BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3056/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng
11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 105/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng
8 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29
tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm
2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07
tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục
hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng
lượng tái tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực điện lực thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Nguyễn Hoàng Long;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC;
- Văn phòng Bộ (CCKS);
- Lưu: VT, ĐLnltt.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Thị Thắng
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3056/QĐ-BCT ngày tháng 18 tháng 11 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên văn bản
QPPL quy định nội dung TTHC
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt
trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
|
Nghị định số
135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
|
Điện lực
|
Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
2
|
Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống
điện quốc gia
|
Nghị định số
135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
|
Điện lực
|
Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
3
|
Thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản
xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
|
Nghị định số
135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
|
Điện lực
|
Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
► Thủ tục hành chính cấp tỉnh
► Lĩnh vực điện lực
I. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng
nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối
với hệ thống điện quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định hoặc
không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2024, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo trả toàn bộ hồ sơ để tổ chức, cá
nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn
10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm cấp giấy
chứng nhận đăng ký phát triển theo Mẫu số
02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng
10 năm 2024. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông
báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong quá trình giải quyết, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ đăng ký phát triển có trách nhiệm xác định thời điểm tiếp nhận theo thứ tự
về thời gian để giải quyết theo quy định;
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận gửi hồ sơ đến đơn vị điện lực tại địa phương để lấy ý kiến về việc điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đề nghị phát triển có hoặc không gây
quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp và phân phối tại khu vực đăng ký phát triển,
công suất đề nghị có hoặc không phù hợp phụ tải hiện có (căn cứ theo sản lượng
điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất). Đơn vị điện lực phải xem xét, giải quyết
và gửi ý kiến cho cơ quan tiếp nhận trong thời hạn tối đa 07 ngày.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận
hồ sơ. Các bản sao tài liệu kèm theo chưa được chứng thực thì phải có bản chính
để đối chiếu.
- Gửi hồ sơ qua bưu điện. Các bản sao tài liệu kèm
theo phải được chứng thực.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của
cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024;
+ Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ cung cấp tài liệu: Bản
vẽ thiết kế lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; bản sao giấy
phép xây dựng của công trình (nếu có) theo quy định của pháp luật;
+ Đối tượng còn lại cung cấp tài liệu: Bản vẽ thiết
kế lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; các bản sao chủ trương
đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu
công trình xây dựng, tài liệu về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp
(nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà, tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu
nối với hệ thống điện quốc gia, có công suất từ 1.000 kW trở lên theo quy định
tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
(Theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024).
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký lắp
đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện
quốc gia theo Mẫu số 01 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu
thụ.
Mẫu đơn/tờ khai đính kèm:
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC/HỘ
GIA ĐÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày … tháng
… năm ……
|
GIẤY ĐĂNG KÝ
Lắp đặt điện mặt
trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Kính gửi: Sở Công
Thương...
Căn cứ Nghị định số ........./2024/NĐ-CP ngày
..... tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ;
Căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Quy hoạch tỉnh ........... thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký triển khai điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
với các nội dung sau:
I. Thông tin chung
1. Tên cơ quan, tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký
a) Tên:
b) Địa chỉ:
c) Số điện thoại:
d) Email:
đ) Mã số khách hàng sử dụng điện:
2. Vị trí lắp đặt:
3. Thông tin mô tả sơ bộ về công trình xây dựng:
a) Cấp công trình:
b) Kết cấu: Bê tông cốt thép/Khung thép/...; mái bê
tông/mái tôn/...
c) Chiều cao công trình:
d) Diện tích mái:
đ) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh ... đang thực
hiện:
4. Công suất lắp đặt (kW): (tổng công suất định mức
của các bộ chuyển đổi nghịch lưu - inverter).
5. Công suất sử dụng lớn nhất... (kW) và công suất
sử dụng trung bình ... (kW) của phụ tải tại thời điểm đăng ký.
6. Vị trí, điểm dự kiến đấu nối: (trước hay sau
công tơ đo đếm điện hiện hữu)
7. Cấp điện áp đấu nối:
8. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống điện:
9. Phương án xử lý sản lượng điện dư (chọn 1
trong 2 phương án sau):
- Đồng ý phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện
quốc gia và chịu trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ điện tử theo chu kỳ từng
giờ trong ngày và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của đơn
vị điện lực, bảo đảm thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc
gia và tự lắp đặt thiết bị chống phát ngược, tự chịu trách nhiệm đối với kiểm định
về an toàn điện, tuân thủ các quy trình, quy chuẩn quản lý vận hành công trình
điện và các quy định về điều kiện kỹ thuật, nghiệm thu an toàn theo quy định.
10. Thời gian dự kiến lắp đặt và thời gian hoàn
thành:
II. Hồ sơ kèm theo
1. Đối với các hộ dân, nhà ở riêng lẻ:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công
trình xây dựng (giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy) làm căn cứ
xác định công trình xây dựng đã được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp
luật.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và bản vẽ sơ đồ đấu nối điện.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công trình
xây dựng (chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa
cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, báo cáo đánh giá/kế hoạch bảo vệ
môi trường, giấy phép về môi trường) làm căn cứ xác định công trình xây dựng đã
được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
III. Các cam kết
[Tên tổ chức/cá nhân] thực hiện xây dựng, lắp đặt,
vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký phát triển với các cam kết như sau:
- Bảo đảm an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy,
công tác bảo vệ môi trường trước, trong khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản
xuất, tự tiêu thụ.
- Mua sắm, xây dựng, lắp đặt hệ thống các thiết bị
phục vụ phát điện tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện
xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Thực hiện tiến độ đúng với thời hạn đăng ký phát
triển tại điểm 10 Mục I nêu trên;
- Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, phòng cháy
chữa cháy trong vận hành.
- Không vi phạm các hành vi trái quy định trong quá
trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
IV. Thông tin trả kết quả hồ sơ
1. Tên cơ quan, tổ chức/hộ gia đình đăng ký:
2. Địa chỉ:
3. Đề nghị trả kết quả qua Email:
Để có cơ sở triển khai thực hiện lắp đặt theo quy định,
Tổ chức/Hộ gia đình chúng tôi đề nghị Sở Công Thương tỉnh/thành phố... căn cứ
theo quy định tiếp nhận hồ sơ, xem xét chấp thuận.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ
NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
II. Tên thủ tục: Điều chỉnh,
bổ sung giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự
tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
Khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu công trình,
thông tin quy mô công suất, thời gian hoàn thành lắp đặt, hình thức lựa chọn
phát, bán sản lượng điện dư của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
được ghi trong Giấy chứng nhận thì được điều chỉnh, bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định hoặc
không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2024, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo trả toàn bộ hồ sơ để tổ chức, cá
nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn
10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm cấp giấy
chứng nhận đăng ký phát triển theo Mẫu
số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2024. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong quá trình giải quyết, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ đăng ký phát triển có trách nhiệm xác định thời điểm tiếp nhận theo
thứ tự về thời gian để giải quyết theo quy định;
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận gửi hồ sơ đến đơn vị điện lực tại địa phương để lấy ý kiến về việc điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đề nghị phát triển có hoặc không gây
quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp và phân phối tại khu vực đăng ký phát triển,
công suất đề nghị có hoặc không phù hợp phụ tải hiện có (căn cứ theo sản lượng
điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất). Đơn vị điện lực phải xem xét, giải quyết
và gửi ý kiến cho cơ quan tiếp nhận trong thời hạn tối đa 07 ngày.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận
hồ sơ. Các bản sao tài liệu kèm theo chưa được chứng thực thì phải có bản chính
để đối chiếu.
- Gửi hồ sơ qua bưu điện. Các bản sao tài liệu kèm
theo phải được chứng thực.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của
cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024;
+ Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ cung cấp tài liệu: Bản
vẽ thiết kế lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; bản sao giấy
phép xây dựng của công trình (nếu có) theo quy định của pháp luật;
+ Đối tượng còn lại cung cấp tài liệu: Bản vẽ thiết
kế lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; các bản sao chủ
trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, kết quả
nghiệm thu công trình xây dựng, tài liệu về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm
quyền cấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu
nối với hệ thống điện quốc gia, có công suất từ 1.000 kW trở lên theo quy định tại
khoản 3 Điều 9 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy
chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
(Theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024).
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký lắp
đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện
quốc gia theo Mẫu số 01 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu
thụ.
Mẫu đơn/tờ khai đính kèm:
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC/HỘ
GIA ĐÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày … tháng
… năm ……
|
GIẤY ĐĂNG KÝ
Lắp đặt điện mặt
trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Kính gửi: Sở Công
Thương...
Căn cứ Nghị định số ........./2024/NĐ-CP ngày
..... tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ;
Căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Quy hoạch tỉnh ........... thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký triển khai điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
với các nội dung sau:
I. Thông tin chung
1. Tên cơ quan, tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký
a) Tên:
b) Địa chỉ:
c) Số điện thoại:
d) Email:
đ) Mã số khách hàng sử dụng điện:
2. Vị trí lắp đặt:
3. Thông tin mô tả sơ bộ về công trình xây dựng:
a) Cấp công trình:
b) Kết cấu: Bê tông cốt thép/Khung thép/...; mái bê
tông/mái tôn/...
c) Chiều cao công trình:
d) Diện tích mái:
đ) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh ... đang thực
hiện:
4. Công suất lắp đặt (kW): (tổng công suất định mức
của các bộ chuyển đổi nghịch lưu - inverter).
5. Công suất sử dụng lớn nhất... (kW) và công suất
sử dụng trung bình ... (kW) của phụ tải tại thời điểm đăng ký.
6. Vị trí, điểm dự kiến đấu nối: (trước hay sau
công tơ đo đếm điện hiện hữu)
7. Cấp điện áp đấu nối:
8. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống điện:
9. Phương án xử lý sản lượng điện dư (chọn 1
trong 2 phương án sau):
- Đồng ý phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện
quốc gia và chịu trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ điện tử theo chu kỳ từng
giờ trong ngày và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của đơn
vị điện lực, bảo đảm thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc
gia và tự lắp đặt thiết bị chống phát ngược, tự chịu trách nhiệm đối với kiểm định
về an toàn điện, tuân thủ các quy trình, quy chuẩn quản lý vận hành công trình
điện và các quy định về điều kiện kỹ thuật, nghiệm thu an toàn theo quy định.
10. Thời gian dự kiến lắp đặt và thời gian hoàn
thành:
II. Hồ sơ kèm theo
1. Đối với các hộ dân, nhà ở riêng lẻ:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công
trình xây dựng (giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy) làm căn cứ
xác định công trình xây dựng đã được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của
pháp luật.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và bản vẽ sơ đồ đấu nối điện.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công
trình xây dựng (chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa
cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, báo cáo đánh giá/kế hoạch bảo vệ
môi trường, giấy phép về môi trường) làm căn cứ xác định công trình xây dựng đã
được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
III. Các cam kết
[Tên tổ chức/cá nhân] thực hiện xây dựng, lắp đặt,
vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký phát triển với các cam kết như sau:
- Bảo đảm an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy,
công tác bảo vệ môi trường trước, trong khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản
xuất, tự tiêu thụ.
- Mua sắm, xây dựng, lắp đặt hệ thống các thiết bị
phục vụ phát điện tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện
xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Thực hiện tiến độ đúng với thời hạn đăng ký phát
triển tại điểm 10 Mục I nêu trên;
- Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, phòng cháy
chữa cháy trong vận hành.
- Không vi phạm các hành vi trái quy định trong quá
trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
IV. Thông tin trả kết quả hồ sơ
1. Tên cơ quan, tổ chức/hộ gia đình đăng ký:
2. Địa chỉ:
3. Đề nghị trả kết quả qua Email:
Để có cơ sở triển khai thực hiện lắp đặt theo quy định,
Tổ chức/Hộ gia đình chúng tôi đề nghị Sở Công Thương tỉnh/thành phố... căn cứ
theo quy định tiếp nhận hồ sơ, xem xét chấp thuận.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ
NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
III. Tên thủ tục: Thông
báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ
thống điện quốc gia
1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ
phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt
dưới 100 kW thực hiện:
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 đến Sở Công Thương
và đơn vị điện lực địa phương.
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 đến cơ quan quản lý
về xây dựng, phòng cháy chữa cháy tại địa phương để quản lý, theo dõi, hướng dẫn
thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân trước khi lắp đặt điện mặt trời
mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 100 kW đến dưới 1.000
kW thực hiện:
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 kèm hồ sơ thiết kế đến
Sở Công Thương.
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 đến cơ quan quản lý
về xây dựng, phòng cháy chữa cháy tại địa phương để quản lý, theo dõi, hướng dẫn
thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 đến đơn vị điện lực
địa phương để quản lý, theo dõi, điều độ vận hành an toàn hệ thống điện.
2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024;
+ Tổ chức, cá nhân trước khi lắp đặt điện mặt trời
mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 100 kW đến dưới 1.000
kW cung cấp thêm hồ sơ thiết kế gửi Sở Công Thương;
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu
nối với hệ thống điện quốc gia, có công suất dưới 1.000 kW theo quy định tại
khoản 5 và khoản 6 Điều 7 Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm
2024.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không
quy định.
8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện
quốc gia theo Mẫu số 04 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu
thụ.
Mẫu đơn/tờ khai đính kèm:
Mẫu số 04
TÊN TỔ CHỨC/HỘ
GIA ĐÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày … tháng
… năm ……
|
THÔNG BÁO
Phát triển điện mặt
trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ
thống điện quốc gia
Kính gửi: ………………………
Căn cứ Nghị định số ........./2024/NĐ-CP ngày .....
tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ;
Tổ chức/cá nhân/hộ gia đình thông báo triển khai điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
với các nội dung sau:
I. Thông tin chung
1. Tổ chức/cá nhân/hộ gia đình
a) Tên:
b) Địa chỉ:
c) Số điện thoại:
d) Email (nếu có):
đ) Mã số khách hàng sử dụng điện:
2. Vị trí lắp đặt:
3. Thông tin mô tả sơ bộ về công trình xây dựng:
a) Kết cấu: Bê tông cốt thép/Khung thép/...; mái bê
tông/mái tôn/...
b) Chiều cao công trình:
c) Diện tích mái:
4. Công suất lắp đặt (kW): (tổng công suất định mức
của các bộ chuyển đổi nghịch lưu - inverter).
5. Phương án xử lý sản lượng điện dư (chọn 1
trong 2 phương án sau):
- Đồng ý phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện
quốc gia và chịu trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ điện tử theo chu kỳ từng
giờ trong ngày và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của đơn
vị điện lực, bảo đảm thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc
gia và tự lắp đặt thiết bị chống phát ngược, tự chịu trách nhiệm đối với kiểm định
về an toàn điện, tuân thủ các quy trình, quy chuẩn quản lý vận hành công trình
điện và các quy định về điều kiện kỹ thuật, nghiệm thu an toàn theo quy định.
6. Thời gian dự kiến lắp đặt và thời gian hoàn
thành:
II. Hồ sơ kèm theo
1. Đối với các hộ dân, nhà ở riêng lẻ:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công
trình xây dựng (giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy) làm căn cứ
xác định công trình xây dựng đã được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của
pháp luật.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện
mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và bản vẽ sơ đồ đấu nối điện.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công
trình xây dựng (chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa
cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, báo cáo đánh giá/kế hoạch bảo vệ
môi trường, giấy phép về môi trường) làm căn cứ xác định công trình xây dựng đã
được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
III. Các cam kết
[Tên tổ chức/cá nhân] thực hiện xây dựng, lắp đặt,
vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ cam kết như sau:
- Bảo đảm an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy,
công tác bảo vệ môi trường trước, trong khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản
xuất, tự tiêu thụ;
- Mua sắm, xây dựng, lắp đặt hệ thống các thiết bị
phục vụ phát điện tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.
Không sử dụng các tam quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện
xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng;
- Thực hiện tiến độ đúng với thời hạn đăng ký phát
triển tại điểm 6 Mục I nêu trên;
- Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, phòng cháy
chữa cháy trong vận hành.
- Không vi phạm các hành vi trái quy định trong quá
trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.