ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3336/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 04 tháng 07 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG
NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết
thủ tục hành chính và báo cáo về tình
hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Trưởng ban quản lý
Khu Công nghệ cao tại Tờ trình số 04/TTr-KCNC ngày 21 tháng 5 năm 2014 và ý kiến
thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại văn bản số 2388/STP-KSTT ngày 12 tháng 5
năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết theo phụ lục
đính kèm.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố
Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- UBMTTQ TP và các thành viên (6);
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: C,PVP;
- Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát TTHC);
- TT Công báo TP; TT Tin học TP;
- Sở Thông tin - Truyền thông (Trang web TP - để công khai);
- Lưu: VT, (CCHC/Đ).
|
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN
QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3336/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới
ban hành
STT
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Tên văn bản
QPPL quy định thủ tục hành chính mới
|
I. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường
|
1
|
Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường
|
Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ủy quyền
cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trong Khu Công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/3/2014.
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1:
Chủ dự án chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
hồ sơ của Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (địa chỉ: Lô T2-3, đường D1, phường
Tân Phú, Quận 9, TP.HCM), vào các ngày làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi
sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16
giờ 30 phút).
+ Bước 2: Ban Quản lý Khu Công
nghệ cao tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
√ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
theo quy định, Bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ và xuất biên nhận.
√ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
theo quy định, Bộ phận tiếp nhận hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
Thời hạn tiếp nhận và trả lời tính đầy
đủ của hồ sơ: Năm (05) ngày làm việc.
+ Bước 3:
Thẩm định hồ sơ
Ban Quản lý thành lập hội đồng và tổ
chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm những bước sau:
√ Dự thảo quyết định thành lập hội đồng
thẩm định với cơ cấu và thành phần theo quy định tại Điều 18 của Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 theo mẫu quy định tại Phụ lục 3.1 của Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
√ Yêu cầu chủ dự án cung cấp, bổ sung
các tài liệu liên quan trong trường hợp cần thiết và gửi cho các thành viên hội
đồng thẩm định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định
thành lập hội đồng thẩm định.
√ Thu thập, cung cấp các thông tin
liên quan đến dự án cho hội đồng thẩm định.
√ Tổ chức các cuộc họp của hội đồng
thẩm định và các hoạt động quy định tại Khoản 4, Điều 18 của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP .
√ Thông báo bằng văn bản cho chủ dự
án về kết quả thẩm định và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh hồ sơ thẩm
định trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức phiên họp chính
thức cuối cùng của hội đồng thẩm định. Nội dung của văn bản thông báo phải chỉ
rõ một (01) trong các tình trạng sau đây về kết quả thẩm định: thông qua không
cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều
kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua.
√ Tổ chức rà soát nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường của chủ dự án gửi lại sau khi chỉnh sửa, bổ sung.
Trong trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị một số thành viên hội đồng tiếp
tục cho ý kiến nhận xét về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh
giá tác động môi trường đã được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung.
√ Dự thảo quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.6 của Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 đối với trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
√ Lập dự toán, thanh quyết toán các
khoản chi phí cho hoạt động của hội đồng thẩm định.
+ Bước 4:
Trả lời kết quả thẩm định
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc
thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện báo cáo,
ký vào phía dưới của từng trang báo cáo (trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục 2.4 của Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhân bản,
đóng thành quyển gáy cứng, đóng dấu (nếu có) và gửi báo cáo đến cơ quan thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy
định tại Khoản 2, Điều 21 của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP kèm theo một (01) bản
được ghi trên đĩa CD và văn bản của chủ dự án giải trình về những chỉnh sửa, bổ
sung nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu trong văn bản
thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thường trực thẩm định.
+ Bước 5:
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Ban Quản lý ban hành quyết định phê
duyệt và chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động
môi trường về việc đã phê duyệt báo cáo này và gửi chủ dự án và các cơ quan
liên quan
- Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở Ban Quản lý.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
(1) Một (01) văn bản của chủ dự án đề
nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định
tại Phụ lục 2.3 của Thông tư
26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011.
(2) Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định
nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của
công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác
động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội
dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại
các Phụ lục 2.4 và Phụ lục 2.5 của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011.
(3) Một (01) bản dự án đầu tư (báo
cáo nghiên cứu khả thi).
(4. Một (01) bản sao quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi
trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành (đối với dự án cải tạo, mở rộng,
nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động
đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản
cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án
bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143, Phụ lục II của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP)
(5) Một (01) bản sao quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó (đối với dự án đã
được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đi vào vận hành
phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: thay đổi
địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời gian
ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường; tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia
tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường
không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh
các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết
quả tính toán, dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận và trả lời tính
đầy đủ của hồ sơ: Năm (05) ngày làm việc.
+ Thời hạn thẩm định: tối đa là ba
mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án
phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định
là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
+ Thời hạn phê duyệt: tối đa là mười
lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính
là Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ
lục 2.3 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường).
+ Mẫu bìa và trang phụ bìa của báo
cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ
lục 2.4 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường).
+ Cấu trúc và nội dung của báo cáo
đánh giá tác động môi trường (Phụ lục
2.5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường).
- Phí, lệ phí: 5.000.000 đồng/hồ sơ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường; báo cáo đánh giá tác động môi trường được xác nhận.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính (nếu có): Không có.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
+ Luật Bảo vệ môi trường 2005, có hiệu
lực từ ngày 01/7/2006;
+ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày
05/6/2011;
+ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày
18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị
định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, có hiệu lực
thi hành từ ngày 02/9/2011;
+ Thông tư liên tịch số
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, có hiệu lực thi
hành từ ngày 10/5/2010;
+ Quyết định số 97/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND thành phố về thu
phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;
+ Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày
25/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về
việc ủy quyền cho Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trong
Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực thi hành từ ngày
25/3/2014./.
PHỤ LỤC 2.3
MẪU
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường)
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …….
V/v thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án (2)
|
(Địa danh), ngày
... tháng ... năm ...
|
Kính
gửi: (3)
Chúng tôi là: (1), chủ dự án (2), thuộc
mục số... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số... Phụ lục III) Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Dự án đầu tư do... phê duyệt.
- Địa điểm thực hiện Dự án:…;
- Địa chỉ liên hệ:...;
- Điện thoại:...; Fax:...; E-mail:
...
Xin gửi đến quý (3) hồ sơ gồm:
- Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương);
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động
môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực
của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh
giá môi trường của Dự án.
Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu ...
|
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của Dự án;
(3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự
án.
PHỤ LỤC 2.4
MẪU
BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)
(Cơ quan chủ quản/phê
duyệt dự án (nếu có))
(Chủ dự án)
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
của Dự án (1)
CHỦ DỰ ÁN (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu) (**)
|
ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu
có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Tháng… năm…
|
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của Dự án;
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;
(**) Chỉ bắt buộc đóng dấu nếu chủ dự
án là pháp nhân.
PHỤ LỤC 2.5
CẤU
TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của
Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường)
MỤC
LỤC
DANH
MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH
MỤC CÁC BẢNG
DANH
MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM
TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Cần nêu rõ các nội dung chính của dự
án, các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và chương trình quản lý môi trường. Bản
tóm tắt cần được trình bày súc tích với văn phong dễ hiểu, không nặng tính kỹ
thuật và có dung lượng không quá 10% tổng số trang của báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM).
MỞ
ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra
đời của dự án đầu tư (sự cần thiết phải đầu tư dự án), trong đó nêu rõ là loại
dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
Lưu ý:
- Đối với trường hợp lập lại báo cáo
ĐTM, phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, thời gian ban hành, cơ quan ban
hành quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án trước đó.
- Đối với
trường hợp dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp,
nâng công suất, phải nêu rõ văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc xác nhận/đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt/văn
bản xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
đang hoạt động.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của
dự án).
1.3. Mối quan hệ của dự án với các
quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê
duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án:
đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
hoặc đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt).
1.4. Trường hợp dự án nằm trong khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu đầy đủ tên gọi của khu đó, sao
và đính kèm các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo ĐTM:
- Quyết định phê duyệt (nếu có) báo
cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung khác.
- Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực
hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trường
hợp báo cáo ĐTM của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
khác đi vào vận hành sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của
việc thực hiện ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật và
kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong
đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng
văn bản.
2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn
áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt
Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các
tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được sử dụng trong báo cáo ĐTM của dự án.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do
chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
3. Phương pháp áp dụng trong quá
trình ĐTM
Liệt kê đầy đủ các phương pháp được sử
dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và phân loại thành hai nhóm:
- Các phương pháp ĐTM;
- Các phương pháp khác (điều tra, khảo
sát, nghiên cứu, đo đạc, phân tích môi trường...).
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực
hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay
không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu
rõ tên đơn vị tư vấn, họ và tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ
của đơn vị tư vấn.
4.2. Danh sách những người trực tiếp
tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các
thành viên của đơn vị tư vấn, nêu rõ học
hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
Chương I
MÔ
TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Nêu chính xác như tên trong dự án đầu
tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương của dự án).
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ: chủ dự án, địa chỉ và
phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức danh của người đại diện theo
pháp luật của chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa
độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm thực hiện dự án trong mối
tương quan với:
- Các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường
giao thông; hệ thống sông suối, ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi;
khu bảo tồn...).
- Các đối tượng kinh tế - xã hội (khu
dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các công trình
văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử...).
- Các đối tượng khác xung quanh khu vực
dự án, đặc biệt là các đối tượng có khả năng bị tác động bởi dự án.
- Các phương án vị trí của dự án (nếu
có) và phương án lựa chọn. Lưu ý mô tả cụ thể hiện trạng quản lý và sử dụng đất
trên diện tích đất của dự án.
Các thông tin về các đối tượng tại
mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa lý (trường hợp cần thiết, chủ
dự án bổ sung bản đồ hành chính vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ
ràng.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
(phương án lựa chọn)
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
1.4.2. Khối lượng và quy mô các
hạng mục dự án
Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối
lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục của dự án có khả
năng gây tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ,
bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ,
bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2
loại sau:
- Các hạng mục công trình chính: công
trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;
- Các hạng mục công trình phụ trợ phục
vụ cho hoạt động của công trình chính như: giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát
nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt
bằng, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải,
nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có), các công trình bảo vệ rừng,
tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn, lan truyền nước phèn, ngăn ngừa
thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở, bồi lắng; các công trình ứng phó
sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường (nếu có) và các công trình khác (tùy
thuộc vào loại hình dự án).
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng
thi công xây dựng các công trình của dự án
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận
hành
Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ sản
xuất, vận hành từng hạng mục công trình có khả năng gây tác động đến môi trường,
kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi
trường có khả năng phát sinh như: nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố gây
tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân bằng nước, bồi lắng,
xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên, xâm phạm vào khu dân
cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất, kinh doanh.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết
bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết
bị chính cần có của dự án (nếu là máy móc, thiết bị cũ thì cần làm rõ tỷ lệ phần
trăm cũ/mới của thiết bị).
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu
(đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất
của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu
ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học, nếu có.
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện
các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi
vào vận hành chính thức và có thể thể hiện dưới dạng biểu đồ.
1.4.8. Vốn đầu tư
Nêu rõ tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu
tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự
án.
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực
hiện dự án
Yêu cầu:
- Đối với dự án quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của mục 1.4 cần phải thể hiện thêm các
thông tin về cơ sở đang hoạt động đặc biệt là các công trình, thiết bị, hạng mục,
công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án
nâng cấp; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được thay đổi, điều
chỉnh, bổ sung.
- Đối với dự án được lập lại báo cáo
đánh giá tác động môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, nội
dung của mục 1.4 cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự
án, thể hiện rõ các thông tin về các thay đổi, điều chỉnh của dự án.
Chương 2
ĐIỀU
KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa
chất
Chỉ đề cập và mô tả các đối tượng, hiện
tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi
các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng
sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết);
chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng
Chỉ trình bày các đặc trưng khí tượng
có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên quan đến
ĐTM (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức
xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về
khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu
tham khảo, sử dụng.
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải
văn
Chỉ trình bày các đặc trưng thủy
văn/hải văn có liên quan đến dự án và/hoặc làm căn cứ cho các tính toán có liên
quan đến ĐTM (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy
văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo,
sử dụng.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng
các thành phần môi trường vật lý
Chỉ đề cập và mô tả các thành phần
môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như: môi trường không
khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến các vùng bị ảnh
hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của
dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.
Đối với môi trường không khí, nước, đất
và trầm tích đòi hỏi như sau:
- Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc,
phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường khu vực dự án
(lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm,
đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng
sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích
phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường; kết quả
đo đạc, lấy mẫu, phân tích phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị
có chức năng theo quy định của pháp luật);
- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không
khí, nước, đất và trầm tích được đánh giá so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở
dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực
dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên
sinh học
Cần có số liệu mới nhất về các hệ
sinh thái trên cơ sở khảo sát thực tế do chủ dự án hoặc chủ dự án ủy nhiệm đơn
vị tư vấn thực hiện, hoặc tham khảo từ các nguồn khác.
- Nêu số liệu, thông tin về các hệ
sinh thái cạn có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: các nơi cư trú, các vùng
sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước, các vườn quốc gia, khu bảo vệ thiên nhiên,
khu dự trữ sinh quyển trong và lân cận khu vực dự án), khoảng cách từ dự án đến
các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất. Diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục
các loài thực vật, động vật hoang dã, các loài sinh vật được ưu tiên bảo vệ,
các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án.
- Nêu số liệu, thông tin về các hệ
sinh thái nước có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm các đặc điểm hệ sinh thái
nước, danh mục các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy sản
khác.
Yêu cầu:
- Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo
sát thực tế do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn,
thời gian khảo sát.
- Đối với dự án quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, trên cơ sở số
liệu hiện có, nội dung của mục 2.1 Phụ lục này cần bổ sung các thông tin về các
thay đổi môi trường tự nhiên so với thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án
trước đó và nêu rõ số liệu về kết quả
giám sát, quan trắc môi trường đã được thực hiện đối với cơ sở đang hoạt động.
Phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
Chỉ đề cập đến các hoạt động kinh tế
(công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp,
thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng do dự án trong khu vực dự án và số liệu kinh tế
vùng kế cận có thể bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham
khảo, sử dụng.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
Chỉ đề cập đến: dân số, đặc điểm các
dân tộc (nếu là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số), vị trí, tên các công trình
văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị
và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động
bởi dự án; các ngành y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo ở các địa
phương tại vùng có thể bị tác động do dự án.
Yêu cầu:
- Số liệu về kinh tế, xã hội phải được cập nhật vào thời điểm
ĐTM trên cơ sở chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn khảo sát bổ sung, kết hợp số liệu
thu thập từ các nguồn khác. Chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Đối với dự án quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 10 Thông tư này và các dự án quy định tại Điều 11 của Thông tư này, nội dung của mục 2.2
Phụ lục này cần so sánh, đối chiếu với điều kiện kinh
tế - xã hội tại thời điểm báo cáo ĐTM đã
được phê duyệt và phân tích các nguyên nhân của các thay đổi đó.
Chương 3
ĐÁNH
GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Nguyên tắc chung: Việc đánh giá tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế -
xã hội được thực hiện theo các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai
đoạn khác (nếu có) như: tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các
hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường và phải được cụ thể hóa
cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều
phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết
về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định
lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng
các phương pháp tính toán cụ thể hoặc mô hình hóa (trong các trường hợp có thể
sử dụng mô hình) để xác định một cách định lượng các tác động) và so sánh, đối
chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy
định hiện hành).
3. Đánh giá tác động
3.1.1. Đánh giá tác động trong
giai đoạn chuẩn bị của dự án
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn
chuẩn bị của dự án phải được thực hiện đối với các hoạt động trong giai đoạn
này và phải bao gồm các công việc sau:
- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm từng phương án địa điểm thực hiện dự án (nếu
có) đến môi trường.
- Tác động do giải phóng mặt bằng, di
dân, tái định cư (nếu có). Trường hợp các
hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư được thực hiện theo nhiều
giai đoạn, nội dung này cần tiếp tục được đánh giá đầy đủ trong các giai đoạn
tương ứng;
- Tác động do quá trình san lấp mặt bằng
dự án (nếu có).
3.1.2. Đánh giá tác động trong
giai đoạn thi công xây dựng
3.1.3. Đánh giá tác động trong
giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
3.1.4. Đánh giá tác động trong
giai đoạn khác của dự án (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các
hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường)
Yêu cầu:
Trong giai đoạn thi công xây dựng,
giai đoạn vận hành và giai đoạn khác (nếu có) của dự án (mục 3.1.2, 3.1.3 và
3.1.4 Phụ lục này), cần làm rõ các hoạt động của dự án và trên cơ sở đó đánh
giá tác động của các hoạt động của dự án theo từng nguồn gây tác động. Từng nguồn
gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi
tác động, mức độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các
đối tượng bị tác động.
Lưu ý cần làm rõ:
- Nguồn gây tác động có liên quan
đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng (tải lượng) và nồng độ của tất cả
các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành; cụ thể hóa về không gian và thời gian phát sinh chất
thải;
- Nguồn gây tác động không liên
quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi
lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm;
xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, động vật hoang dã, tác động
đến các hệ sinh thái nhạy cảm, suy thoái
các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học, các
tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động không liên quan đến chất
thải khác);
3.1.5. Tác động do các rủi ro, sự cố
- Việc đánh giá tác động này là dựa
trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro của dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi
hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định các rủi ro, sự cố xảy
ra trong quá trình triển khai dự án;
- Chỉ dẫn cụ thể về không gian, thời
gian có thể xảy ra rủi ro, sự cố;
- Chỉ dẫn cụ thể về mức độ, không
gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết,
độ tin cậy của các đánh giá
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết,
độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi
trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án. Đối với các vấn đề còn thiếu độ
tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như
thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ
liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của
phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn;
các nguyên nhân khác).
Chương 4
BIỆN
PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm
thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành
4.1.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)
4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó
đối với các rủi ro, sự cố
4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
4.2.2. Trong giai đoạn xây dựng
4.2.3. Trong giai đoạn vận hành
4.2.4. Trong các giai đoạn khác (nếu có)
Yêu cầu:
- Đối với mỗi giai đoạn nêu tại mục
4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phải đảm bảo các nguyên tắc
sau đây:
+ Mỗi loại tác động tiêu cực đến
các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội
đã xác định tại Chương 3 đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng,
có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm,
mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các
biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức
đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết; trường hợp không thể có biện
pháp khả thi thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức
giải quyết;
+ Phải chứng minh được sau khi áp dụng
biện pháp giảm thiểu, các tác động tiêu cực sẽ được giảm đến mức nào, có so
sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có các kiến
nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
+ Mỗi biện pháp đưa ra phải được cụ
thể hóa về: tính khả thi của biện pháp; không gian, thời gian và hiệu quả áp dụng
của biện pháp.
- Đối với dự án quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nội dung của các điểm
4.1.3, 4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang
hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó. Hiện trạng các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên
hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường của dự án.
Chương 5
CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường
Xây dựng một chương trình nhằm quản
lý các vấn đề bảo vệ môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án, vận hành dự án và giai đoạn
khác (nếu có). Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp
từ các chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng như sau:
5.2. Chương trình giám sát môi trường
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
|
Các hoạt động của
dự án
|
Các tác động môi
trường
|
Các công trình, biện
pháp bảo vệ môi trường
|
Kinh phí thực hiện
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
|
Thời gian thực hiện
và hoàn thành
|
Trách nhiệm tổ chức
thực hiện
|
Trách nhiệm giám
sát
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Chuẩn bị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xây dựng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giai đoạn khác (nếu
có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề ra chương trình nhằm giám sát các
chất thải và các tác động không liên quan đến chất thải phát sinh trong suốt
quá trình chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có), như: tháo dỡ,
đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác
động đến môi trường của dự án.
- Giám sát chất thải: phải giám sát
lưu lượng/tổng lượng thải và các thông số đặc trưng cho chất thải của dự án
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất tối thiểu 01 lần/03
tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ
ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành (không bắt buộc đối với chất thải rắn).
Việc giám sát liên tục, tự động chất
thải phát sinh từ quá trình hoạt động của
dự án đối với từng dự án cụ thể phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy
định cụ thể về việc này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
xem xét, quyết định.
- Giám sát môi trường xung quanh: chỉ
giám sát các thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án
không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối
thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với
chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
- Giám sát khác (nếu có, tùy thuộc từng
dự án cụ thể):
+ Giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối,
bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực
nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; các tác động tới các đối tượng
tự nhiên và kinh tế - xã hội khác với tần
suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi
theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát (nếu có) phải
được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú
giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
+ Giám sát sự thay đổi của các loài động
vật, thực vật quý hiếm trong khu vực thực hiện dự án và chịu tác động tiêu cực
do dự án gây ra với tần suất tối thiểu 01 lần/năm.
Chương 6
THAM
VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Nêu tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn
ý kiến cộng đồng và tổng hợp các ý kiến
theo các mục như sau:
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã
6.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng
dân cư (nếu có)
6.3. Ý kiến của tổ chức chịu tác động
trực tiếp bởi Dự án (nếu có)
6.4. Ý kiến của cơ quan phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (nếu có)
6.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của
chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức được
tham vấn
KẾT
LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải có kết luận về các vấn đề, như:
đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo
được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động đã xác định; mức độ
khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng chống, ứng phó
các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp
giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến
nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên
quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
3. Cam
kết
Các cam kết của chủ dự án về việc thực
hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã
nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự
án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục
6.5 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường
có liên quan đến các giai đoạn của dự án gồm:
- Các cam kết về các giải pháp, biện
pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị
và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;
- Các cam kết về các giải pháp, biện
pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận
hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô
nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển
khai dự án;
- Cam kết phục hồi môi trường theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.
CÁC
TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu
tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá trình đánh giá tác động
môi trường (tên gọi, xuất xứ, thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ
liệu).
Yêu cầu: Các tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của
báo cáo ĐTM.
PHỤ
LỤC
Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo
ĐTM các loại tài liệu sau đây:
- Bản sao các văn bản pháp lý liên
quan đến dự án, không bao gồm các văn bản pháp lý chung của Nhà nước;
- Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác
liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương của báo cáo ĐTM;
- Các phiếu kết quả phân tích các
thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên
sinh học...) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân
tích và đóng dấu;
- Bản sao các văn bản liên quan đến
tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);
- Các hình ảnh liên quan đến khu vực
dự án (nếu có);
- Các tài liệu liên quan khác (nếu
có).
Yêu cầu: Các tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết
minh của báo cáo ĐTM.