Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3077/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 23/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3077/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 459/TTr-SNV ngày 12 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TTCP;
- Lưu: VT, (VX/Nh) H.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)

Thực hiện Chỉ thị số 40 CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015;

Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng “Đề án Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020” như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

Theo số liệu thống kê vào tháng 12 năm 2013, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo như sau: (Phụ lục I và II kèm theo)

1. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

a) Bậc Mầm non:

Tổng số 34.958 người, trong đó: cán bộ quản lý: 2.051 người (công lập: 1.179, ngoài công lập: 872); giáo viên: 17.956 (công lập: 9.076, ngoài công lập: 8.880); nhân viên: 14.951 (công lập: 5.269, ngoài công lập: 9.682).

b) Bậc Tiểu học:

Tổng số 25.893 người, trong đó: cán bộ quản lý: 1.213 (công lập: 1.166, ngoài công lập: 47); giáo viên: 18.552 (công lập: 17.314, ngoài công lập: 1.238); nhân viên: 5.906 (công lập: 5.703, ngoài công lập: 203).

c) Bậc Trung học:

Trung học cơ sở: Tổng số 20.769 người, trong đó: cán bộ quản lý: 696 (công lập: 684, ngoài công lập: 12); giáo viên: 16.681 (công lập: 14.928, ngoài công lập: 1.753); nhân viên: 3.242 (công lập: 3.154, ngoài công lập: 88).

Trung học phổ thông: Tổng số 17.855 người, trong đó: cán bộ quản lý: 515 (công lập: 309, ngoài công lập: 206), giáo viên: 11.755 (công lập: 8.457, ngoài công lập: 3.298), nhân viên: 5.410 (công lập: 1.929, ngoài công lập: 3.481).

d) Trung tâm Giáo dục thường xuyên:

Tổng số 1.752 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 94; Giáo viên: 1.264; Nhân viên: 364 người.

đ) Bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo:

Tổng số 6.674 người, trong đó: cán bộ quản lý: 454 (công lập: 211, ngoài công lập: 243); giáo viên: 5.261 (công lập: 990, ngoài công lập: 4.271); nhân viên: 959 (công lập: 336, ngoài công lập: 623).

Sự phát triển về mặt số lượng đối với từng bậc học hiện nay như sau: Bậc Mầm non trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng trường lớp, nhất ở khu vực ngoại thành. Ở bậc Tiểu học, đội ngũ giáo viên tiểu học cơ bản đảm bảo về số lượng, từng bước tiếp cận định mức giáo viên/lớp theo quy định. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tỷ lệ giáo viên/lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên tiểu học nhất là đối với các vùng ngoại thành cần phải được quan tâm đào tạo nguồn cũng như bồi dưỡng chuyên sâu các bộ môn nhằm đáp ứng xu thế phát triển của bậc học. Ở bậc Trung học, theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ thì giáo viên tương đối đủ đáp ứng nhu cầu bậc học, nhưng cần tăng cường giáo viên các bộ môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, toán, tin học, ngoại ngữ, công nghệ,... để phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Ở ngành học giáo dục thường xuyên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng, quy mô phát triển trường lớp và đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng nhu cầu của người học, nhưng về biên chế ngành học này hiện nay chưa có văn bản nào quy định rõ ràng vì vậy số lượng biên chế ở các trung tâm chưa được thống nhất. Ở bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên so với nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng cho sự phát triển của xã hội nói chung và của Thành phố nói riêng vẫn chưa đáp ứng về số lượng giáo viên cơ hữu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, đồng thời sự phát triển của đội ngũ nhà giáo này chưa theo kịp với xu thế đổi mới và hội nhập.

2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

Theo số liệu thống kê vào tháng 12 năm 2013, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo thể hiện như sau: (Phụ lục I và II kèm theo)

BẬC HỌC

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Nhân viên

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

TS

TL

Mầm non

182

8.88

1869

91.12

5150

28.68

12782

71.18

1472

9.84

Tiểu học

25

2.06

1188

97.94

1204

6.49

17279

93.14

598

10.12

THCS

23

3.30

673

96.70

3063

18.36

13584

81.43

686

21.16

THPT

343

66.60

172

33.40

10388

88.37

1305

11.10

592

10.94

GDTX

84

89.36

10

10.64

1033

81.72

110

8.70

36

9.89

CĐ và TCCN

239

52.64

193

42.51

3780

71.84

1234

23.46

184

19.19

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên ở từng bậc học trong thời gian qua đã được từng bước nâng cao, không còn tình trạng giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn được bố trí giảng dạy. Cụ thể:

Ở bậc Mầm non (MN), trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý đã từng bước được nâng cao, trình độ đại học tăng nhiều. Tuy nhiên trình độ thạc sĩ còn thấp (chỉ chiếm 1,5%) so với yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Năng lực giảng dạy của giáo viên có chuyển biến nhưng so với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng ngành học thì còn một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng kịp. Trình độ chuyên môn của nhân viên chưa được đào tạo đúng với vị trí việc làm.

Ở bậc Tiểu học (TiH), hiện nay tỷ lệ trên chuẩn về chuyên môn của giáo viên khá cao, nhưng trình độ thạc sĩ ở đội ngũ cán bộ quản lý còn thấp (5,7%). Đội ngũ nhân viên đa số chưa có bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm nên hiệu quả công việc chưa cao. Do vậy, cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ở bậc Trung học cơ sở (THCS), trình độ chuyên môn của giáo viên trong những năm qua đã được bồi dưỡng nâng chuẩn lên đại học tương đối cao. Tuy nhiên, hiện nay trình độ thạc sĩ của cán bộ quản lý (13,4%) và giáo viên (1,5%) còn thấp. Ngoài ra, do trước đây chưa có trường đào tạo các chức danh nhân viên nên đa số nhân viên chưa được đào tạo trình độ chuyên môn đáp ứng với vị trí việc làm, do vậy chất lượng công việc chưa đạt hiệu quả cao.

Ở bậc Trung học phổ thông (THPT), đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phần lớn đảm bảo trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, số CBQL có trình độ sau đại học chỉ chiếm tỷ lệ 33,40%, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao thể hiện trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện tại, bậc học này vẫn còn thiếu những cán bộ có trình độ sau đại học để nâng cao công tác quản lý giáo dục của ngành cũng như chỉ đạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức về quản lý, hành chánh và sau đại học để từng bước đáp ứng với nhu cầu bậc học. Bên cạnh đó, số giáo viên có trình độ sau đại học chiếm tỉ lệ rất thấp (11,1%), chưa đáp ứng cho công tác giảng dạy chuyên sâu, nâng cao kiến thức cho học sinh. Đa số nhân viên thư viện, thí nghiệm, thiết bị, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp của bậc học này chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, không có trình độ chuyên môn để thực thi nhiệm vụ dẫn đến hiệu quả công việc thấp, không có tính chuyên môn cao.

Ở khối Giáo dục thường xuyên (GDTX), đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng được chú trọng và trình độ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay trình độ sau đại học của cán bộ quản lý (10,64%) và giáo viên (8,70%) còn thấp.

Ở bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có chuyển biến tích cực về mặt số lượng lẫn chất lượng, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ ngày càng tăng, ngoài ra thu hút được nhiều cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ ở các địa phương khác chuyển về góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ của các trường chuyên nghiệp của Thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL và giáo viên, nhân viên về kiến thức, kỹ năng quản lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức thực hiện yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và xu thế hội nhập.

Như vậy, do nhu cầu phát triển của xã hội, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) cần được nâng cao trình độ về quản lý để chỉ đạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để từng bước đáp ứng với nhu cầu từng bậc học. Ngoài ra, đối với giáo viên giảng dạy Tiếng Anh, phấn đấu đến năm 2015, tất cả giáo viên Tiếng Anh các bậc học đều đạt chuẩn theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR) hoặc tương đương theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (còn gọi là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, do yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy nên đội ngũ giáo viên cần được bổ sung kiến thức về chuyên môn, tâm lý để có thể chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên nhà trường (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thí nghiệm, thư viện, thiết bị, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp) cần phải được đào tạo theo chức danh nghề nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

3. Dự báo nguồn nhân lực ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020:

Trên cơ sở thực trạng và quy mô đội ngũ ngành Giáo dục và đào tạo, dự báo nhu cầu nhân lực ngành giáo dục đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

BẬC HỌC

DANH MỤC

2013

2015

TĂNG

2020

TĂNG

Mầm non

Tổng số trường

800

877

77

1075

198

Cán bộ quản lý (người)

2.051

2.184

133

2.642

458

Giáo viên (người)

17.956

21.371

3.415

29.903

8.532

Nhân viên (người)

14.951

15.500

549

17.000

1.500

Tiểu học

Tổng số trường

474

529

55

608

79

Cán bộ quản lý (người)

1.213

1.446

233

1.693

247

Giáo viên (người)

18.552

20.309

1757

24.448

4.139

Nhân viên (người)

5.906

6.500

594

8.500

2.000

Trung học cơ sở

Tổng số trường

259

282

23

374

92

Cán bộ quản lý (người)

696

780

84

1.056

276

Giáo viên (người)

16.681

17.400

719

20.571

3.171

Nhân viên (người)

3.242

3.563

321

4.083

520

Trung học phổ thông

Tổng số trường

91

108

18

125

17

Cán bộ quản lý (người)

515

532

17

608

76

Giáo viên (người)

11.755

13.813

2.058

19.594

5.781

Nhân viên (người)

5.410

5.510

100

5.943

433

Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp

Tổng số trường

36

48

12

57

9

Cán bộ quản lý (người)

454

554

100

1.108

554

Giáo viên (người)

5.261

9.807

4.546

15.692

5.885

Nhân viên (người)

959

1843

884

2.876

1.033

Giáo dục thường xuyên

Tổng số trường

46

46

0

50

4

Cán bộ quản lý (người)

94

98

4

116

18

Giáo viên (người)

1.264

1.314

50

1.514

200

Nhân viên (người)

364

381

17

451

70

Tổng cộng

Tổng cộng nhu cầu NNL:

 

 

 

 

 

Cán bộ quản lý (người)

5.023

5.594

571

7.223

1.629

Giáo viên (người)

71.469

84.194

12.545

111.902

27.708

Nhân viên (người)

30.832

33.297

2.465

38.853

5.556

II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố từng bước đã có các văn bản pháp lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất của trường bồi dưỡng Giáo dục ở các quận, huyện mặc dù còn thiếu nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Thành phố đến quận, huyện đã từng bước bổ sung thêm về số lượng; cơ sở vật chất cho trường bồi dưỡng Giáo dục và điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng, giáo dục đã được quan tâm đáp ứng theo các chương trình bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu thực tiễn ở mỗi quận, huyện.

- Nhìn chung, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của từng cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn ngành. Các phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện, các trường THPT, các trung tâm GDTX đã chấp hành tốt các lớp tập huấn để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Khó khăn:

- Hiện nay, trình độ sau đại học của CBQL và giáo viên (nhất là bậc THPT, khối GDTX và bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp) còn thấp, số lượng giáo viên có trình độ sau đại học chuyên ngành chưa cao.

- Chế độ đãi ngộ cho giáo viên có trình độ sau đại học chuyên ngành, giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu chưa thỏa đáng.

- Thành phố vẫn chưa có một trung tâm có chức năng tổ chức bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên. Hiện tại, công tác đào tạo, bồi dưỡng do Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo kiêm nhiệm nên việc triển khai, thực hiện các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn.

- Đội ngũ nhân viên chưa có bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm, cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

- Việc phát triển trường lớp ở địa phương còn tùy thuộc vào ngân sách của từng địa phương chi cho giáo dục đào tạo nên việc dự báo nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên và nhân viên còn gặp nhiều khó khăn.

III. MỤC TIÊU

Đề án Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 đảm bảo đáp ứng đủ về số lượng giáo viên (kể cả đáp ứng giáo viên cho việc dạy 2 buổi), đồng bộ về cơ cấu, loại hình đào tạo theo nhu cầu phát triển quy mô các ngành học, cấp học, vừa đạt và nâng cao các tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Đề án nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và nâng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn hóa trường học và góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố.

Đề án cũng chú trọng việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.

IV. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

- Cán bộ, công chức, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là công chức).

- Cán bộ, viên chức quản lý trường học, giáo viên các ngành học, cấp học.

- Nhân viên trường học: Văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thí nghiệm, thư viện, thiết bị, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp.

V. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vai trò, vị trí của nhà giáo trong xã hội.

Rà soát về tiêu chuẩn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo điều lệ, chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và những quy định mới về đánh giá tinh thần trách nhiệm, tư cách đạo đức, hiệu quả công tác giảng dạy một cách khách quan, trung thực. Trên cơ sở đó sắp xếp bố trí lại đội ngũ, sàng lọc các đối tượng không đáp ứng được tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức, hiệu quả công việc thấp kém.

Tập trung đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng chuẩn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

1. Cán bộ, công chức Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là công chức):

Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, cán bộ công chức ở Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải am hiểu kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, biết sử dụng vi tính, khai thác thông tin qua mạng Internet và đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của ngạch công chức.

a) Cán bộ, công chức lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Giai đoạn 2013 - 2015: 6% đạt trình độ tiến sĩ, 60% đạt trình độ thạc sĩ; 80% đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân; 80% qua bồi dưỡng Quản lý Giáo dục hoặc kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính; 30% cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên chính, 2% giữ ngạch chuyên viên cao cấp.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 12% đạt trình độ tiến sĩ, 80% đạt trình độ thạc sĩ; 90% có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị; 50% giữ ngạch chuyên viên chính và 5% giữ ngạch chuyên viên cao cấp.

b) Cán bộ, công chức lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Giai đoạn 2013 - 2015: 4% đạt trình độ tiến sĩ, 30% đạt trình độ thạc sĩ; 40% đạt trình độ trung, cao cấp hoặc cử nhân chính trị, 60% qua bồi dưỡng Quản lý giáo dục hoặc chương trình Chuyên viên chính, chương trình trung, cao cấp quản lý nhà nước, 30% chuyên viên chính.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 6% đạt trình độ tiến sĩ, ít nhất 50% đạt trình độ thạc sĩ; 40% giữ ngạch chuyên viên chính.

c) Chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Giai đoạn 2013 - 2015: có 02% đạt trình độ tiến sĩ, 30% đạt trình độ thạc sĩ, 40% có trình độ trung cấp chính trị, qua bồi dưỡng công chức ngành Giáo dục và Đào tạo và quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên.

- Giai đoạn 2016 - 2020: có 5% trình độ tiến sĩ, 45% đạt trình độ thạc sĩ, 70% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị, qua bồi dưỡng công chức ngành Giáo dục và Đào tạo hoặc quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên.

Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện:

- Giai đoạn 2013 - 2015: Có 0,5% đạt trình độ tiến sĩ, 10% đạt trình độ thạc sĩ, 50% đạt trình độ trung cấp chính trị, qua bồi dưỡng công chức ngành Giáo dục và Đào tạo và quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Có 01% đạt trình độ tiến sĩ, 30% trình độ thạc sĩ, 80% đạt trình độ trung cấp chính trị, qua bồi dưỡng công chức ngành Giáo dục và Đào tạo và quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên.

d) Nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Phấn đấu đảm bảo đủ về số lượng theo nhu cầu công việc và đạt đúng tiêu chuẩn về ngạch viên chức, nhân viên theo quy định.

2. Cán bộ quản lý trường học, giáo viên các ngành học, cấp học:

Trên cơ sở thực trạng và quy mô về trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và tiêu chuẩn chức danh quy định, dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ từ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được thể hiện ở phụ lục III kèm theo.

a) Bậc Mầm non:

Cán bộ quản lý và giáo viên bậc Mầm non đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

Chỉ tiêu

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

Trình độ cao đẳng và đại học

91,12%

95%

100%

71,2%

80%

95%

Trình độ thạc sĩ

1,5%

2%

5%

0,02%

0,05%

0,1%

Trình độ tiến sĩ

0,15%

0,4%

2%

0%

0,02%

0,05%

Trung cấp chính trị trở lên

10,3%

50%

100%

2%

4%

8%

Nghiệp vụ quản lý

98%

100%

100%

 

b) Tiểu học:

Cán bộ quản lý và giáo viên bậc Tiểu học đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

 

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

Trình độ cao đẳng và đại học

92,1%

98%

100%

92,7%

98%

100%

Trình độ thạc sĩ

5,7%

7%

10%

0,43%

0.6%

1,2%

Trình độ tiến sĩ

0,2%

0,5%

1%

0,01%

0,02%

0,04%

Trung cấp chính trị trở lên

10,4%

60%

100%

1.3%

3%

6%

Nghiệp vụ quản lý

98%

100%

100%

 

c) Trung học cơ sở:

Cán bộ quản lý và giáo viên bậc THCS đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

 

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

Trình độ đại học

82,8%

90%

100%

79,9%

85%

98%

Trình độ thạc sĩ

13,4%

15%

20%

1.5%

3%

6%

Trình độ tiến sĩ

0,4%

0,6%

1,2%

0,01%

0,04%

0,08%

Trung cấp chính trị trở lên

9,5%

60%

100%

1.1%

5%

8%

Nghiệp vụ quản lý

99%

100%

100%

 

d) Trung học phổ thông:

Cán bộ quản lý và giáo viên bậc THPT đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

 

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

Trình độ thạc sĩ

26,4%

33%

50%

10,9%

12%

18%

Trình độ tiến sĩ

2,7%

4%

10%

0,2%

0,5%

1%

Trung cấp chính trị trở lên

6,2%

40%

80%

1,2%

3%

6%

Nghiệp vụ quản lý

96%

100%

100%

 

đ) Giáo dục thường xuyên:

Cán bộ quản lý và giáo viên khối GDTX đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

 

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

2013

2013 - 2015

2016 - 2020

Trình độ Thạc sĩ

10,6%

20%

40%

8,62%

12%

18%

Trình độ tiến sĩ

0%

2%

4%

0,08%

0,5%

1%

Trung cấp chính trị trở lên

6%

30%

60%

1%

3%

6%

Nghiệp vụ quản lý

98%

100%

100%

 

e) Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp:

Cán bộ quản lý và giáo viên bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm 2020 cụ thể như sau:

 

Cán bộ quản lý

Giáo viên

2013

2013 -2015

2016-2020

2013

2013 -2015

2016 -2020

Trình độ Thạc sĩ

35,9%

50%

70%

21,99%

40%

60%

Trình độ tiến sĩ

5,51%

8%

15%

3,44%

5%

10%

Trung cấp chính trị trở lên

18%

40%

80%

0,8%

10%

20%

Nghiệp vụ quản lý

80%

100%

100%

 

f) Nhân viên trường học:

Ngoài các chức danh bảo vệ và phục vụ, thì các nhân viên văn thư, thủ quỹ, kế toán, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, y tế học đường, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp phải có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

- Nhân viên văn thư: có trình độ trung cấp văn thư - lưu trữ trở lên; thành thạo tin học văn phòng trong hoạt động nghiệp vụ.

- Nhân viên kế toán: có trình độ trung cấp kế toán trở lên; thành thạo tin học trong hoạt động nghiệp vụ.

- Nhân viên y tế học đường: có trình độ trung cấp y sỹ hoặc dược sỹ trở lên.

- Nhân viên thư viện: có trình độ trung cấp thư viện trở lên hoặc giáo viên qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, thành thạo tin học trong hoạt động thư viện, biết khai thác mạng Internet.

- Nhân viên thiết bị, thí nghiệm: có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thiết bị trường học.

- Tư vấn học đường: có chứng nhận tham gia bồi dưỡng công tác tư vấn học đường.

- Tư vấn hướng nghiệp: có chứng nhận tham gia bồi dưỡng công tác tư vấn hướng nghiệp.

VI. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Bồi dưỡng cho đội ngũ công chức:

- Lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở.

- Kiến thức về hội nhập quốc tế;

- Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành;

- Đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

2. Bồi dưỡng quản lý giáo dục:

- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý bậc học Mầm non, phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX): Yêu cầu 100% có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Tất cả CBQL và giáo viên thuộc diện quy hoạch tham gia khóa bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore.

- Đối với Hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông; Giám đốc Trung tâm GDTX: Bồi dưỡng chuẩn Hiệu trưởng (Giám đốc) theo từng bậc học (bao gồm tự bồi dưỡng và bồi dưỡng theo chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức).

- Đối với Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Yêu cầu tham gia bồi dưỡng chương trình quản lý theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đề cử một số CBQL đương nhiệm và giáo viên thuộc diện quy hoạch tham gia đào tạo Thạc sĩ Quản lý giáo dục theo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy.

- Đối với Tổ trưởng chuyên môn: 100% có chứng chỉ bồi dưỡng công tác quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn.

- Đối với Giáo viên chủ nhiệm: Các trường phổ thông chọn giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp theo từng bậc học.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn:

- Khuyến khích các CBQL và giáo viên, đặc biệt là các CBQL và GV bậc Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX), Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp học nâng cao trình độ chuyên môn (trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành).

4. Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên:

- Đảm bảo 100% CBQL và giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên; các thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mỗi cấp học (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non).

5. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:

- Đối với Hiệu trưởng (Giám đốc), các Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) và giáo viên các trường học, TTGDTX thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý: Yêu cầu có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Phó Trưởng phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện và tương đương trở lên và cán bộ trong nguồn quy hoạch: Yêu cầu có trình độ cao cấp chính trị.

- Đối với giáo viên, nhân viên trường Mầm non, Phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Khuyến khích đạt trình độ trung cấp chính trị.

6. Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ:

- Đối với cán bộ, công chức trong quy hoạch: Đảm bảo 100% cán bộ đương nhiệm, dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý đủ trình độ về ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định đối với từng loại chức danh hoặc vị trí việc làm (theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 5033/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

- Đối với CBQL và giáo viên không giảng dạy ngoại ngữ: Khuyến khích đạt chứng chỉ tiếng Anh theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR).

- Đối với giáo viên giảng dạy Tiếng Anh: Phấn đấu đến năm 2015, tất cả giáo viên Tiếng Anh các bậc học đều đạt chuẩn theo khung đánh giá năng lực ngôn ngữ của Cộng đồng chung Châu Âu (CEFR) hoặc tương đương theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” theo Quyết định số 1400/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đề án này, giáo viên dạy ngoại ngữ phải có năng lực ngôn ngữ giảng dạy cao hơn trình độ chung của cấp dạy 2 bậc. Trình độ giáo viên dạy tiếng Anh cấp Tiểu học (TiH), Trung học cơ sở (THCS) phải đạt tối thiểu cấp độ 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN), giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông (THPT), Giáo dục thường xuyên (GDTX), Cao đẳng (CĐ), Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) phải đạt cấp độ 5/6 KNLNN. Ngoài ra, đối với giáo viên các trường chuyên nghiệp: cần tập trung cho các giáo viên giảng dạy các mã ngành tiên tiến có liên kết với nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế.

7. Đào tạo, bồi dưỡng về tin học:

- Đối với CBQL: Đảm bảo tất cả CBQL có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng dành cho quản lý.

- Đối với giáo viên: Yêu cầu giáo viên có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên môn (phần mềm soạn giảng).

- Đối với nhân viên: Đảm bảo đạt trình độ tin học theo tiêu chuẩn của ngạch, có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh.

8. Đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu thực tế (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè,...):

- Hàng năm, các phòng chuyên môn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè,.... Các đơn vị trực thuộc sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo quận, huyện căn cứ vào các kế hoạch của sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên.

- Đưa một số CBQLGD chủ chốt, chuyên viên và giáo viên cốt cán đi học tập các mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến ở nước ngoài để nghiên cứu vận dụng và nhân rộng trong các cơ sở giáo dục - đào tạo Thành phố.

9. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trường học:

Bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên trường học (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp) có bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp để đáp ứng với nhiệm vụ được phân công.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nội bộ ngành:

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nội bộ ngành cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức về chính trị, ý thức trách nhiệm, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Trước hết, làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc yêu cầu phẩm chất năng lực của nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong thời gian tới. Từ đó, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh đối với cán bộ, công chức và nhận thức được việc rà soát điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ là việc làm cần thiết, cấp bách để góp phần thực hiện thắng lợi chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Tổ chức Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, công chức của đơn vị, nâng cao hiệu quả, chất lượng tự phê bình, phê bình trong nội bộ. Kiên quyết chống lại các biểu hiện tiêu cực về tư tưởng cũng như hành vi trong công tác, giảng dạy, trên cơ sở thực hiện dân chủ cơ sở.

2. Thực hiện việc rà soát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từ nay đến hết năm 2015:

- Tiến hành xây dựng kế hoạch rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đào tạo trên cơ sở xác minh rõ mục đích, yêu cầu, giải pháp phù hợp nhằm vừa đảm bảo được tính ổn định, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, chính xác.

3. Đào tạo giáo viên các cấp, ngành học:

Căn cứ vào quy hoạch phát triển trường lớp của địa phương, hàng năm các trường THPT, trung tâm GDTX, các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, các Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ về chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ, ... và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch và phối hợp với các trường Đại học tổ chức đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị và địa phương.

4. Đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài:

- Xây dựng kế hoạch chọn cử giáo viên, CBQLGD đi tu nghiệp ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường trao đổi về nghiệp vụ sư phạm và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiếp cận trình độ thế giới và các nước trong khu vực. Đồng thời chú trọng đưa giáo viên, CBQLGD đi nghiên cứu, tham quan học tập về công tác giáo dục - đào tạo ở nước ngoài để mở rộng kiến thức, thực tế.

- Quy hoạch tạo nguồn, khuyến khích và tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên chuẩn bị và tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài của Thành phố hoặc đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng của các nước được thông báo hàng năm.

- Tranh thủ các chương trình hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để mời các chuyên gia tổ chức các lớp bồi dưỡng tại Thành phố về tâm lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức quản lý trường học.... Việc đưa CBQLGD, giáo viên đi tu nghiệp tại các cơ sở nước ngoài chủ yếu theo các chương trình ngắn hạn.

5. Bồi dưỡng nhân viên các ngành học cấp học:

- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trường đối với các chức danh: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp. Phấn đấu đến 2015 tất cả đều phải qua các lớp bồi dưỡng.

- Giao cho các trường Bồi dưỡng Giáo dục và Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện tổ chức bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và tin học cho nhân viên phù hợp với hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh.

6. Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước:

Tiếp tục phối hợp với cấp ủy địa phương quy hoạch và tham mưu với Ban tổ chức thành ủy bồi dưỡng trình độ trung cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị cho một số cán bộ chủ chốt của ngành.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án:

778.949.334.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi tám tỷ, chín trăm bốn mươi chín triệu, ba trăm ba mươi bốn ngàn đồng chẵn), chia theo từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 2013 - 2015: 241.888.244.000 đồng. Trong đó:

- Kinh phí được cấp hàng năm cho ngành Giáo dục và Đào tạo: 82.743.344.000 đồng.

- Kinh phí thường xuyên được phân bổ hàng năm cho các trường, trung tâm: 81.114.210.000 đồng.

- Kinh phí cá nhân tự chi trả: 78.030.690.000 đồng

b) Giai đoạn 2016 - 2020: 537.061.090.000 đồng. Trong đó:

- Kinh phí được cấp hàng năm cho ngành Giáo dục và đào tạo: 181.886.270.000 đồng.

- Kinh phí thường xuyên được phân bổ hàng năm cho các trường, trung tâm: 181.350.610.000 đồng.

- Kinh phí cá nhân tự chi trả: 173.824.210.000 đồng.

(Chi tiết phụ lục IV đính kèm)

2. Nguồn kinh phí:

- Nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho ngành giáo dục và đào tạo;

- Nguồn kinh phí thường xuyên được phân bổ hàng năm cho các trường, trung tâm;

- Nguồn kinh phí cá nhân tự chi trả;

- Các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp khác (nếu có).

Đối với các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn: kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm (nếu có), hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả.

Đối với cán bộ công chức và hiệu trưởng các đơn vị được cử đi đào tạo: thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ thủ trưởng đơn vị): thực hiện theo Mục 3 “Đào tạo bồi dưỡng” của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo 5 năm và hàng năm, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các địa phương, đơn vị;

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên sau đại học và chính sách ưu đãi cán bộ, giáo viên có trình độ cao về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh;

- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành;

- Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện, kiểm tra kịp thời, đảm bảo việc rà soát, điều chỉnh, bố trí lại đội ngũ đạt chuẩn của ngành;

- Hướng dẫn cụ thể việc quy hoạch cán bộ và quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để đảm bảo yêu cầu đề ra;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả công tác đào tạo bồi dưỡng để kịp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo Đề án được triển khai thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả.

2. Sở Nội vụ:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo 5 năm và hàng năm, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên sau đại học và chính sách ưu đãi cán bộ, giáo viên có trình độ cao về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án.

4. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt;

- Cấp kinh phí kịp thời, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên sau đại học và chính sách ưu đãi cán bộ, giáo viên có trình độ cao về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

Chỉ đạo cho Phòng Giáo dục Đào tạo và Phòng Nội vụ xây dựng Quy hoạch đội ngũ cán bộ ngành Giáo dục và Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên giai đoạn 5 năm và hàng năm của các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của địa phương, đơn vị đã được phê duyệt.

5. Trường Đại học Sài Gòn:

- Phối hợp xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, giáo trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục;

- Tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nắm bắt nhu cầu, xây dựng các nội dung, chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu thực tế của các trường học trên địa bàn Thành phố. Tăng cường bồi dưỡng chuẩn hóa, mở rộng qui mô bồi dưỡng trên chuẩn đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở theo mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ giai đoạn 2013 - 2020;

- Xây dựng đội ngũ cốt cán bao gồm những giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm để trực tiếp tham gia các chương trình, loại hình bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Xây dựng nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên chưa đủ chuẩn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, lãnh đạo các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC I:

BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CÁC BẬC HỌC
(kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. MẦM NON

Cán bộ quản lý

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

1179

19

1.6

146

12.4

995

84.4

19

1.6

0

0

0

0

 

NCL

872

163

18.7

194

22.2

500

57.3

12

1.4

3

0.34

0

0

 

Cộng

2051

182

8.9

340

16.6

1495

72.9

31

1.5

3

0.15

0

0

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

9076

1598

17.6

3557

39.2

3897

42.9

0

0.00

0

0

24

0.3

 

NCL

8880

3552

40.0

3550

40.0

1285

14.5

3

0.03

0

0

0

0

 

Cộng

17956

5150

28.7

7107

39.6

5182

28.9

3

0.02

0

0

24

0.1

 

Nhân viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loại hình

Số lượng

Y tế

Phục vụ

khác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

5269

300

1502.0

3467

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NCL

9682

362

2372.0

6984

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

14951

662

3874

10451

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TIỂU HỌC

Cán bộ quản lý

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

1166

22

1.9

93

8.0

989

84.8

61

5.2

1

0.1

0

0

 

NCL

47

3

6.4

5

10.6

30

63.8

8

17.0

1

2.1

0

0

 

Cộng

1213

25

2.1

98

8.1

1019

84.0

69

5.7

2

0.2

0

0

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

17314

1144

6.6

5642

32.6

10415

60.2

65

0.38

2

0.01

46

0.3

 

NCL

1238

60

4.8

252

20.4

889

71.8

14

1.13

0

0

23

1.9

 

Cộng

18552

1204

6.5

5894

31.8

11304

60.9

79

0.43

2

0.01

69

0.4

 

Nhân viên

 

Loại hình

Số Iượng

Thư viện

Thiết bị

Y tế

Khác

Ghi chú

Công lập

5703

374

159

391

4779

 

NCL

203

11

2

14

176

 

Cộng

5906

385

161

405

4955

 

III. THCS

Cán bộ quản

Loại hình

Số lượng

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

684

21

3.1

568

83.0

93

13.6

1

0.1

 

 

 

NCL

12

2

16.7

8

66.7

0

0.0

2

16.7

 

 

 

Cộng

696

23

3.3

577

82.9

93

13.4

3

0.4

 

 

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

14928

2819

18.9

11891

79.7

187

1.3

0

0.00

31

0.2

 

NCL

1753

244

13.9

1443

82.3

62

3.5

1

0.06

3

0.2

 

Cộng

16681

3063

18.4

13334

79.9

249

1.5

1

0.01

34

0.2

 

Nhân viên

 

Loại hình

Số lượng

Thư viện

Thiết bị

Y tế

Khác

Ghi chú

Công lập

3154

206

155

232

2561

 

NCL

88

5

1

5

77

 

Cộng

3242

211

156

237

2638

 

IV. TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP

Cán bộ quản lý

Loại hình

Số lượng

Khác

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

46

0

0.0

0

0.0

46

100.0

0

0.0

0

0.00

0.0

0

 

Cộng

46

0

0.0

0

0.0

46

100.0

0

0.0

0

0.00

0

0.00

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

149

4

2.7

46

30.9

98

65.8

0

0.00

0

0.00

0.0

0

 

Cộng

149

4

2.7

46

30.9

98

65.8

0

0.00

0

0

0

0

 

V. THPT

Cán bộ quản lý

Loại hình

Số lượng

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

309

210

68.0

97

31.4

2

0.6

0

0.0

 

NCL

206

133

64.6

39

18.9

12

5.8

22

10.7

 

Cộng

515

343

66.6

136

26.4

14

2.7

22

4.3

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Khác

TL %

Ghi chú

Công lập

8457

7449

88.1

942

11.1

16

0.2

50

0.60

 

NCL

3298

2939

89.1

336

10.2

11

0.3

12

0.36

 

Cộng

11755

10388

88.4

1278

10.9

27

0.2

62

0.53

 

Nhân viên

 

Loại hình

Số Iượng

Thư viện

Thí nghiệm

KTNV

Y tế

Khác

Ghi chú

Công lập

1929

103

28

21

98

1679

 

NCL

3481

109

55

11

127

3179

 

Cộng

5410

212

83

32

225

4858

 

VI. GDTX

Cán bộ quản lý

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Khác

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

94

0

0.0

0

0.0

84

89.4

10

10.6

0

0.00

0.0

 

 

NCL

0

0

0.0

0

0.0

0

0.0

0.0

0.0

0

0.0

0.0

 

 

Cộng

94

0

0.0

0

0.0

84

89.4

10

10.6

0

0.00

0

0

 

Giáo viên

Loại hình

Số Iượng

Khác

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

1264

8

0.6

113

8.9

1033

81.7

109

8.62

1

0.08

0.0

0

 

NCL

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.00

0

0

 

Cộng

1264

8

0.6

113

8.9

1033

81.7

109

8.62

1

0.08

0

0

 

Nhân viên

 

Loại hình

Số Iượng

Thư viện

Thí nghiệm

KTNV

Y tế

Khác

Ghi chú

Công lập

364

14

5

7

0

338

 

NCL

0

0

0

0

0

0

 

Cộng

364

14

5

7

0

338

 

VII. CHUYÊN NGHIỆP

Cán bộ quản

Loại hình

Số lượng

Khác

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

211

3

1.4

4

1.9

115

54.5

88

41.7

2

0.95

0.0

0

 

NCL

243

5

2.1

10

4.1

124

51.0

76

31.3

23

9.47

4.0

1.65

 

Cộng

454

8

1.8

14

3.1

239

52.6

164

36.1

25

5.51

4

0.88

 

Giáo viên

Loại hình

Số lượng

Khác

TL %

Cao đẳng

TL %

Đại học

TL %

Thạc sỹ

TL %

Tiến sỹ

TL %

Giáo sư

TL %

Ghi chú

Công lập

990

0

0.0

2

0.2

825

83.3

270

27.27

4

0.40

0.0

0

 

NCL

4271

196

4.6

49

1.1

2955

69.2

887

20.77

177

4.14

92.0

2.15

 

Cộng

5261

196

3.7

51

1.0

3780

71.8

1157

21.99

181

3.4404

92

0

 

 

PHỤ LỤC II.

BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHÍNH TRỊ, TIN HỌC, NGOẠI NGỮ CÁC BẬC HỌC
(kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. MẦM NON

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

10255

1242

12.1

19

0.2

8

0.1

8811

85.9

8

0.1

2925

28.5

 

II. TIỂU HỌC

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

18480

2094

11.3

70

0.4

121

0.7

15272

82.6

662

3.6

6274

34

 

III. THCS

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

15612

1504

9.6

74

0.5

640

4.1

12236

78.4

1048

6.7

3157

20.2

 

IV. THPT

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

8766

555

6.3

98

1.1

452

5.2

4915

56.1

477

5.4

1275

14.5

 

V. GDTX

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

1358

83

6.1

12

0.9

16

1.2

339

25

16

1.2

67

4.9

 

VI. CHUYÊN NGHIỆP

 

Chính trị

Tin học

Ngoại ngữ

 

Loại hình

Số lượng

Trung cấp

TL %

Cao cấp

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Văn bằng

TL %

Chứng chỉ

TL %

Ghi chú

Công lập

1201

205

17.1

20

1.7

125

10.4

607

50.5

61

5.1

472

39.3

 

 

PHỤ LỤC III:

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỪNG BẬC HỌC ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

TT

BẬC HỌC

NĂM 2013

2013 - 2015

Tăng

2016 - 2020

Tăng

Ghi chú

SL

TỶ LỆ %

SL

TỶ LỆ %

(người)

SL

TỶ LỆ %

(người)

1

Mầm non

 

CBQL

2051

 

2184

 

133

2642

 

458

 

Cao đẳng, Đại học

1835

91.12

2075

95

240

2642

100

567

 

Thạc sĩ

31

1.5

44

2

13

132

5

88

 

Tiến sĩ

3

0.15

9

0.4

6

53

2

44

 

Trung cấp LLCT

211

10.3

1092

50

881

2642

100

1550

 

Nghiệp vụ quản lý

2010

98

2184

100

174

2642

100

458

 

Giáo viên

17956

 

21371

 

3415

29903

 

8532

 

Cao đẳng, Đại học

12289

71.2

17097

80

4808

28408

95

11311

 

Thạc sĩ

3

0.02

11

0.05

8

30

0.1

19

 

Tiến sĩ

0

0

4

0.02

4

15

0.05

11

 

Trung cấp LLCT

359

2

855

4

496

2392

8

1537

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tiểu học

 

CBQL

1213

 

1446

 

233

1693

 

247

 

Cao đẳng, Đại học

1117

92.1

1417

98

300

1693

100

276

 

Thạc sĩ

69

5.7

101

7

32

169

10

68

 

Tiến sĩ

2

0.2

7

0.5

5

17

1

10

 

Trung cấp LLCT

126

10.4

868

60

742

1693

100

825

 

Nghiệp vụ quản lý

1189

98

1446

100

257

1693

100

247

 

Giáo viên

18552

 

20309

 

1757

24448

 

4139

 

Cao đẳng, Đại học

17198

92.7

19903

98

2705

24448

100

4545

 

Thạc sĩ

79

0.43

122

0.6

43

293

1.2

171

 

Tiến sĩ

2

0.01

4

0.02

2

10

0.04

6

 

Trung cấp LLCT

241

1.3

609

3

368

1467

6

858

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trung học cơ sở

 

CBQL

696

 

780

 

84

1056

 

276

 

Đại học

576

82.8

702

90

126

1056

100

354

 

Thạc sĩ

93

13.4

117

15

24

211

2.0

94

 

Tiến sĩ

3

0.4

5

0.6

2

13

1.2

8

 

Trung cấp LLCT

66

9.5

468

60

402

1056

100

588

 

Nghiệp vụ quản lý

689

99

780

100

91

1056

100

276

 

Giáo viên

16681

 

17400

 

719

20571

 

3171

 

Đại học

13334

79.9

14790

85

1456

20160

98

5370

 

Thạc sĩ

249

1.5

522

3

273

1234

6

712

 

Tiến sĩ

1

0.01

7

0.04

6

16

0.08

9

 

Trung cấp LLCT

183

1.1

870

5

687

1646

8

776

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung học phổ thông

 

CBQL

515

 

532

 

17

608

 

76

 

Đại học

343

66.6

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

136

26.4

176

33

40

304

50

128

 

Tiến sĩ

14

2.7

21

4

7

61

10

40

 

Trung cấp LLCT

32

6.2

213

40

181

486

80

273

 

Nghiệp vụ quản lý

494

96

532

100

38

608

100

76

 

Giáo viên

11755

 

13813

 

2058

19594

 

5781

 

Đại học

10388

88.4

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

1278

10.9

1658

12

380

3527

18

1869

 

Tiến sĩ

27

0.2

69

0.5

42

196

1

127

 

Trung cấp LLCT

141

1.2

414

3

273

1176

6

762

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

GD thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CBQL

94

 

98

 

4

116

 

18

 

Đại học

84

89.4

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

10

10.6

20

20

10

46

40

26

 

Tiến sĩ

0

0

2

2

2

5

4

3

 

Trung cấp LLCT

6

6

29

30

23

70

60

41

 

Nghiệp vụ quản lý

92

98

98

100

6

116

100

18

 

Giáo viên

1264

 

1314

 

50

1514

 

200

 

Cao đẳng, Đại học

1146

90.6

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

109

8.62

158

12

49

273

18

115

 

Tiến sĩ

1

0.08

7

0.5

6

15

1

8

 

Trung cấp LLCT

13

1

39

3

26

91

6

52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

CĐ, TCCN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CBQL

454

 

554

 

100

1108

 

554

 

 

Cao đẳng; Đại học

253

55.7

 

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

163

35.9

277

50

114

776

70

499

 

 

Tiến sĩ

25

5.51

44

8

19

166

15

122

 

 

Trung cấp LLCT

82

18

222

40

140

886

80

664

 

 

Nghiệp vụ quản lý

363

80

554

100

191

1108

100

554

 

 

Giáo viên

5261

 

9807

 

4546

15692

 

5885

 

 

Cao đẳng, Đại học

3831

72.8

 

 

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

1157

21.99

3923

40

2766

9415

60

5492

 

 

Tiến sĩ

181

3.44

490

5

309

1569

10

1079

 

 

Trung cấp LLCT

42

0.8

981

10

939

3138

20

2157

 

 

PHỤ LỤC IV.

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN QUY HOẠCH VÀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(kèm theo Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

ĐVT: 1.000 ĐỒNG

STT

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

MỨC CHI/NGƯỜI

GIAI ĐOẠN 2013-2015

GlAI ĐOẠN 2016-2020

TỔNG CỘNG

GHI CHÚ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

A

B

1

2

3 = 1*2

4

5=1*4

6=2+4

7=1*6

 

1

Đào tạo sau đại học theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Thành phố:

 

25

-

40

-

65

-

Nguồn kinh phí theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Thành phố

Mầm non

 

 

 

 

 

-

 

Tiểu học

 

 

 

 

 

-

 

Trung học cơ sở

 

 

 

 

 

-

 

Trung học phổ thông

 

5

 

10

 

15

-

Giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

 

-

 

GD chuyên nghiệp

 

10

 

10

 

20

-

Cơ quan sở GD&ĐT

 

10

 

20

 

30

-

2

Đào tạo sau đại học trong nước:

 

1,014

60,840,000

2,564

153,840,000

3,578

214,680,000

Thực hiện theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP và 29/2012/NĐ- CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Mầm non

60,000

65

3,900,000

124

7,440,000

189

11,340,000

Tiểu học

60,000

71

4,260,000

453

27,180,000

524

31,440,000

Trung học cơ sở

60,000

262

15,720,000

957

57,420,000

1,219

73,140,000

Trung học phổ thông

60,000

260

15,600,000

642

38,520,000

902

54,120,000

Giáo dục thường xuyên

60,000

57

3,420,000

126

7,560,000

183

10,980,000

GD chuyên nghiệp

60,000

299

17,940,000

262

15,720,000

561

33,660,000

3

Đào tạo ĐH, CĐ chuyên môn, nghiệp vụ:

 

63,886

-

85,588

-

149,474

-

Nguồn ngân sách cấp hàng năm cho các trường chuyên nghiệp

Mầm non

 

12,748

 

18,384

 

31,132

-

Tiểu học

 

19,799

 

23,968

 

43,767

-

Trung học cơ sở

 

15,496

 

18,818

 

34,314

-

Trung học phổ thông

 

10,245

 

13,965

 

24,210

-

Giáo dục thường xuyên

 

3,196

 

5,000

 

8,196

-

GD chuyên nghiệp

 

2,402

 

5,453

 

7,855

-

4

Đào tạo lý Iuận chính trị:

 

2,970

-

9,584

-

12,267

-

Nguồn kinh phí Ban Tổ chức Thành ủy và các quận, huyện.

Mầm non

 

416

 

1,839

 

2,255

 

Tiểu học

 

633

 

2,972

 

3,605

 

Trung học cơ sở

 

825

 

2,553

 

3,378

 

Trung học phổ thông

 

809

 

1,462

 

2,271

 

Giáo dục thường xuyên

 

194

 

552

 

552

 

GD chuyên nghiệp

 

93

 

206

 

206

 

5

Bồi dưỡng CBQL trong nước:

 

803

3,083,520

2,210

7,526,400

2,671

10,609,920

Nguồn kinh phí của các đơn vị chi trả

Mầm non

3,840

120

460,800

290

1,113,600

410

1,574,400

Tiểu học

3,840

235

902,400

1,339

5,141,760

1,574

6,044,160

Trung học cơ sở

3,840

201

771,840

276

1,059,840

477

1,831,680

Trung học phổ thông

3,840

137

526,080

51

195,840

188

721,920

Giáo dục thường xuyên

3,840

18

69,120

4

15,360

22

84,480

GD chuyên nghiệp

3,840

92

353,280

 

 

 

353,280

6

Bồi dưỡng CBQL VN - Singapore:

 

987

17,766,000

2,210

39,780,000

3,197

57,546,000

Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần. Còn lại nguồn kinh phí đơn vị và cá nhân chi trả

Mầm non

18,000

406

7,308,000

290

5,220,000

696

12,528,000

Tiểu học

18,000

235

4,230,000

1,339

24,102,000

1,574

28,332,000

Trung học cơ sở

18,000

201

3,618,000

276

4,968,000

477

8,586,000

Trung học phổ thông

18,000

137

2,466,000

51

918,000

188

3,384,000

Giáo dục thường xuyên

18,000

6

108,000

4

72,000

10

180,000

GD chuyên nghiệp

18,000

2

36,000

250

4,500,000

252

4,536,000

7

Đào tạo, tin học: (Chứng chỉ A, B, C)

 

4,057

-

4,867

-

8,924

-

Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố do Sở Nội vụ quản lý và cá nhân tự túc

Mầm non

 

555

 

493

 

1,048

-

Tiểu học

 

863

 

1,224

 

2,087

-

Trung học cơ sở

 

639

 

1,502

 

2,141

-

Trung học phổ thông

 

1,511

 

860

 

2,371

-

Giáo dục thường xuyên

 

171

 

526

 

697

-

GD chuyên nghiệp

 

318

 

262

 

580

-

8

Đào tạo tin học theo nhu cầu của ngành GD & ĐT:

 

4,057

40,570,000

4,867

48,670,000

8,924

89,240,000

Nguồn ngân sách đơn vị chi trả và cá nhân tự túc

Mầm non

10,000

555

5,550,000

493

4,930,000

1,048

10,480,000

Tiểu học

10,000

863

8,630,000

1,224

12,240,000

2,087

20,870,000

Trung học cơ sở

10,000

639

6,390,000

1,502

15,020,000

2,141

21,410,000

Trung học phổ thông

10,000

1,511

15,110,000

860

8,600,000

2,371

23,710,000

Giáo dục thường xuyên

10,000

171

1,710,000

526

5,260,000

697

6,970,000

GD chuyên nghiệp

10,000

318

3,180,000

262

2,620,000

580

5,800,000

9

Đào tạo ngoại ngữ: (Chứng chỉ A, B, C)

 

6,440

-

17,195

-

23,635

-

Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố do Sở Nội vụ quản và cá nhân tự túc

Mầm non

 

1,014

-

3,947

-

4,961

-

Tiểu học

 

1,804

-

5,244

-

7,048

-

Trung học cơ sở

 

1,501

-

4,505

-

6,006

-

Trung học phổ thông

 

1,687

-

2,579

-

4,266

-

Giáo dục thường xuyên

 

180

-

526

-

706

-

GD chuyên nghiệp

 

254

-

394

-

648

-

10

Đào tạo ngoại ngữ theo nhu cầu của ngành GD & ĐT:

 

6,440

96,600,000

17,195

257,925,000

23,635

354,525,000

Nguồn ngân, sách đơn vị chi trả và cá nhân tự túc

Mầm non

15,000

1,014

15,210,000

3,947

59,205,000

4,961

74,415,000

Tiểu học

15,000

1,804

27,060,000

5,244

78,660,000

7,048

105,720,000

Trung học cơ sở

15,000

1,501

22,515,000

4,505

67,575,000

6,006

90,090,000

Trung học phổ thông

15,000

1,687

25,305,000

2,579

38,685,000

4,266

63,990,000

Giáo dục thường xuyên

15,000

180

2,700,000

526

7,890,000

706

10,590,000

GD chuyên nghiệp

15,000

254

3,810,000

394

5,910,000

648

9,720,000

11

Đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh:

 

 

2,737,544

-

2,369,870

-

5,107,414

Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, xã hội hóa có Đề án riêng

1. Nguồn vốn từ chương trình mục tiêu QG

 

 

 

 

 

 

Đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh

 

 

25,000

 

50,000

 

75,000

2. Nguồn ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

-

a. Mua sắm thiết bị

 

 

1,747,697

 

1,023,245

 

2,770,942

b. Đào tạo bồi dưỡng

 

 

215,834

 

273,380

 

489,214

3. Nguồn vốn xã hội hóa

 

 

749,013

 

1,023,245

 

1,772,258

12

Bồi dưỡng đạt chuẩn:

-

220

86,240

-

-

220

86,240

Nguồn kinh phí của các đơn vị, cá nhân chi trả

Mầm non

392

23

9,016

-

-

23

9,016

Tiểu học

392

78

30,576

-

-

78

30,576

Trung học cơ sở

392

53

20,776

-

-

53

20,776

Trung học phổ thông

392

63

24,696

-

-

63

24,696

Giáo dục thường xuyên

392

-

-

-

-

-

-

GD chuyên nghiệp

392

3

1,176

-

-

3

1,176

13

Bồi dưỡng thường xuyên các bậc học:

 

63,886

19,165,800

85,588

25,676,400

149,474

44,842,200

Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho ngành Giáo dục và Đào tạo

Mầm non

300

12,748

3,824,400

18,384

5,515,200

31,132

9,339,600

Tiểu học

300

19,799

5,939,700

23,968

7,190,400

43,767

13,130,100

Trung học cơ sở

300

15,496

4,648,800

18,818

5,645,400

34,314

10,294,200

Trung học phổ thông

300

10,245

3,073,500

13,965

4,189,500

24,210

7,263,000

Giáo dục thường xuyên

300

3,196

958,800

5,000

1,500,000

8,196

2,458,800

GD chuyên nghiệp

300

2,402

720,600

5,453

1,635,900

7,855

2,356,500

14

Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên ngành Giáo dục:

 

5,196

1,039,140

6,367

1,273,420

11,563

2,312,560

Nguồn kinh phí của các đơn vị, cá nhân chi trả

Mầm non

200

1,440

288,000

1,500

300,000

2,940

588,000

Tiểu học

200

1,322

264,420

1,481

296,100

2,803

560,520

Trung học cơ sở

200

909

181,800

1,127

225,420

2,036

407,220

Trung học phổ thông

200

960

192,000

1,012

202,300

1,972

394,300

Giáo dục thường xuyên

200

229

45,720

240

48,000

469

93,720

GD chuyên nghiệp

200

336

67,200

1,008

201,600

1,344

268,800

Tổng cộng

 

159,981

241,888,244

238,275

537,061,090

397,627

778,949,334

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tiền bằng chữ: Bảy trăm bảy mươi tám tỷ, chín trăm bốn mươi chín triệu, ba trăm ba mươi bốn ngàn đồng chẵn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3077/QĐ-UBND ngày 23/06/2014 phê duyệt Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.188

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.72.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!