ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2682/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 06
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA
BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống
hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày
24 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch
cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số
209/KH-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về rà
soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, giai
đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 434/TTr-STNMT ngày 03/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này 06 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
(có
Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan
có liên quan công khai nội dung thủ tục hành chính tại Quyết định này trên Cổng
Thông tin điện tử tỉnh theo quy định. Thời hạn hoàn thành chậm nhất 05 ngày làm
việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, ngành
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm TH&CB tỉnh;
- Lưu: VT, NVK (Th.H,35b)
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
PHỤ LỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 2682/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2024, của UBND
tỉnh Hòa Bình)
Phần
I.
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Văn bản quy định TTHC nội bộ
|
A
|
TTHC CẤP TỈNH
|
1
|
Xây dựng các chương trình
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa,
phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
|
Tài nguyên nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Khoản 2 Điều 6 Luật Tài nguyên nước
|
2
|
Quyết định đưa ra khỏi danh
mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất đã
phục hồi
|
Tài nguyên nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Khoản 4 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
|
3
|
Lập kế hoạch khai thác, sử
dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
|
Tài nguyên nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước
|
4
|
Lập dự toán chi ngân sách hỗ
trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng
sản được khai thác
|
Khoáng sản
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
|
B
|
TTHC CẤP HUYỆN
|
1
|
Lập danh mục các cụm công
nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung
trên địa bàn
|
Môi trường
|
UBND cấp huyện
|
Khoản 5 Điều 52 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
|
C
|
TTHC CẤP XÃ
|
2
|
Phê duyệt phương án bảo vệ
môi trường cho làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình
|
Môi trường
|
UBND cấp xã
|
Điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 33 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của
|
Phần
II.
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. TTHC CẤP TỈNH
1. Xây dựng các chương trình
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa,
phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện xây dựng dự thảo các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước
gây ra bao gồm nội dung đề cương, dự kiến kinh phí và dự kiến thuê đơn vị tư
vấn xây dựng để báo cáo UBND tỉnh chấp thuận.
- Bước 2
Sau khi UBND tỉnh cho ý kiến về
dự thảo, Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo
trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
Tờ trình kèm dự thảo chương
trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều
hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt chương trình nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát
triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do
nước gây ra.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước số
28/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023;
2. Quyết định đưa ra khỏi
danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất
đã phục hồi
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Căn cứ Kế hoạch bảo vệ nước
dưới đất đã được ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc
khoanh định, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố, điều chỉnh danh mục vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Trường hợp nguồn nước dưới đất đã phục
hồi thì Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ đến UBND tỉnh để xem xét đưa ra
khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Tờ trình của Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Dự thảo Quyết định đưa ra
khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước
dưới đất đã phục hồi
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất đã phục hồi.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước số
28/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023;
- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
3. Lập kế hoạch khai thác,
sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Căn cứ kịch bản nguồn nước và
các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên lưu
vực sông liên tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo việc
lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.
Trường hợp hiện trạng và dự báo
nguồn nước trên lưu vực sông ở trạng thái bình thường thì chủ động triển khai tổ
chức lập kế hoạch khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường lập
dự thảo kế hoạch kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trình UBND tỉnh
phê duyệt (kế hoạch phải phù hợp với kịch bản nguồn nước đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường công bố)
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
- Tờ trình của Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Dự thảo kế hoạch khai thác,
sử dụng tài nguyên nước
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định ban hành kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước số
28/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023;
- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
4. Lập dự toán chi ngân sách
hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có
khoáng sản được khai thác
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Căn cứ thực tế nguồn thu hàng
năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo
các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác quy
định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP .
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: chưa có quy định
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh.
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Hội đồng nhân dân tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ
để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản
được khai thác.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
khoáng sản
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
HUYỆN
1. Lập danh mục các cụm công
nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên
địa bàn
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Phòng Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, lập danh mục
các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải
tập trung trên địa bàn; lấy ý kiến các các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan, hoàn thiện hồ sơ trình UBND cấp huyện.
- Bước 2:
UBND cấp huyện xem xét, ban
hành danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử
lý nước thải tập trung trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: chưa có quy định
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- Phòng Tài nguyên và Môi
trường cấp huyện
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: UBND cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định phê duyệt Danh mục các cụm công nghiệp không có hệ
thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung trên địa bàn.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường số
72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
XÃ
1. Phê duyệt phương án bảo
vệ môi trường cho làng nghề do UBND cấp xã trên địa bàn trình.
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1:
Ủy ban nhân dân cấp xã xây
dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường
làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và kế hoạch
chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, kế hoạch di
dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc trên môi trường điện tử (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành)
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ: chưa có quy định
d) Thời hạn giải quyết: không
quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
- UBND cấp xã
e) Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: UBND cấp huyện.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định Phê duyệt phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề.
h) Phí, lệ phí (nếu có): không
quy định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không quy định.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
n) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường năm
2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường