Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3326/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Xuân Liêm
Ngày ban hành: 27/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3326/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 8 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ, ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI, TÌM KIẾM CỨU NẠN CHO LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG, DÂN QUÂN TỰ VỆ, DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 08 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 (sửa đổi, bổ sung tại văn bản Hợp nhất số 24/VBHN - VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019);

Căn cứ Luật lực lượng Dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 58 - NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Chỉ thị số 42 - CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 200 - KH/TU ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Kết luận số 582-KL/TU ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy về Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tại Tờ trình số 3488/TTr-BCH ngày 16 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”.

Điều 2. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này; thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ, ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI, TÌM KIẾM CỨU NẠN CHO LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG, DÂN QUÂN TỰ VỆ, DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3326/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện đa dạng các loại hình thiên tai, như: Lũ quét, bão mạnh, rét đậm, nắng nóng, hạn hán, sạt lở, dịch bệnh (đại dịch Covid-19), sự cố môi trường, cháy nổ, cháy rừng… diễn ra với mật độ dày, cường độ lớn, phạm vi rộng, trái quy luật và ngày càng nghiêm trọng, đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Năm 2020, cả nước xảy ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão, 265 trận dông, lốc, sét, 120 trận lũ, sạt lở đất, 90 trận động đất, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng..., làm 357 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính là 39.962 tỷ đồng.

Tỉnh Thanh Hóa có đặc điểm về khí hậu và địa hình phức tạp; với 2/3 diện tích là đồi núi, 102 km đường bờ biển, 610 hồ đập, trên 20 con sông lớn nhỏ, 1.008km đê sông, đê biển; có nhiều tuyến, đầu mối giao thông quan trọng. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra ở Việt Nam; trong đó, nhiều nhất là bão, dông lốc, lũ lụt và sạt lở đất, gây thiệt hại lớn về người và tải sản, làm biến động, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trong 05 năm qua, các sự cố thiên tai đã làm chết 81 người, 26 người mất tích, thiệt hại toàn tỉnh ước khoảng trên 15.300 tỷ đồng; trong đó, năm 2017 làm 27 người chết, 02 người mất tích, 13 người bị thương, thiệt hại gần 4.800 tỷ đồng; năm 2018, làm 22 người chết, 16 người mất tích, thiệt hại khoảng 2.909 tỷ đồng; năm 2019, làm 19 người chết, 02 người mất tích, 09 người bị thương, thiệt hại khoảng 1.403 tỷ đồng.

Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân do sự cố thiên tai gây ra; trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai. Do đó, khi có tình huống xảy ra hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ được huy động tham gia ứng cứu, sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn; kịp thời khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế, như: Nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi còn hạn chế; công tác khắc phục hậu quả ở một số địa phương còn chậm; công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị, địa phương chưa đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chưa cao, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập về nâng cao năng lực, trình độ của lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên trong việc ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chất lượng, hiệu quả chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo đảm cho các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình hiện nay.

Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực, trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định; thiên tai, dịch bệnh biến đổi khó lường. Trên địa bàn tỉnh, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập và phát triển, cùng với những thuận lợi cũng xuất hiện những khó khăn, phức tạp. Đặc biệt, ngày 05/8/2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045; đây là thời cơ, vận hội mới để tỉnh ta phát triển nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực phía bắc. Bên cạnh đó, cũng sẽ xuất hiện và tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về quốc phòng - an ninh. Các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng những vấn đề “nhạy cảm” để kích động gây rối, tạo điểm nóng, phá hoại sự ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn. Nhiều dự án, công trình lớn trên nhiều lĩnh vực sẽ được triển khai; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng sẽ tác động tiêu cực đến môi trường; cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là bão, lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy nổ, dịch bệnh nguy hiểm…xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đặt ra cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn những yêu cầu hết sức nặng nề, đòi hỏi các lực lượng, nòng cốt là Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phải được củng cố, xây dựng vững mạnh toàn diện, có đủ trình độ, năng lực, khả năng phối hợp, hiệp đồng và được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Từ những vấn đề trên cho thấy, việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025” là thật sự cần thiết, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX và Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Luật Quốc phòng ngày 08 tháng 6 năm 2018;

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung tại văn bản Hợp nhất số 24/VBHN - VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019;

- Luật lực lượng Dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;

- Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Nghị quyết số 58 - NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

- Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

- Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

- Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự;

- Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

- Chỉ thị số 42 - CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

- Kế hoạch hành động số 200 - KH/TU ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

- Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Kết luận số 582-KL/TU ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy về Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng áp dụng

Đề án áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Phạm vi

Quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng lực trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI, TÌM KIẾM CỨU NẠN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG, DÂN QUÂN TỰ VỆ, DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN CỦA TRUNG ƯƠNG, TỈNH ỦY, HĐND, UBND TỈNH

- Quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cũng như vị trí, vai trò nòng cốt của lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương liên quan đến việc sử dụng lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên trong phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, như: Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Luật Quốc phòng, Luật phòng chống thiên tai; Luật Dân quân tự vệ, Luật lực lượng Dự bị động viên; Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ (nay là Nghị định số 02/2019/NĐ-CP) về phòng thủ dân sự; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng chống thiên tai; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch hành động số 200 -KH/TU ngày 29/5/2020 về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự và các văn bản về công tác ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Qua đó, các cấp, các ngành, lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên nắm vững chủ trương, phương châm chỉ đạo của đảng, nhà nước, đồng thời đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh - Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, nhất là trong chỉ đạo việc dự báo tình hình; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị quân đội kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp, xử lý, khắc phục hậu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác xây dựng lực lượng

- Bộ đội địa phương: Quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 16-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 606-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021; lực lượng Bộ đội địa phương được xây dựng theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; các đơn vị bộ đội địa phương được xây dựng vững mạnh toàn diện, bảo đảm có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, luôn hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc tại địa phương, đồng thời chủ động, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các sự cố, thiên tai, bảo vệ an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng và thành quả lao động của Nhân dân.

- Dân quân tự vệ: Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về Dân quân tự vệ; từ năm 2012 đến nay, tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Thanh Hóa” các giai đoạn: 2012 - 2016, 2016 - 2020 và đang triển khai giai đoạn 2021 - 2025. Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên được quan tâm xây dựng theo hướng “vững mạnh, rộng khắp”, có chất lượng chính trị ngày càng cao, thực sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Đảng, chính quyền và Nhân dân tại cơ sở. Lực lượng Dân quân tự vệ thường xuyên phối hợp với các lực lượng tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, luôn là lực lượng tiên phong, nòng cốt tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại cơ sở.

- Dự bị động viên: Được xây dựng đúng quy định của Bộ Quốc phòng; đăng ký, quản lý chặt chẽ, sắp xếp cơ bản đúng chuyên nghiệp quân sự, gần, gọn địa bàn; hàng năm thực hiện có nề nếp kế hoạch động viên kiểm tra, huấn luyện, bảo đảm chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Công tác bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập và bảo đảm trang bị

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn: Căn cứ kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn đúng thành phần, thời gian theo quy định; trên cơ sở đó, đã tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ thuộc lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên được giao nhiệm vụ tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Công tác huấn luyện, diễn tập: Quán triệt Mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu của Tư lệnh Quân khu 4; hàng năm, được tổ chức huấn luyện, diễn tập theo đúng nội dung, chương trình, thời gian quy định. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh năm 2017; chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện cho 27/27 huyện, thị xã, thành phố; 10 cuộc diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp huyện; 100% đơn vị cấp xã tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ; các cuộc diễn tập đều lồng ghép nội dung vận hành cơ chế lãnh đạo và thực hành xử trí các tình huống về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Công tác bảo đảm vật chất, trang thiết bị, phương tiện: Xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là “nhiệm vụ chiến đấu giữa thời bình” của Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên; trong những năm qua, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã quan tâm, đầu tư, mua sắm một số trang thiết bị thiết yếu phục vụ nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn biên chế cho các đơn vị bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, điều chỉnh hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đồng bộ, cụ thể, sát tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra; chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đứng chân trên địa bàn xử lý có hiệu quả các tình huống về sự cố thiên tai.

- Trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Trung bình hàng năm, toàn tỉnh huy động trên 200 nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phối hợp với lực lượng Công an và lực lượng khác tham gia trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, canh gác, bảo vệ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; chủ động đề xuất tham mưu xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở, góp phần giữ vững môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường: Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ luôn là lực lượng nòng cốt, tại chỗ thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở; trong giai đoạn 2015 - 2020, đã huy động trên 80.000 ngày công cán bộ, chiến sỹ Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ tham gia làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống dịch bệnh.

* Thực tiễn vừa qua, đã khẳng định vai trò nòng cốt của lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên trong các tình huống khắc phục sự cố thiên tai phức tạp, thể hiện quyết tâm và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai (gần đây nhất là tại huyện Lang Chánh năm 2017, huyện Mường Lát năm 2018, huyện Quan Sơn năm 2019) và hàng trăm sự cố, cháy nổ, cháy rừng trên địa bàn. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”,“nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu giữa thời bình”, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện thành lập khung cán bộ quản lý, cách ly tập trung, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức tiếp nhận và cách ly được hơn 20.000 công dân từ vùng dịch trở về địa bàn tỉnh, bảo đảm an toàn tuyệt đối; đồng thời, phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh trên tuyến biên giới, các đầu mối giao thông quan trọng, điều tra dịch tễ…giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” và những “Chiến sĩ sao vuông” của dân, do dân, vì dân, xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc trong tình hình mới.

III. HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, bất cập

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, Nhân dân về công tác phòng chống sự cố thiên tai còn hạn chế.

- Chưa tổ chức xây dựng được các đội cơ động, tổ xung kích có trình độ, năng lực, đủ điều kiện ứng phó với từng loại hình sự cố thiên tai, thảm họa, nên khi xảy ra các tình huống phức tạp, bất ngờ chưa chủ động được lực lượng tại chỗ; cơ bản phải đề nghị cấp trên tăng cường, do vậy tính kịp thời và hiệu quả chưa cao.

- Nội dung, chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập còn đơn giản, chưa đa dạng; cơ bản chỉ tập trung vào một số tình huống phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng, chưa chú trọng đến các phương án ứng cứu các sự cố môi trường và các thảm họa khác.

- Công tác dự báo tình hình, năng lực tổ chức chỉ huy, tham mưu và kiểm tra, theo dõi của lãnh đạo, chỉ huy một số đơn vị còn hạn chế.

- Khả năng phối hợp, hiệp đồng xử lý một số tình huống phức tạp, phạm vi rộng của chỉ huy và đơn vị còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; năng lực tự bảo đảm an toàn của lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế. Thời gian khắc phục hậu quả kéo dài, ảnh hưởng đến nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

- Công tác bảo đảm vật chất, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho các lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là việc trang bị cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến những diễn biến bất thường của thời tiết nên công tác dự báo, cảnh báo gặp nhiều khó khăn và công tác ứng phó còn bị động. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị.

- Hệ thống văn bản pháp luật, quy định, hướng dẫn về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn bất cập, chưa cụ thể, rõ ràng.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phòng ngừa sự cố thiên tai chưa tích cực. Một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chủ quan, coi nhẹ công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa.

- Công tác phối hợp chỉ đạo, chỉ huy, điều hành giữa cơ quan quân sự với các ban, ngành địa phương có lúc chưa chặt chẽ; chưa phát huy hết vai trò của các cơ quan trong tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm.

- Chưa tổ chức huấn luyện, diễn tập chuyên sâu cho từng loại hình sự cố thiên tai, thảm họa. Vật chất, trang bị bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ còn thiếu, thô sơ, dẫn đến chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao.

- Việc bố trí ngân sách bảo đảm huy động lực lượng tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập, mua sắm trang bị cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá chung

Trong những năm qua, lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên nắm chắc tình hình, rà soát hệ thống văn kiện kế hoạch; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đứng chân trên địa bàn, xử lý có hiệu quả các tình huống về sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đã khẳng định được vị trí, vai trò, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, thực sự là “Đội quân chiến đấu”, “Đội quân công tác”, “Đội quân lao động sản xuất”. Tuy nhiên, để phát huy hết khả năng trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, có trình độ, năng lực và bảo đảm vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Bài học kinh nghiệm

Một là: Cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ huy các đơn vị Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phải thường xuyên quán triệt nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chủ động, triển khai thực hiện.

Hai là: Chủ động nắm chắc địa bàn, xây dựng hệ thống kế hoạch, phương án ứng phó cho từng loại hình sự cố thiên tai; phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, các đội cơ động, tổ xung kích vững mạnh, được phân công nhiệm vụ cụ thể. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực ứng phó, trình độ sử dụng trang bị, phương tiện của cán bộ, chiến sỹ trong xử lý các tình huống trên địa bàn.

Bốn là: Tổ chức thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng đứng chân trên địa bàn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống.

Năm là: Bảo đảm đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách, vật chất, trang thiết bị cho lực lượng được huy tham gia huấn luyện, diễn tập, thực hiện nhiệm vụ.

Sáu là: Định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết, kịp thời rút kinh nghiệm; bổ sung, điều chỉnh phương án ứng phó sát với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ.

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền địa phương; trong đó, lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên là lực lượng nòng cốt.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật về công tác phòng chống sự cố thiên tai, thảm họa; phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên phải trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”. Chủ động phòng ngừa là chính, đồng thời phải sẵn sàng ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên vững mạnh toàn diện, số lượng hợp lý, tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên; có trình độ, năng lực, khả năng phối hợp, hiệp đồng xử lý tình huống phức tạp, phạm vi rộng; trang bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, phương tiện, góp phần giảm thiểu tối đa tổn thất về người và tài sản trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố, thiên tai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tổ chức lực lượng tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- 100% thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh có lực lượng dân quân tham gia tổ xung kích tại chỗ.

- 100% xã, phường, thị trấn có lực lượng dân quân nòng cốt tham gia các tổ, đội xung kích.

- 100% huyện, thị xã, thành phố và tỉnh có lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tham gia các đội cơ động.

b) Về chất lượng

- Xây dựng lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, uy tín và khả năng tập hợp, vận động quần chúng xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống về sự cố thiên tai, thảm họa theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ.

- Nâng cao năng lực tham mưu, chỉ huy, điều hành và phối hợp, hiệp đồng cho cán bộ cơ quan quân sự cấp huyện, cấp xã về công tác phòng chống sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; khả năng dự báo, thông báo, báo động của lực lượng tại chỗ khi có tình huống xảy ra.

- Cán bộ, chiến sỹ tham gia thực hiện nhiệm vụ được trang bị kiến thức, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và sử dụng thành thạo phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống sự cố thiên tai, thảm họa.

c) Về trang bị, phương tiện

Tổ chức thực hiện mua sắm trang thiết bị phục vụ huấn luyện, diễn tập và tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phấn đấu đến hết năm 2023 bảo đảm 50% và đến hết năm 2025 bảo đảm 100% trang thiết bị, phương tiện theo quy định của pháp luật cho các lực lượng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

A. NHIỆM VỤ

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố thiên tai, thảm họa, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao; phát hiện kịp thời, xử lý bước đầu và báo cáo Ban Chỉ huy các cấp; triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó và tìm kiếm cứu nạn ngay giờ đầu theo phương án, kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Chủ động phối hợp với các ngành, các lực lượng liên quan tiến hành các phương án di dời người và tài sản đến khu vực an toàn; nắm chắc số hộ dân, nhân khẩu, vật chất cần di dời, công tác bảo đảm trong quá trình di dời; bảo đảm trang bị, phương tiện, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho người dân trong khu vực xảy ra sự cố thiên tai, thảm họa.

3. Bảo đảm quân y trên từng mũi, từng hướng để kịp thời xử lý các tình huống và tham gia sơ cứu, chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.

4. Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc. Tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế và các vật chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, kịp thời cứu trợ và bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho Nhân dân ở những vùng, khu vực bị chia cắt do sự cố thiên tai, thảm họa gây ra.

5. Quan sát, trinh sát phát hiện kịp thời, đánh dấu, khoanh vùng, tiêu độc, tẩy xạ, khử trùng cho người, trang bị, phương tiện ở khu vực bị nhiễm phóng xạ, sinh học, hóa chất độc hại.

6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng, phương tiện cơ động của bộ, quân khu tiếp cận, nhanh chóng, kịp thời tiến hành các biện pháp khẩn cấp, ứng phó với các thảm họa.

7. Triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp, nhanh chóng khắc phục hậu quả thảm họa, sớm ổn định đời sống của Nhân dân.

8. Bảo đảm an ninh trật tự; phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại những khu vực xảy ra sự cố, thiên tai, thảm họa gây ra.

9. Khi có sự hỗ trợ của quốc tế về sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Sở: Giao thông Vận tải, Ngoại vụ, Tài chính tham mưu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời nhận được sự hỗ trợ của bè bạn quốc tế.

B. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp, hoàn thiện cơ chế chỉ huy điều hành và hệ thống kế hoạch

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng

- Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền, vai trò chủ trì tham mưu của cơ quan quân sự các cấp và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể đối với hoạt động của lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên theo phương châm “4 tại chỗ”, coi đây là nhân tố cơ bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang và toàn dân. Tập trung xây dựng chi bộ, đảng bộ quân sự, tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự nói chung và nhiệm vụ phòng chống sự cố thiên tai nói riêng.

- Phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của các cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên vững mạnh toàn diện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những yếu kém, khuyết điểm. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao năng lực phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

1.2. Hoàn thiện cơ chế chỉ huy, điều hành

- Cơ quan quân sự địa phương các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kiện toàn hệ thống tổ chức, bổ sung chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và quy chế phối hợp của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đồng thời là Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phù hợp thực tiễn và quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp.

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Trong đó:

+ Cơ quan quân sự địa phương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trực tiếp chỉ huy lực lượng thuộc quyền dưới sự điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

+ Khi tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, chỉ huy các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy đơn vị thuộc quyền và hiệp đồng của cơ quan quân sự địa phương các cấp.

+ Điều động, chỉ huy trong lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên thực hiện theo điều lệnh quản lý bộ đội và quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ, Dự bị động viên.

1.3. Hoàn thiện hệ thống kế hoạch về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

a) Hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự

- Kế hoạch phòng thủ dân sự của cấp tỉnh, huyện, xã được xây dựng theo chu kỳ 5 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được rà soát, điều chỉnh hàng năm cho sát với địa bàn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương và yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Cơ quan quân sự chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND, hướng dẫn giúp đỡ các ban, ngành, địa phương cùng cấp xây dựng, thẩm định và phê duyệt hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự theo đúng quy định.

b) Phương án ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Thường xuyên xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể đối với từng khu vực, địa bàn, phù hợp với đặc điểm thiên tai và khả năng ứng phó của các cơ quan, các cấp địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng các phương án ứng phó thiên tai lớn, như bão mạnh, siêu bão; lũ, lũ quét, sạt lở đất; sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển; ngập úng; hạn hán, xâm nhập mặn.

2. Tổ chức, sử dụng lực lượng sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

2.1. Cấp tỉnh: Thành lập các đội cơ động trong lực lượng Bộ đội địa phương, Dự bị động viên.

a) Bộ đội địa phương

- Đội cơ động cứu sập: Đại đội Công binh.

- Đội cơ động cứu thương, tải thương, phòng dịch: Bệnh xá, Đại đội Trinh sát, Trung đội Vận tải.

- Đội cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc: Đại đội Thông tin, Đại đội Thiết giáp, Trạm sửa chữa.

- Đội cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả: Trung đoàn bộ binh 762.

b) Dự bị động viên: Sử dụng các Đại đội của Tiểu đoàn bộ binh 1, Trung đoàn 762.

- Đội cơ động cứu sập: Đại đội bộ binh 1.

- Đội cơ động cứu thương, tải thương, phòng dịch: Đại đội bộ binh 2, Trung đội vận tải.

- Đội cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc: Trung đội Thông tin, Trung đội súng máy 12,7.

- Đội cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả: Đại đội bộ binh 3, Đại đội Cối 82.

2.2. Cấp huyện: Thành lập các đội cơ động trong lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên

a) Bộ đội địa phương

Thành lập 01 đội cơ động làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Quân số 20 đồng chí sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

b) Dự bị động viên

Thành lập 03 đội cơ động từ lực lượng là các Trung đội của Đại đội 1, Tiểu đoàn bộ binh huyện:

- Đội cơ động cứu sập, cứu thương, tải thương: Trung đội bộ binh 1.

- Đội cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc: Trung đội bộ binh 2.

- Đội cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả: Trung đội bộ binh 3.

c) Dân quân tự vệ

Thành lập 01 Đội cơ động từ lực lượng của trung đội dân quân cơ động hoặc trung đội dân quân thường trực của huyện.

2.3. Cấp xã

Thành lập các tổ, đội xung kích từ lực lượng dân quân tại chỗ, dân quân cơ động. Cụ thể:

- Tổ thông báo, báo động: Dân quân tại chỗ của các thôn.

- Tổ cơ động cứu sập, cứu thương, tải thương: Tiểu đội 1/Trung đội Dân quân cơ động xã.

- Tổ cơ động bảo đảm giao thông; thông tin liên lạc: Tiểu đội 2/Trung đội Dân quân cơ động xã.

- Tổ cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả: Tiểu đội 3/Trung đội Dân quân cơ động xã.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

3. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập

3.1. Tập huấn

- Hàng năm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn cho các đồng chí Đội trưởng, Tổ trưởng các đội, tổ cơ động, xung kích.

3.2. Huấn luyện

a) Huấn luyện lực lượng bộ đội địa phương

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng nội dung, chương trình và chỉ đạo các đơn vị Bộ đội địa phương tổ chức huấn luyện công tác cứu hộ, cứu hộ theo quy định của Bộ Quốc phòng; đồng thời huấn luyện bổ sung để nâng cao nghiệp vụ công tác cho các đội cơ động của lực lượng Bộ đội địa phương.

- Thời gian huấn luyện

+ Huấn luyện chương trình phổ thông: 03 ngày/năm.

+ Huấn luyện bổ sung cho các đội cơ động: 03 ngày/năm.

b) Huấn luyện lực lượng dự bị động viên

Hàng năm, căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu huấn luyện của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị lồng ghép nội dung huấn luyện về công tác phòng chống thảm họa, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn vào chương trình huấn luyện thường xuyên cho lực lượng Dự bị động viên được huy động.

c) Huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ

- Tăng cường lồng ghép nội dung huấn luyện về công tác phòng chống thảm họa, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Dân quân tự vệ trong chương trình huấn luyện thường xuyên hàng năm.

- Tổ chức huấn luyện bổ sung các nội dung về phòng chống thảm họa, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Dân quân được biên chế vào các đội cơ động cấp huyện, tổ xung kích cấp xã; thời gian huấn luyện 03 ngày/năm.

* Căn cứ đặc điểm tình hình cụ thể của từng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định huấn luyện bổ sung cho lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

3.3. Diễn tập

- Hàng năm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo 02 đến 03 đơn vị cấp huyện tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo chỉ tiêu Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và UBND tỉnh giao.

- Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế trên địa bàn, chỉ đạo 02 đến 03 đơn vị cấp xã tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn kết hợp diễn tập chiến đấu phòng thủ xã.

- Nội dung diễn tập

+ Công tác vận hành cơ chế lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xử lý các sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

+ Diễn tập thực hành các nội dung ứng phó các sự cố thiên tai, thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn như: Bão lụt; xử lý các sự cố đê điều; sập đổ công trình; xử lý các tình huống sạt, lở đất đá, lũ ống, lũ quét, sập hầm lò; xử lý các tình huống cháy nổ, cháy rừng; tình huống ngạt khí hầm lò, tai nạn giao thông nghiêm trọng...

+ Các kỹ thuật tìm kiếm cứu nạn trong các sự cố, thiên tai, thảm họa.

- Thời gian diễn tập

+ Cấp huyện: Từ 01 đến 02 ngày.

+ Cấp xã: 01 ngày.

4. Tăng cường công tác nắm tình hình, phối hợp hiệp đồng và trực sẵn sàng chiến đấu

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Biên phòng và các lực lượng chức năng thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa bàn được giao, kịp thời tổng hợp báo cáo theo quy định. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương khẩn trương xử lý có hiệu quả các tình huống, kiên quyết không để bị động bất ngờ.

- Tổ chức hệ thống báo cáo theo phân cấp: Thôn đội trưởng nắm và báo cáo tình hình của thôn (bản, tổ dân phố) với Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nắm và tổng hợp tình hình trên địa bàn báo cáo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nắm và tổng hợp tình hình báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cùng cấp; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổng hợp tình hình báo cáo Tư lệnh Quân khu và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị duy trì và thực hiện nghiêm chế độ trực Chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, cứu nạn, cứu hộ 24/24; bổ sung tăng cường lực lượng kíp trực tại Sở chỉ huy các cấp; chủ động nắm chắc tình hình,chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

- Đầu tư trang thiết bị phù hợp với từng vùng, khu vực, nhất là tại cấp xã, phường, thị trấn; đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành của cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai các cấp đến được với người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trên cơ sở kế hoạch hiệp đồng giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đứng chân trên địa bàn; cơ quan quân sự địa phương chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức hiệp đồng cụ thể với các đơn vị về nhiệm vụ, lực lượng, phương tiện và địa bàn đảm nhiệm.

5. Tổ chức điều động lực lượng theo phân cấp, đúng quy định của pháp luật

5.1. Khi xảy ra sự cố thiên tai

- Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã điều động lực lượng dân quân trong các tổ xung kích tham gia ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn. Đồng thời, báo cáo ngay với Chủ tịch UBND huyện, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện và đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện khi vượt quá khả năng của địa phương.

- Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện điều động lực lượng Bộ đội địa phương, Trung đội dân quân cơ động trong các đội cơ động của huyện hoặc lực lượng dân quân trong các tổ xung kích của các xã trong phạm vi huyện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, báo cáo ngay Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện khi vượt quá khả năng của địa phương.

- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh điều động lực lượng Bộ đội địa phương tỉnh trong các đội cơ động của tỉnh; lực lượng Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ trong các đội cơ động, xung kích của các huyện trong phạm vi tỉnh tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện; kịp thời thông báo tình hình cho các đơn vị quân đội của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đứng chân trên địa bàn. Đồng thời, báo cáo Tư lệnh Quân khu và đề nghị tăng cường lực lượng, phương tiện khi vượt quá khả năng của địa phương.

5.2. Khi xảy ra các thảm họa

Ngoài việc tổ chức điều động, sử dụng lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ như khi có sự cố thiên tai, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh điều động thêm lực lượng Dự bị động viên tham gia thực hiện nhiệm vụ, cụ thể:

- Chủ tịch UBND cấp huyện điều động các đội cơ động trong đại đội bộ binh của huyện tham gia phòng chống khắc phục các thảm họa.

- Chủ tịch UBND tỉnh điều động các đội cơ động trong tiểu đoàn bộ binh của tỉnh tham gia phòng chống khắc phục các thảm họa theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện.

6. Bảo đảm chế độ chính sách, cơ sở vật chất, kinh phí

6.1. Chế độ chính sách

a) Chế độ tiền lương, tiền công khi được huy động huấn luyện, diễn tập và thực hiện phòng thủ dân sự

- Đối với lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên: Khi được huy động thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự mức trợ cấp được áp dụng theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Luật lực lượng Dự bị động viên năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đối với Bộ đội địa phương: Được hỗ trợ tiền ăn trong quá trình tập trung huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

b) Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết

Dân quân tự vệ, Dự bị động viên khi được huy động tham gia huấn luyện, diễn tập hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ, Dự bị động viên.

c) Chế độ chính sách đối với bị thương hoặc hy sinh

Cán bộ, chiến sỹ được huy động tham gia bị thương hoặc hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có đủ điều kiện, được xem xét được công nhận là liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật hiện hành.

6.2. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện

Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 16/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã và các văn bản quy định về bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho phòng thủ dân sự, phòng chống sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức mua sắm vật chất, trang bị để bảo đảm cho huấn luyện, diễn tập và thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự, phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ nhân dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, khu kinh tế và nền kinh tế quốc dân.

6.3. Nguồn kinh phí để thực hiện

Kinh phí thực hiện Đề án được cân đối từ nguồn ngân sách chi cho nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa phương, công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai, phòng chống, chữa cháy rừng ở các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành; ngân sách được bổ sung của cấp trên cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và các nguồn thu hợp pháp khác. Hàng năm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ để tổ chức thực hiện.

(Có phụ lục vật chất, kinh phí kèm theo)

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Năm 2021

- Hoàn thành xây dựng và thông qua Đề án;

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, bổ sung chức năng nhiệm vụ, ban hành quy chế hoạt động; hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch, phương án phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

2. Năm 2022

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng, cụ thể:

+ Tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

+ Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản cho 100% lực lượng Bộ đội địa phương, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ biên chế trong các đội cơ động, tổ xung kích cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Mua sắm vật chất, trang thiết bị thiết yếu, phương tiện phục vụ công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (dự kiến đảm bảo khoảng 25% tổng nhu cầu).

3. Đến hết năm 2023

- Tiếp tục huấn luyện nghiệp vụ cho 100% lực lượng Bộ đội địa phương, Dự bị động viên và tập huấn nội dung mới cho 100% cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Huấn luyện bổ sung cho lực lượng Dân quân năm thứ nhất mới được biên chế vào đội cơ động, tổ xung kích cấp huyện, cấp xã (dự kiến đảm bảo khoảng 25% tổng quân số).

- Mua sắm, bổ sung nhu cầu trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (dự kiến đảm bảo khoảng 50% tổng nhu cầu).

4. Đến hết năm 2024

- Tiếp tục huấn luyện nghiệp vụ cho 100% lực lượng Bộ đội địa phương, Dự bị động viên và tập huấn nội dung mới cho 100% cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Huấn luyện bổ sung cho lực lượng Dân quân năm thứ nhất mới được biên chế vào đội cơ động, tổ xung kích cấp huyện, cấp xã (dự kiến đảm bảo khoảng 25% tổng quân số).

- Mua sắm, bổ sung nhu cầu trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (dự kiến đảm bảo khoảng 75% tổng nhu cầu).

5. Đến hết năm 2025

- 100% lực lượng Bộ đội địa phương, Dự bị động viên, Dân quân tự vệ biên chế trong các đội cơ động, tổ xung kích được tập huấn, huấn luyện.

- Mua sắm được 100% nhu cầu trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Hoàn thành 100% các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

1. Đề nghị các cấp ủy Đảng

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương, đơn vị tập trung xây dựng, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Các Ban của Tỉnh ủy: Ban Nội chính, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra, Ban Dân vận, Ban Tổ chức và Văn phòng Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình và kết quả tổ chức thực hiện Đề án của các địa phương, đơn vị.

2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn để triển khai thực hiện Đề án bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; hàng năm kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, thẩm định việc xây dựng hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự, phương án ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của tỉnh và các sở, ngành, địa phương có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức các tổ, đội cơ động xung kích tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của Đề án. Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh: Tổ chức mua sắm phương tiện, trang bị, công cụ bảo đảm cho huấn luyện, hoạt động của lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên toàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

- Lập dự toán ngân sách bảo đảm cho việc huy động Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tham gia huấn luyện, diễn tập, mua sắm trang thiết bị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Định kỳ, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở các địa phương, cơ sở, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo.

3. Công an tỉnh

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ban hành quy chế phối hợp sử dụng lực lượng Dân quân tự vệ; hướng dẫn cơ quan cấp dưới ban hành quy chế, kế hoạch phối hợp giữa lực lượng công an với lực lượng Dân quân tự vệ trong các hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ứng phó sự có thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về công tác cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ban hành quy chế phối hợp sử dụng lực lượng Dân quân tự vệ; hướng dẫn cơ quan, đơn vị thuộc quyền ban hành quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các đồn, trạm biên phòng với cơ quan quân sự cấp huyện, cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thảm họa, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên tuyến biên giới.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng, trình độ ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới; đặc biệt là lực lượng dân quân biển và dân quân thường trực.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo lộ trình đã xác định.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn cụ thể cho UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán, bố trí ngân sách cho công tác phòng thủ dân sự ở các cấp; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phương án phân bổ ngân sách quốc phòng địa phương hàng năm ở các cấp để bảo đảm đủ nguồn kinh phí cho nhiệm vụ chi của từng cấp theo phân cấp chi theo quy định của pháp luật.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; cập nhật, cung cấp tài liệu, hướng dẫn xây dựng và củng cố đội xung kích phòng chống thiên tai ở cấp xã.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; khẳng định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và toàn dân; trong đó lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên là nòng cốt.

9. Các sở, ban, ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự của tỉnh, kế hoạch phòng, chống thảm họa do sở, ngành phụ trách; tham gia huấn luyện nâng cao năng lực cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành và các kế hoạch bảo đảm cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự cấp huyện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.

- Chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức người lao động và Nhân dân tham gia phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp Nhân dân tại địa phương, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa về nguy cơ và cách phòng chống thảm họa, thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức các tổ, đội cơ động xung kích tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định của đề án; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự huyện phối hợp với các ban, phòng, ngành có liên quan tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ ứng phó với các thảm họa, sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên của huyện, xã theo đúng nội dung chương trình của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng năm lập dự toán ngân sách bảo đảm công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở cấp mình, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ, hàng năm và từng thời kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Đề án và kế hoạch thực hiện đề án của cấp huyện.

- Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, các phương án ứng phó sự cố, thiên tai của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên phê duyệt. Chỉ đạo thực hiện phương án huy động lực lượng, phương tiện, vật tư của địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Chỉ đạo xây dựng các đội, tổ xung kích trên cơ sở các tổ, đội xung kích của lực lượng dân quân và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao khả năng, trình độ cho dân quân theo quy định.

- Trực tiếp quản lý, sử dụng trang thiết bị được cấp phát để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Đề án Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án.

2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là Cơ quan thường trực tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.

3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án, nếu có gì vướng mắc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

PHỤ LỤC 1:

TỔ CHỨC SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3326/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Đơn vị

Bộ đội địa phương

Dự bị động viên

Dân quân tự vệ

Quân số

Đơn vị đảm nhiệm

Quân số

Đơn vị đảm nhiệm

Quân số

Đơn vị đảm nhiệm

Toàn tỉnh

Q.số 1 đầu mối

Toàn tỉnh

Q.số 1 đầu mối

Toàn tỉnh

Quân số 1 đầu mối

Cấp tỉnh

1

Đội cơ động cứu sập

38

38

Đại đội Công binh 17

110

110

Đại đội BB1

2

Đội cơ động cứu thương, tải thương, phòng dịch

62

62

Bệnh xá, Đại đội TS 20, Trung đội vận tải

138

138

Đại đội BB2, Trung đội Vận tải/dBB1/e762

3

Đội cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc

48

48

Đại đội Thông tin 18, Đại đội Thiết giáp,

63

63

Trung đội: Thông tin, Súng máy 12,7/dBB1/e762

4

Đội cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả

225

225

Trung đoàn BB762

160

160

Đại đội BB3, Đại đội Cối 82/ dBB1/e762

Cộng

373

373

471

471

Cấp huyện

1

Đội cơ động cứu sập, cứu thương, tải thương

540

20

Cán bộ, nhân viên Ban CHQS cấp huyện

783

29

Trung đội BB1/ Đại đội BB huyện.

756

28

Trung đội Dân quân cơ động (hoặc Dân quân thường trực) của huyện

2

Đội cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc

783

29

Trung đội BB2/ Đại đội BB huyện.

3

Đội cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả

783

29

Trung đội BB3/ Đại đội BB huyện

Cộng

540

20

2.349

87

756

28

Cấp xã

1

Tổ thông báo, báo động

13.071

3

Dân quân tại chỗ của Thôn

2

Tổ cơ động cứu sập, cứu thương, tải thương.

5.031

9

Tiểu đội 1/Trung đội DQ cơ động xã

3

Tổ cơ động bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc

5.031

9

Tiểu đội 2/Trung đội DQ cơ động xã

4

Tổ cơ động sơ tán nhân dân, khắc phục hậu quả

5.031

9

Tiểu đội 3/Trung đội DQ cơ động xã

Cộng

0

0

28.164

Tổng cộng

913

2.820

28.920

PHỤ LỤC 2:

NHU CẦU BẢO ĐẢM VẬT CHẤT CHO BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3326/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên trang bị, phương tiện

ĐVT

Tổng nhu cầu

Hiên

Cần bổ sung

Bộ QP, QK4 cấp

Tỉnh bổ sung

Ghi chú

I

Phương tiện vận tải đường bộ

1

Xe ca (Hyundai County 29 chỗ ngồi)

Xe

4

1

3

1

2

Xe chở lực lượng Bộ đội địa phương áp dụng cho chở 1 đại đội bộ binh 110 đc

2

Xe ô tô chở 16 chỗ ngồi

Chiếc

2

1

1

1

3

Xe ô tô vận tải

Chiếc

4

3

1

1

4

Xe ô tô Bán tải

Chiếc

2

1

1

1

II

Trang bị, phương tiện chỉ huy, thông tin liên lạc

1

Máy thu phát sóng ngắn (ICOM)

Cái

15

5

10

-

10

Bảo đảm cho các vùng (cụm huyện) và Đội bảo đảm TTLL

2

Máy thu phát sóng cực ngắn (bộ đàm cầm tay)

Cái

110

10

100

-

100

Mỗi Ban CHQS huyện 3 cái, Trung đoàn 762: 10 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 5 cái

3

Camera

Cái

2

0

2

2

-

Bảo đảm cho tổ chuyên mục của tỉnh

III

Phương tiện cứu hộ, cứu nạn PCLB

1

Xuồng cao tốc loại ST 660

Chiếc

10

9

1

1

Bảo đảm cho các huyện ven biển

2

Xuồng cao tốc loại ST 450

Chiếc

10

8

2

2

Bảo đảm cho các huyện ven sông lớn

3

Xuồng cao su

Chiếc

27

0

27

27

Bảo đảm cho mỗi huyện một chiếc

4

Thuyền đơn bộ vượt sông nhẹ

Chiếc

64

32

32

32

Mỗi bộ vượt sông nhẹ gồm 8 chiếc thuyền đơn, cấp cho 4 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Cẩm Thủy, Nông Cống

5

Máy đẩy loại 25 CV

Cái

64

12

52

24

28

Bảo đảm cho huyện có bộ vượt sông nhẹ

6

Nhà bạt loại 60 m2

Cái

70

30

40

40

Bảo đảm cho các tiểu đội, trung đội, đại đội, 27 Ban CHQS huyện

7

Súng pháo hiệu

Khẩu

12

2

10

10

-

Bảo đảm cho đảo Mê, đảo Nẹ và các huyện trọng điểm

8

Đạn Tín hiệu

Viên

1.450

150

1.300

1.300

-

Bảo đảm cho 27 huyện và đảo Mê, đảo Nẹ

9

Phao bè

Chiếc

70

30

40

-

40

Bảo đảm cho tiểu đội, trung đội, đại đội, 27 Ban CHQS huyện

10

Áo phao cứu sinh

Chiếc

609

250

359

359

11

Phao tròn

Chiếc

304

120

184

184

12

Súng bắn dây mồi

Khẩu

15

6

9

-

9

Bảo đảm cho các vùng (cụm huyện)

13

Đèn cứu nạn dưới nước

Cái

15

0

15

-

15

Bảo đảm cho đội cứu thương tải thương

14

Đèn Pin cứu hộ chuyên dụng

Chiếc

35

15

20

20

Trung đoàn 762: 20 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 3 cái

15

Ống nhòm

Cái

32

2

30

30

-

Bảo đảm cho tiểu đội, trung đội, đại đội, 27 Ban CHQS huyện

IV

Trang bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sập đổ công trình

1

Bộ kích thủy lục

Bộ

2

0

2

-

2

Bảo đảm cho Đội cứu sập (Đại đội Công binh)

2

Bộ ròng rọc (Pa lăng xích kéo tay)

Bộ

2

0

2

-

2

3

Máy khoan bê tông

Bộ

2

0

2

-

2

4

Máy cắt bê tông

Bộ

2

0

2

-

2

5

Quần, áo bảo hộ phòng độc

Bộ

50

0

50

-

50

6

Xẻng

Chiếc

457

149

308

-

308

Cuốc bàn và xẻng to cấp cho 1/2 quân số (Bộ đội được trang bị cuốc, xẻng bộ binh không sử dụng cho cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai được)

7

Cuốc

Chiếc

457

100

357

-

357

8

Xà beng

Chiếc

70

20

50

-

50

Bảo đảm mỗi tiểu đội, trung đội, đại đội, 27 Ban CHQS huyện: 02 chiếc

V

Trang bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy

1

Máy bơm cao áp

Chiếc

4

2

2

2

Bảo đảm cho các huyện trọng điểm về cháy rừng

2

Máy thổi gió

Cái

35

-

35

-

35

Trung đoàn 762: 20 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 3 cái

3

Máy cắt thực bì

Cái

35

-

35

-

35

Trung đoàn 762: 20 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 3 cái

4

Bộ thở cá nhân

Cái

150

0

150

-

150

Bảo đảm cho trung đoàn 762

5

Cưa tay

Cái

228

50

178

-

178

Bảo đảm cho 1/4 quân số

6

Dao phát

Con

228

60

168

-

168

Bảo đảm cho 1/4 quân số

7

Cưa xăng

Cái

100

15

85

-

85

Mỗi huyện 3 cái, mỗi tiểu đội 1 cái

8

Trang phục PCCC

Bộ

100

0

100

100

Bảo đảm cho 1 đại đội

VI

Trang thiết bị phòng chống hóa chất, độc xạ, phòng dịch

1

Quần áo phòng dịch

Bộ

1.826

0

1.826

-

1.826

Mỗi đồng chí 2 bộ

2

Găng tay, ủng

Bộ

913

0

913

-

913

Mỗi đồng chí 1 bộ

3

Khẩu trang cá nhân

Hộp

913

0

913

-

913

Mỗi đồng chí 1 hộp

4

Mặt nạ phòng độc

Chiếc

913

565

348

348

-

Mỗi đồng chí 1 cái

VII

Trang thiết bị vật tư y tế

1

Cáng cứu thương

Chiếc

46

11

35

-

35

Mỗi Ban CHQS huyện 1 cái, Trung đoàn 762: 4 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 3 cái

2

Dụng cụ băng bó cứu thương

Bộ

300

20

280

-

280

Ban CHQS huyện 10 chiếc, Trung đoàn 762: 10 cái, mỗi đại đội trực thuộc: 5 cái

3

Dụng cụ cứu thương trang bị cho cấp huyện, tiểu đoàn, đại đội (Vali cấp cứu di động triển khai chăm sóc chấn thương thiết yếu)

Bộ

35

0

35

-

35

Mỗi Ban CHQS huyện Bộ, Trung đoàn 762: 05 bộ, mỗi đại đội trực thuộc: bộ

VIII

Trang bị phương tiện cấp nguồn

1

Máy phát điện loại 3 KVA

Chiếc

35

0

35

-

35

Cấp cho tiểu đội, trung đội, 27 Ban CHQS huyện

2

Máy phát điện loại 25 KVA

Chiếc

2

1

1

1

Cấp cho cấp trung đoàn 762, tiểu đoàn 40

3

Máy phát điện loại 10 KVA

Chiếc

5

0

5

1

Cấp cho 5 đơn vị trực thuộc

4

Đèn công tác cá nhân

Cái

913

0

913

-

913

Mỗi đồng chí 1 cái

PHỤ LỤC 3:

NHU CẦU BẢO ĐẢM VẬT CHẤT CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3326/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên trang bị, phương tiện

ĐVT

Tổng nhu cầu

Hiện có

Cần bổ sung

Ghi chú

1

Máy cưa chạy xăng

Cái

586

-

586

Mỗi trung đội (xã, huyện) 01 cái

2

Máy thổi gió

Cái

405

-

405

Mỗi xã có rừng 01 cái, mỗi huyện 5 cái

3

Máy cắt thực bì

Cái

405

60

345

4

Nhà bạt

Chiếc

586

210

376

Mỗi trung đội (xã, huyện) 01 cái

5

Áo phao

Cái

14.460

1.890

12.570

50% quân số trang bị áo phao, 25% quân số trang bị phao tròn

6

Phao cứu hộ

Cái

7.230

-

7.230

7

Ủng đi mưa

Đôi

14.460

-

14.460

Trang bị 50% quân số

8

Đèn pin

Cái

7.230

1.677

5.553

Trang bị 25% quân số

9

Bình cứu hỏa

Bình

2.930

-

2.930

Mỗi trung đội (xã, huyện) 05 hình

10

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

586

-

586

Mỗi trung đội (xã, huyện) 01 cái

11

Cáng thương

Cái

1.172

586

586

Mỗi trung đội (xã, huyện) 02 cái

12

Loa cầm tay

Cái

1.758

81

1.677

Mỗi trung đội (xã, huyện) 03 cái

13

Xuồng, ca nô cứu hộ

Cái

27

-

27

Trang bị cho cấp huyện (ven sông lớn, biển, hay ngập úng)

14

Máy bộ đàm cầm tay

Bộ

1.172

420

752

Mỗi trung đội (xã, huyện) 02 bộ

PHỤ LỤC 4:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3326/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung chi

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Tổng cộng

50

38.593

28.062

27.855

28.603

123.163

I

Triển khai thực hiện đề án, kiểm tra, chỉ đạo cơ sở, sơ tổng kết

50

-

-

-

100

150

1

Chi cho nhiệm vụ xây dựng đề án

50

2

Chi cho nhiệm vụ tổng kết đề án

100

II

Chi cho tập huấn, huấn luyện, diễn tập

20.705

8.914

8.914

8.914

47.446

1

Tập huấn cho cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ PTDS, ƯPSCTT, TKCN

282

282

282

282

1.127

1.1

Vật chất, thao trường bãi tập, văn phòng phẩm bảo đảm cho lớp tập huấn

200

200

200

200

800

1.2

Hỗ trợ tiền ăn: 01 ngày/năm x 62.000đ/người/ngày = 62.000đ/ người/năm x 1319 đồng chí (02 cán bộ Ban CHQS cấp xã/xã x 559 xã + 03 cán bộ Ban CHQS cấp huyên/huyện x 27 huyện + 120 cán bộ thuộc bộ đội địa phương của Bộ CHQS tỉnh)

82

82

82

82

327

2

Chi cho huấn luyện Bộ đội địa phương

345

345

345

345

1.379

2.1

Hỗ trợ tiền ăn: 03 ngày/năm x 62.000đ/người/ngày = 186.000đ/ người/năm x 913 người

170

170

170

170

679

2.2

Vật chất bảo đảm cho huấn luyện: Văn phòng phẩm, biên soạn tài liệu, bảo đảm vật chất: 5.000.000đ/đầu mối/năm x 35 đầu mối

175

175

175

175

700

3

Chi cho huấn luyện DQTV

15.856

4.065

4.065

4.065

28.052

3.1

Chi trả trợ cấp ngày công lao động trong thời gian tập trung huấn luyện 03 ngày/năm x 119.200đ/người/ngày = 357.600 đ/người/năm. Năm 2022, huấn luyện cho 100% dân quân được biên chế vào các đội cơ động, tổ xung kích; các năm còn lại huấn luyện cho dân quân năm thứ nhất (tương ứng 25% tổng quân số)

10.342

2.585

2.585

2.585

18.098

3.2

Bảo đảm tiền ăn: 03 ngày/năm x 62.000đ/người/ngày = 186.000đ/ người/năm

5.379

1.345

1.345

1.345

9.413

3.3

Vật chất bảo đảm cho huấn luyện: Văn phòng phẩm, biên soạn tài liệu, bảo đảm vật chất: 5.000.000đ/đầu mối/năm x 27 đầu mối

135

135

135

135

540

4

Chi cho diễn tập: Diễn tập các tình huống phát sinh, khẩn cấp, bão lụt, hỏa hoạn thiên tai.

4.222

4.222

4.222

4.222

16.888

4.1

Vật chất của các ngành diễn tập khẩn cấp trong năm: 2.000.000.000/02 lần/năm

4.000

4.000

4.000

4.000

16.000

4.2

Bảo đảm tiền ăn: 06 ngày/02 lần/năm x 62.000đ/người/ngày = 372.000đ/ người/lần

222

222

222

222

888

III

Kinh phí bảo đảm vật chất bảo đảm cho BĐĐP

3.453

4.371

3.487

3.378

14.688

1

Xe ca (Hyundai County 29 chỗ ngồi): 2 chiếc x 1.400.000.000đ/xe

1.400

1.400

2.800

2

Máy thu phát sóng ngắn (ICOM): 10 cái x 26.500.000đ/cái

53

53

80

80

265

3

Máy thu phát sóng cực ngắn (bộ đàm cầm tay): 100 cái x 12.500.000đ/cái

313

313

313

313

1.250

4

Phao bè: 40 chiếc x 1.800.000đ/chiếc

18

18

18

18

72

5

Súng bắn dây mồi: 9 cái x 130.000.000đ/khẩu

260

520

390

1.170

6

Đèn cứu nạn dưới nước: 15 cái x 150.000đ/cái

2

2

7

Bộ kích thủy lực: 2 bộ x 16.500.000đ/bộ

17

17

33

8

Bộ ròng rọc (Pa lăng xích kéo tay): 2 bộ x 8.500.000đ/bộ

9

9

17

9

Máy khoan bê tông: 2 bộ x 1.260.000/bộ

3

3

10

Máy cắt bê tông: 2 bô x 42,000,000đ/bộ

42

42

84

11

Máy đẩy loại 25 CV: 28 cái x 85,000,000đ/cái

595

595

595

595

2.380

12

Trang phục PCCC: 100bộ x 750.000đ/bộ

19

19

19

19

75

13

Quần, áo bảo hộ phòng độc: 50 bộ x 800.000đ/bộ

9

10

10

10

40

14

Xẻng: 308 cái x 185.000đ/chiếc

14

14

14

14

57

15

Cuốc: 357 cái x 165.000đ/chiếc

15

15

15

14

59

16

Xà beng: 50 cái x 250.000đ/cái

1

4

4

4

13

17

Máy thổi gió: 35 cái x 18.550.000đ/cái

93

186

186

186

649

18

Máy cắt thực bì: 35 cái x 8.500.000đ/cái

43

85

85

85

298

19

Bộ thở cá nhân: 150 bộ x 250.000đ/bộ

8

10

10

10

38

20

Cưa tay: 178 con x 250.000đ/con

7

13

13

13

45

21

Dao phát: 168 con x 250.000đ/con

12

10

10

10

42

22

Cưa xăng: 85 cái x 15.500.000đ/cái

155

233

465

465

1.318

23

Quần áo phòng dịch: 1.826 bộ x 150.000đ/bộ

68

68

68

71

274

24

Găng tay, Ủng: 913 bộ x 450.000đ/bộ

90

90

90

141

411

25

Khẩu trang cá nhân: 913 hộp x 55.000đ/hộp

14

14

11

12

50

26

Cáng thương: 35 chiếc x 1.800.000đ/cái

9

18

18

18

63

27

Dụng cụ băng bó cứu thương: 280 bộ x 250.000đ/bộ

18

18

18

18

70

28

Dụng cụ cứu thương trang bị cho cấp huyện (Vali cấp cứu di động triển khai chăm sóc chấn thương thiết yếu): 35 bộ x 70.000.000đ/bộ

350

700

700

700

2.450

29

Máy phát điện loại 3 KVA: 35 chiếc x 7.200.000đ/chiếc

58

65

65

65

252

30

Đèn công tác cá nhân: 913 cái x 450.000đ/cái

73

113

113

113

411

IV

Kinh phí bảo đảm vật chất bảo đảm cho DQTV

14.435

14.778

15.454

16.212

60.879

1

Máy cưa chạy xăng: 586 cái x 15.500.000đ/cái

2.108

2.325

2.325

2.325

9.083

2

Máy thổi gió: 405 cái x 18.550.000đ/cái

1.948

1.855

1.855

1.855

7.513

3

Máy cắt thực bì: 345 cái x 8.500.000đ/cái

765

765

765

638

2.933

4

Nhà bạt : 376 cái x 22.000.000đ/cái

2.068

1.628

2.508

2.068

8.272

5

Áo phao: 12.570 cái x 450.000đ/cái

1.350

1.350

1.350

1.607

5.657

6

Phao cứu hộ: 7.230 cái x 350.000đ/cái

431

700

700

700

2.531

7

Ủng đi mưa: 14.640 cái x 250.000đ/cái

88

88

88

1.035

1.298

8

Đèn pin: 8.540 cái x 450.000đ/cái

945

945

945

1.008

3.843

9

Bình cứu hỏa: 2.930 x 205.000đ/bình

144

144

144

170

601

10

Túi Y tế sơ cấp cứu: 586 cái x 2.000.000đ/cái

280

300

300

292

1.172

11

Cáng thương: 1,172 x 1.800.000đ/cái

450

540

540

580

2.110

12

Loa cầm tay: 1.677 cái x 2.650.000đ/cái

1.060

1.264

1.060

1.060

4.444

13

Xuồng, ca nô cứu hộ: 27 cái x 75.000.000đ

450

525

525

525

2.025

14

Máy bộ đàm cầm tay: 752 bộ x 12.500.000đ/bộ

2.350

2.350

2.350

2.350

9.400

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3326/QĐ-UBND ngày 27/08/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, Dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


244

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.213.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!