài chính:
4.1- Nhiệm
vụ của Trưởng ban Tài chính:
- Giúp Chủ
tịch UBND xã, phường trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tài chính - ngân sách
trên địa bàn.
- Đôn đốc,
kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước; quản lý
thu, chi ngân sách và các nguồn tài chính khác phát sinh trên địa bàn xã,
phường.
- Phối hợp
với các bộ phận chuyên môn có liên quan khác ở xã, phường về đôn đốc các hộ
kinh doanh cá thể nộp thuế; quản lý thị trường; quản lý tài sản công và công
tác tổ chức vận động nhân dân chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Kiểm soát
việc lập các báo cáo kế toán tài chính, ngân sách trước khi Chủ tịch UBND xã,
phường ký duyệt.
- Thay mặt
UBND xã, phường viết báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tài
chính -ngân sách để báo cáo trong các kỳ họp UBND và HĐND xã, phường.
- Chủ tịch
UBND xã, phường có thể giao trưởng ban Tìa chính phụ trách một số lĩnh vực công
tác cụ thể về quản lý thu, chi ngân sách.
4.2- Nhiệm
vụ của kế toán ngân sách:
- Lập dự
toán và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được HĐND xã, phường phê duyệt.
Cuối năm lập báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND phê chuẩn và báo cáo cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp.
- Tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo đúng yêu cầu của chế độ kế toán ngân sách xã và
pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước; theo dõi, hạch toán chính xác, kịp
thời, đầy đủ tình hình thu, chi ngân sách, các quỹ tài chính, các khoản thu,
chi từ hoạt động kinh tế và các hoạt động sự nghiệp khác do xã, phường tổ chức.
- Lập các
báo cáo thu, chi ngân sách các loại quỹ và các khoản đóng góp của nhân dân. Lập
báo cáo quyết toán theo quy định trình HĐND xã, phường phê chuẩn và gửi phòng
TC -VG.
- Phổ biến
và hướng dẫn kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế toán của Nhà
nước cho các bộ phận trực thuộc UBND xã, phường.
- Thực hiện
các quy định về công khai các khoản thu, chi ngân sách; các quỹ tài chính của
xã, phường; tình hình hiện có về các tài sản công do cấp xã phường quản lý, sử
dụng.
- Kế toán
ngân sách xã, phường tạm thời được kiêm nhiệm là kế toán ngân sách Đảng uỷ.
4.3- Nhiệm
vụ của thủ quỹ:
- Quản lý,
theo dõi tình hình nhập, xuất quỹ tiền mặt ở xã, phường bao gồm: tiền ngân sách
rút từ Kho bạc Nhà nước về để chi, các khoản tiền thu hộ cấp trên, các loại quỹ
và các khoản tiền mặt khác của xã, phường.
- Hàng ngày
thủ quỹ phải kiểm tiền mặt tồn quỹ thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ,
giữa số tồn quỹ với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải xác định
nguyên nhân và kiến nghị xử lý số chênh lệch đó.
Điều 5: Kế toán trưởng:
- Cán bộ kế
toán ngân sách xã, phường nếu có đủ các tiêu chuẩn do Nhà nước và Thành phố quy
định thì được bổ nhiệm là Kế toán trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi hành
kỷ luật Kế toán trưởng do Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định theo đề nghị
bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã, phường, Trưởng phòng Tài chính -vật giá và
Trưởng phòng TCCQ quận, huyện.
- Người
được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng ngoài các tiêu chuẩn tuyển chọn chức
danh chuyên môn quy định tại các Quyết định số 32/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 và
26/1998/QĐ-UB ngày 10/8/1998 của UBND thành phố, còn phải có những tiêu chuẩn
cụ thể sau đây:
+ Có phẩm
chất đạo đức liêm khiết, trung thực, có ý thức chấp hành luật pháp và đấu tranh
bảo vệ nguyên tắc, chính sách chế độ và luật pháp của Nhà nước.
+ Có trình
độ chuyên môn được đào tạo về nghiệp vụ tài chính - kế toán và có bằng tốt
nghiệp tài chính -kế toán từ bậc trung cấp trở lên.
+ Không vi
phạm chính sách chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và bị kỷ luật từ mức
cảnh cáo trở lên.
+ Đã học
xong và được cấp văn bằng chứng chỉ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Kế toán
trưởng do tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Kế toán
trưởng được bổ nhiệm chính thức thì trong thời gian giữ chức vụ Kế toán trưởng
được hưởng sinh hoạt phí theo ngạch bậc chuyên môn đào tạo.Được hưởng phụ cấp
trách nhiệm (hệ số 0, 1 x mức lương cơ bản). Khi thôi không giữ chức vụ Kế toán
trưởng thì không hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm này.
- Kế toán
trưởng có các quyền hạn, quy định tại Pháp lệnh kế toán -thống kê của Nhà nước
và Chế độ kế toán ngân sách xã do Bộ Tài chính ban hành.
Điều 6: Việc tuyển chọn và quản lý cán bộ kế toán ngân
sách xã, phường được thực hiện theo các Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày
10/8/1998; số 32/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội hướng dẫn
thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ.
Điều 7: Mối quan hệ công tác của Ban Tài chính xã,
phường:
a- Quan hệ
với Phòng Tài chính - vật giá quận, huyện.
- Chấp hành
sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Tài chính - vật giá đối với việc thực hiện các
chính sách, chế độ về tài chính - ngân sách của Nhà nước: chủ trương, biện pháp
điều hành, quản lý ngân sách của ngành và của Chính quyền địa phương.
- Thực hiện
chế độ báo cáo tài chính định kỳ và không định kỳ, bảo đảm đúng thời gian, nội
dung, phương pháp theo quy định và hướng dẫn của Phòng Tài chính - vật giá
quận, huyện.
- Cung cấp
những tài liệu, số liệu liên quan đến các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho việc
quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách của cơ quan tài chính cấp trên.
- Chịu sự
kiểm tra, đôn đốc của Phòng Tài chính - vật giá trong việc tổ chức thực hiện
quy định về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách; chế độ kế toán ngân sách và
các chính sách, chế độ tài chính - ngân sách của Nhà nước và thành phố đối với
cấp xã, phường.
- Kiến
nghị, đề xuất các biện pháp quản lý tài chính - ngân sách đối với cơ quan tài
chính cấp trên trực tiếp.
b- Quan hệ
với Kho bạc Nhà nước quận, huyện
Chấp hành
hướng dẫn của KBNN trong quan hệ giao dịch, kiểm soát các khoản thu, chi ngân
sách; thu, chi các quỹ và các nguồn tài chính khác của xã, phường tại kho bạc
Nhà nước.
c- Quan hệ
với Chi cục thuế quận, huyện:
- Phối hợp
với đại diện cơ quan thuế tại địa phương quản lý, đôn đốc thu nộp thuế, chống
thất thu và tồn đọng thuế trên địa bàn.
- Chấp hành
các quy định về quản lý, sử dụng biên lai thu phí, lệ phí, ấn chỉ do ngành thuế
và ngành tài chính phát hành.
Điều 8: Căn cứ quy định này, UBND các Quận, huyện tiến
hành việc rà soát, sắp xếp và phân loại đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã,
phường; lập báo cáo tổng hợp (theo mẫu kèm theo) gửi về Ban Tổ chức chính quyền
Thành phố và Sở Tài chính - vật giá xem xét, thẩm định. Sau khi có ý kiến của
Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và Sở Tài chính - vật giá, Chủ tịch UBND
quận, huyện ra quyết định thành lập Ban Tài chính và phê chuẩn thành viên Ban
Tài chính. Các Quận, huyện phải hoàn thành việc này trong năm 1999.
Sở Tài
chính - vật giá có trách nhiệm tổ chức tuyến và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế
toán trưởng cho cán bộ kế toán ngân sách xã, phường để có đủ điều kiện thực
hiện việc bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng theo qui định.