ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3186/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
11 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH-UBND ngày 31/10/2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành
chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 83/TTr-SCT ngày 08/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng
quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, TN, HL.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|
THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3186/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Thủ tục hành
chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực
hiện
|
1
|
Tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý ngành, lĩnh
vực, địa phương về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
|
Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
|
Sở Công Thương
|
2
|
Cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh áp
dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người
tiêu dùng
|
Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
|
Sở Công Thương
|
3
|
Thủ tục xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia
|
Công nghiệp địa
phương
|
Sở Công Thương
|
4
|
Thủ tục điều chỉnh, bổ sung và ngừng triển khai
đề án khuyến công
|
Công nghiệp địa
phương
|
Sở Công Thương
|
5
|
Tổ chức thực hiện đề án khuyến công quốc gia
|
Công nghiệp địa
phương
|
Sở Công Thương
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Thủ tục Tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực, địa phương về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong trường hợp cần thiết, Sở Công Thương
soạn văn bản tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương
liên quan về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Mẫu số 07 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị tham vấn của Sở Công Thương. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực,
địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Sở Công Thương trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và có
trách nhiệm trả lời đề nghị tham vấn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua đường
bưu điện hoặc qua hệ thống E-Office.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần:
+ Văn bản về việc lấy ý kiến góp ý đối với hồ sơ
đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024)
+ Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, gồm
- Sở Công Thương soạn văn bản tham vấn ý kiến theo
Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 trong 02 ngày làm việc.
- Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương trả
lời ý kiến tham vấn theo đề nghị của Sở Công Thương trong 05 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ
quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương.
g) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 5
5/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không
i) Kết quả thực hiện:Văn bản trả lời
của các Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày
20/6/2023.
- Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
2. Thủ tục Cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân
kinh doanh áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch
với người tiêu dùng.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, Sở Công
Thương có văn bản đề nghị cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương phối hợp
cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh áp dụng hợp đồng mẫu, điều kiện
giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng, trong 02 ngày làm việc.
Bước 2: Trong 05 ngày làm việc, Cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực, địa phương thực hiện cung cấp danh sách danh sách tổ chức, cá
nhân kinh doanh áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao
dịch với người tiêu dùng theo đề nghị của Sở Công Thương.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua đường
bưu điện hoặc qua hệ thống E-Office.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần:
Văn bản của Sở Công Thương đề nghị cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực, địa phương phối hợp cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân kinh
doanh áp dụng hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người
tiêu dùng
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, gồm:
- Sở Công Thương có văn bản đề nghị cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực, địa phương phối hợp cung cấp danh sách trong 02 ngày làm việc
- Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương trả
lời ý kiến tham vấn theo đề nghị của Sở Công Thương trong 05 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở
Công Thương.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ
quan quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương
g) Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
h) Phí, lệ phí (nếu có): không.
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không
k) Kết quả thực hiện: Văn bản của các cơ quan
quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương cung cấp danh sách tổ chức, cá nhân kinh
doanh áp dụng hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người
tiêu dùng
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày
20/6/2023.
- Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
III. LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
1. Thủ tục xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia
- Trong thời hạn 60 ngày, theo kế hoạch khuyến công
quốc gia hàng năm của Cục Công Thương địa phương; Sở Công Thương có văn bản đề
nghị UBND cấp huyện, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (đơn vị) đăng
ký danh mục đề án, nhiệm vụ khuyến công quốc gia theo Mẫu số 2 của Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10/7/2018 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương (Thông tư số 17/2018/TT-BCT) và kèm theo Hồ sơ các đề án khuyến
công quốc gia gửi về Sở Công Thương trước ngày 01 tháng 6 hàng năm.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, Sở Công Thương tổng
hợp, lựa chọn đề án khuyến công để đăng ký danh mục đề án, nhiệm vụ theo Mẫu số
2 gửi Cục Công Thương địa phương trước ngày 20 tháng 6 hàng năm.
Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày, Phòng chuyên môn Sở
Công Thương tổ chức thẩm định cấp cơ sở Hồ sơ khuyến công quốc gia theo Mẫu số
4b Phụ lục 1 Thông tư số 17/2018/TT-BCT. Sau khi thẩm định, các đề án được tổng
hợp theo Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 14 của Phụ lục 1 Thông tư số 17/2018/TT-BCT và
kèm theo Hồ sơ đề án gửi về Cục Công Thương địa phương trước ngày 20 tháng 9
hàng năm để thẩm định cấp Bộ; đồng thời gửi Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục đề
án, nhiệm vụ để báo cáo.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến qua
hệ thống E-Office.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ đề án
Các đơn vị gửi 02 bộ hồ sơ đề án theo danh mục đã
đăng ký về Sở Công Thương để thẩm định cấp cơ sở. Hồ sơ đề án gồm:
- Đề án được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư
36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2024 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương (Thông tư
36/2013/TT-BCT);
- Văn bản đề
nghị hỗ trợ của đơn vị thụ hưởng (đối với đề án mà đơn vị thực hiện đề án không
đồng thời là đơn vị thụ hưởng).
- Một số dạng đề án phải kèm theo các tài liệu quy
định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 36/2013/TT-BCT
d) Thời hạn giải quyết: 170 ngày
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Trung tâm Khuyến công
và Xúc tiến thương mại, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị thực hiện
đề án khuyến công.
e) Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Công Thương
g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản đăng ký kế hoạch
khuyến công quốc gia (Danh mục đề án, nhiệm vụ đăng ký kế hoạch khuyến công
quốc gia; Hồ sơ đề án khuyến công quốc gia)
h) Phí, lệ phí: Không
i) Mẫu đơn, tờ khai
Theo các mẫu tại Phụ lục Thông tư 36/2013/TT-BCT và
Thông tư 17/2018/TT-BCT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
- Phù hợp với chủ trương, chính sách, kế hoạch,
chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước;
phù hợp với quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh.
- Phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động khuyến
công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại Nghị
định số 45/2012/NĐ-CP; phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí
khuyến công.
- Phù hợp với Chương trình khuyến công quốc gia
từng giai đoạn do Bộ Công Thương phê duyệt.
- Phù hợp với Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.
I) Căn cứ pháp lý của TTHC
Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và
quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10/7/2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2013/TT-BCT quy định về việc xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia
2. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung và ngừng triển
khai đề án khuyến công
a) Trình tự thực hiện
Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng
triển khai đề án, nhiệm vụ khuyến công, đơn vị thực hiện phải có văn bản (đối
với các đề án do Sở Công Thương đăng ký kế hoạch hoặc đề án do đơn vị khác thực
hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phải có xác nhận
hoặc văn bản đề nghị của Sở Công Thương) gửi Cục Công Thương địa phương, trong
đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực hiện đề án (15 ngày).
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến qua
hệ thống E-Office
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
Văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng
triển khai đề án, nhiệm vụ khuyến công nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc
ngừng thực hiện đề án. Số lượng: 02 bản.
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Trung tâm Khuyến công
và Xúc tiến thương mại, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị thực hiện
đề án khuyến công.
e) Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Công Thương
g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Công
Thương gửi Cục Công Thương địa phương.
h) Phí, lệ phí: Không
i) Mẫu đơn, tờ khai: Theo Phụ lục tại Thông tư
36/2013/TT-BCT và Thông tư 17/2018/TT-BCT
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực
hiện đề án
l) Căn cứ pháp lý của TTHC
Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và
quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10/7/2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2013/TT-BCT quy định về việc xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia
3. Thủ tục tổ chức thực hiện đề án khuyến công
quốc gia
a) Trình tự thực hiện
Cục Công Thương địa phương thông báo giao kế hoạch
kinh phí khuyến công quốc gia cho các địa phương, đơn vị có đề án để ký hợp
đồng, triển khai thực hiện (15 ngày).
Đối với một số dạng đề án, nhiệm vụ thực hiện theo
Luật Đấu thầu: Sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch khuyến công quốc gia
của Bộ trưởng Bộ Công Thương, căn cứ phân cấp quản lý tại địa phương, Sở Công
Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền hoặc
chỉ đạo đơn vị thực hiện đề án tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định và gửi
Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu về Cục Công Thương địa phương để
làm cơ sở ký kết hợp đồng khuyến công quốc gia.
Đối với đề án về sản xuất sạch hơn: Ngoài việc thực
hiện nghiệm thu cơ sở theo quy định, Sở Công Thương thành lập Hội đồng đánh giá
có ít nhất 05 thành viên do Lãnh đạo Sở Công Thương làm Chủ tịch, các thành
viên còn lại là cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ban, ngành và chuyên gia về
đánh giá sản xuất sạch hơn. Hội đồng có trách nhiệm họp, xem xét kết quả và lập
biên bản đánh giá theo mẫu số 17 Phụ lục 1.
Tổ chức nghiệm thu cơ sở.
Lập hồ sơ quyết toán, thanh lý hợp đồng và quyết
toán kinh phí.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến qua
hệ thống E-Office
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Đối với các đơn vị thực hiện đề án không lập hóa
đơn tài chính cho Cục Công Thương địa phương, hồ sơ quyết toán gồm:
+ Biên bản nghiệm thu cơ sở theo Mẫu số 5a Phụ lục 1
+ Biểu chi tiết quyết toán kinh phí theo Mẫu số 7
Phụ lục 1
+ Bảng kê chứng từ đề nghị quyết toán theo Mẫu số
8a Phụ lục 1, kèm theo chứng từ chi của từng đề án như quy định tại Phụ lục 4
và toàn bộ tài liệu theo quy định.
+ Đối với các đề án được nhà nước hỗ trợ kinh phí
theo tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí thực hiện, đơn vị thực hiện lập bảng kê
chứng từ đề nghị quyết toán, bao gồm cả phần kinh phí từ nguồn khác (theo Mẫu
số 8b Phụ lục 1) kèm theo toàn bộ chứng từ chi.
+ Đối với các đơn vị thực hiện đề án có lập hóa đơn
tài chính xuất cho Cục Công Thương địa phương, hồ sơ quyết toán gồm:
+ Biên bản nghiệm thu cơ sở theo Mẫu số 5b hoặc 5c
Phụ lục 1
+ Hóa đơn tài chính.
+ Các hồ sơ, tài liệu, chứng từ theo quy định.
+ Khi thanh lý hợp đồng thực hiện đề án cuối cùng
trong năm, đơn vị thực hiện đề án lập Bảng đối chiếu kinh phí theo Mẫu số 10
Phụ lục 1.
+ Số lượng 02 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Công Thương, Trung
tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các
đơn vị thực hiện đề án khuyến công.
e) Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Công Thương
g) Kết quả thực hiện TTHC: Biên bản nghiệm thu, Hồ
sơ quyết toán, thanh lý hợp đồng.
h) Phí, lệ
phí: Không
i) Mẫu đơn, tờ khai: Theo các Phụ lục tại Thông tư 36/2013/TT-BCT
và Thông tư 17/2018/TT-BCT
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi nghiệm thu cơ sở đề
án cuối cùng trong hợp đồng, đơn vị thực hiện đề án phải hoàn thành việc lập hồ
sơ quyết toán theo quy định.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC
Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27/12/2013 của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và
quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10/7/2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2013/TT-BCT quy định về việc xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia