QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022
- 2025;
Căn cứ Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 15 tháng
12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ
trong tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 3449/TTr-STP ngày 26 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ
tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thuộc
phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp và các đơn vị có
liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
nội bộ tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, ban hành.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết
định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP; KSTT;
- Lưu: VT, VP UBND tỉnh. (V Tây)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Đức Trong
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HOÁ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2754/QĐ-UBND ngày 27/12/2023 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
1. Thủ tục tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật (thủ tục số 43)
1.1. Nội dung đơn
giản hóa
- Nội dung: Kiến nghị giảm thời gian giải quyết đối
với thủ tục này từ 20 ngày xuống còn 16 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ).
- Lý do: Điều 111 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể về thời
gian thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, đơn vị đã xác
định thời gian giải quyết đối với thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế quá trình giải quyết nhanh hơn thời gian đã công bố
tại danh mục. Do đó, kiến nghị giảm thời gian quy định giải quyết đối với thủ
tục này từ 20 ngày xuống còn 16 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị sửa đổi thời gian quy định tại Điều 111
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
1.3. Lợi ích của
phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho tổ chức, cá nhân trong
thực hiện thủ lục hành chính; tăng cường trách nhiệm của công chức trong việc
thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết:
20% so với quy định.
- Tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính:
+ Ước tính tần suất giải quyết thủ tục hành chính trong
1 năm là: 35 hồ sơ
+ Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 224.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính sau
khi đơn giản hóa: 179.200.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa:
44.800.000 đồng. Giảm được 20% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ
tục hành chính.
2. Thủ tục kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật theo thẩm quyền (thủ tục số 44)
2.1. Nội dung đơn giản
hóa
- Nội dung: Kiến nghị giảm thời gian giải quyết đối
với thủ tục này từ 90 ngày xuống còn 72 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Lý do: Điều 115 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể về thời gian
thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện. Theo
đó, đơn vị đã xác định thời gian giải quyết đối với thủ tục này là 90 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế quá trình giải quyết nhanh hơn thời
gian đã công bố tại danh mục. Do đó, kiến nghị giảm thời gian quy định giải
quyết đối với thủ tục này từ 90 ngày xuống còn 72 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị sửa đổi thời gian quy định tại Điều 115
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
2.3. Lợi ích của
phương án đơn giản hóa
- Tiết kiệm thời gian cho tổ chức, cá nhân trong
thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường trách nhiệm của công chức trong việc
thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết:
20% so với quy định.
- Tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính:
+ Ước tính tần suất giải quyết thủ tục hành chính
trong 1 năm là: 25 hồ sơ
+ Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 64.800.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thực hiện thủ tục hành chính sau
khi đơn giản hóa: 51.840.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa: 12.960.000.000
đồng. Giảm được 20% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành
chính.