Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Đức Cường
Ngày ban hành: 20/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2014/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 20 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/5/2005;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục KTVB QPPL- Bộ Tư Pháp;
- Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản;
- Công báo tỉnh;
- Chánh, PVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CN, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Cường

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bản Quy định này quy định về quản lý, khai thác đất m vật liệu san lấp công trình (không bao gồm các loại đất được quy định tại khoản I Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

Các tổ chức cần cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

Các hộ gia đình, cá nhân cần cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình

1. Việc khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình, cải tạo, hạ độ cao đất phải đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, nhằm bảo vệ, cải tạo làm tăng hiệu quả sử dụng đất; không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực; không ảnh hưởng đến các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa, lịch sử, các công trình liên quan đến an ninh - quốc phòng; không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

2. Việc khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình, cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được giao phải được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều 4 quy định này.

3. Khu vực khai thác đất không nằm trong vùng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản hoặc có tài nguyên khoáng sản; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Các khu vực khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình phải phù hợp với quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh (trừ trường hợp cải tạo, hạ độ cao).

Điều 4. Thẩm quyền cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình

1. UBND tỉnh cho phép đối với các trường hợp khai thác, sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã giao cho các tổ chức, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

2. UBND cấp huyện cho phép đối với trường hợp cải tạo, hạ độ cao đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

Điều 5. Cơ quan hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện là cơ quan hướng dẫn, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thuộc thẩm quyền cho phép của UBND cấp huyện.

Điều 6. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành trong việc quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a. Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định: Hồ sơ đề nghị cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình, cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình; hồ sơ thu hồi, giao đất khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

c. Kiểm tra, xác nhận việc phục hồi môi trường sau khai thác đất làm vật liệu san lấp đối với các trường hợp UBND cấp tỉnh cho phép.

2. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với với các cơ quan liên quan lập quy hoạch khai thác đất làm vật liệu san lấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

3. Cục Thuế tỉnh:

a. Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình: Đăng ký, kê khai nộp tiền thuê đất, các loại thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

b. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành chính sách thu tiền thuê đất, chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất m vật liệu san lấp công trình.

4. Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải:

Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện khai thác, vận chuyển đất làm vật liệu san lấp công trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông và vi phạm luật giao thông đường bộ.

Phối hợp với UBND cấp huyện trong công tác quản lý hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

5. Các Sở, Ngành liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định vị trí, hồ sơ cho phép khai thác đất; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; lập quy hoạch khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

Điều 7. Thẩm quyền và trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Xem xét, ban hành Quyết định cho hộ gia đình, cá nhân cải tạo hạ độ cao đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên chưa khai thác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có tài nguyên; ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình hoặc cải tạo, hạ độ cao trên địa bàn.

3. Phối hợp với các ngành có liên quan trong việc lập quy hoạch khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

4. Thẩm định, ra thông báo chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình theo đúng quy định của pháp luật về môi trường.

5. Giải quyết các thủ tục thuộc thẩm quyền liên quan về đất đai, cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác để tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác.

6. Trường hợp cần thiết có thể ban hành văn bản ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện việc thẩm định, ra thông báo chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân cải tạo, hạ độ cao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình.

Điều 8. Thẩm quyền và trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên chưa khai thác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có tài nguyên; ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình hoặc cải tạo, hạ độ cao trên địa bàn.

2. Giải quyết các thủ tục thuộc thẩm quyền liên quan về đất đai, cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác để tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác.

3. Có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các trường hợp được UBND cấp huyện ủy quyền; Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cá nhân, hộ gia đình khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

Điều 9. Trình tự, thủ tục đề nghị cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

1. Tổ chức đề nghị cho phép khai thác, sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình; Cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình nộp 02 bộ hồ sơ trực tiếp tại “Tổ 1 cửa” - Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đề nghị cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình (cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình) (theo mẫu số 01).

b. Bản đồ địa hình khu vực khai thác tỷ lệ 1/1.000 (đối với quy mô diện tích khai thác ≤ 10 ha), 1/2.000 (đối với quy mô diện tích > 10 ha) theo hệ tọa độ VN 2.000 kinh tuyến trục 106°15’, múi chiếu 3°, khoảng cao đều 0,5 m.

c. Phương án khai thác hoặc phương án cải tạo, hạ độ cao và sử dụng đất (Nêu rõ vị trí, địa điểm, diện tích, tọa độ, hiện trạng loại đất trước khi khai thác, khối lượng, thời gian khai thác; độ sâu khai thác; phương pháp khai thác, phương án phục hồi môi trường sau khai thác).

d. Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo Quyết định phê duyệt (trường hợp công suất khai thác từ 100.000 m3 nguyên khai/năm trở lên) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo văn bản chấp thuận (trường hợp công suất khai nhỏ hơn 100.000 m3 nguyên khai/năm) của cơ quan có thẩm quyền.

đ. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

e. Văn bản thỏa thuận của tổ chức đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình (Đối với trường hợp tổ chức khác trực tiếp thực hiện cải tạo, hạ độ cao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình lập hồ sơ cấp phép).

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành các công việc sau: Kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị cho phép khai thác kể cả kiểm tra thực địa; Gửi văn bản đến các cơ quan liên quan về khu vực đề nghị cho phép khai thác (nếu cần thiết).

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến phải có văn bản trả lời cho Sở Tài nguyên và Môi trường về khu vực khai thác. Sau thời gian này, cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì được xem như đồng ý và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý.

Sau khi thẩm định xong hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Quyết định (Theo mẫu số 02), gửi tờ trình kèm theo 01 bộ hồ sơ đến UBND tỉnh.

3. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh quyết định cho phép hoặc không cho phép khai thác. Trong trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 10. Trình tự, thủ tục đề nghị cho phép cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện

1. Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cho phép cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình nộp 02 bộ hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đề nghị cho phép cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình (theo mẫu số 01).

b. Bản đồ địa hình khu vực cải tạo, hạ độ cao tỷ lệ 1/1.000 (đối với quy mô diện tích khai thác ≤ 10 ha), 1/2.000 (đối với quy mô diện tích > 10 ha) theo hệ tọa độ VN 2.000 kinh tuyến trục 106°15’, múi chiếu 3°, khoảng cao đều 0,5 m.

c. Phương án cải tạo, hạ độ cao và sử dụng đất. Trong đó nêu rõ vị trí, diện tích tọa độ, khối lượng, hiện trạng loại đất trước khi khai thác, thời gian, mục đích sử dụng khối lượng đất, phương án phục hồi môi trường sau khai thác.

d. Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo Quyết định phê duyệt (trường hợp công suất khai thác từ 100.000 m3 nguyên khai/năm trở lên) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo văn bản chấp thuận (trường hợp công suất khai nhỏ hơn 100.000 m3 nguyên khai/năm) của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm xem xét kiểm tra thực địa và thẩm định.

Sau khi thẩm định xong hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo Quyết định (theo mẫu số 02), gửi tờ trình kèm theo 01 bộ hồ sơ đến UBND cấp huyện.

3. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện quyết định cho hộ gia đình cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình. Trường hợp không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Ký quỹ phục hồi môi trường

1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác đất, sử dụng đất làm làm vật liệu san lấp công trình trước khi tiến hành khai thác có trách nhiệm ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do khai thác gây ra.

- Nơi ký quỹ: Quỹ bảo vệ môi trường địa phương. Trong trường hợp chưa có Quỹ bảo vệ môi trường địa phương, tổ chức, cá nhân khai thác đất có thể ký tại một tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Số tiền ký quỹ:

+ Diện tích khai thác nhỏ hơn 02 ha, mức ký quỹ 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng).

+ Diện tích khai thác từ 02 ha đến 04 ha, mức ký quỹ 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng).

+ Diện tích khai thác lớn hơn 04 ha đến 10 ha, mức ký quỹ 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng).

+ Diện tích khai thác lớn hơn 10 ha, mức ký quỹ 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).

2. Quỹ bảo vệ môi trường địa phương, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm nhận tiền ký quỹ, mở tài khoản phong tỏa cho khoản tiền ký quỹ, xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ cho đối tượng ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ...

3. Các tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền ký quỹ sau khi có văn bản xác nhận đã hoàn thành việc phục hồi môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thẩm quyền cho phép của UBND cấp huyện.

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện phục hồi môi trường hoặc bị phá sản, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Điều 4 quy định này) lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện phục hồi môi trường. Kinh phí thực hiện được lấy từ tiền ký quỹ phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.

Điều 12. Trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện

1. Tổ chức, cá nhân sau khi được UBND tỉnh cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình hoặc cải tạo, hạ độ cao đất nông nghiệp, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình có trách nhiệm:

a. Lập các thủ tục để được thuê đất, ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).

b. Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án đã được phê duyệt (nếu có).

c. Cắm mốc giới các điểm góc khu vực khai thác tại thực địa.

d. Thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch khai thác.

đ. Thực hiện khai thác theo đúng nội dung quy định tại Quyết định cho phép; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường theo nội dung đã cam kết; bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở liên quan; đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự an toàn xã hội.

e. Có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những tuyến đường bị ảnh hưởng do việc vận chuyển máy móc thiết bị và sản phẩm khai thác gây ra.

g. Thực hiện nghĩa vụ về nộp thuế tài nguyên, tiền thuê đất (nếu có), phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 11 và các khoản thu khác theo quy định.

h. Dừng ngay hoạt động khai thác nếu: Phát hiện khoáng sản, các di chỉ, cổ vật trong diện tích được cấp phép; Tổ chức bảo vệ hiện trường và báo cáo với chính quyền địa phương để được xem xét, giải quyết theo quy định.

i. Khi hết thời hạn khai thác phải dừng việc khai thác, hoàn thành việc phục hồi môi trường khu vực đã khai thác. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận.

2. Hộ gia đình, cá nhân được UBND cấp huyện cho phép cải tạo, hạ độ cao đất nông nghiệp được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình có trách nhiệm:

a. Cải tạo, hạ độ cao theo phương án đã lập và các quy định tại Quyết định cho phép.

b. Đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện cải tạo, hạ độ cao.

c. Thực hiện nghĩa vụ về nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định tại Điều 11 và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

d. Kết thúc cải tạo, hạ độ cao phải báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời đến UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết theo quy định./.

 

PHỤ LỤC

MẪU VĂN BẢN TRONG HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh)

Mẫu số

Tên mẫu

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình (cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình)

Mẫu số 02

Quyết định cho phép khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình (cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình)

 

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày….tháng…..năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP...

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh

(Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố………)

(Tên tổ chức, cá nhân) ............................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Điện thoại: …………………………………………..Fax (nếu ): .............................

Đề nghị được chấp thuận khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình (cải tạo, hạ độ cao đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình) tại khu vực…….. thuộc xã ……………huyện…………… tỉnh Quảng Trị.

Diện tích: ……………(ha), được giới hạn bởi các điểm góc: …………….có toạ độ xác định trên bản đồ (bản vẽ trích đo, trích lục thửa đất) kèm theo.

Khối lượng khai thác: ………………………(m3).

Độ sâu khai thác (hạ độ cao): ……………………….(m).

Thời gian khai thác (cải tạo, hạ độ cao): …………….(tháng, năm).

Mục đích sử dụng đất: …………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân)…………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN
………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày … tháng … năm…..

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho phép………………….

ỦY BAN NHÂN DÂN …..

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số ………. /2014/QĐ-UBND ngày .../.../2014 của UBND tỉnh về việc Quy định về quản lý, khai thác đất m vật liệu san lấp công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

Xét Hồ sơ và Đơn xin cấp phép……. ngày…../…./…….. của ………………………;

Theo đề nghị của……………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép (Tên tổ chức, cá nhân)... khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình (cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được giao và sử dụng đất làm vật liệu san lấp công trình” tại ...

- Diện tích khai thác (cải tạo, hạ độ cao) : ……………………(ha), được giới hạn bởi các điểm góc: ……………………..có toạ độ như sau:

……………………………

(Có bản đồ địa hình khu vực hoặc bản vẽ trích đo, trích lục thửa đất kèm theo).

- Khối lượng khai thác: …………..(m3).

- Độ sâu khai thác (hạ độ cao): …………..(m).

- Thời gian khai thác (cải tạo, hạ độ cao): ……..(tháng, năm).

- Mục đích sử dụng đất: …………………………………………………………………

Điều 2. (Tên tổ chức, cá nhân) …………………………………….. có trách nhiệm:

………………………………………………………………………………………………

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

………………………………………………………………………………………………

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
………………

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 27/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 về quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.371

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.102.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!