Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3039/QĐ-BCA-C41 2016 Công bố thủ tục hành chính về cấp quản lý thẻ Căn cước

Số hiệu: 3039/QĐ-BCA-C41 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 21/07/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3039/QĐ-BCA-C41

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ CÔNG AN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/3/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới được ban hành trong lĩnh vực cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an:

1. Thủ tục hành chính cấp trung ương

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Tổng cục Cảnh sát.

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Tổng cục Cảnh sát.

- Đổi thẻ Căn cước công dân tại Tổng cục Cảnh sát.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Tổng cục Cảnh sát.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Tổng cục Cảnh sát.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Tổng cục Cảnh sát.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân tại Tổng cục Cảnh sát.

2. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp tỉnh.

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp tỉnh.

- Đổi thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp tỉnh.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp tỉnh.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp tỉnh.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp tỉnh.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp tỉnh.

3. Thủ tục hành chính cấp huyện

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp huyện.

- Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp huyện.

- Đổi thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp huyện.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp huyện.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp huyện.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an cấp huyện.

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp huyện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, C72, V19.

BỘ TRƯỞNG




Thượng tướng Tô Lâm

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CỦA BỘ CÔNG AN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3039 /QĐ-BCA ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định thủ tục hành chính mới ban hành

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

 

1

Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

2

Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

3

Đổi thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

4

Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/ 11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

5

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

6

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

7

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Tổng cục Cảnh sát

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

 

1

Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

2

Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

3

Đổi thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

4

Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09 /11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

5

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

6

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

7

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp tỉnh

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

 

1

Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

2

Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC, ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

3

Đổi thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

4

Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP, ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 11/2016/TT-BCA, ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

5

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

6

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

7

Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thông tư số 07/2016/TT-BCA, ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

- Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Công an cấp huyện

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/ 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

2. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan.

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ liên quan:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

d) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân

 

3. Thủ tục: Đổi thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

d) Thẻ Căn cước công dân cần đổi.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 50.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng không phải nộp lệ phí:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

c) Các đối tượng được miễn lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

4. Thủ tục: Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ:

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 15 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 70.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng được miễn lệ phí cấp lại thẻ Căn cước công dân:

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/ 11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

5. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

6. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

7. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 3: Nhận kết quả tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi đã làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Thẻ Căn cước công dân;

b) Chứng minh nhân dân (12 số) đã bị cắt góc (nếu có);

c) Chứng minh nhân dân (9 số) đã bị cắt góc (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian đối với trường hợp cấp thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc mất giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đã được cấp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

2. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan.

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ liên quan:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

d) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh..

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

3. Thủ tục: Đổi thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

d) Thẻ Căn cước công dân cần đổi.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 07 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 50.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng không phải nộp lệ phí:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

c) Các đối tượng được miễn lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

4. Thủ tục: Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ:

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân (không quá 15 ngày làm việc).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 70.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng được miễn lệ phí cấp lại thẻ Căn cước công dân:

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

5. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần số lượng:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

6. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

7. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

Bước 3: Nhận kết quả

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi đã làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Thẻ Căn cước công dân;

b) Chứng minh nhân dân (12 số) đã bị cắt góc (nếu có);

c) Chứng minh nhân dân (9 số) đã bị cắt góc (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian đối với trường hợp cấp thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc mất giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đã được cấp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

C. Thủ tục hành chính cấp huyện

1. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân:

+ Tại quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 07 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

2. Thủ tục: Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan.

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ liên quan:

Trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, theo quy định tại Điều 15, Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an sau đó tiến hành như sau:

“1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân;

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.”

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

d) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân:

+ Tại quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 07 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

3. Thủ tục: Đổi thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

d) Thẻ Căn cước công dân cần đổi.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân:

+ Tại quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 07 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 50.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng không phải nộp lệ phí:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

c) Các đối tượng được miễn lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân:

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

 

4. Thủ tục: Cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2:

+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ:

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);

c) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: theo quy định của Luật Căn cước công dân:

+ Tại quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 15 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ Căn cước công dân.

- Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính là 70.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định trên.

b) Các đối tượng được miễn lệ phí cấp lại thẻ Căn cước công dân:

+ Công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Thông tư số 170/2015/TT-BTC ngày 09/ 11/2015 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ Căn cước công dân.

5. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

b) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

6. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi cấp thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân điền thông tin yêu cầu vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện, trong Tờ khai Căn cước công dân, công dân ghi “có” yêu cầu cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 3: Thời gian trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu;

b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

c) Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: như thời gian trả thẻ Căn cước công dân.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp Chứng minh nhân dân (9 số) có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

7. Thủ tục: Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 3: Nhận kết quả

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi đã làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Thẻ Căn cước công dân;

b) Chứng minh nhân dân (12 số) đã bị cắt góc (nếu có);

c) Chứng minh nhân dân (9 số) đã bị cắt góc (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Tại quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 07 ngày làm việc;

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc mất giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đã được cấp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

- Lệ phí: Không thu lệ phí.

- Tên mẫu đơn, mẫu t khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3039/QĐ-BCA-C41 ngày 21/07/2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực cấp, quản lý thẻ căn cước công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.902

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.142.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!