Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 28/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Trần Thanh Trung
Ngày ban hành: 24/07/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 28/2007/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 24 tháng 07 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/08/2006 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB); 
- Website CP;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh; 
- Công báo tỉnh;
- Lưu:VT, (D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Trung

 

QUY ĐỊNH

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 24 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định nguyên tắc, điều kiện, trách nhiệm của cơ quan đề nghị; trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là tổ chức hành chính, sự nghiệp).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng, gồm:

a) Các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Các tổ chức hành chính, sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương; các tổ chức sự nghiệp thuộc các phòng, ban cấp huyện;

c) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc các tổ chức sự nghiệp (nếu có);

d) Các tổ chức sự nghiệp thuộc các tổ chức Hội được giao chỉ tiêu biên chế.

2. Quy định này không áp dụng đối với các loại tổ chức sau:

a) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Hội đồng, Ủy ban, Ban thường xuyên hoặc lâm thời tham mưu hoặc giúp việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

c) Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm các tổ chức sự nghiệp nhà nước trong cơ cấu của doanh nghiệp);

d) Các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ;

đ) Các tổ chức sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. "Tổ chức hành chính" là tổ chức tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm: các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (các Sở, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân, một số tổ chức có tên gọi khác); các chi cục thuộc các sở, ngành; các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm các Phòng, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân và HHội đồng nhân dân và một số tổ chức có tên gọi khác);

2. "Tổ chức sự nghiệp nhà nước" là các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công (bao gồm các tổ chức sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, lao động - xã hội và các tổ chức sự nghiệp khác).

3. "Tổ chức lại các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp" là việc sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, chuyển giao, chia tách để hình thành tổ chức mới cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.

Điều 4. Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Thành lập tổ chức

Việc thành lập tổ chức phải xuất phát từ yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công và phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

a) Tổ chức hành chính chỉ được thành lập khi xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đã được thành lập trước đó. Quy mô tổ chức và loại hình tổ chức cần thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước;

b) Tổ chức sự nghiệp chỉ được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công thuộc sở, ngành, lĩnh vực mà loại dịch vụ công đó Nhà nước chưa chuyển giao cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm nhiệm, hoặc loại dịch vụ công đó các tổ chức ngoài khu vực nhà nước không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện.

Đối với những sở, ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thành lập tổ chức sự nghiệp phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đó.

2. Tổ chức lại tổ chức

a) Việc tổ chức lại tổ chức hành chính khi có sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và phạm vi đối tượng quản lý hoặc tổ chức lại khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi, chuyển giao, nâng cấp tổ chức theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Việc tổ chức lại các tổ chức sự nghiệp khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi, chuyển giao, nâng cấp tổ chức hoặc thực hiện đề án sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp.

3. Giải thể tổ chức

Tổ chức hành chính, sự nghiệp giải thể khi tổ chức đó không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và hoạt động không có hiệu quả hoặc tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ.

4. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, sự nghiệp phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Điều kiện thành lập tổ chức

a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 của Quy định này;

b) Bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi tổ chức được thành lập.

2. Tổ chức lại tổ chức

a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Quy định này;

b) Có phương án về nhân sự lãnh đạo chủ chốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện quyết định tổ chức lại tổ chức.

3. Giải thể tổ chức

a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy định này;

b) Có phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

1. Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức, dự thảo điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp);

2. Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có);

3. Thẩm định đề án, tờ trình, dự thảo quyết định thành lập, dự thảo điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp);

4. Thẩm tra đề án, tờ trình, dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức;

5. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Tuân thủ nguyên tắc, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này để xây dựng đề án, tờ trình trình cấp có thẩm quyền quyết định, dự thảo quyết định, điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp), lấy ý kiến các cơ quan liên quan, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức theo Quy định này.

2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai hoạt động sau khi có quyết định thành lập tổ chức hoặc tổ chức lại.

3. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.

Điều 8. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, sự nghiệp, gồm:

a) Các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Các tổ chức hành chính thuộc các sở, ban, ngành tỉnh;

c) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh và tương đương, trừ trường hợp có quy định khác;

d) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc các tổ chức sự nghiệp cấp tỉnh (nếu có);

đ) Các tổ chức sự nghiệp thuộc các Hội cấp tỉnh được giao chỉ tiêu biên chế;

e) Các tổ chức hành chính sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

h) Các Trung tâm thuộc phòng, ban chuyên môn cấp huyện, trừ trường hợp có qui định khác.

2. Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp trực thuộc tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc sở, ban, ngành tỉnh (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8), sau khi có thoả thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ (trừ trường hợp quy định khác).

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp, sau khi có thoả thuận bằng văn bản với Giám đốc Sở Nội vụ (trừ trường hợp quy định khác), gồm:

a) Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở thuộc Phòng Giáo dục cấp huyện;

b) Các trạm y tế xã, phường, thị trấn;

c) Các tổ chức sự nghiệp khác thuộc phòng, ban chuyên môn cấp huyện (trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 8).

Chương 2:

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Mục 1.THÀNH LẬP TỔ CHỨC

Điều 9. Đề án thành lập tổ chức

1. Đề án thành lập tổ chức do cơ quan đề nghị thành lập tổ chức xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

2. Nội dung đề án bao gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập tổ chức;

b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;

c) Loại hình tổ chức cần thành lập;

d) Cơ cấu của tổ chức cần thành lập;

đ) Các yếu tố cần thiết bảo đảm cho tổ chức cần thành lập hoạt động; trong đó có dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức;

e) Phương án thành lập và lộ trình hoạt động của tổ chức;

f) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức.

Đối với việc thành lập các tổ chức sự nghiệp, ngoài các nội dung trên đây, đề án còn có các nội dung khác theo quy định của các luật chuyên ngành, quy định của Trung ương và của tỉnh.

Điều 10. Tờ trình thành lập tổ chức

1. Tờ trình thành lập tổ chức do cơ quan đề nghị thành lập tổ chức xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

2. Nội dung tờ trình đề nghị thành lập tổ chức, gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập tổ chức;

b) Những nội dung chính của đề án thành lập tổ chức;

c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

3. Tờ trình đề nghị thành lập tổ chức phải do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền đề nghị thành lập tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.

Điều 11. Lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan

1. Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức phải gửi đề án đến cơ quan có liên quan theo quy định của các luật chuyên ngành và theo quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp để lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức đó.

2. Việc lấy ý kiến và tham gia ý kiến của các cơ quan bằng văn bản phải tuân theo quy định sau:

a) Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức có thể lấy ý kiến về đề án thông qua việc gửi hồ sơ đề án đến cơ quan phối hợp hoặc lấy ý kiến qua mạng tin học của tỉnh và các hình thức khác;

b) Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức gửi hồ sơ đề án cho cơ quan phối hợp và phải xác định những nội dung cần lấy ý kiến đối với từng cơ quan phối hợp căn cứ vào nhiệm vụ phối hợp đã được nêu trong kế hoạch xây dựng đề án. Tùy theo nội dung, tính chất của đề án, cơ quan đề nghị thành lập tổ chức có thể yêu cầu cơ quan phối hợp góp ý trực tiếp vào đề án hoặc gửi công văn góp ý. Thời gian dành cho việc góp ý ít nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan phối hợp nhận được hồ sơ đề án.

c) Cơ quan phối hợp phải đảm bảo thời hạn tham gia ý kiến theo đề nghị của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức quy định tại điểm b, khoản 2 điều này và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Nếu quá thời hạn quy định mà cơ quan phối hợp không có ý kiến thì cơ quan đề nghị thành lập tổ chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức.

d) Trường hợp cơ quan đề nghị thành lập tổ chức không tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp thì phải có văn bản giải trình với cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức; đồng thời có văn bản giải thích lý do, thông báo cho cơ quan phối hợp và chịu trách nhiệm về phương án của mình.

đ) Trường hợp đề án được lấy ý kiến qua mạng tin học của tỉnh, các hình thức khác thì cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và cơ quan phối hợp thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại các điểm b, c, d, khoản 2 điều này. Công văn, tài liệu được gửi qua mạng tin học của tỉnh hoặc các phương tiện khác có giá trị chính thức, kể từ khi được ghi vào sổ theo dõi công văn của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và phối hợp. Thời gian nhận công văn, tài liệu được tính từ khi văn bản đó được vào sổ theo dõi công văn đến của cơ quan phối hợp.

Điều 12. Thẩm định thành lập tổ chức

1. Cơ quan thẩm định

a) Đối với thành lập các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định này thì cơ quan thẩm định là Sở Nội vụ.

b) Đối với thành lập các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định này thì việc thẩm định do Văn phòng (bộ phận tổ chức) hoặc Phòng Tổ chức của sở, ban, ngành thực hiện.

c) Đối với thành lập các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy định này thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.

2. Nội dung thẩm định gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập tổ chức;

b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của tổ chức cần thành lập;

c) Hồ sơ, thủ tục thành lập tổ chức theo quy định;

d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với tổ chức cần thành lập;

đ) Tính khả thi của việc thành lập tổ chức.

3. Văn bản thẩm định do người đứng đầu cơ quan thẩm định ký. Nội dung của văn bản thẩm định phải bảo đảm đủ cơ sở để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các trường hợp sau:

a) Thống nhất việc thành lập tổ chức;

b) Không thống nhất việc thành lập tổ chức;

c) Chưa thành lập tổ chức, cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề trong đề án.

4. Đối với các tổ chức được thành lập trên cơ sở quyết định là văn bản quy phạm pháp luật thì việc thẩm định còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 13. Thẩm tra thủ tục, hồ sơ thành lập tổ chức

1. Cơ quan thẩm tra

Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan thẩm tra là Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp. Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh thì Văn phòng sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thẩm tra.

2. Nội dung thẩm tra:

a) Thẩm tra về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và hồ sơ thẩm định của cơ quan thẩm định;

b) Chỉnh lý lần cuối nội dung, thể thức các dự thảo văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

3. Cơ quan thẩm tra có trách nhiệm chuẩn bị văn bản thông báo lý do không (hoặc chưa) thành lập tổ chức trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành khi cơ quan này không (hoặc chưa) đồng ý với đề nghị thành lập tổ chức.

Điều 14. Quyết định thành lập tổ chức

1. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thẩm định hoặc văn bản thỏa thuận của Giám đốc Sở Nội vụ và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy chế làm việc và quy định này để quyết định việc thành lập tổ chức.

2. Hình thức văn bản của quyết định thành lập tổ chức phải phù hợp với thẩm quyền của cơ quan quyết định thành lập tổ chức.

3. Việc chỉnh lý lần cuối dự thảo quyết định thành lập tổ chức trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức, do cơ quan được giao chức năng thẩm tra chuẩn bị trên cơ sở dự thảo văn bản tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và ý kiến của cơ quan thẩm định và văn bản thoả thuận của Giám đốc Sở Nội vụ (nếu có).

Điều 15. Hồ sơ thành lập tổ chức

1. Hồ sơ trình thành lập tổ chức gồm:

a) Đề án thành lập tổ chức;

b) Tờ trình về đề án thành lập tổ chức, dự thảo quyết định thành lập tổ chức (kèm theo), dự thảo điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp);

c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập tổ chức;

d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức (nếu có).

đ) Đĩa mềm chứa các tập tin văn bản nêu trên (hoặc truyền gửi qua mạng tin học của tỉnh).

2. Hồ sơ thẩm định

a) Văn bản thẩm định về dự thảo quyết định, tờ trình, đề án thành lập tổ chức, dự thảo điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp);

b) Dự thảo văn bản quyết định thành lập tổ chức đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh theo sự chuẩn bị của cơ quan thẩm định (nếu có).

c) Đĩa mềm chứa các tập tin văn bản nêu trên (hoặc truyền gửi qua mạng tin học của tỉnh).

3. Hồ sơ thẩm tra

a) Báo cáo thẩm tra của cơ quan được giao thẩm quyền thẩm tra về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị, hồ sơ của cơ quan thẩm định;

b) Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối các văn bản chuẩn bị trong hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

Điều 16. Gửi hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ thành lập tổ chức

1. Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức gửi hồ sơ thành lập tổ chức đến các cơ quan được quy định như sau:

a) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức (bản chính);

b) Gửi cơ quan thẩm định (bản chính, 02 bộ);

c) Gửi Sở Nội vụ để thoả thuận (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2, 3 Điều 8);

d) Gửi đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về dự thảo đề án;

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập tổ chức phải lập danh mục theo dõi quá trình xử lý theo quy định.

Điều 17. Xử lý hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xử lý hồ sơ thành lập tổ chức theo quy chế làm việc của cơ quan cùng cấp để quyết định hoặc có ý kiến thẩm định về việc thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi đã thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ thành lập tổ chức, nếu nội dung đề án và các văn bản khác còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan xử lý hồ sơ yêu cầu cơ quan đề nghị thành lập tổ chức giải trình thêm hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức họp với cơ quan trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo người có thẩm quyền quyết định.

3. Cơ quan xử lý hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan đề nghị thành lập tổ chức hoàn tất hồ sơ và các thủ tục theo quy định để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.

Điều 18. Thời hạn giải quyết việc thành lập tổ chức

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục, cơ quan thẩm định hoặc thỏa thuận (nếu có) phải hoàn tất văn bản thẩm định, văn bản thỏa thuận. Hồ sơ thứ hai phải giải quyết trong thời gian này, cứ một hồ sơ thêm 10 ngày làm việc.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định, cơ quan thẩm tra phải có ý kiến chính thức về việc thành lập tổ chức.

Cơ quan thẩm tra thực hiện việc thẩm tra, soát xét lần cuối cùng các thủ tục, hồ sơ và chuẩn bị các văn bản cần thiết theo quy chế làm việc của cơ quan để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập tổ chức.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ thành lập tổ chức đã được xử lý theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập tổ chức theo quy định. Trường hợp, nếu chưa quyết định thành lập tổ chức thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan trình đề nghị thành lập tổ chức biết rõ lý do.

Mục 2. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC

Điều 19. Đề án, tờ trình tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Nội dung đề án và tờ trình về tổ chức lại, giải thể tổ chức, bao gồm:

a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý phải tổ chức lại, giải thể tổ chức;

b) Xây dựng phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

c) Quy định tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề trong phương án.

2. Việc tổ chức thẩm định đề án, tờ trình, dự thảo quyết định kèm theo và tổ chức thẩm tra thủ tục, hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lại, giải thể tổ chức thực hiện như đối với việc thành lập tổ chức.

Điều 20. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể tổ chức

1. Tổ chức lại tổ chức

a) Đề án về tổ chức lại tổ chức;

b) Tờ trình về đề án tổ chức lại tổ chức và dự thảo quyết định về tổ chức lại tổ chức (kèm theo); Bản sao quyết định thành lập và quyết định đổi tên (nếu có).

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

đ) Đĩa mềm chứa các tập tin văn bản nêu trên (hoặc truyền gửi qua mạng tin học của tỉnh).

2. Giải thể tổ chức

a) Đề án về giải thể tổ chức;

b) Tờ trình về đề án giải thể tổ chức và dự thảo quyết định về giải thể tổ chức (kèm theo); bản sao quyết định thành lập và quyết định đổi tên (nếu có).

c) Các văn bản của các cơ quan có liên quan xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.

d) Đĩa mềm chứa các tập tin văn bản nêu trên (hoặc truyền gửi qua mạng tin học của tỉnh).

3. Trong trường hợp cụ thể, việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thẩm định thủ tục hồ sơ về tổ chức lại, giải thể tổ chức được thực hiện như đối với việc thành lập tổ chức.

Điều 21. Thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức

Thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể tổ chức thực hiện theo Điều 18 của Quy định này.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Các văn bản trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, sự nghiệp hoặc các điều lệ (hoặc quy chế tổ chức và hoạt động) của các tổ chức đã được phê duyệt trước đây trái với Quy định này thì thực hiện theo Quy định này.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành Quy định  này.

2. Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức theo Quy định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Trung

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 28/2007/QĐ-UBND ngày 24/07/2007 quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.437

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.172.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!