|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
3047/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Thanh Hóa
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Đình Xứng
|
Ngày ban hành:
|
29/08/2013
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3047/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa,
ngày 29 tháng 8 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày
04/01/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra,
đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy
sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số
53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
14/2011/TT-NNPTNT ngày 29/3/2011;
Căn cứ Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày
29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 148/TTr-SNN&PTNT ngày 12/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban
hành lĩnh vực Nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Cục Kiểm soát TTHC (B/c);
- Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh;
- Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh;
- Lưu: VT, P. KSTTHC tỉnh.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
THUỘC THẨMQUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH
THANH HÓA
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 3047/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH THANH HÓA
STT
|
TÊN THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
|
A
|
CẤP TỈNH
|
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
|
I
|
Lĩnh vực: Nông nghiệp
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản (trừ
các cơ sở: sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè; cơ sở
sản xuất, kinh doanh thủy sản (Số seri: T-THA-242663-TT)
|
2
|
Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản
do hết hạn; bị mất, hư hỏng, thất lạc hoặc có thay đổi hay bổ
sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP (trừ các cơ sở: sản xuất, sơ
chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè; cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy
sản) (Số seri: T-THA-242664-TT)
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
(Có bản nội dung
cụ thể của 02 thủ tục hành chính đính kèm)
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3047/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 8 năm
2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
|
Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản (trừ các cơ sở sản xuất,
sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè; sản xuất, kinh doanh thủy
sản)
Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về TTHC: T-THA-242663-TT
|
Lĩnh vực: Nông nghiệp
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Cơ sở sản xuất kinh danh sản phẩm nông lâm thủy sản có đăng
ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn,các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất,
kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo
quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc, Chi cục Quản lý chất lượng
nông, lâm sản và thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa (Số 17, Dốc Ga, phường Phú Sơn,
thành phố Thanh Hóa. Fax: 0373.942.303, Email:
chicucqlclnltsthanhhoa@gmail.com).
2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các
ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi
tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với cá nhân, tổ chức:
b) Đối với cơ quan tiếp nhận
hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực
tiếp: cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ nộp qua đường
bưu điện, Fax hoặc Email: thông báo đã tiếp nhận hồ sơ và hẹn cơ sở qua điện
thoại.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá
nhân, tổ chức:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của
cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và
thuỷ sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng
văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản
sẽ thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do Chi cục Quản lý chất
lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
(nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại).
Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trường hợp không
cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do
Bước 4. Trả kết quả:
1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc, Chi cục Quản lý chất
lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa.
2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các
ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
|
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, Fax,
Email, mạng điện tử (hồ sơ bản chính cơ sở cung cấp khi Đoàn kiểm tra đến).
|
3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (có mẫu) : 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định
thành lập: 01 bản sao;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu (có mẫu) : 01 bản chính;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn
kiến thức về ATTP có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh: 01 bản chính;
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ
sức khoẻ: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và đã tổ chức kiểm tra thực tế tại
cơ sở.
|
5. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản Thanh Hóa.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền
được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản Thanh Hóa.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
Không.
|
6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, cá nhân.
|
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện ATTP (Phụ lục 2);
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP (Phụ lục 3).
|
8. Phí, lệ phí: Không.
|
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
|
10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính:
Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Điều kiện chung về
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ
quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư
lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong
thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định
tại khoản 1 ở trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau
đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Điều kiện
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều kiện
1 ở trên.
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc
theo quy định .
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú
y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy
định của pháp luật về thú y.
Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Điều kiện chung về
bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng
cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại
khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý
nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm
khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước
sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận
hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP và lưu
giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về
toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và
thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong bảo quản thực phẩm:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có
diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện
kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm,
côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo
đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều
kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác
theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong vận chuyển thực phẩm:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo
bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong
suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc
hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
4. Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc
hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh
doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và
thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP và lưu
giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn
gốc thực phẩm.
Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống:
1. Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản
xuất thực phẩm tươi sống:
a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn
nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng
giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục,
chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến ATTP;
c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú
y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc
khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP, lưu giữ
hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về
toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
2. Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở
kinh doanh thực phẩm tươi sống:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối
với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an
toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21
của Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
ngày 17/6/2010 của Quốc hội khóa 12, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An
toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11/6/2012;
- Thông tư
số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá
cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, có hiệu lực từ ngày 14/5/2011.
- Thông tư số 01/2013/BNNPTNT
ngày 04/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011
quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp
và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm
theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011, có hiệu lực từ
ngày 17/02/2013
|
CÁC
MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có
MẪU
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 04 / 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số
biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
...............................................
(tên Cơ quan cấp giấy)
CHỨNG NHẬN
Cơ sở:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:
1.
2.
3.
Số cấp:
/ XXXX / NNPTNT-YYY
Giấy chứng nhận có giá trị 03
năm kể từ ngày ký.
(*) và thay thế Giấy chứng nhận số
........... cấp ngày.......
......,
ngày
tháng năm
(Thủ
trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
|
XXXX: 4 chữ số của năm cấp giấy
YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh
theo mã địa phương của bưu điện, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều
kiện ATTP.
(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại
|
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 04 /01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số
biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
……, ngày……tháng…….năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản
xuất, kinh doanh: …………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ cơ
sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại
……..………..Fax …..……………..Email……………....…………......
4. Giấy đăng
ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………………
5. Mặt hàng sản
xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………..(tên
cơ quan kiểm tra)……….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:
…………………………………………………………………….
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi
kèm:
-
-
-
…
PHỤ LỤC III
BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 04 / 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật
tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được
ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
………,
ngày……tháng…….năm
BẢN THUYẾT
MINH
Cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:
……………………………………………………
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ……………….. Fax:
……………….. Email: ……………………….
4. Loại hình sản xuất, kinh
doanh
DN nhà nước
DN 100% vốn
nước ngoài
DN liên doanh với nước ngoài
DN Cổ phần
DN tư nhân
…………………… Khác
(ghi rõ loại hình)
5. Năm bắt đầu hoạt động:
……………………………………………………………
6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan
cấp đăng ký kinh doanh: …………………………
7. Công suất thiết kế:
…………………………………………………………………
8. Sản lượng sản xuất, kinh
doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ……………………
9. Thị trường tiêu thụ chính:
……………………………………………………………
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh
|
Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh
|
Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên liệu/ sản phẩm
|
Nguồn gốc/ xuất
xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU
KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực
sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/
sản phẩm : …………… m2
+ Khu vực sản xuất, kinh
doanh : ….…………………… m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm
: ………………………. m2
+ Khu vực / kho bảo quản
thành phẩm: …………………. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh
doanh khác : …….…………… m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản
xuất, kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử
dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
□
Nước giếng khoan □
Hệ thống xử
lý: Có
□
Không
□
Phương pháp xử lý: ……………………………………………
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất
□
Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá:
……………………………..
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển,
xử lý:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Người sản xuất, kinh doanh
:
- Tổng số: ………………. người,
trong đó:
+ Lao động trực tiếp:
…………….người.
+ Lao động gián tiếp: ……………
người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực
tiếp sản xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang
thiết bị…
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ………
người; trong đó …….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất,
phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa chất
|
Thành phần
chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng
đang áp dụng (HACCP, ISO,….)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở
□ Các chỉ
tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ……………
…………………………………………………………………………………………
- Thuê
ngoài
□
Tên những PKN gửi phân tích: ……………………
…………………………………………………………………………………………
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông
tin nêu trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ
SỞ
(Ký tên,
đóng dấu)
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3047/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 8 năm 2013
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
|
Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản (trừ các cơ sở sản xuất,
sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè; cơ sở sản xuất, kinh doanh
thủy sản) do hết hạn; bị mất, hư hỏng, thất lạc hoặc có thay đổi
hay bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Số seri trên Cơ sở dữ liệu quốc
gia về TTHC: T-THA-242664-TT
|
Lĩnh vực: Nông nghiệp
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh (do cấp
Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản
chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
1. Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc, Chi cục Quản lý chất lượng
nông, lâm sản và thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa (Số 17, Dốc Ga, phường Phú Sơn,
thành phố Thanh Hóa, Fax: 0373.942.303, Email:
chicucqlclnltsthanhhoa@gmail.com).
2. Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các
ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
3. Những điểm cần lưu ý khi
tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với cá nhân, tổ chức:
b) Đối với cơ quan tiếp nhận
hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực
tiếp: cấp Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ nộp qua đường
bưu điện, Fax hoặc Email: thông báo đã tiếp nhận hồ sơ và hẹn cơ sở qua điện
thoại.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của cá
nhân, tổ chức:
- Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận ATTP hết hạn:
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực
phẩm của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản
và thuỷ sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng
văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm
sản và thuỷ sản sẽ thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do Chi cục
Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm
tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh
giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do
- Trường hợp cấp lại do Giấy
chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, thất lạc hoặc có thay đổi hay bổ sung thông
tin:
+ Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm
việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ
sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản thẩm tra hồ sơ và
xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận
ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng
nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, Chi cục Quản lý chất
lượng nông, lâm sản và thuỷ sản có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Bước 4. Trả kết quả:
1. Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc, Chi cục Quản lý chất
lượng nông, lâm sản và thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa
2. Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các
ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
|
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua Fax, Email, mạng điện
tử (hồ sơ bản chính cơ sở cung cấp khi Đoàn kiểm tra đến).
|
3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Trường hợp cấp lại do
Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
an toàn thực phẩm (có mẫu) : 01 bản
chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm
hoặc quyết định thành lập: 01 bản sao;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn
thực phẩm theo mẫu (có mẫu) : 01 bản chính;
- Danh sách chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản
lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tập huấn kiến thức về ATTP có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh
doanh: 01 bản chính;
- Danh sách chủ cơ sở và người
trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên
cấp xác nhận đủ sức khoẻ: 01 bản chính.
2. Trường hợp cấp lại do Giấy
chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, thất lạc hoặc có thay đổi hay bổ sung thông
tin, hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy
chứng nhận ATTP (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại, có mẫu): 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 (mười lăm) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp cấp lại do Giấy chứng
nhận an toàn thực phẩm hết hạn.
- 05 (năm) ngày làm việc kể từ
khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp cấp lại do Giấy chứng
nhận ATTP bị mất, hư hỏng, thất lạc hoặc có thay đổi hay bổ sung thông tin.
|
5. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản Thanh Hóa.
b) Cơ quan, người có thẩm quyền
được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản Thanh Hóa.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
Không.
|
6. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức, Cá nhân
|
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu
đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Phụ lục 2);
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP (Phụ lục 3).
|
8. Phí, lệ phí: Không
|
9. Kết quả của việc thực hiện
thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
|
10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Điều kiện chung về
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân
thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác
trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định
tại khoản 1 ở trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau
đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Điều kiện
bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại điều kiện
1 ở trên.
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc
theo quy định .
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú
y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy
định của pháp luật về thú y.
Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Điều kiện chung về
bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng
cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại
khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý
nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm
khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước
sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận
hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP và lưu
giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về
toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và
thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong bảo quản thực phẩm:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải
có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực
hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo
quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm,
côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo
đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều
kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác
theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong vận chuyển thực phẩm:
a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo
bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong
suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh;
c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc
hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
4. Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ:
a) Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc
hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh
doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
d) Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
đ) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và
thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP và lưu
giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn
gốc thực phẩm.
Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống:
1. Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản
xuất thực phẩm tươi sống:
a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn
nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng
giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục,
chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến ATTP;
c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú
y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc
khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
e) Duy trì các điều kiện bảo đảm ATTP, lưu giữ
hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về
toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
2. Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở
kinh doanh thực phẩm tươi sống:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối
với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an
toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21
của Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội khóa 12, có hiệu lực từ ngày
01/7/2011;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An
toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 11/6/2012;
- Thông tư
số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ
sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư số 01/2013/BNNPTNT ngày 04/01/2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung điều 13 của
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh
giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản
và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số
53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011, có hiệu lực từ ngày 17/02/2013.
|
CÁC MẪU ĐƠN, TỜ
KHAI HÀNH CHÍNH: Có
MẪU KẾT QUẢ THỰC
HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Có
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01
/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 / 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số
biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
...............................................
(tên Cơ quan cấp giấy)
CHỨNG NHẬN
Cơ sở:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:
1.
2.
3.
Số cấp:
/ XXXX / NNPTNT-YYY
Giấy chứng nhận có giá trị 03
năm kể từ ngày ký.
(*) và thay thế Giấy chứng nhận
số ........... cấp ngày.......
......,
ngày tháng
năm
(Thủ
trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
|
XXXX: 4 chữ số của năm cấp giấy
YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh
theo mã địa phương của bưu điện, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều
kiện ATTP.
(*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại
|
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01
/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 /01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số
biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
……, ngày……tháng…….năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản
xuất, kinh doanh: …………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ cơ
sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Điện thoại
……..………..Fax …..……………..Email……………....…………......
4. Giấy đăng
ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: ………………………………
5. Mặt hàng sản
xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………..(tên
cơ quan kiểm tra)……….. cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:
…………………………………………………………………….
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
Hồ sơ gửi
kèm:
-
-
-
…
PHỤ LỤC III
BẢN THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ,
DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01
/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 / 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số
biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
………, ngày……tháng…….năm
BẢN THUYẾT
MINH
Cơ sở vật chất,
trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………………………
2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
3. Điện thoại: ……………….. Fax:
……………….. Email: ……………………….
4. Loại hình sản xuất, kinh
doanh
DN nhà nước
DN
100% vốn nước ngoài
DN liên doanh với nước ngoài
DN Cổ phần
DN tư nhân
…………………… Khác
(ghi rõ loại hình)
5. Năm bắt đầu hoạt động:
……………………………………………………………
6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ
quan cấp đăng ký kinh doanh: …………………………
7. Công suất thiết kế:
…………………………………………………………………
8. Sản lượng sản xuất, kinh
doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ……………………
9. Thị trường tiêu thụ chính:
……………………………………………………………
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh
|
Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh
|
Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên liệu/ sản phẩm
|
Nguồn gốc/ xuất
xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU
KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực
sản xuất, kinh doanh……….. m2 , trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/
sản phẩm : …………… m2
+ Khu vực sản xuất, kinh
doanh : ….…………………… m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm
: ………………………. m2
+ Khu vực / kho bảo quản
thành phẩm: …………………. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh
doanh khác : …….…………… m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản
xuất, kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Nước sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt đầu sử
dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
□
Nước giếng khoan □
Hệ thống xử
lý: Có
□
Không
□
Phương pháp xử lý: ……………………………………………
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất
□
Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá:
……………………………..
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Người sản xuất, kinh doanh :
- Tổng số: ………………. người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: …………….người.
+ Lao động gián tiếp: …………… người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị…
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……… người; trong đó
…….. của cơ sở và ……… đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ
sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa chất
|
Thành phần
chính
|
Nước sản xuất
|
Mục đích sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng
đang áp dụng (HACCP, ISO,….)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở
□ Các
chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ……………
…………………………………………………………………………………………
- Thuê
ngoài
□ Tên những PKN gửi phân
tích: ………………………….
…………………………………………………………………………………………
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông
tin nêu trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ
SỞ
(Ký tên,
đóng dấu)
|
Quyết định 3047/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 3047/QĐ-UBND ngày 29/08/2013 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Nông nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
3.519
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|