ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2591/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 19 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH (LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và
báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1668/SNN-TCCB ngày 05/9/2016; của Sở Tư
pháp tại Văn bản số 611/STP-KSTT ngày 29/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 31 (ba mươi mốt) thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Hà Tĩnh (thuộc lĩnh vực Nông nghiệp).
(Có
danh mục thủ tục hành chính và nội dung cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành; thay thế, bãi bỏ 09 TTHC kèm theo Quyết
định số 3447/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của
UBND tỉnh, 04 TTHC thuộc lĩnh vực Nông nghiệp kèm theo Quyết định số 1800/QĐ-UBND
ngày 14/5/2015 và 16 TTHC thuộc lĩnh vực Nông nghiệp kèm theo Quyết định số
2424/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của UBND tỉnh (Có danh mục thủ tục hành chính bị
thay thế, bãi bỏ kèm theo).
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Nội vụ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NL.
Gửi: + Bản điện tử: Các TP không nhận bản giấy;
+ Bản giấy: Các TP còn lại.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 19/9/2016
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Phần
I
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. Danh mục thủ tục hành chính được công bố mới, sửa
đổi, bổ sung.
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Trang
|
I
|
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
|
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận công nhận vườn cây
đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
|
|
2
|
Cấp giấy chứng nhận công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
|
|
3
|
Cấp lại giấy công
nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
|
|
4
|
Tiếp nhận công bố hợp quy giống cây
trồng.
|
|
II
|
LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
|
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
|
2
|
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
|
3
|
Cấp giấy xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc bảo vệ thực vật.
|
|
4
|
Cấp giấy phép vận chuyển thuốc Bảo vệ
thực vật.
|
|
5
|
Cấp giấy chứng
nhận Kiểm dịch thực vật đối với các
lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.
|
|
III
|
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
|
|
1
|
Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn
nuôi
|
|
IV
|
LĨNH VỰC THÚ Y
|
|
1
|
Kiểm dịch động
vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
|
|
2
|
Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển
ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
|
|
3
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý.
|
|
4
|
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý.
|
|
5
|
Cấp chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu
động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn
đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú
y).
|
|
6
|
Cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thuộc
thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán
bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú
y).
|
|
7
|
Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thuộc
thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu động vật, tư
vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám
bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán
thuốc thú y).
|
|
8
|
Cấp, cấp lại giấy chứng nhận điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở do địa phương
quản lý (Đối với các cơ sở ấp trứng,
sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở
cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động
vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm,
chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ
sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản
phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm).
|
|
9
|
Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y.
|
|
10
|
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
|
|
11
|
Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.
|
|
12
|
Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
|
|
V
|
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG
LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
|
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
|
|
2
|
Cấp giấy chứng
nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
|
|
3
|
Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm
thủy sản (trường hợp giấy chứng nhận
vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi,
bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận).
|
|
4
|
Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm
thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực
phẩm hết thời hạn hiệu lực).
|
|
5
|
Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm lần đầu.
|
|
6
|
Xác nhận lại nội dung quảng cáo thực
phẩm.
|
|
7
|
Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm.
|
|
8
|
Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
|
|
VI
|
LĨNH VỰC KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
|
|
1
|
Đầu tư mô hình khuyến nông.
|
|
B. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh
vực Nông nghiệp bị thay thế, bãi bỏ.
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Quyết
định công bố
|
1
|
Đầu tư mô hình khuyến nông
|
Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 25/6/2015
|
2
|
Công bố hợp
quy chất lượng giống
vật nuôi và thức ăn chăn nuôi.
|
nt
|
3
|
Cấp Chứng chỉ hành
nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản,
|
nt
|
4
|
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề kinh doanh
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.
|
nt
|
5
|
Gia hạn Chứng chỉ hành nghề kinh doanh
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y
thủy sản.
|
nt
|
6
|
Cấp Chứng chỉ hành nghề tiêm phòng,
thiến hoạn, chẩn đoán, kê đơn chữa bệnh chăm sóc sức khỏe động vật
|
nt
|
7
|
Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật.
|
nt
|
8
|
Gia hạn Chứng chỉ
hành nghề tiêm phòng, thiến hoạn, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe động vật.
|
nt
|
9
|
Cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn
dịch vụ thú y.
|
nt
|
10
|
Cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn dịch vụ thú y.
|
nt
|
11
|
Gia hạn Chứng chỉ hành nghề tư vấn,
dịch vụ thú y.
|
nt
|
12
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.
|
nt
|
13
|
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm
động vật vận chuyển ngoại tỉnh.
|
Quyết
số 3447/QĐ-UBND ngày 04/9/2015
|
14
|
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật
vận chuyển ra ngoại tỉnh.
|
nt
|
15
|
Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản,
sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.
|
nt
|
16
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất
con giống.
|
nt
|
17
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế,
bảo quản sản phẩm động vật, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
|
nt
|
18
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ
sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy
sản.
|
nt
|
19
|
Cấp giấy chứng nhận công nhận giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
|
Quyết
số 2424/QĐ-UBND ngày 25/6/2015
|
20
|
Cấp giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật
vận chuyển nội địa.
|
nt
|
21
|
Chứng nhận huấn luyện chuyên môn về
thuốc bảo vệ thực vật.
|
nt
|
22
|
Cấp giấy phép vận
chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc Bảo vệ thực vật.
|
nt
|
23
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
Quyết số 3447/QĐ-UBND
ngày 04/9/2015
|
24
|
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
nt
|
25
|
Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực
vật
|
nt
|
26
|
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
|
Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 14/5/2015
|
27
|
Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy
sản (sau đây gọi là Giấy chứng nhận
ATTP).
|
nt
|
28
|
Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
|
nt
|
29
|
Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm.
|
nt
|
Phần
II
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
1. Cấp giấy chứng nhận công nhận vườn
cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh (số 136 -
đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm
tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
+ Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết
định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng;
+ Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ
ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng,
lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
+ Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận
vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn nêu
rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang
phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công
nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (theo mẫu tại phụ
lục 01);
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn
cây; báo cáo về vườn cây đầu dòng. Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội
dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống
chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét
hại, nắng nóng.
b) Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
1.7. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
1.8. Phí, lệ phí: 500.000 đồng/vườn.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả
lâu năm.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày
26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý sản
xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011
của Bộ Tài chính về Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm
nghiệp.
Phụ lục 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Hà Tĩnh
1. Tên tổ chức, cá
nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của
vườn cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về vườn cây
đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu
(cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống
khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao,
đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến
sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu
những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm
những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu
dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm
theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc
lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển
của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp
phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
|
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
|
(* Cá nhân
phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
2. Cấp giấy chứng nhận công nhận cây
đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh (số 136 - đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
+ Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết
định thành lập Tổ thẩm định cây đầu dòng;
+ Trong thời hạn
12 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm
định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận phải thông báo bằng văn
bản cho người nộp đơn nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân
nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật Hà Tĩnh.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản
chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây
công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (theo mẫu tại phụ lục 01).
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ cây;
báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu
có).
Báo cáo về nguồn giống phải có các nội
dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh
trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các
điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng
(số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận.
2.8. Phí, lệ phí: 2.000.000 đồng/vườn.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày
26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp
và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011
của Bộ Tài chính về Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Phụ lục 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp
và PTNT tỉnh Hà Tĩnh
1. Tên tổ chức, cá
nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên
giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của
cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu
dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu
(cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống
khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao,
đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến
sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu
những chỉ tiêu chủ yếu):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm
theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc
lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển
của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp
phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
|
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
|
(* Cá nhân
phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
3. Cấp lại giấy công nhận cây đầu dòng,
vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi hết hạn 03 (ba) tháng,
nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng
ký công nhận lại phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua
bưu điện về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh để xem xét, giải quyết.
- Bước 2: Trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính
đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ
sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn
cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống;
- Bản sao quyết định
lần công nhận gần nhất;
- Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn
giống gần nhất.
b) Số lượng hồ sơ:
1 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
3.7. Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
3.8. Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định, công nhận lại cây đầu
dòng: 1.400.000 đồng/cây;
- Phí thẩm định, công nhận lại vườn cây
đầu dòng: 350.000 đồng/vườn.
3.9. Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày
26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý sản
xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC
ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính về Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng
trọt và giống cây lâm nghiệp.
4. Tiếp nhận công bố hợp quy giống cây trồng.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh (số 136
- đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân
nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật Hà Tĩnh.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên
kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
+ Bản công bố hợp quy theo nội dung tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNN ngày 15/12/2015;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
+ Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ
giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một
giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
+ Đối với giống sản xuất trong nước: Bản
sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của
một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên
kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ
sơ gồm:
+ Bản công bố hợp quy theo nội dung tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNN ngày 15/12/2015;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc
quyết định thành lập;
+ Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng
của một lô ruộng giống đại diện cho một
giống theo từng cấp giống;
+ Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm
mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong
vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử
nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ
sơ công bố hợp quy;
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố
hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất
lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT
kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001,
hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
+ Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô
giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo nội dung tại Phụ lục
IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo bằng văn bản.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên, mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục
V ban kèm Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/12/2014;
- Kế hoạch
kiểm soát chất lượng theo mẫu Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày
5/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng
giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày
31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định
tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
PHỤ
LỤC V
BẢN CÔNG
BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT
ngày 15/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số …………………………..
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………….………. Fax: ………………………E-mail: ………………………….…
CÔNG
BỐ:
Giống cây trồng (loài, tên, cấp giống,
đặc tính của giống)
………………………………………………………………………………………
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số
hiệu, ký hiệu, tên gọi)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố
hợp quy (kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận/tự đánh giá), phương thức đánh giá sự phù hợp: phương
thức 5/phương thức 7...):
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…. (Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết
và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng (loài, tên, cấp giống) do
mình sản xuất, nhập khẩu.
|
……., ngày ... tháng ... năm ....
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)
|
Phụ
lục 14
KẾ HOẠCH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch
vụ, môi trường:....................................................
Các quá trình sản xuất cụ thể
|
Kế hoạch kiểm soát chất lượng
|
Các chỉ tiêu kiểm soát
|
Quy
định kỹ thuật
|
Tần
suất lấy mẫu/ cỡ mẫu
|
Thiết
bị thử nghiệm/kiểm tra
|
Phương
pháp thử/ kiểm tra
|
Biểu
ghi chép
|
Ghi
chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.............,
ngày....... tháng ........ năm .....
Đại diện doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
|
II. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ
sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt
và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra
tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo
quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì trong vòng 02 ngày làm việc,
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo qua điện thoại cho tổ chức, cá
nhân để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
+ Thành lập đoàn đánh giá:
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến
hành đánh giá thực tế.
Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế
hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông
báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và phạm vi đánh giá.
Bước 3: Đến hẹn,
tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Cơ sở buôn bán
nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (địa chỉ
thư điện tử email: [email protected]) đến Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu Phụ lục XIV);
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp
(mang theo bản gốc để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng
thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp;
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật (theo mẫu phụ lục XVI).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận.
1.8. Phí, lệ phí:
500.000 đồng/Giấy chứng nhận.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy
định tại Phụ lục XIV (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT
ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật theo quy định tại phụ lục XVI (ban hành kèm theo Thông tư số
Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện
tích, khoảng cách an toàn cho người và môi trường theo đúng quy định;
- Có
kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo đảm, xử lý thuốc bảo vệ thực
vật khi xẩy ra sự cố;
- Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung
cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học
hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 năm 2013;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày
08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực
vật;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày
24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ,
nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ
thực vật.
Phụ
lục XIV
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
1. Đơn vị chủ quản: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Tel: ……………………………. Fax: …………………. E-mail: ..............................................
2. Tên cơ sở: .......................................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Tel: ……………………….. Fax: ………………………. E-mail:
.............................................
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề
nghị Quí cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở
có cửa hàng
□
- Cơ sở không có cửa hàng
□
□ Cấp mới
□ Cấp lại lần thứ …………………..
Hồ sơ gửi kèm: ...................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật.
|
……, ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phụ
lục XVI
THUYẾT
MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản: ............................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………. E-mail: ...................
2. Tên cơ sở: .......................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ………………………………. E-mail:.........................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước
|
□
|
- DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
- DN tư nhân
|
□
|
- DN cổ phần
|
□
|
- Hộ buôn bán
|
□
|
- Khác: (ghi rõ loại hình)
|
□
|
4. Năm bắt đầu hoạt động: ..............................................................................................
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
............................................................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN
BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa
hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………………..m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho
chứa hàng hóa: …………m2 hoặc ………….. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
.............................................................................................................................................
2. Nhân lực:
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp
(mang theo bản gốc để đối chiếu) văn bằng trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc
có giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ
thực vật.
- Chứng nhận sức
khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế.
- Những thông tin khác: ......................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực
vật
□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
□ Không (tiếp tục khai báo mục 3,2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ
5000 kg trở lên □
dưới 5000 kg □
Kích thước kho: chiều dài (m): ………….
chiều rộng (m): …………..... chiều cao: …………
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực
vật:
a) Tên người đại diện: ..........................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: ………………….. Mobile: …………… Fax:…………….. E-mail:
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ..................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: ................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): .......................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………… Fax: .......................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: ...................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………… Fax: .................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: ...............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị
mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):
|
ĐẠI
DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
|
2. Cấp
lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
2.1. Trình tự thực hiện:
Trước 03 (ba) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn
cơ sở nộp hồ sơ cấp lại.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ
sơ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Hà Tĩnh. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì trong vòng 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật thông báo qua điện thoại cho tổ chức, cá nhân để hoàn
thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
thẩm định trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
+ Thành lập đoàn đánh giá:
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật ban hành Quyết định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực
tế.
Thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh
giá ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Thông báo nêu rõ nội dung, thời gian, thành
phần đoàn và phạm vi đánh giá.
- Bước 3: Đến hẹn,
tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
2.2. Cách thức thực hiện: Cơ sở buôn bán
nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến (địa chỉ
thư điện từ email: [email protected]) đến Chi cục Trồng trọt và
Bảo vệ thực vật.
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu Phụ lục XIV);
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp
(mang theo bản gốc để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng
thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp;
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật (theo mẫu phụ lục XVI).
* Trong thời gian hoạt động, nếu cơ sở
được kiểm tra, đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở
sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và
sản phẩm nông lâm thủy sản, thì làm thủ tục đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại
khoản 1, 2 Điều 35 của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ
thực vật. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, không thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở buôn bán.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm
việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận.
2.8. Phí, lệ phí: 500.000 đồng/Giấy chứng
nhận.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy
định tại Phụ lục XIV (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày
08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc
bảo vệ thực vật theo quy định tại phụ lục XVI (ban hành kèm theo Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 63 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật, cụ thể:
- Có
địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người và môi trường
theo đúng quy định;
- Có kho thuốc
đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo đảm, xử lý thuốc bảo vệ thực vật
khi xẩy ra sự cố;
- Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực
tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp
trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc
có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 năm 2013;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày
08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực
vật;
- Thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ, nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí trong
lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ
lục XIV
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
1. Đơn vị chủ quản: .............................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Tel: ………………………………. Fax: ……………….. E-mail:.............................................
2. Tên cơ sở: ......................................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Tel: ………………………………. Fax: ……………….. E-mail: ...........................................
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề
nghị Quý cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng
□
- Cơ sở không có cửa hàng
□
□ Cấp mới
□ Cấp lại lần thứ ………………….
Hồ sơ gửi kèm: ..................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của
pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
|
….…., ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Phụ
lục XVI
THUYẾT
MINH ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản: ...........................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………. E-mail: ..................
2. Tên cơ sở: .......................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ………………………. Fax: ………………………………. E-mail:.........................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước
|
□
|
- DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
- DN tư nhân
|
□
|
- DN cổ phần
|
□
|
- Hộ buôn bán
|
□
|
- Khác: (ghi rõ loại hình)
|
□
|
...............................................................................................................................................
4. Năm bắt đầu hoạt động: ................................................................................................
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...............................................................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN
BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa
hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………………..m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho
chứa hàng hóa: ……………m2 hoặc ………….. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm
an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2. Nhân lực:
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp
(mang theo bản gốc để đối chiếu) văn bằng trình độ trung cấp trở lên thuộc
chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng
nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Chứng nhận sức
khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế.
- Những thông tin khác: .......................................................................................................
..............................................................................................................................................
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực
vật
□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
□ Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ
5000 kg trở lên □
dưới 5000 kg □
Kích thước kho: chiều dài (m): ………….
chiều rộng (m): …………..... chiều cao: ………
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực
vật:
a) Tên người đại diện: .......................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Điện thoại: ………………….. Mobile: …………… Fax:…………….. E-mail:
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: .............................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ............................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ......................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………… Fax: ......................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ............................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: ..................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ……………………… Fax: .................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ............................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: ...............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): .............................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị
mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):
|
ĐẠI
DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
|
3. Cấp giấy xác nhận nội dung
quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh (số 136 - đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp
hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến thì trong vòng 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật thông báo qua điện thoại cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện
hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá
nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân
nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật Hà Tĩnh.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử
(địa chỉ thư điện tử email: [email protected]v.vn).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ
sơ bản chính.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký
thuốc bảo vệ thực vật;
- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức
quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng,
màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
- Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông
tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với
trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện,
triển lãm, chương trình văn hóa, thể
thao).
b) Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận.
3.8. Phí, lệ phí: 600.000 đồng/Giấy xác
nhận.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại phụ
lục XXXIV (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 năm 2013;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày
08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ, nộp và quản lý sử dụng
phí và lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ
lục XXXIV
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
Tên
công ty, doanh nghiệp
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………..
|
………….., ngày …… tháng ….. năm ……..
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
Tên tổ chức, cá nhân
đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ............................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Số điện thoại: ……………….... Fax: ……………. E-mail: ....................................................
Số giấy phép hoạt động:
......................................................................................................
Họ tên và số điện thoại người chịu trách
nhiệm đăng ký hồ sơ: .........................................
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm
quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT
|
Tên
thuốc BVTV
|
Giấy
chứng nhận đăng ký
|
Phương
tiện quảng cáo
|
1.
|
|
|
|
….
|
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1.............................................................................................................................................
2.............................................................................................................................................
3.............................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội
dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên
và các quy định khác của pháp luật về
quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi
sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
Đại
diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
|
4. Cấp giấy phép vận chuyển
thuốc bảo vệ thực vật.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà
Tĩnh (số 136 - đường Trần Phú, thành phố Hà
Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của
hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ theo quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực
tuyến thì trong vòng 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
thông báo qua điện thoại cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
Cán bộ chuyên môn kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ của hồ sơ.
- Bước 2. Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến ngày
hẹn, Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử
(địa chỉ thư điện tử email: [email protected]v.vn).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển
thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện
về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ
thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng (khi nộp mang
theo bản chính để đối chiếu);
- Một trong bản sao
chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực
vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê
khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của
công ty);
- Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa
chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của
công ty).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy phép vận chuyển.
4.8. Phí, lệ phí: 300.000 đồng/lần.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại phụ lục XXIX
(ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13 năm 2013;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày
08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày
24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ,
nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Phụ
lục XXIX
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép vận chuyển.....................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Điện thoại ………………………………………. Fax...............................................................
Quyết định thành lập doanh nghiệp số ........................ ngày
……. tháng …… năm ………
Đăng ký doanh nghiệp số ...........................................
ngày …… tháng …… năm
………..
tại..........................................................................................................................................
Số tài khoản ………………………….. Tại ngân hàng ...........................................................
Họ tên người đại diện pháp luật ……………………………..
Chức danh...............................
CMND/Hộ chiếu số
…………………………. do ………….……. cấp ngày ……./ ……/……...
Hộ khẩu thường trú................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy
phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT
|
Tên
thuốc BVTV/hoạt chất
|
Số
UN
|
Loại,
nhóm hàng
|
Số
hiệu nguy hiểm
|
Khối
lượng vận chuyển
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cho phương tiện giao thông…………………………………………………………….
(lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển,
trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).
Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy
định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
|
…….., ngày ……. tháng …… năm ……..
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
|
5. Cấp giấy chứng nhận Kiểm
dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh
(số 136 - đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả
cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3: Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân
nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
của chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Giấy đăng
ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư số
35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận.
5.8. Phí, lệ phí: Mức thu lệ phí kiểm
dịch thực vật căn cứ vào loại hàng, khối lượng lô hàng theo quy định tại Thông tư
số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng
ký kiểm dịch thực vật tại phụ lục V (ban hành kèm theo Thông tư số
35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Quy định về Kiểm dịch thực vật nội địa).
5.10. Yêu cầu thủ tục hành chính:
Không.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13 năm 2013;
- Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày
14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quy định về Kiểm dịch thực vật nội địa;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ, nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí trong
lĩnh vực bảo vệ thực vật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………,
ngày……tháng……năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM
DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Kính gửi:
…………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: ………………… Fax/E-mail:
Số Giấy
CMND:
Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ
vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:
1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học:.........................................................
Cơ sở sản xuất:.......................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao
bì:.......................................................................................
3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả
bì:.....................................
4. Phương tiện chuyên chở:......................................................................................
5. Nơi
đi:..................................................................................................................
6. Nơi đến:...............................................................................................................
7. Mục đích sử dụng:................................................................................................
8. Địa điểm sử dụng:................................................................................................
9. Thời gian kiểm dịch:..............................................................................................
10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu
có):..........................................................
.......................................................................................................................................
Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: ………… bản
chính; ………… bản sao............
Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……
Cán bộ KDTV nhận
giấy đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Tổ chức, cá
nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
III. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
1. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp
hồ sơ hoặc gửi qua bưu điện về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn
nuôi và Thú y Hà Tĩnh (Số 140, đường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn, Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh để
nhận kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc
qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 (ban hành kèm theo Thông
tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015);
- Bản sao chụp văn bản công nhận thức
ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (riêng đối với hồ sơ gửi các cơ quan
có thẩm quyền ở địa phương phải là bản sao chứng thực; trường hợp nộp trực tiếp
là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối
chiếu);
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất
công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản
xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội
dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo,
thời gian quảng cáo).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách
nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản
cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa
đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục
27, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày
04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết
một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý
thức ăn chăn nuôi.
PHỤ
LỤC 27
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
Tên tổ chức, cá
nhân
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: …..
|
…, ngày … tháng …
năm …
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tên cơ quan
có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung
quảng cáo: ………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………………. E-mail:
………………….
Số giấy phép hoạt động: …………………………………………………………………………
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng
ký hồ sơ: ……………………………
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét
và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thức ăn chăn nuôi sau:
STT
|
Tên thức ăn
chăn nuôi
|
Ký mã hiệu/ Mã số
sản phẩm
|
Mã số công nhận
|
Tên, địa chỉ nhà
sản xuất
|
Phương tiện quảng
cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội
dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên
và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung
được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
Đại diện tổ chức,
cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
|
IV. LĨNH VỰC THÚ Y
1. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140, đường Trần Phú, Thành
phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp
lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời
hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo
thời gian, địa điểm kiểm dịch.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3: Đến hẹn Tổ chức, cá nhân được
kiểm dịch viên đến tại địa điểm thực hiện kiểm dịch và trả
kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước và địa điểm thực hiện
kiểm dịch.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (theo Mẫu 1,
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật trên cạn).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- 01 ngày làm đối với động vật xuất phát
từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát
dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng văc-xin và còn miễn
dịch bảo hộ.
- 05 ngày làm việc đối với động vật từ
cơ sở thu gom, kinh doanh; động vật xuất phát từ cơ sở chăn
nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; động vật xuất phát từ cơ sở chưa được
công nhận an toàn dịch bệnh; động vật chưa được tiêm phòng vắc-xin hoặc đã được
tiêm phòng bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
1.8. Phí, lệ phí:
a) Lệ phí: Không.
b) Phí:
- Kiểm tra lâm sàng động vật: Trâu, bò,
ngựa, lừa 5.500 đồng/con; Dê, cừu, chó, mèo 3.000 đồng/con; Lợn (trên 15kg) 1.000
đồng/con; Lợn sữa (bằng hoặc dưới 15kg) 500 đồng/con; Khỉ, vượn, cáo, nhím,
chồn 4.500đồng/con, Trăn, cá sấu, kỳ đà, Chim cảnh các
loại 4.500 đồng/con; Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng
27.000 đồng/con; Rắn, tắc kè, thằn lằn, rùa, kỳ nhông, Thỏ, chuột nuôi thí nghiệm
500 đồng/con; Chim làm thực phẩm, gia cầm con (dưới 1 tuần tuổi) 50 đồng/con;
Gia cầm trưởng thành 100đồng/con; Đà điểu: 1 ngày tuổi
1.000 đồng/con, Trưởng thành 4.500 đồng/con; Ong nuôi 500
đồng/đàn.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng
ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
(theo mẫu 1, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật trên cạn).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật trên cạn;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong
công tác thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07/8/2015
của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/1/2012 của Bộ Tài
chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Mẫu 1, Phụ lục V
ĐƠN ĐĂNG
KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT).
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số:…………/ĐK-KDĐV
Kính gửi:
…………………………………………………………..
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):
.........................................................................
Địa chỉ giao dịch:
........................................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ……………………Cấp ngày
……../…../……… tại ....................
Điện thoại: …………………….Fax:
……………………..Email: ..........................................
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số
hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại
động vật
|
Giống
|
Tuổi
|
Tính
biệt
|
Mục
đích sử dụng
|
Đực
|
Cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ):
..............................................................................................
Nơi xuất phát:
.............................................................................................................
Tình trạng sức khỏe động vật:
.....................................................................................
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ
sở an toàn với bệnh: .........................................
………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của
………………. (1) ………………………………….(nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các
bệnh sau (nếu có):
1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc
xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
2/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
3/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên
hàng
|
Quy
cách đóng gói
|
Số
lượng (2)
|
Khối
lượng (kg)
|
Mục
đích sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ):
..............................................................................................
Số sản phẩm động vật trên đã được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của
……………….(3)……………. (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất:
.........................................................................................
...................................................................................................................................
Điện thoại:
………………………………………………..Fax:...............................................
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng:
.................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Điện thoại: ……………………………..Fax:......................................................................
Nơi đến (cuối cùng):
....................................................................................................
Phương tiện vận chuyển:
.............................................................................................
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển
(nếu có):
1/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối
lượng: ......................
2/ ………………………………….……….Số lượng:
……………Khối lượng: ......................
3/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối
lượng: ......................
Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình
vận chuyển:.....................................................
Các vật dụng khác liên quan kèm theo:
........................................................................
...................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan kèm
theo:....................................................................................
...................................................................................................................................
Địa điểm kiểm dịch:
.....................................................................................................
Thời gian kiểm dịch:
....................................................................................................
Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn
toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý
KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng
ý kiểm dịch tại địa điểm………………………
…………………………………………………………
………… vào hồi ……giờ……. ngày …../…../…….
Vào sổ đăng ký số……………. ngày …../…../…….
KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đăng
ký tại………………………….
Ngày
…….tháng ……năm …….
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản
do cơ quan kiểm dịch động vật giữ,
- Cá nhân đăng ký không có con dấu,
chỉ ký và ghi rõ họ tên;
- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp;
- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
2. Kiểm dịch sản phẩm động vật
vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2.1. Trình tự thực
hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân trước khi vận
chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì chủ
hàng phải đăng ký kiểm dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140, đường Trần Phú, Thành phố
Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn 01 ngày làm việc,
Chi cục Chăn nuôi Thú y thông báo thời gian, địa điểm kiểm dịch.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3: Đến hẹn,
Tổ chức, cá nhân được kiểm dịch viên đến tại địa điểm thực hiện kiểm dịch và
trả kết quả.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước và địa điểm thực hiện kiểm dịch.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (quy định tại Mẫu 1, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
trên cạn).
b) Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- 01 ngày làm việc đối với sản phẩm động
vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y.
- 05 ngày làm việc đối với sản phẩm động
vật từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ
sinh thú y; sản phẩm động vật từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh, chưa được
công nhận an toàn dịch bệnh.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2.8. Phí, lệ phí:
a) Lệ phí: Không.
b) Phí:
- Sản phẩm động vật đông lạnh: Vận chuyển
với số lượng lớn bằng Container, xe lạnh từ 12 tấn đến 24
tấn (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu
xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế) 630.000 đồng/lô,
Vận chuyển với số lượng ít (dưới 12 tấn) (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm,
các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế) 90 đồng/kg; Ruột khô,
bì, gân, da phồng 135 đồng/kg; Phủ tạng, phụ phẩm, huyết gia súc, lòng đỏ và
lòng trắng trứng làm thực phẩm 90 đồng/kg; Đồ hộp các loại; Mật ong 6.700
đồng/tấn; Sữa ong chúa 3.000 đồng/kg, sáp ong: 27.000 đồng/tấn, kén tằm: 13.500
đồng/tấn.
- Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y
đối với sữa và các sản phẩm từ sữa làm thực phẩm (mức thu tối đa không quá 10 triệu
đồng/lô hàng: 28.000 đồng/tấn;
- Lông vũ, lông mao, xương, sừng, móng:
9.000 đồng/tấn;
- Da: Trăn, rắn: 100 đồng/mét; da cá sấu:
4.500 đồng/tấm; da tươi, da muối, da sơ chế: 900 đồng/tấm; da tươi, da muối, da sơ chế (container trên 12 tấn: 225.000 đồng/lô
hàng; các loại khác 4.500 đồng/tấn;
- Bột huyết, bột xương, bột phụ phẩm,
bột thịt, bột lông vũ, bột cá, bột váng sữa và các loại khác làm thức ăn chăn nuôi
(mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/lô hàng: 11.000 đồng/tấn;
- Thức ăn có nguồn
gốc động vật: 2.000 đồng/tấn;
- Phế liệu tơ tằm: 13.500 đồng/tấn.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng
ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp
tỉnh (quy định tại Mẫu 1, Phụ lục V, Thông
tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật trên cạn).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Thú y;
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật trên cạn;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong
công tác thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC
ngày 07/8/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông
tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/1/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Mẫu 1, Phụ lục V
ĐƠN ĐĂNG
KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT).
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số:…………/ĐK-KDĐV
Kính gửi:
…………………………………………………………..
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):
.........................................................................
Địa chỉ giao dịch:
........................................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ……………………Cấp ngày
……../…../……… tại ....................
Điện thoại: …………………….Fax:
……………………..Email: ..........................................
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số
hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại
động vật
|
Giống
|
Tuổi
|
Tính
biệt
|
Mục
đích sử dụng
|
Đực
|
Cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ):
..............................................................................................
Nơi xuất phát: .............................................................................................................
Tình trạng sức khỏe động vật:
.....................................................................................
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ
sở an toàn với bệnh: .........................................
………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của
………………. (1) ………………………………….(nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các
bệnh sau (nếu có):
1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số
………/……..ngày……../……./………
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc
xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
2/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
3/ …………………………………………………….tiêm phòng
ngày……../……./………
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên
hàng
|
Quy
cách đóng gói
|
Số
lượng (2)
|
Khối
lượng (kg)
|
Mục
đích sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ):
..............................................................................................
Số sản phẩm động vật trên đã được xét
nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của
……………….(3)……………. (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất:
.........................................................................................
...................................................................................................................................
Điện thoại:
………………………………………………..Fax:...............................................
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng:
.................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Điện thoại:
……………………………..Fax:......................................................................
Nơi đến (cuối cùng):
....................................................................................................
Phương tiện vận chuyển:
.............................................................................................
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển
(nếu có):
1/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối
lượng: ......................
2/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối
lượng: ......................
3/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối
lượng: ......................
Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình
vận chuyển:.....................................................
Các vật dụng khác liên quan kèm theo:
........................................................................
...................................................................................................................................
Các giấy tờ liên quan kèm
theo:....................................................................................
...................................................................................................................................
Địa điểm kiểm dịch:
.....................................................................................................
Thời gian kiểm dịch:
....................................................................................................
Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn
toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý
KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng
ý kiểm dịch tại địa điểm………………………
…………………………………………………………
………… vào hồi ……giờ……. ngày …../…../…….
Vào sổ đăng ký số……………. ngày …../…../…….
KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đăng
ký tại………………………….
Ngày
…….tháng ……năm …….
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản
do cơ quan kiểm dịch động vật giữ,
- Cá nhân đăng ký không có con dấu,
chỉ ký và ghi rõ họ tên;
- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp,
....
- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện buôn bán thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức,
cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140, đường Trần Phú, Thành phố
Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của
hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nhận
Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Hà Tĩnh.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Mẫu đơn đăng ký,
gia hạn kiểm tra điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (quy định tại Phụ
lục XX, Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn);
- Mẫu bản thuyết
minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (quy định
tại Phụ lục XXII, Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh (khi đến nộp hồ sơ trình bản gốc để đối chiếu).
- Chứng chỉ hành nghề Thú y.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy Chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc
thú y.
3.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 70.000 đồng/lần
cấp.
- Phí thẩm định điều kiện buôn bán thuốc
thú y: 225.000 đồng/lần kiểm tra đối với cửa hàng và 450.000 đồng/lần kiểm tra
đối với đại lý.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đăng ký, gia hạn kiểm tra điều kiện buôn bán,
nhập khẩu thuốc thú y (quy định tại Phụ lục XX, Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật
chất, kỹ thuật buôn bán thuốc thú y (quy định tại Phụ lục XXII, Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Người quản
lý, người trực tiếp bốn thuốc thú y phải có chứng chỉ hành nghề thú y;
- Có địa điểm kinh doanh cố định và biển
hiệu;
- Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại
thuốc phù hợp;
- Có trang thiết bị bảo đảm điều kiện
bảo quản thuốc theo quy định;
- Có sổ sách, hóa
đơn chứng từ theo dõi xuất, nhập hàng;
- Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế
phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh để bảo quản theo Điều kiện bảo
quản ghi trên nhãn; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo
quản. Có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc
xin.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc
thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí
trong công tác thú y.
Phụ
lục XX
MẪU ĐƠN
ĐĂNG KÝ, GIA HẠN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý
thuốc thú ý)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, GIA HẠN KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Kính gửi:
(1)
Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định về quản lý thuốc thú y.
Tên cơ sở: ............................................................................................................................
Địa chỉ cơ sở: .......................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………………………….
Fax: .......................................................
Chủ cơ sở: ...........................................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ...............................................................................................................
Các loại sản phẩm kinh doanh:
□ Thuốc dược phẩm
□ Vắc xin, Chế phẩm sinh học
□ Hóa chất
□ Các loại khác
Đề nghị quý đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán, nhập
khẩu thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi.
Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm
tra lần đầu):
a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện buôn bán thuốc thú y;
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc chứng nhận doanh nghiệp (khi đến nộp hồ
sơ mang bản gốc để đối chiếu);
d) Chứng chỉ hành nghề Thú y.
|
.......,
ngày … tháng …. năm …..
Đại diện cơ sở
(ký tên và đóng dấu nếu có)
|
Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh nếu cơ sở đăng ký là
cơ sở buôn bán thuốc thú y; gửi Cục Thú y nếu cơ sở đăng ký kiểm tra là cơ sở nhập khẩu thuốc thú y.
Phụ lục XXII
MẪU BẢN
THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ
Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc
thú y)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢN
THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT BUÔN BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Kính
gửi: …………………………………………………………………….
Tên cơ sở đăng ký kiểm tra: ..............................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Số điện thoại: ..................... Fax: ……………..Email: .........................................................
Loại hình đăng ký kinh doanh: ............................................................................................
Xin giải trình điều kiện buôn bán thuốc thú y, cụ thể như sau:
1. Cơ sở vật chất: (mô tả kết cấu, diện
tích quy mô cơ sở, các khu vực trưng bày/bày bán)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
2. Trang thiết bị: (nêu đầy đủ tên, số
lượng thiết bị phục vụ bảo quản thuốc thú y như tủ, quầy, kệ, ẩm kế, nhiệt kế,
tủ lạnh,…..)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
3. Hồ sơ sổ sách: (GCN đăng ký kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề, sổ sách theo dõi mua bán hàng,...)
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
4. Danh Mục các mặt hàng kinh doanh tại
cơ sở
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
|
…..,ngày
…. tháng …. năm …..
Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
|
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ
điều kiện buôn bán thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý.
4.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú
y Hà Tĩnh (số 140, đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn, Tổ chức, cá nhân đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh để nhận
kết quả.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Mẫu đơn đề
nghị cấp lại giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y (quy định tại Phụ lục XXXI,
Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn);
- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi
trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức cá nhân đăng ký;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
4.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 70.000 đồng/lần cấp.
- Phí thẩm định điều kiện buôn bán thuốc
thú y đối với cửa hàng: 225.000 đồng/1 lần kiểm tra, đối
với đại lý: 450.000 đồng/lần kiểm tra;
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận
GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập
khẩu thuốc thú y (quy định tại Phụ lục
XXXI, Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc
thú y.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
công tác Thú y.
Phụ lục XXXI
MẪU ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN GMP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN
BÁN, NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Quy định về quản lý thuốc thú y)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………….
|
(Địa danh)……, ngày ….. tháng ….. năm ……
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
Giấy
chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,
buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y
Kính gửi:(1)
Căn cứ Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc
thú y.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:
Tên:
..................................................................................................................................
Địa chỉ:
.............................................................................................................................
Số điện thoại: …………………………………………… Số Fax:
........................................
Chúng tôi đề nghị được cấp lại chứng nhận
GMP, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập
khẩu thuốc thú y: Số.....ngày…..tháng…..năm …….
Lý do đề nghị cấp lại:
- Bị mất, sai sót, hư hỏng...................................................................................................
- Thay đổi thông tin có liên quan đến
tổ chức đăng ký.
Hồ sơ gửi kèm:
a) Các tài liệu liên quan đến sự thay
đổi, bổ sung (nếu có);
b) Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận
đủ điền kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường
hợp bị mất.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Gửi cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh nếu cơ sở đề nghị cấp lại giấy chứng
nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; gửi Cục Thú y nếu cơ sở đề nghị
cấp lại Giấy chứng nhận GMP, giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y.
5. Cấp chứng chỉ hành nghề thú
y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật;
tư vấn các hoạt động
liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động
vật; buôn bán thuốc thú y).
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140,
đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo
quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả
cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn, Tổ chức, cá nhân đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh để nhận
kết quả.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Mẫu đơn đăng
ký cấp Chứng chỉ hành nghề Thú y (quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thú y);
- Bản sao bằng cấp hoặc giấy chứng nhận
trình độ chuyên môn (nếu văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn gốc
được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt), khi đến mang
theo bản gốc để đối chiếu;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn
cước công dân. Đối với người nước ngoài còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan
có thẩm quyền xác nhận;
- Giấy chứng nhận, sức khỏe;
- Ảnh 4x6: 02 cái.
b) Số lượng: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm
việc.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Chứng chỉ hành nghề thú y.
5.8. Phí, lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề Thú y (quy định tại Phụ lục III, Nghị
định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Thú y).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Điều kiện về bằng cấp chuyên môn:
- Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh,
phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối
thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp
nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người
hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về
kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
tỉnh cấp.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu
thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng
thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng
trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng
thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
b) Điều kiện về sức khỏe: Có giấy khám
sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên
cấp.
c) Trong trường hợp người đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của
Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và chỉ được hành nghề trong phạm vi
phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
d) Đối với người nước ngoài, ngoài những
quy định trên còn phải có lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
e) Những cá nhân không được cấp Chứng
chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
- Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên
môn phù hợp;
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề
theo bản án, quyết định của tòa án;
- Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên
quan đến chuyên môn thú y;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang trong thời gian chấp hành bản án
hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi
dân sự.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
công tác Thú y.
Phụ lục III
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP CHỨNG
CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
(Kèm theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………….
Bằng cấp chuyên môn: ………………………………………………………………………..
Ngày cấp: ……………………………………………………………………………………….
Nay đề nghị Quý cơ quan cấp Chứng chỉ
hành nghề:
□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến,
cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật
động vật, xét nghiệm bệnh động vật.
□ Buôn bán thuốc
thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú
y cho động vật thủy sản.
Tại: ………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ hành nghề: …………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm túc những
quy định của pháp luật và của ngành thú y.
(Ghi chú: Nộp 02 ảnh
4x6)
|
……….,
ngày …. tháng …. năm 20....
Người đứng đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
6. Cấp lại chứng chỉ hành nghề
thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên
quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh,
xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú
y).
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140,
đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn,
Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y Hà Tĩnh để nhận kết quả.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Mẫu đơn đăng
ký cấp lại chứng chỉ hành nghề Thú y (quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thú y).
- Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp,
trừ trường hợp bị mất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Chứng chỉ hành nghề thú y.
6.8. Phí, lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đăng ký cấp lại chứng chỉ hành nghề Thú y
(Ban hành theo kèm theo Phụ lục III, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y).
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Điều kiện về bằng cấp chuyên môn:
- Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh,
phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối
thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp
nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người
hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về
kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu
thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có
bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng
trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
b) Điều kiện về sức khỏe: Có giấy khám
sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.
c) Trong trường hợp người đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề thú y là cán bộ, công chức thì phải có thêm văn bản đồng ý của
Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác và chỉ được hành nghề trong phạm vi phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
d) Đối với
người nước ngoài, ngoài những quy định trên còn phải có lý lịch tư pháp do cơ quan
có thẩm quyền xác nhận.
e) Những cá nhân không được cấp Chứng
chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
- Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù
hợp;
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề
theo bản án, quyết định của tòa án;
- Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên
quan đến chuyên môn thú y;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang trong thời gian chấp hành bản án
hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi
dân sự.
6.11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
công tác Thú y.
Phụ lục III
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP LẠI CHỨNG
CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
(Kèm theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………….
Bằng cấp chuyên môn: ………………………………………………………………………..
Ngày cấp: ……………………………………………………………………………………….
Nay đề nghị Quý cơ quan cấp Chứng chỉ
hành nghề:
□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến,
cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật
động vật, xét nghiệm bệnh động vật.
□ Buôn bán thuốc
thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú
y cho động vật thủy sản.
Tại: ………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ hành nghề: …………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm túc những
quy định của pháp luật và của ngành thú y.
Tôi gửi kèm đơn này gồm:
- Chứng chỉ hành nghề đã cấp, trừ trường hợp bị mất
và 02 ảnh 4x6.
|
………., ngày …. tháng …. năm 20....
Người đứng đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
7. Gia hạn chứng chỉ hành nghề
thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, chữa bệnh,
phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan
đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y).
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú y (số 140, đường Trần
Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính
đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo
quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
- Bước 2. Đến hẹn,
Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y để nhận kết quả.
- Bước 3. Đến ngày hẹn, tổ chức, cá nhân
đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Chăn nuôi và Thú y để nhận kết
quả.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Mẫu đơn đăng
ký gia hạn Chứng chỉ hành nghề Thú y (quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thú y).
- Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Ảnh 4x6: 02 cái.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Chứng chỉ hành nghề thú y.
7.8. Phí, lệ phí:
100.000 đồng/lần cấp.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đăng ký gia hạn Chứng chỉ hành nghề Thú y (quy định tại Phụ lục III,
Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Thú y).
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Trước khi Chứng chỉ hành nghề thú y
hết hạn 30 ngày, người được cấp Chứng chỉ hành nghề phải làm
đơn đăng ký gia hạn và gửi hồ sơ cho cơ quan đã cấp Chứng chỉ hành nghề để làm
thủ tục gia hạn, Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y
phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ
sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp
huyện trở lên cấp, Trong trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y
là cán bộ, công chức thì phải có văn bản đồng ý của Thủ trưởng cơ quan nơi
người đó công tác và chỉ được hành nghề trong phạm vi phù hợp với quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
công tác Thú y.
Phụ lục III
ĐƠN ĐĂNG KÝ GIA HẠN CHỨNG
CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
(Kèm theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………….
Bằng cấp chuyên môn: ………………………………………………………………………..
Đã được Chi cục…. cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
□ Tiêm phòng, chữa bệnh, tiểu phẫu (thiến,
cắt đuôi) động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
□ Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật
động vật, xét nghiệm bệnh động vật.
□ Buôn bán thuốc
thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Buôn bán thuốc thú y dùng trong thú
y cho động vật thủy sản.
Tại: ………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Số CCHN: ………….………………………………………………………………………….
Ngày cấp: ………………………………………………………………………………………
Nay đề nghị Quý Chi cục cấp gia hạn Chứng chỉ hành nghề
trên.
Gửi kèm Chứng chỉ hành nghề hết hạn và 02 ảnh 4x6.
|
………., ngày …. tháng …. năm 20....
Người đứng đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
8. Cấp, cấp lại chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở do địa phương quản lý (Đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh
doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động
vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm,
chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử
dụng làm thực phẩm).
8.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo
một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua E-mail: [email protected]
(sau đó gửi hồ sơ bản chính), gửi theo đường bưu điện đến tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y Hà Tĩnh (số 140, đường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3: Đến hẹn, Tổ chức, cá nhân đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh để nhận
kết quả.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận
điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016;
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT
ngày 01/06/2016.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp Cấp;
cấp lại đối với giấy chứng nhận hết hạn: 15 (mười lăm) ngày làm việc;
- Trường hợp Giấy chứng nhận Vệ sinh thú
y vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay
đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận vệ sinh thú y: 05 (năm) ngày làm
việc.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận.
8.8. Phí, lệ phí:
a) Lệ phí: Không.
b) Phí:
* Kiểm tra để cấp giấy chứng nhận vệ
sinh thú y:
+ Cơ sở mới thành lập: 990.000 đồng/lần
kiểm tra;
+ Cơ sở đang hoạt động: 936.000 đồng/lần
kiểm tra.
* Phí kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú
y: Quy định tại Mục III, Phụ lục 4 Phí kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật; Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y - Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng
phí, lệ phí trong công tác thú y.
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận
điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016;
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở
theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016.
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Đối với trường
hợp cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh thú y:
+ Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy
chứng nhận vệ sinh thú y hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng
nhận vệ sinh thú y trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;
+ Trường hợp Giấy chứng nhận vệ sinh thú
y vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay
đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận vệ sinh thú y, cơ sở phải có văn
bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát
giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC
ngày 05/01/2012; Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07/8/2015 của Bộ Tài chính quy
định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí,
lệ phí trong công tác thú y.
Mẫu 01, Phụ lục II
HỒ SƠ KIỂM
TRA VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y
Kính
gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh
Cơ sở: ………………………………………….; được thành lập ngày: ..................................
Trụ sở tại: ............................................................................................................................
Số điện thoại/ Fax/ Email: ....................................................................................................
Giấy đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy đăng
ký doanh số: ……..…….…….; ngày cấp:……......;
Hoặc quyết định thành lập số: …………………; ngày cấp: ............................ ; cơ quan
ban hành
Quyết định: …………….
Lĩnh vực hoạt động: …………………..
Công suất: ……………./ năng lực phục vụ: …………………….
Số lượng công nhân viên: …………………
(trong đó: cố định:……..; thời vụ: …………..)
Đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà
Tĩnh cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.
Lý do cấp lại: ………………
Cơ sở thành lập mới: □
Thay đổi thông tin đăng ký kinh
doanh: □
Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú
y hết hạn: □
Xin trân trọng cảm ơn./.
|
Đại
diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
Gửi kèm gồm:
- Bản tóm tắt về cơ sở (mẫu số 02)
Mẫu số 02, Phụ lục II
MÔ TẢ TÓM
TẮT VỀ CƠ SỞ
(Ban hành kèm Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
MÔ TẢ
TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở: ..........................................................................................................................
2. Mã số (nếu có): ...................................................................................................................
3. Địa chỉ: ...............................................................................................................................
4. Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………. Email: .........................................
5. Năm bắt đầu hoạt động:.......................................................................................................
6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp
đăng ký kinh doanh: ..................................................
7. Công suất thiết kế: ..............................................................................................................
II. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ……………………. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu đầu
vào: ……………………………… m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: ……………………………………….
m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ………………………………
m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác:
………………………………. m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở:
2. Trang thiết bị chính:
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm
bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
□
Nước giếng khoan □
Hệ thống xử lý: Có □
Không
□
Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………………….
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
……………………………………………………………………………………………………….
5. Người sản xuất, kinh doanh:
- Tổng số: ……………………………………………………
người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: ……………………….
người.
+ Lao động gián tiếp: ………………………
người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……………..
người; trong đó ……………. của cơ sở và ………….
đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, khử trùng
sử dụng:
Tên
hóa chất
|
Thành
phần chính
|
Nước
sản xuất
|
Mục đích
sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống
quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP,
ISO,……….)
9. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên
là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
9. Cấp Giấy xác nhận nội dung
quảng cáo thuốc thú y.
9.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp
hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh
(Số 140, đường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá
nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn,
Tổ chức, cá nhân đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú
y Hà Tĩnh để nhận kết quả.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLII (ban hành kèm theo Thông tư số
13/20116/TT-BNNPTNT ngày 02/06/2016).
- Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký
thuốc thú y;
- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức
quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng,
màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
- Danh sách báo cáo viên nghỉ đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo
cáo viên đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao (đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Chi cục Chăn
nuôi và Thú y có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn
bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành
phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc thú y. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Chi cục
Chăn nuôi và Thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do không cấp.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y.
9.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: Không.
- Phí: 900.000 đồng/lần.
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định
tại Phụ lục XLII (ban hành kèm theo Thông tư số 13/20116/TT-BNNPTNT
ngày 02/06/2016).
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13
ngày 19/6/2015;
- Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc
thú y;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05/11/2012 của Bộ Tài Chính
về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Phụ lục XLII
ĐƠN ĐỀ
NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y)
TÊN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……….
|
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
Kính
gửi: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận
nội dung quảng cáo: ..........................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Số điện thoại/Fax/
Email: ……………………………………………….................................
Số giấy phép hoạt động: ...................................................................................................
Họ tên và số điện thoại người chịu trách
nhiệm đăng ký hồ sơ: ......................................
Kính đề nghị ………………..... xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc thú y sau:
TT
|
Tên
thuốc thú y
|
Giấy
chứng nhận đăng ký
|
Phương tiện quảng cáo
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội
dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy
phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng
cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
Đại
diện tổ chức, cá nhân
(ký tên và đóng dấu nếu
có)
|
10. Kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
10.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh (số 140,
đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ, hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời
hạn 01 ngày làm việc, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông báo thời gian, địa điểm kiểm
dịch.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến hẹn, Tổ chức, cá nhân được
kiểm dịch viên đến tại địa điểm thực hiện kiểm dịch và trả kết quả.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước và địa điểm kiểm dịch.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Giấy đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (quy định tại Mẫu 01 TS, Phụ lục V, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.4. Thời hạn giải quyết;
- 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ
sơ hợp lệ đối với động vật thủy sản làm giống xuất phát từ
cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh.
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ hợp lệ đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống
không xuất phát từ cơ sở an toàn dịch
bệnh hoặc không tham gia chương trình giám sát dịch bệnh; động vật thủy sản
thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng
công bố dịch.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra
khỏi địa bàn cấp tỉnh.
10.8. Phí, lệ phí:
a) Lệ phí: Không.
b) Phí:
- Phí kiểm tra lâm sàng động vật thủy
sản:
+ Lô hàng có số lượng ≤ 500 con: 50.000 đồng/01 lô hàng;
+ Lô hàng có số lượng từ 501-10.000 con:
100.000 đồng/01 lô hàng;
+ Lô hàng có số lượng từ >10.000 con:
200.000 đồng/01 lô hàng.
- Phí kiểm tra các chỉ tiêu đơn lẻ, thực hiện theo mục II, Phụ lục 3 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012
của Bộ Tài chính.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy
đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận
chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (quy định tại Mẫu 01 TS, Phụ lục V, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
- Động vật, sản phẩm động vật đạt tiêu
chuẩn vệ sinh thú y thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải
kiểm dịch và được bao gói, bảo quản theo quy định của Pháp luật.
- Trước khi vận chuyển động vật thủy sản
sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản
phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
phải đăng ký kiểm dịch cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả - Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Thú y số
79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 và Thông tư 113/2015/TT-BTC ngày 07/8/2015 của
Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong
công tác thú y.
Mẫu 01 TS, Phụ lục V
ĐĂNG KÝ
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP
TỈNH
(Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐĂNG
KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP
TỈNH
Số:…………/ĐKKD-VCTS
Kính gửi:
..............……………......................................................
Tên tổ chức, cá nhân: ......................................................…................................................
Địa chỉ giao dịch:
………………………………….……...………………..…...…………………
Điện thoại: ………...…….….…. Fax:
……………………… E.mail: ……….………………….
Đề nghị được kiểm dịch vận chuyển ra khỏi
địa bàn cấp tỉnh số hàng sau:
TT
|
Tên thương
mại
|
Tên khoa
học
|
Kích
thước cá thể/Dạng sản phẩm(1)
|
Số lượng/
Trọng lượng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
|
Tổng số viết bằng chữ:…………………………………………………………………………..
Mục đích sử dụng:………………..…………….….............................……….....……………….
Quy cách đóng gói/bảo quản: ……….…………….……..
Số lượng bao gói: ...........…………
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh
con giống/nuôi trồng/sơ chế, chế biến/ bảo quản:
………………..………………………………………………………………………………………
Mã số cơ sở (nếu có):.……....…………………………………………………………………..
Điện thoại: ………...…….….…. Fax:
……………………… E.mail: ………………………..
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng:
…………..…………………………………………..…..……
Địa chỉ:
……....………….……...…...…………...……………...…………..….…………..…..
Điện thoại: ………...…….….…. Fax:
……………………… E.mail: ……….……………….
Nơi đến/nơi thả nuôi cuối cùng:
…………..…………………………………………….……….
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển
(nếu có):
1/ ………………………………………Số lượng/Trọng lượng:
…….......................................
2/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:................................................
3/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:………………………………
Phương tiện vận chuyển:
...……………...…….………...…………….………...………………
Địa điểm kiểm dịch:
…...……………...…….……………………...…………………………...
Thời gian kiểm dịch: ...……………...………….………....……….……….….………………..
* Đối với sản phẩm thủy sản xuất
phát từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch đề nghị cung cấp bổ sung các thông
tin sau đây:
- Thời gian thu hoạch:…………………………………………………………………
- Mục đích sử dụng động vật thủy sản mắc
bệnh:..……………………………………
- Biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc
bệnh trước khi vận chuyển:…………………
………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp
luật thú y./.
CÁN
BỘ TIẾP NHẬN GIẤY ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đăng
ký tại ................…...................
Ngày........ tháng....... năm…...….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy
sản giống)/Dạng sản phẩm đối với sản phẩm thủy sản);
- (2) Giấy khai báo
kiểm dịch được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản
do tổ chức, cá nhân giữ.
11. Cấp
Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
11.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú
y (số 140, đường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ
sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến ngày
hẹn, tổ chức, cá nhân đến nơi đã nộp hồ
sơ để nhận kết quả.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc thư điện tử
email: [email protected].
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
* Trường hợp đăng ký lần đầu:
- Đối với cơ sở an toàn dịch là cơ sở, trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống,
nuôi trồng thủy sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng 6
năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo điều
kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT,
ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy
định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng
6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật;
+ Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại
cơ sở còn hiệu lực theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ
sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ
điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có);
+ Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối
với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với
sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn
hiệu lực (nếu có).
- Đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị
(Phụ lục Vlb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng
6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục Ilb, Thông tư số
14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện
theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật.
* Trường hợp kiểm tra không
đạt yêu cầu có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng
nhận:
- Đối với cơ sở an toàn dịch là cơ sở, trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ tục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật);
+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội
dung kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề
nghị (Phụ lục Vlb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội
dung kiểm tra không đạt yêu cầu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.4. Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp
đăng ký lần đầu.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp
kiểm tra không đạt yêu cầu.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
11.7. Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng
nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp) hoặc trả
lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt
yêu cầu đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận.
11.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: Không;
- Phí:
+ Thẩm định cơ sở
chăn nuôi tư nhân (do xã, huyện quản lý) là cơ sở an toàn dịch bệnh: 300.000 đồng/lần;
+ Thẩm định cơ sở, trại chăn nuôi (do
tỉnh hoặc Trung ương quản lý), cơ sở an toàn dịch bệnh là xã và cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở an toàn dịch bệnh: 1.040.000
đồng/lần.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
* Trường hợp đăng ký lần đầu:
- Đối với cơ sở an toàn dịch là cơ sở,
trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng 6
năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo điều
kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT,
ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện
theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT,
ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
+ Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại
cơ sở còn hiệu lực theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm
tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có).
+ Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối
với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống,
nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
- Đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị (Phụ lục Vlb, Thông
tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch
bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục Ilb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày
02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện
theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, ngày 02/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật.
* Trường hợp kiểm tra
không đạt yêu cầu có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
- Đối với cơ sở an toàn dịch là cơ sở,
trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật);
+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội
dung kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị (Phụ lục Vlb, Thông
tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật);
+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội
dung kiểm tra không đạt yêu cầu.
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
a) Đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật trên cạn quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 Mục 1, Chương II Thông
tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật.
b) Đảm bảo yêu cầu đối với cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại
Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 Mục 1, Chương III Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật.
11.11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13
ngày 19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư
số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/11/2012
của Bộ Tài Chính về quy định chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác
thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC
ngày 07/8/2015 của Bộ Tài Chính về Sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/11/2012 của Bộ Tài Chính về quy định
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công
tác thú y.
Phụ lục IIa
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày ……
tháng…… năm …….
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Kính gửi:
………………………………………..
Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: ......................................................................
Địa chỉ:..........................................................
Điện thoại ....................................
1. Mô tả vị trí địa lý
- Tổng diện tích đất tự nhiên
...............................................................................
- Vùng tiếp giáp xung
quanh...............................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Cơ sở vật chất
- Hàng rào (tường) ngăn cách: Có.......
Không..........
- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực
Có
........ Không
................
Phòng giao dịch: Có
......... Không
................
- Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái
.............. Tổng diện tích ...................
Số nhà nuôi lợn đực giống .............Tổng diện tích ...................
Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai ....... Tổng diện tích...................
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện
tích ......................................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ....
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải:
Có ...... Không............
(Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Khu cách ly: Cách ly gia súc mới nhập: Có .....
Không.......
Cách ly gia súc bệnh: Có...... Không .........
(Nếu có mô tả quy mô, khoảng cách với khu khác).
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Khu tiêu hủy gia súc bệnh: Có...... Không .......
- Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi: Có
...... Không ................
- Phòng thay quần áo: Có...... Không ........
- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi:
Có...... Không .......
(Nếu có mô tả phòng tắm, hóa chất sát trùng).
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại: Có......
Không .......
(Nếu có mô tả, hóa chất sát trùng).
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
- Quy mô: Tổng đàn: .......
- Cơ cấu đàn: Ví dụ:
Lợn nái ......con
Lợn đực giống ...... con
Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo
mẹ).
Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn
choai): ........
Lợn thịt > 4 tháng:
.................................................
- Sản phẩm bán ra: (loại gia súc
gì)..................................................................................
- Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm:
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
4. Nguồn nhân lực
- Người quản lý: ………………………………………………………………………………..
- Số công nhân chăn nuôi: ….. Số được đào tạo ……. Số
chưa được đào tạo ………..
- Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?
....................................................................................................................................
15. Hệ thống quản lý chăn nuôi
- Gồm những giống gia súc gì? nhập từ đâu?
................................................................................................................................
- Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến? thức ăn
xanh?
................................................................................................................................
- Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự
nhiên?
................................................................................................................................
- Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng
uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm.
Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày
đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ...
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
- Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong
tuần, tháng làm gì?
....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
- Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại động
vật: Có…... Không ........
(nếu có cung cấp bản photo kèm theo)
- Nội quy ra vào trại: Có…... Không ........
(Nếu có photo kèm theo)
- Chế độ tiêm phòng: Loại vắc-xin, thời gian tiêm?
......................................................................................................................................
- Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp
nào?
.....................................................................................................................................
- Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách
trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? ước tính số lượng
mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?
........................................................................................................................................
6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua
- Tình hình dịch bệnh động vật tại trại?
.......................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số
lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
...........................................................................................................................................
- Kết quả thực hiện giám sát dịch bệnh động vật tại
trại?
...........................................................................................................................................
- Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị
giá bao nhiêu?
...........................................................................................................................................
|
...........,
ngày tháng
năm
Chủ cơ sở
|
Ghi chú:
Nếu có hoặc không đánh dấu "v"
Phụ lục IIb
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN
…..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………………
|
………, ngày ……
tháng …… năm ……
|
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
Kính gửi: Cục Thú y.
I. ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG
1. Địa điểm vùng an toàn dịch bệnh:
2. Địa lý tự nhiên:
3. Khí hậu, thời tiết:
4. Giao thông:
5. Sông rạch:
6. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
7. Hệ thống thú y:
II. CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
1. Đặc điểm, tình hình phát triển chăn nuôi gia súc,
gia cầm trên địa bàn:
2. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm,
nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình:
III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VÙNG AN TOÀN
DỊCH BỆNH
1. Mục đích, yêu cầu
2. Nội dung kế hoạch
3. Giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
3.2. Về nguồn lực
a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực
để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu
chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây
dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
3.3. Kế hoạch sử dụng vắc xin (nêu kết quả cụ thể)
3.4. Chương trình giám sát dịch bệnh (nêu kết quả cụ
thể)
3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác
a) Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
b) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
c) Về kiểm dịch vận chuyển
d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
đ) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y
e) Quản lý người hành nghề thú y
3.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ
chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân
viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa
phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà
nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
5. Tổ chức thực hiện
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị
có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
Kế hoạch.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận:
- Như trên;
- ...................;
- Cơ quan Thú y vùng;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu
|
Phụ lục VIa
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
..................,
ngày tháng
năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Kính gửi: (Cơ quan
thú y)
1. Tên cơ sở: ………………………………..……………….…………………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
2. Tên chủ cơ sở:
................................................................................................
Địa chỉ thường trú:
..............................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
3. Đăng ký chứng nhận:
|
□ Lần đầu
|
□ Đánh giá lại
|
|
□ Cấp lại
|
□ Bổ sung
|
|
□ Cấp đổi
|
|
|
Lý do khác: ....................................
................
|
(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...
…………………………………………………………………………………..)
4. Loại hình hoạt động: □ Sản xuất giống
□ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
5. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu
□ Cả nội địa, xuất khẩu
6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh
......................................….. trên đối tượng
......................................................................................
7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần
hồ sơ theo quy định).
|
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu) (*)
|
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ
sở có sử dụng dấu)
Phụ lục VIb
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI
CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………………
V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
|
………., ngày ..…
tháng…… năm .....
|
Kính gửi: (Tên Cơ
quan thú y)
Thực hiện quy định tại Thông tư số
/2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y)
xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật trên cạn.
Thông tin liên lạc:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kèm theo là …………………………………………….../.
(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để báo cáo);
- ...................;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu
|
Phụ lục VII
MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…......., ngày……
tháng …… năm ……..
BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Kính gửi:
………………………………………..
1. Vị trí cơ sở:
- Các khu vực xung quanh………………………………………………...
- Hệ thống bao quanh cơ sở: Có □ Không □; ngăn cách
với cơ sở xung quanh bằng ………… .............................................................................................
- Nguồn nước:
Ngọt □
Mặn □
- Vị trí giao thông:……………………………………………………...…
- Hệ thống điện: ………………….………………………………………
2. Điều kiện cơ sở sản xuất
2.1. Diện tích cơ sở (ghi chi Tiết từng hạng Mục):
………………………………
2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………………...
2.2.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)
Hệ thống bể trong khu vực có mái che:
Có
□
Không □
2.2.2. Hệ thống ao và cấp thoát nước
- Hệ thống ao bể
Có
□
Không □
- Hệ thống cấp thoát nước
Có
□
Không □
- Khu vực xử
lý
Có □
Không □
2.3. Trang thiết bị phục vụ sản xuất
2.4. Thực trạng sản xuất
2.4.1. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với:
- Hệ thống ao, bể:
|
Không □
|
Có □
|
Loại hóa chất:……….
|
- Thiết bị, dụng cụ:
|
Không □
|
Có □
|
Loại hóa chất:……….
|
- Nguồn nước:
|
Không □
|
Có □
|
Loại hóa chất:……….
|
- Xử lý thủy sản chết:
|
Không □
|
Có □
|
Loại hóa chất:……….
|
- Vệ sinh cá nhân:
|
Không □
|
Có □
|
|
2.4.2. Biện pháp phòng bệnh
- Xử lý khi cải tạo ao, bể:
Không □ Có □
Loại hóa chất:
............................................................................................
- Thay nước định kỳ:
Không □ Có □
- Dinh dưỡng:
Không □ Có
□ Nếu có, ghi rõ Loại gì: ................
- Vệ sinh ao/bể:
Không
□ Có
□ Nếu có, ghi rõ
Loại hóa chất: ............................................................................................
2.4.3.Tình hình sử dụng các loại hóa chất, kháng
sinh:
- Kháng
sinh
Không
□ Có
□ Nếu có, ghi rõ
Loại gì: ……………………………………………………………………
- Diệt khuẩn định kỳ
Không □ Có □
Nếu có, ghi rõ
Loại hóa chất: …………………………………………………………….
- Bón vi sinh định kỳ
Không □ Có □
Nếu có, ghi rõ
Loại gì: ..................................................................................................
2.5. Hồ sơ ghi chép
2.5.1. Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản bố mẹ nhập,
xuất
Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản giống xuất
Ghi chép quá trình nuôi, chăm sóc thủy sản
2.5.2. Ghi chép tình hình dịch bệnh tại cơ sở:
Không □ Có □ Lý do:
Có xét nghiệm bệnh trước khi cho thủy sản sinh sản
không?..................
Nếu có xét nghiệm bệnh gì?..............................Đơn
vị xét nghiệm?...................................
Nếu phát hiện có tác nhân gây bệnh, xử lý như thế
nào?.......................
|
Chủ cơ sở
(ký tên, đóng dấu) (*)
|
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử
dụng dấu)
12. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ
sở an toàn dịch bệnh động vật.
12.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trường hợp Giấy chứng nhận hết
hiệu lực (Trước 03 tháng tính đến thời điểm Giấy chứng nhận hết hiệu lực đối
với trường hợp hết hiệu lực theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 47 của Thông
tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả Chi cục Chăn nuôi và Thú y (số 140, đường Trần Phú, Thành phố Hà Tĩnh).
Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3. Đến ngày
hẹn, tổ chức, cá nhân đến nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả.
12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử
email: [email protected].
12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực
theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn dịch là cơ
sở, trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi
trồng thủy sản. Văn bản đề nghị (Phụ lục
VIb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn,
+ Báo cáo kết quả hoạt động trong thời
hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: số lượng giống xuất, nhập tại vùng, cơ sở;
sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết
quả hoạt động thú y trong cơ sở; kết quả
phòng bệnh bằng vắc-xin (đối với cơ sở chăn
nuôi động vật trên cạn). Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại cơ sở; bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng
thử nghiệm được chỉ định; giấy chứng nhận kiểm dịch. Bản sao kết quả đánh giá
định kỳ theo quy định tại khoản 1, Điều 43, của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
- Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực
theo quy định tại điểm b và c, khoản 1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn
dịch là cơ sở, trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản. Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn.
+ Báo cáo kết quả thực hiện quy định tại
khoản 3, Điều 9 hoặc Điều 16 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bản sao các kết quả xét nghiệm.
- Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực
theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký
(Phụ lục VIa, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn dịch là cơ sở, trại chăn nuôi; cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản. Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với cơ sở an toàn dịch là xã, phường,
thị trấn.
+ Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung
không đạt yêu cầu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
12.4. Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy
định tại điểm a, khoản 1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ
sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng
tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
+ Trong thời hạn 22 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy
định tại điểm a, khoản 1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở chưa được
đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 tháng
tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
+ Trong thời hạn 13 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp Giấy chứng nhận
hết hiệu lực theo quy định tại điểm b và c, khoản 1, Điều 47 của Thông tư
số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp
Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm d, khoản
1, Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
12.5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
(thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp) hoặc trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng
dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu đối với trường hợp không cấp
Giấy chứng nhận.
12.8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: Không.
- Phí:
+ Thẩm định cơ sở chăn nuôi tư nhân (do
xã, huyện quản lý) là cơ sở an toàn dịch bệnh: 300.000 đồng/lần;
+ Thẩm định cơ sở, trại chăn nuôi (do
tỉnh hoặc Trung ương quản lý), cơ sở an toàn dịch bệnh là xã và cơ sở chăn nuôi
có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở an toàn dịch bệnh: 1.040.000 đồng/lần.
12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng
ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở, trại
chăn nuôi;
- Văn bản đề nghị chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với xã,
phường, thị trấn;
- Đơn đăng
ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Đảm bảo yêu cầu
đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại Điều 44 và 47 của Thông tư số
14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Thú y số 79/2015/QH13
ngày 19/6/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày
02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vùng, cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/11/2012
của Bộ Tài Chính về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC
ngày 07/8/2015 của Bộ Tài Chính về Sửa đổi Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05/11/2012 của Bộ Tài Chính về quy định chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Phụ lục VIa
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..................,
ngày tháng
năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Kính gửi: (Cơ quan
thú y)
1. Tên cơ sở: ………………………………..……………….…………………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
2. Tên chủ cơ sở:
................................................................................................
Địa chỉ thường trú:
..............................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..
3. Đăng ký chứng nhận:
|
□ Lần đầu
|
□ Đánh giá lại
|
|
□ Cấp lại
|
□ Bổ sung
|
|
□ Cấp đổi
|
|
|
Lý do khác: ....................................
................
|
(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi:
.........…………………………...
…………………………………………………………………………………..)
4. Loại hình hoạt động: □ Sản xuất giống
□ Nuôi thương phẩm □ Làm cảnh
5. Thị trường tiêu thụ: □ Nội địa □ Xuất khẩu
□ Cả nội địa, xuất khẩu
6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh
...................................... trên đối tượng….
......................................
.................................................
7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần
hồ sơ theo quy định).
|
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu) (*)
|
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ
sở có sử dụng dấu)
Phụ lục VIb
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI
CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …………………
V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
|
………., ngày ..… tháng……
năm .....
|
Kính gửi: (Tên Cơ
quan thú y)
Thực hiện quy định tại Thông tư số
/2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y)
xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật trên cạn.
Thông tin liên lạc:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Kèm theo là …………………………………………….../.
(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để báo cáo);
- ...................;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu
|
V. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy
sản.
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất
lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành
phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp
lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong
vòng 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh thông báo cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp
loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp
cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và trình lãnh đạo ký cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì Chi cục trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang
phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh để nhận kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử (địa chỉ email:
[email protected]. vn);
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu phụ
lục VI kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03/12/2014).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc hoặc
giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục VII kèm theo Thông
tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014).
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp
sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận
đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản
xuất, kinh doanh).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản trả
lời nêu rõ lí do không cấp.
1.8. Phí, lệ phí:
a) Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000 đồng/lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm theo
ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông
tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính):
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000
đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:
2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥
100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy
sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư
149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính):
+ Cửa hàng bán
lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm
theo ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính):
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ
sở.
+ Cơ sở
sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥
100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000
đồng/lần/cơ sở.
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với cơ
sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông
lâm thủy sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm
điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra,
chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn
thực phẩm;
- Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT, BNNPTNT, BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phụ lục VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày……
tháng….. năm……
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
(Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Mã số (nếu có): ............................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh
doanh: ..............................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điện thoại………………….. Fax……………..……Email……………………………….
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập: ......................................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:....................................................................................................................
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục VII
BẢN THUYẾT
MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT,
TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày……
tháng….. năm……
BẢN
THUYẾT MINH
Cơ sở
vật chất, trang thiết bị,
dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
I- THÔNG
TIN CHUNG
1. Tên cơ
sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………………………
2. Mã số (nếu có): ………………………………………………………………………………….
3. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
4. Điện thoại: ………………………
Fax: ………………….. Email: …………………………..
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước
|
□
|
DN 100% vốn nước ngoài
|
□
|
DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
DN Cổ phần
|
□
|
DN tư nhân
|
□
|
Khác
(ghi rõ loại hình)
|
□
|
6. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………………
7. Số đăng
ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: …………………………………
8. Công suất thiết kế: ………………………………………………………………………………
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống
kê 3 năm trở lại đây): ……………………………
10. Thị trường tiêu thụ chính: …………………………………………………………………….
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản
phẩm sản xuất, kinh doanh
|
Nguyên
liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất,
kinh doanh
|
Cách
thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên
liệu/ sản phẩm
|
Nguồn
gốc/ xuất xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất,
kinh doanh ………………. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận
nguyên liệu/ sản phẩm: …………………….. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: …………………………………..
m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm: ………………………………….
m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ………………………….
m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác: …………………………...
m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất,
kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt
đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống
phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
□ Nước giếng khoan □
Hệ thống xử lý: Có
□ Không
□
Phương pháp xử lý: ……………………………………………………
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất □
Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ………………………………………….
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
………………………………………………………………………………………………..
5. Người sản xuất, kinh doanh :
- Tổng số: ………………………. người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: ………………………… người.
+ Lao động gián tiếp: ………………………..
người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……. người; trong đó ………. của cơ sở và …….. đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất
bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa
chất
|
Thành
phần chính
|
Nước
sản xuất
|
Mục đích
sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,....)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở □
Các chi tiêu PKN của cơ sở
có thể phân tích: ...........
- Thuê ngoài □
Tên những PKN gửi phân tích: …………………………..
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên
là đúng sự thật./.
|
ĐẠI
DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
2. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (trường
hợp trước 06 tháng tính đến ngày
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết thời hạn hiệu lực)
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh
(số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố Hà Tĩnh. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong vòng 03 (ba) ngày làm việc,
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà
Tĩnh thông báo cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp
loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp
loại) và trình lãnh đạo ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thi Chi cục trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang
phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh để nhận kết quả.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện
tử (địa chỉ e-mail: [email protected]).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản
chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục VI kèm theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc hoặc
giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm
điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục VII kèm theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014);
- Danh sách chủ cơ
sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực
phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ
sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời nêu
rõ lí do không cấp.
2.8. Phí, lệ phí:
a) Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện ATTP: 500.000
đồng/lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm
theo ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông
tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính);
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000
đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở
sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:
2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥
100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo
ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính):
+ Cửa hàng bán
lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản
(biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013
của Bộ Tài chính):
+ Cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤
100 triệu đồng/tháng: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở,
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥
100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đồng/lần/cơ sở.
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với cơ
sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh
doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm
theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
2.9. Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục VII
ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn
thực phẩm;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT,BNNPTNT,BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phụ lục VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày……
tháng….. năm……
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
(Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Mã số (nếu có): ............................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh
doanh: ..............................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điện thoại………………….. Fax……………..……Email……………………………….
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập: ......................................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:....................................................................................................................
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục VII
BẢN THUYẾT
MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT,
TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày……
tháng….. năm……
BẢN
THUYẾT MINH
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực
phẩm
I- THÔNG
TIN CHUNG
1. Tên cơ
sở sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………………………
2. Mã số (nếu có): ………………………………………………………………………………….
3. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
4. Điện thoại: ……………………… Fax: ………………….. Email: …………………………..
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước
|
□
|
DN 100% vốn nước ngoài
|
□
|
DN liên doanh với nước ngoài
|
□
|
DN Cổ phần
|
□
|
DN tư nhân
|
□
|
Khác
(ghi rõ loại hình)
|
□
|
6. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………………….
7. Số đăng
ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: …………………………………….
8. Công suất thiết kế: …………………………………………………………………………………
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống
kê 3 năm trở lại đây): ………………………………
10. Thị trường tiêu thụ chính: ……………………………………………………………………..
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản
phẩm sản xuất, kinh doanh
|
Nguyên
liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất,
kinh doanh
|
Cách
thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì
|
Tên nguyên
liệu/ sản phẩm
|
Nguồn
gốc/ xuất xứ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất,
kinh doanh ………………. m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận
nguyên liệu/ sản phẩm: …………………….. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: …………………………………..
m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm: ………………………………….
m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ………………………….
m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác: …………………………...
m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất,
kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên
thiết bị
|
Số
lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng công suất
|
Năm bắt
đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống
phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng
□ Nước giếng khoan □
Hệ thống xử lý: Có
□ Không
□
Phương pháp xử lý: ……………………………………………………
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất □
Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ………………………………………….
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
………………………………………………………………………………………………..
5. Người sản xuất, kinh doanh :
- Tổng số: ………………………. người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: ………………………… người.
+ Lao động gián tiếp: ………………………..
người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……. người; trong đó ………. của cơ sở và …….. đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất
bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa
chất
|
Thành
phần chính
|
Nước
sản xuất
|
Mục đích
sử dụng
|
Nồng độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,....)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở □
Các chi tiêu PKN của cơ sở
có thể phân tích: ..................
- Thuê ngoài □
Tên những PKN gửi phân tích: ……………………………..
……………………………………………………………………………………………….
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên
là đúng sự thật./.
|
ĐẠI
DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
3. Cấp lại Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (trường hợp
Giấy chứng nhận vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, hỏng, thất lạc, hoặc có
sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận).
3.1. Trình tự thực hiện:
- Bước
1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản
lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,
Thành phố Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy
đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong vòng 03 (ba) ngày
làm việc Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh thông báo
cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá
nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra
hồ sơ kiểm tra, xếp
loại cơ sở đo đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa
được kiểm tra, xếp loại) và trình lãnh đạo ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì Chi cục trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang
phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh để nhận kết quả.
3.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử (địa chỉ email:
[email protected]).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu);
b) Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản
Hà Tĩnh.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
3.8. Phí, lệ phí:
a) Phí:
- Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện
ATTP: 500.000 đồng/lần/cơ sở (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo
Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
- Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban
hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính);
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000
đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤
100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông
tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính):
+ Cửa hàng bán lẻ
thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
- Phí kiểm tra định kỳ cơ sở sản xuất
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm
theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài
chính):
+ Cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng:
1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≥100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đồng/lần/cơ sở.
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo
vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: 150.000 đồng/lần cấp (Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày
29/10/2013 của Bộ Tài chính).
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu
tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số
05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm
tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy
sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT,BNNPTNT,BCT
ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối
hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phụ lục VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày……
tháng….. năm……
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:
(Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Mã số (nếu có): ............................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh
doanh: ..............................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điện thoại………………….. Fax……………..……Email……………………………….
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết
định thành lập: ......................................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:....................................................................................................................
|
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
|
4. Cấp Giấy chứng nhận xuất
xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ
4.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố Hà
Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra
tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong
vòng 01 (một) ngày làm việc Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy
sản Hà Tĩnh thông báo cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ
sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn kiểm soát xem xét
tính hợp lệ của Phiếu kiểm soát thu hoạch và cấp đổi sang
Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp lệ) hoặc có văn bản trả lời cơ sở về lý do
không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
- Bước 3: Đến hẹn,
tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của Chi cục Quản lý chất lượng
Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh để nhận kết quả.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc
qua mạng điện tử (địa chỉ e-mail:
[email protected]).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản
chính.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Bản chính Phiếu kiểm soát thu hoạch.
b) Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ sở thu hoạch Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (hoặc cơ sở sơ chế, chế biến).
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời nêu rõ lí do không cấp.
4.8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ: 40.000 đồng/lần cấp (Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ
Tài chính)
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Có phiếu kiểm soát thu hoạch.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày
31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định giám sát vệ sinh,
an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ;
- Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày
28/6/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ
sinh thủy sản.
5. Xác nhận nội dung quảng cáo
thực phẩm lần đầu
5.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả -
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết
Nghệ Tĩnh, Thành phố Hà Tĩnh. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra
tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo
quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong vòng
03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà
Tĩnh thông báo cho tổ chức cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho
Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ, tổ chức xử lý, thẩm định hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm.
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ đăng ký cho tổ
chức cá nhân.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện
tử (địa chỉ e-mail: [email protected]).
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm (theo mẫu);
- Tài liệu khoa học liên quan để chứng
minh tính chất, công dụng đặc thù của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo
(video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);
- Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đăng ký xác nhận
quảng cáo bởi người kinh
doanh dịch vụ quảng cáo);
- Đối với giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở
sản xuất kinh doanh; Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải
công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có); đối với thực
vật biến đổi gen, chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
mang bản gốc đến đối chứng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện: Chi cục Quản lý
chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
- Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT/BNNPTNT
đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu;
- Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm
định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa.
5.8. Phí, lệ phí.
a) Phí:
- Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng
ký xác nhận nội dung quảng cáo (biểu số 2 ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông
tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Áp phích, tờ rơi, poster: 1.000.000 đồng/lần/sản phẩm.
+ Truyền hình, phát thanh: 1.200.000 đồng/lần/sản
phẩm.
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy Xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm: 150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư
149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ
Tài chính).
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
5.10. Điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính: Không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
- Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và
xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:.............................
Số điện thoại:....................
Số fax:................................
Email: ...............................
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
..............., ngày.........tháng.........năm ……
|
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG
QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng
đối với trường hợp đăng ký lần đầu)
Số:……….
Kính gửi:
[Tên cơ quan thường trực]
Căn cứ các quy định tại Thông tư số …….. /2011/TT-BNNPTNT
ngày….. tháng ….. năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để đáp
ứng nhu cầu quảng cáo thực phẩm của [Cơ sở]; đề nghị [tên cơ quan thường trực]
xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm, cụ thể như
sau:
2. Thông tin liên quan đến sản phẩm
TT
|
Tên sản phẩm
|
Tên, địa chỉ của
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
|
Nội dung
quảng cáo
|
Phương tiện quảng
cáo (tên báo/ đài truyền hình …)
|
Thời gian dự kiến
quảng cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
- …………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là
đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung
đã đăng ký và được xác nhận.
|
Đại diện tổ chức,
cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
|
6. Xác nhận lại nội dung quảng
cáo thực phẩm.
6.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố Hà Tĩnh. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo
quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong vòng
03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh thông báo cho tổ chức cá
nhân để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ, tổ chức xử lý, thẩm định
hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ đăng ký cho tổ chức cá nhân.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện
tử (địa chỉ email: [email protected]).
Trường
hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ
sơ bản chính.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm (theo mẫu phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011);
- Bản thuyết minh kèm theo các tài liệu
sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc thay đổi nội dung quảng cáo thực phẩm;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng cáo
(video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
6.6. Cơ quan thực hiện: Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà
Tĩnh.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính:
- Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo
thực phẩm theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT/BNNPTNT
ngày 31/10/2011 đối với trường hợp thẩm định đạt yêu cầu;
- Thông báo bằng văn bản trường hợp thẩm
định không đạt yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội dung quảng
cáo và những yêu cầu cần bổ sung, chỉnh sửa;
- Cấp lại giấy xác nhận cho cơ
sở.
6.8. Phí, lệ phí:
a) Phí:
- Phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng
ký xác nhận nội dung quảng cáo (biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
+ Áp phích, tờ rơi, poster: 1.000.000
đồng/lần/sản phẩm.
+ Truyền hình, phát thanh: 1.200.000 đồng/lần/sản
phẩm.
b) Lệ phí
- Lệ phí cấp giấy Xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm: 150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC
ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính).
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT
ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về đăng ký và xác
nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
- Thông tư số
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
thuộc lĩnh vực quản lý.
Phụ lục 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ:.............................
Số điện thoại:....................
Số fax:................................
Email: ...............................
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
...............,
ngày.........tháng.........năm ……
|
GIẤY ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM
(Áp dụng
đối với trường hợp đăng ký lại)
Số:……….
Kính gửi:
[Tên cơ quan thường trực]
Ngày ….. tháng ….. năm ……, cơ sở đã được cơ quan
[tên cơ quan thường trực] xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực
phẩm (số ……..); tuy nhiên, ………………..[lý do đăng ký lại] …..; đề nghị [tên cơ
quan thường trực] xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm thực
phẩm, cụ thể như sau:
1. Thông tin liên quan đến sản phẩm
TT
|
Tên sản phẩm
|
Tên, địa chỉ của
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
|
Nội dung
quảng cáo
|
Phương tiện quảng
cáo (tên báo/ đài truyền hình …)
|
Thời gian dự kiến
quảng cáo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Các hồ sơ liên quan đính kèm theo quy định:
- …………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan các thông tin và hồ sơ nêu trên là
đúng sự thật và cam kết thực hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo đúng nội dung
đã đăng ký và được xác nhận.
|
Đại diện tổ chức,
cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
|
7. Cấp Giấy xác nhận kiến thức
về an toàn thực phẩm
7.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và
thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố
Hà Tĩnh). Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ
của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo
quy định. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc mạng điện tử thì trong vòng
03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh thông báo cho tổ chức cá nhân
để hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy
biên nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thực hiện để lập kế hoạch
để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và thông báo thời gian tiến hành xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân. Tổ chức kiểm tra kiến
thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến
thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý. Nếu người tham gia kiểm tra
đạt yêu cầu theo quy định thì trình lãnh đạo ký cấp Giấy xác nhận kiến thức an
toàn thực phẩm cho tổ chức cá nhân.
- Bước 3: Đến hẹn,
tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi
cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà Tĩnh để nhận kết quả.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện
tử (địa chỉ email: [email protected]).
Trường hợp gửi hồ sơ qua mạng điện tử
thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đối với tổ chức:
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về ATTP
(theo mẫu 01a, kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014);
+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp
tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
- Đối với cá nhân:
+ Đơn
đề nghị xác nhận kiến thức về ATTP (theo mẫu 01a, kèm theo
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014);
+ Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm
việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và thủy sản Hà
Tĩnh.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (thời hạn hiệu lực: 03 năm kể từ
ngày cấp).
7.8. Phí, lệ phí: Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an
toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 a quy định tại Phụ lục 4 ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT ngày
09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Công thương;
- Bản danh sách các đối tượng đề nghị
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy
định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Công thương.
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư liên tịch
số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Mẫu
số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Kính gửi:
….. (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về
ATTP)
Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân ………………………………………………………
Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với
cá nhân) số …………………………………… cấp ngày ….. tháng ….. năm ………, nơi cấp …………………
Địa chỉ: ……………………………………….., Số điện thoại ……………………………
Số Fax ……………………………………… E-mail ………………………………………
Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định
kiến thức về an toàn thực phẩm do ……………………….… (*) ban
hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung
của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng
tôi/Tôi theo nội dung của tài liệu của …………… (*) ban hành.
(danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).
|
Địa
danh, ngày ….. tháng … năm …….
Đại diện Tổ chức/cá nhân
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
|
Mẫu
số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương)
(kèm
theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ….. (tên tổ chức)
TT
|
Họ
và Tên
|
Nam
|
Nữ
|
Số
CMTND
|
Ngày,
tháng, năm cấp
|
Nơi
cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa
danh, ngày ….. tháng … năm……
Đại diện Tổ chức xác nhận
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
|
8. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu
8.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và
Thủy sản Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành phố
Hà Tĩnh).
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và
xác nhận vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” (theo mẫu). Trong
đó, cơ quan kiểm tra xác nhận hồ sơ đầy đủ hoặc xác nhận các thành phần hồ sơ
còn thiếu.
+ Hồ sơ không đầy đủ: làm giấy hẹn bổ
sung hồ sơ. Người nhập khẩu có trách nhiệm bổ sung hồ sơ trong thời hạn 10 (mười)
ngày làm việc. Sau khi bổ sung đủ hồ sơ, làm giấy biên nhận và hẹn trả kết quả.
+ Hồ sơ đầy đủ: Viết
giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Trong thời
hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ
đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội
dung sau:
• Trường hợp mẫu của lô hàng muối nhập
khẩu phù hợp với nội dung hồ sơ đăng ký
và có kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu
đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu theo quy định, cơ quan kiểm tra ra
“Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng
yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu gửi tới
người nhập khẩu và cơ quan Hải quan để làm thủ tục thông quan cho lô hàng;
• Trường hợp mẫu của lô hàng muối nhập
khẩu không phù hợp với nội dung hồ sơ đăng ký hoặc có kết quả thử nghiệm mẫu
muối nhập khẩu không đạt yêu cầu theo quy định, cơ quan kiểm tra ra “Thông báo
kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng không đáp ứng yêu
cầu chất lượng, trong đó nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu, gửi tới người
nhập khẩu và cơ quan Hải quan.
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu”, người
nhập khẩu có thể gửi văn bản đề nghị phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh
vực hóa thử nghiệm lại chất lượng mẫu muối nhập khẩu mà người nhập khẩu đang
lưu. Kết quả thử nghiệm này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối
cùng. Chi phí thử nghiệm do người nhập khẩu chi trả.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo trong
quá trình kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu
để thử nghiệm lại chất lượng muối lô hàng nhập khẩu đó. Chi phí do cơ quan kiểm
tra chi trả. Kết quả thử nghiệm lại là căn cứ pháp lý để
cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Nếu kết quả thử
nghiệm lại không đạt theo quy định thì người nhập khẩu phải hoàn
trả lại toàn bộ chi phí cho cơ quan kiểm
tra, và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người nhập khẩu không bổ
sung đủ hồ sơ trong thời gian quy định, không giải trình rõ nguyên nhân với cơ quan
kiểm tra: trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn bổ sung hồ
sơ, cơ quan kiểm tra sẽ không tiến hành kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
- Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân mang phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản để nhận kết
quả.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử (địa chỉ e-mail:
[email protected]);
Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện
hoặc qua mạng điện tử thì sau đó yêu cầu gửi hồ sơ bản chính.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối
nhập khẩu (theo mẫu phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số
34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014);
- Bản sao chụp các
giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa (là bản tiếng
Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm
bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch);
+ Hóa đơn;
+ Danh mục hàng hóa;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Vận đơn;
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
+ Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế
quan (nếu có).
- Bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận
lưu hành tự do (viết tắt là CFS) đối với muối ăn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
- Bản chính các giấy tờ sau:
+ Biên bản lấy mẫu (theo mẫu) và mẫu muối
để cơ quan kiểm tra lưu;
+ Kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu
do phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh vực hóa cấp
(theo mẫu).
b) Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
8.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản Hà Tĩnh.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
8.8. Phí, lệ phí: Không.
8.9. Tên mẫu giấy đăng ký, biên bản lấy
mẫu, kết quả thử nghiệm:
- Mẫu Giấy đăng ký
kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu ban hành tại Phụ lục III kèm theo Thông tư
số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số
05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.
PHỤ
LỤC III
MẪU GIẤY
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên cơ quan chủ quản
Tên tổ chức nhập khẩu
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
/……
|
……..,
ngày tháng năm 20…
|
GIẤY
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
Kính gửi:
…………………. (Tên cơ quan kiểm tra)
Người nhập khẩu:......................................................................................................
Địa chỉ:.......................................................................................................................
Điện thoại: ……………… Fax: ………………
Email:.................................................
Địa chỉ bảo quản lô hàng (theo quy
định của Cơ quan Hải quan):............................
...................................................................................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan kiểm tra về chất
lượng lô hàng muối nhập khẩu sau:
TT
|
Tên hàng hóa, mã
HS
|
Đặc tính kỹ thuật
và Mục đích sử dụng
|
Xuất xứ, Nhà sản xuất
|
Khối lượng/ Số lượng
|
Cửa khẩu nhập
|
Thời gian nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ kèm theo gồm:
|
Cơ quan kiểm tra xác
nhận
|
1
|
□ Hợp đồng (Contract) số: ……… ngày ……….
|
□
|
2
|
□ Danh mục hàng hóa (Packing list) số: ………
ngày ……….
|
□
|
3
|
□ Hóa đơn (Invoice) số: ……….. ngày …………
|
□
|
4
|
□ Vận đơn (Bill of Loading) số: ……….. ngày
……..
|
□
|
5
|
□ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: …….. ngày ……
|
□
|
6
|
□ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) số: ………..
ngày ……….
|
□
|
7
|
□ Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu
có) số: ……….. ngày …………
|
□
|
8
|
□ Mẫu muối có dán số hiệu niêm phong của Hải quan
số: ……… và biên bản lấy mẫu có xác nhận của Hải quan số ……… ngày ………
|
□
|
9
|
□ Kết quả thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu số:
………. ngày ………… tại: ………….
|
□
|
10
|
□ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với muối
ăn số: ………… ngày …………
|
□
|
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách
nhiệm về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chất
lượng muối nhập khẩu đối với mã HS …………… quy định tại phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư số: ……/2014/TT-BNNPTNT ngày ….. tháng ….. năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
|
NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)
|
VI. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH - TÀI
CHÍNH
1. Đầu tư mô hình khuyến nông
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (số 04, đường Xô Viết, Thành phố Hà Tĩnh). Cán
bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả cho tổ chức.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả chuyển hồ sơ cho Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ.
- Bước 3: Đến hẹn, Tổ chức đến Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Tĩnh để nhận kết quả.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình của đơn vị (bản chính);
- Hồ sơ thuyết minh phương án, dự toán
(bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 04 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Hà Tĩnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.