ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/2018/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc,
ngày 05 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày
31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của
thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BNV ngày 29
tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 552/TTr-SNV ngày 20/11/2018 về việc ban hành Quy định tiêu chí phân loại
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí phân loại
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2018.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trì
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 05/12/2018 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc phân
loại, tiêu chí phân loại và việc điều chỉnh phân loại thôn, tổ dân phố trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
thôn, tổ dân phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phân loại
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Mục
đích phân loại thôn, tổ dân phố
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước của chính quyền xã, phường, thị trấn đối với tổ chức và hoạt động
của thôn, tổ dân phố; làm căn cứ để hoạch định chính sách, quy hoạch, đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Làm cơ sở thực hiện chế độ,
chính sách và bố trí hợp lý số lượng người hoạt động không chuyên trách đối với
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Điều 3.
Nguyên tắc phân loại thôn, tổ dân phố
Việc phân loại thôn, tổ dân phố
phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học; phản ánh rõ tính chất công việc và mức
độ thuận lợi, khó khăn trong quản lý của từng loại thôn, tổ dân phố.
Chương II
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN,
TỔ DÂN PHỐ
Điều 4.
Phân loại và tiêu chí phân loại thôn, tổ dân phố
1. Thôn, tổ dân phố được
phân làm ba loại cụ thể như sau:
a) Thôn, tổ dân phố loại 1
b) Thôn, tổ dân phố loại 2
c) Thôn, tổ dân phố loại 3
2. Tiêu chí phân loại:
a) Đối với tổ dân phố thuộc phường,
thị trấn đồng bằng:
Tổ dân phố loại 1: Từ 650 hộ
gia đình trở lên.
Tổ dân phố loại 2: Từ 500 hộ
gia đình đến dưới 650 hộ gia đình.
Tổ dân phố loại 3: Dưới 500 hộ
gia đình.
b) Đối với tổ dân phố thuộc thị
trấn miền núi:
Tổ dân phố loại 1: Từ 450 hộ
gia đình trở lên.
Tổ dân phố loại 2: Từ 300 hộ
gia đình đến dưới 450 hộ gia đình.
Tổ dân phố loại 3: Dưới 300 hộ
gia đình.
c) Đối với thôn thuộc xã đồng bằng:
Thôn loại 1: Từ 550 hộ gia đình
trở lên.
Thôn loại 2: Từ 400 hộ gia đình
đến dưới 550 hộ gia đình.
Thôn loại 3: Dưới 400 hộ gia
đình.
d) Đối với thôn thuộc xã miền
núi:
Thôn loại 1: Từ 350 hộ gia đình
trở lên.
Thôn loại 2: Từ 200 hộ gia đình
đến dưới 350 hộ gia đình.
Thôn loại 3: Dưới 200 hộ gia
đình.
Điều 5. Điều chỉnh việc phân
loại thôn, tổ dân phố
1. Theo định kỳ sáu mươi tháng (5
năm) kể từ ngày Quyết định phân loại thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành,
UBND cấp xã căn cứ tiêu chí tại Quy định này tiến hành rà soát và lập hồ sơ trình
UBND cấp huyện thẩm định và gửi UBND tỉnh xem xét quyết định phân loại lại
thôn, tổ dân phố cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Trường hợp chưa đủ thời gian
theo định kỳ, nhưng có biến động lớn về quy mô số hộ gia đình, diện tích tự
nhiên do cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chia tách, sáp nhập để
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện
có thì phải tiến hành phân loại lại theo Quy định này. Việc phân loại lại được
thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh chia tách, sáp nhập, thành lập thôn, tổ
dân phố mới hoặc ghép cụm dân cư.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối
hợp với UBND các huyện, thành phố, các cơ quan có
liên quan tổ chức thực hiện quyết định này; thẩm định việc phân loại thôn, tổ
dân phố trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Ban hành hướng dẫn thực hiện việc lập hồ sơ phân loại thôn, tổ dân phố
theo quy định hiện hành.
Điều 7.
Trách nhiệm của UBND cấp huyện
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thẩm
tra việc lập hồ sơ đề nghị phân loại, thôn, tổ dân phố của cấp xã trên địa bàn
đảm bảo theo đúng quy định.
Điều 8.
Trách nhiệm của UBND cấp xã
Tổ chức, thực hiện việc lập hồ
sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại thôn, tổ dân phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có vướng mắc UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện để trình UBND tỉnh (qua
Sở Nội vụ) xem xét, quyết định, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
thực tế và các quy định của pháp luật./.