ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
|
Số:
32/2008/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND
và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội
về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số
tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố
Hà Nội tại Tờ trình số 16/TTr-SNV ngày 08 tháng 08 năm 2008 và của Giám
đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 329/TTr-SNV ngày 08 tháng 10 năm 2008 về việc thành
lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban
chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội trên cơ sở Ban chỉ đạo
giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội (cũ)
Điều 2. Vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo giải phóng
mặt bằng thành phố Hà Nội
1. Vị trí, chức năng
a) Vị trí:
Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng
thành phố Hà Nội là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động
theo quy định của pháp luật. Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố
Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND
thành phố; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
b) Chức năng:
b.1) Tham mưu giúp UBND thành
phố chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xây
dựng kế hoạch của thành phố và chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng
kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở cấp mình, ngành mình
thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng
mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
b.2) Kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt
bằng của chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc; đồng thời, đề xuất với
UBND thành phố giải quyết các công việc phát sinh trong công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Căn cứ định hướng phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố để xây dựng và tổng hợp
kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng đối
với các ngành, các cấp, các nhu cầu theo quyết định của UBND thành phố và
chỉ đạo tiến độ thực hiện kế hoạch đó;
b) Căn cứ các cơ chế, chính
sách pháp luật Nhà nước, cùng liên ngành xây dựng các quy định của thành
phố về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng mặt
bằng cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
c) Hàng năm, xây dựng kế
hoạch tổng hợp nhu cầu đầu tư giải phóng mặt bằng và kinh phí đảm bảo
thực hiện giải phóng mặt bằng từ các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện;
d) Phối hợp với các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và Xây dựng đề xuất
UBND thành phố phân bổ kế hoạch các nguồn vốn, quỹ tài chính và quản lý
các loại quỹ nhà đất tái định cư phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc
áp dụng chính sách đền bù tại các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư quận, huyện, thành phố trực thuộc và các Trung tâm Phát
triển quỹ đất;
e) Phối hợp với UBND các
quận, huyện, thành phố trực thuộc và Sở, Ban, ngành thuộc thành phố để
chỉ đạo chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn giải quyết kịp thời các công
việc:
e.1) Hướng dẫn các tổ chức
điều tra, khảo sát, lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ đúng quy định
hiện hành của Nhà nước và UBND thành phố; đúng tiến độ của dự án;
e.2) Hướng dẫn Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư quận, huyện, thành phố trực thuộc trong
việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình
Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc phê duyệt theo phân cấp
của UBND thành phố;
g) Chủ trì hoặc phối hợp
với liên ngành (theo chức năng và nhiệm vụ được UBND thành phố giao) xem
xét, đề xuất với UBND thành phố quyết định giải quyết những phát sinh
vướng mắc cụ thể về cơ chế, chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền phù hợp với quy
định của pháp luật;
h) Nghiên cứu, đề xuất với
UBND thành phố và Chính phủ điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với thực tế của thành phố Hà Nội;
i) Xây dựng Quy chế hoạt động,
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Thành viên Ban Chỉ đạo để xác định
trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trước Thành ủy, HĐND, UBND thành
phố và trước pháp luật về những công việc được giao;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác
do UBND thành phố giao.
3. Cơ cấu tổ chức
Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng
thành phố Hà Nội có Lãnh đạo, chuyên viên kiêm nhiệm và Lãnh đạo,
chuyên viên chuyên trách.
a) Lãnh đạo, chuyên viên kiêm
nhiệm:
a.1) Các Sở: Tài chính, Tài nguyên
và môi trường và Xây dựng, mỗi đơn vị cử 01 cán bộ lãnh đạo Sở làm
Phó Trưởng ban kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành
phố.
a.2) Các Sở, ngành: Kế hoạch
và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục
Thuế Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội và Thanh tra thành phố Hà Nội,
mỗi đơn vị cử 01 cán bộ Lãnh đạo tham gia làm Ủy viên kiêm nhiệm của
Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố.
Các Phó Trưởng ban và Ủy
viên kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố cử 02
cán bộ cấp Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng của cơ quan mình tham
gia Tổ Chuyên viên giúp Ban Chỉ đạo, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
để trực tiếp giúp Lãnh đạo Sở, ngành giải quyết các công việc trong
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp trách nhiệm
của Sở, ngành mình giải quyết. Các cán bộ được cử tham gia Tổ Chuyên
viên phải nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, ngành mình để thực
hiện nhiệm vụ được giao.
a.3) Mời đại diện Lãnh đạo
các đơn vị sau đây tham gia Thành viên Ban Chỉ đạo: Ban Pháp chế HĐND
thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố và Hội Nông dân
thành phố.
b) Lãnh đạo và chuyên viên
chuyên trách:
Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng
thành phố Hà Nội có Trưởng ban và một số Phó Trưởng ban chuyên trách
do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm.
Trưởng ban là người đứng
đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành
phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.
Phó Trưởng ban chuyên trách
là người giúp Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước
pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó
Trưởng ban chuyên trách được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động
của Ban.
Việc bổ nhiệm Trưởng ban,
Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố
Hà nội do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo các quy định của Nhà
nước và của thành phố về quản lý cán bộ.
Việc miễn nhiệm, luân
chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ,
chính sách đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo
giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của pháp
luật.
c) Các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ:
c.1) Phòng Tổ chức – Hành
chính – Tổng hợp;
c.2) Phòng Nghiệp vụ 1;
c.3) Phòng Nghiệp vụ 2;
c.4) Phòng Nghiệp vụ 3;
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các phòng và trách nhiệm của người đứng đầu do Trưởng ban quyết định
theo quy định của pháp luật.
d) Đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Ban: Trung tâm Phát triển quỹ đất.
Trung tâm Phát triển quỹ đất
do UBND thành phố thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế và kinh phí
hoạt động
Biên chế của Ban Chỉ đạo
giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội do UBND thành phố phân bổ hàng
năm, trong đó: biên chế hành chính gồm Lãnh đạo Ban và chuyên viên
chuyên trách; biên chế sự nghiệp gồm các cán bộ, viên chức thuộc đơn
vị sự nghiệp của Ban.
Kinh phí hoạt động của Ban
Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội do ngân sách thành phố
cấp hàng năm. Kinh phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư có quy định riêng.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết
định trước đây của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành phố Hà Nội (cũ)
ban hành trái với Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải phóng
mặt bằng thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận,
huyện, thành phố trực thuộc và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND TP;
- Đoàn ĐBQH TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Như Điều 4;
- Báo Hà Nội mới;
- CVP, PVP; Công báo;
- Các Phòng CVNCTH;
- Lưu Văn Thư, Chung NC1 (2b)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Thảo
|