ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2896/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
08 tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành
chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH-UBND ngày 31/10/2022
của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 376/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 04/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ
tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức
năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (VBĐT);
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, PT, HL, NT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Chủ
tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Phần I. DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
STT
|
Tên TTHC nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Căn cứ pháp lý
|
Cơ quan thực
hiện
|
A
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH
|
1
|
Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
không khí cấp tỉnh.
|
Môi trường
|
Điều 9 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
|
UBND tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường)
|
2
|
Phê duyệt đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự
nhiên cấp tỉnh.
|
Môi trường
|
Điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi
trường, Điều 124 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban
hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
|
UBND tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường)
|
3
|
Phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện kinh tế
tuần hoàn cấp tỉnh.
|
Môi trường
|
Khoản 3 Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
|
UBND tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường)
|
4
|
Xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không
xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn.
|
Môi trường
|
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
|
UBND tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường)
|
5
|
Ban hành quyết định về xác định vị trí, ranh giới
của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý.
|
Môi trường
|
Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
|
UBND tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường)
|
6
|
Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không
khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra
khỏi làng nghề.
|
Môi trường
|
Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
|
UBND tỉnh
|
B
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN
|
1
|
Lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ
thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn.
|
Môi trường
|
Khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường.
|
UBND cấp huyện
|
C
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP XÃ
|
1
|
Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường cho làng
nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình.
|
Môi trường
|
Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường;
khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
|
UBND cấp xã
|
Phần II. NỘI DUNG
CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH
1. Tên thủ tục: Phê duyệt kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn
bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép thực hiện nhiệm vụ lập đề án điều
tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh (Nhiệm vụ).
- Bước 2: UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực
hiện Nhiệm vụ.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
thực hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng
đề cương, dự toán kinh phí và thực hiện Nhiệm vụ (Đề án điều tra, đánh giá, xây
dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xây
dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường).
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 5: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ.
- Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả
thực hiện Nhiệm vụ trình UBND tỉnh.
- Bước 7: UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ.
- Bước 8: Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực
hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ trình và Quyết định phê
duyệt Đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng
môi trường không khí cấp tỉnh (Đề án) gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên
quan.
- Bước 9: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt Đề án.
- Bước 10: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các
ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Đề án.
- Bước 11: Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành Quyết
định phê duyệt Đề án.
b) Cách thức thực hiện: Không quy
định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án:
+ Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch;
dự thảo kế quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
+ Báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện
dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
- UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực hiện Nhiệm
vụ: Không quá 07 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ: Không
quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu,
giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ trình
UBND tỉnh: Không quá 30 ngày.
- Thời gian UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ
trình và Quyết định phê duyệt Đề án gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên
quan (sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện Nhiệm vụ): Không quá 20
ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt Đề án:
Không quá 10 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện
các dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án: Không quá 20 ngày.
- Thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê
duyệt Đề án: Không quá 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định phê duyệt Đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Tên thủ tục: Phê duyệt đề án chi trả dịch vụ
hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn
bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép thực hiện nhiệm vụ Lập Đề án chi trả
dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh (Nhiệm vụ).
- Bước 2: UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực
hiện Nhiệm vụ.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
thực hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng
đề cương, dự toán kinh phí và thực hiện Nhiệm vụ (Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh
thái tự nhiên cấp tỉnh được xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 5: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ.
- Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả
thực hiện Nhiệm vụ trình UBND tỉnh.
- Bước 7: UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ.
- Bước 8: Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực
hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ trình và Quyết định phê
duyệt Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh (Đề án) gửi lấy ý
kiến các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 9: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt Đề án.
- Bước 10: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các
ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Đề án.
- Bước 11: Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành Quyết
định phê duyệt Đề án.
b) Cách thức thực hiện: Không quy
định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án:
+ Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án; dự
thảo Đề án.
+ Báo cáo tổng hợp, giải trình ý kiến góp ý của các
cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
- UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực hiện Nhiệm
vụ: Không quá 07 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ: Không
quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu,
giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ trình
UBND tỉnh: Không quá 30 ngày.
- Thời gian UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ
trình và Quyết định phê duyệt Đề án gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên
quan (sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện Nhiệm vụ): Không quá 15
ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt Đề án:
Không quá 10 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện
các dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê
duyệt Đề án: Không quá 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định phê duyệt đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
cấp tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tên thủ tục: Phê duyệt kế hoạch hành động
thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn
bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh (Nhiệm vụ).
- Bước 2: UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực
hiện Nhiệm vụ.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
thực hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng
đề cương, dự toán kinh phí và thực hiện Nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch hành động
thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh được xây dựng theo quy định tại Khoản 3
Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị
định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan; tham mưu văn bản trình UBND tỉnh
gửi lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Bước 5: Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan,
các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo
kết quả thực hiện Nhiệm vụ.
- Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả
thực hiện Nhiệm vụ trình UBND tỉnh.
- Bước 7: UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ.
- Bước 8: Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực
hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ trình và Quyết định phê
duyệt xây dựng kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh gửi lấy
ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 9: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ.
- Bước 10: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các
ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ.
- Bước 11: Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành Quyết
định phê duyệt Nhiệm vụ.
b) Cách thức thực hiện: Không quy
định.
- Thành phần hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm
vụ:
+ Tờ trình; dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch;
dự thảo kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh.
+ Báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện
dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; cơ
quan, đơn vị liên quan.
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải quyết:
- UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực hiện Nhiệm
vụ: Không quá 07 ngày.
- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan,
cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết
quả thực hiện Nhiệm vụ: Không quá 20 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu,
giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ trình
UBND tỉnh: Không quá 30 ngày.
- Thời gian UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện
Nhiệm vụ: Không quá 20 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Tờ
trình và Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên
quan (sau khi UBND tỉnh phê duyệt kết quả thực hiện Nhiệm vụ): Không quá 20
ngày.
- Thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan,
các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo Tờ trình
và Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện
các dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ: Không quá 20 ngày.
- Thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê
duyệt Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp
tỉnh: Không quá 20 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các bộ, cơ quan ngang
bộ có liên quan; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các
tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
4. Tên thủ tục: Xây dựng phương án xử lý, cải
tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để
lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa
bàn
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn
bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép thực hiện nhiệm vụ Xây dựng phương án
xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do
lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Nhiệm vụ).
- Bước 2: UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực
hiện Nhiệm vụ.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa đơn vị tư vấn xây dựng đề cương, dự
toán kinh phí và thực hiện Nhiệm vụ (tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với
các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường; điều tra, đánh giá chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc
không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại
Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 5: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ.
- Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả
thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan kèm theo
dự thảo: Tờ trình, Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu
vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh (Phương án), Quyết định phê duyệt Phương
án.
- Bước 7: Các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản về Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ (nếu có), Tờ
trình, Phương án và Quyết định phê duyệt Phương án.
- Bước 8: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các
ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo (Tờ trình, Phương án
và Quyết định phê duyệt Phương án) và trình UBND tỉnh.
- Bước 9: UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt.
b) Cách thức thực hiện: Không quy
định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình, Phương án, Quyết định phê duyệt Phương
án.
+ Văn bản giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan,
đơn vị có liên quan.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời gian thực hiện:
- UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương lập Phương án:
Không quá 07 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi ý
kiến góp ý về dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu,
giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy
ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về các dự thảo: Tờ trình, Phương án và
Quyết định phê duyệt Phương án: Không quá 30 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến góp ý về
Tờ trình, Phương án và Quyết định phê duyệt Phương án: Không quá 10 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện
các dự thảo (Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ, Tờ trình, Phương án và Quyết
định phê duyệt Phương án) và trình UBND tỉnh phê duyệt: Không quá 30 ngày.
- Thời gian UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt: Không
quá 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô
nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Quyết định phê duyệt.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Tên thủ tục: Ban hành Quyết định về xác định
vị trí, ranh giới các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa
bàn quản lý
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn
bản xin chủ trương của UBND tỉnh cho phép thực hiện nhiệm vụ Ban hành Quyết
định về xác định vị trí, ranh giới các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế
phát thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Nhiệm vụ).
- Bước 2: UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực
hiện Nhiệm vụ.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương
thực hiện Nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng
đề cương, dự toán kinh phí và thực hiện Nhiệm vụ (Xác định vị trí, ranh giới
của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải theo quy định tại khoản 3
Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
đơn vị tư vấn xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý
kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Bước 5: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về Báo cáo kết quả thực hiện Nhiệm vụ.
- Bước 6: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
Đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả
thực hiện Nhiệm vụ và gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về các dự
thảo: Tờ trình và Quyết định về xác định vị trí, ranh giới các vùng bảo vệ
nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Quyết định).
- Bước 7: Các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý kiến
góp ý bằng văn bản về dự thảo: Tờ trình, Quyết định.
- Bước 8: Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các
ý kiến góp ý, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo (Tờ trình, Báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ và Quyết định) và trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Bước 9: UBND tỉnh ký ban hành Quyết định.
b) Cách thức thực hiện: Không quy
định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ trình; Quyết định; Báo cáo kết quả thực hiện
Nhiệm vụ.
+ Văn bản giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan,
đơn vị liên quan.
+ Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
d) Thời gian thực hiện:
- UBND tỉnh có ý kiến về chủ trương thực hiện Nhiệm
vụ: Không quá 07 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến góp ý về
dự thảo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Không quá 15 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu,
giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và gửi
lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan về các dự thảo: Tờ trình, Quyết định:
Không quá 30 ngày.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến góp ý về
dự thảo Tờ trình và Quyết định: Không quá 10 ngày.
- Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện
các dự thảo (Tờ trình, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và Quyết định) và
trình UBND tỉnh ban hành Quyết định: Không quá 30 ngày.
- Thời gian UBND tỉnh ký Quyết định ban hành: Không
quá 15 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định về xác định vị trí, ranh giới các vùng bảo vệ nghiêm
ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
6. Tên thủ tục: Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi
ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia
đình sản xuất ra khỏi làng nghề.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: UBND cấp xã rà soát, báo cáo UBND cấp
huyện danh sách các cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không khuyến
khích phát triển tại làng nghề; cơ sở, hộ gia đình không thực hiện kế hoạch
chuyển đổi ngành, nghề và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 35
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Bước 2: UBND cấp huyện gửi hồ sơ dự thảo kế hoạch
chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ
sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề gửi các sở, ngành liên quan lấy ý
kiến.
- Bước 3: UBND cấp huyện nghiên cứu tiếp thu, giải
trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo kế hoạch chuyển đổi ngành nghề
không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất
ra khỏi làng nghề trình UBND tỉnh ban hành.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết
định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại
làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề.
b) Cách thức thực hiện: không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không
quy định
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời gian UBND cấp huyện gửi hồ sơ dự thảo kế
hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời
cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề gửi các sở, ngành liên quan lấy ý
kiến: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của UBND cấp xã.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản: không quá 10 ngày.
- Thời gian UBND cấp huyện nghiên cứu tiếp thu,
giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo kế hoạch chuyển đổi ngành
nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản
xuất ra khỏi làng nghề trình UBND tỉnh ban hành: không quá 10 ngày
- Thời gian UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết
định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển tại
làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng nghề: không quá 05
ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: UBND cấp xã, UBND cấp huyện
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã, UBND
cấp huyện
- Cơ quan phối hợp thực hiện: các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến
khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình sản xuất ra khỏi làng
nghề.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN
1. Tên thủ tục: Lập danh mục các cụm công nghiệp
không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo
văn bản của UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh về kết quả rà soát các cụm công
nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên
địa bàn để lấy kiến của Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng: Không quá 02 ngày.
- Bước 2: UBND huyện xem xét, phê duyệt văn bản:
Không quá 02 ngày.
- Bước 3. Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Xây dựng có ý kiến phối hợp gửi UBND cấp huyện: Không quá 10 ngày.
- Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý
kiến của Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tham mưu văn
bản của UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh về kết quả rà soát các cụm công nghiệp
không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa
bàn: Không quá 10 ngày.
- Bước 5: UBND huyện xem xét, phê duyệt văn bản báo
cáo UBND tỉnh: Không quá 02 ngày.
b) Cách thức thực hiện: Gửi qua hệ
thống quản lý văn bản E-OFFICE
c) Thành phần hồ sơ: Không quy định.
d) Thời gian thực hiện: Không quá 26
ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tài nguyên và
Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Công Thương, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP XÃ
1. Tên thủ tục: Phê duyệt phương án bảo vệ môi
trường cho làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn huyện
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: UBND cấp xã xây dựng phương án bảo vệ môi
trường cho làng nghề trên địa bàn. Nội dung chính của phương án được quy định
tại Khoản 3, Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện.
- Bước 2: UBND cấp huyện gửi hồ sơ dự thảo phương
án bảo vệ môi trường cho làng nghề gửi các sở, ngành liên quan lấy ý kiến.
- Bước 3: UBND cấp xã nghiên cứu tiếp thu, giải
trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo phương án bảo vệ môi trường
cho làng nghề trên địa bàn trình UBND cấp huyện ban hành.
- Bước 4: UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ
môi trường cho làng nghề trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không
quy định
d) Thời hạn giải quyết: Không quy
định (không quá 30 ngày)
- Thời gian UBND cấp huyện gửi hồ sơ dự thảo phương
án bảo vệ môi trường cho làng nghề gửi các sở, ngành liên quan lấy ý kiến:
không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của UBND cấp xã.
- Thời gian các cơ quan, đơn vị liên quan gửi ý
kiến góp ý bằng văn bản: không quá 10 ngày.
- Thời gian UBND cấp xã nghiên cứu tiếp thu, giải
trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo phương án bảo vệ môi trường
cho làng nghề trên địa bàn trình UBND cấp huyện ban hành: không quá 10 ngày.
- Thời gian UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo
vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế
tại địa phương: không quá 05 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: UBND cấp xã
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân
cấp huyện
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên
địa bàn (có phương án kèm theo).
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính nội bộ (nếu có): Không quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17
tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường./.