ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2590/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 21 tháng 7 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI
TRƯỜNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2015/NĐ-CP NGÀY 20/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi
trường ngày 23/12/2014;
Căn cứ Nghị định số
105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường;
Căn cứ Quyết định số
727/QĐ-TTg ngày 26/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai
thi hành Pháp lệnh Cảnh sát môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Công
an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai
thi hành Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày
20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh
sát môi trường.
Điều 2.
Giao Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;
báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ
trưởng các sở, ban ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2015/NĐ-CP NGÀY 20/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2590/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số
727/QĐ-TTg ngày 26/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai
thi hành Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; đồng thời để triển khai thực hiện có hiệu
quả Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, UBND tỉnh xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao hiệu quả
công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức triển
khai, phổ biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Nghị định số 105/2015/NĐ-CP đến
cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân, bảo đảm hiệu quả,
chất lượng.
3. Xác định trách nhiệm,
nội dung công việc, phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa Công an tỉnh, các
sở, ban, ngành, địa phương; kịp thời hướng dẫn và giải quyết khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định
số 105/2015/NĐ-CP .
II. NỘI
DUNG, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Triển
khai thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát môi trường
a. Nội dung: Triển
khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường theo quy định tại
Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP .
b. Phân công trách
nhiệm:
- Công an tỉnh chủ trì thực
hiện các chủ trương, chính sách về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Đồng thời,
chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo nội
dung quy định tại Điều 7 Chương II Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; Chương II Nghị
định số 105/2015/NĐ-CP và Thông tư Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Cảnh sát môi trường.
- Các sở, ban, ngành, hội,
đoàn thể, UBND các cấp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ lực lượng Cảnh
sát môi trường thực hiện nhiệm vụ.
2.
Tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và các văn bản quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành
a. Nội dung:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ
biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP cho cán bộ,
chiến sỹ trong Công an toàn tỉnh, cán bộ công chức và nhân dân.
- Tổ chức tập huấn chuyên
sâu Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP cho lực lượng
Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh.
b. Phân công trách
nhiệm:
- Công an tỉnh tổ chức tập huấn
chuyên sâu Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP cho lực
lượng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức
tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số
105/2015/NĐ-CP .
- Sở Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trên địa
bàn tỉnh phổ biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có
trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị
định số 105/2015/NĐ-CP cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành, địa phương
và nhân dân.
3. Xây
dựng văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cảnh sát môi trường:
a. Nội dung:
- Rà soát, kiến nghị bổ
sung, sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP .
- Trong quá trình thực hiện
nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc sơ hở, thiếu sót kịp thời tham mưu cấp
có thẩm quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn.
b. Phân công trách
nhiệm:
- Công an tỉnh chủ trì, phối
hợp với Sở Tư pháp rà soát các văn bản pháp luật có liên quan để tham mưu UBND
tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và Nghị định số 105/2015/NĐ-CP .
- Các sở, ban, ngành, hội,
đoàn thể, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường thực
hiện nhiệm vụ; chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực xử lý vi phạm
hành chính về tài nguyên, môi trường, an toàn thực phẩm phù hợp với Luật Xử lý
vi phạm hành chính, Pháp lệnh Cảnh sát môi trường và các văn bản có liên quan.
Kiến nghị cấp có thẩm quyền những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện để
kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tiễn công
tác.
4. Phối
hợp trong phòng, chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài
nguyên, an toàn thực phẩm
a. Nội dung phối hợp:
- Trao đổi thông tin, tài liệu
về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường,
tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Tiếp nhận, giải quyết tin
báo, tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn
thực phẩm.
- Kiểm tra, phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Kiểm định, giám định, phân
tích, quan trắc phục vụ xác minh, phát hiện xử lý tội phạm và vi phạm hành
chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Huy động người, phương tiện
để ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài
nguyên, an toàn thực phẩm.
- Khắc phục sự cố môi trường,
bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
- Sơ kết, tổng kết công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài
nguyên, an toàn thực phẩm.
b. Phân công trách
nhiệm
- Công an tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành có liên quan thực hiện nghiêm túc các chiến lược, chủ trương,
chính sách, kế hoạch về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm
hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng quy chế phối hợp
giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong phòng, chống tội phạm và vi phạm
hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị chức năng kiểm tra, phát hiện, xử lý tội phạm và các hành
vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Tiếp nhận, xử lý thông tin
về tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Trao đổi thông tin, tài liệu
cần thiết về công tác điều tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm hành chính về
môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm với các sở, ban, ngành liên quan.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chuyên ngành phối hợp với lực lượng Cảnh
sát môi trường trong các hoạt động sau:
+ Thông báo tình hình vi phạm
pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm và các thông tin cần thiết
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường trên các vùng biển, đảo,
thềm lục địa.
+ Kiểm tra, phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm trên
các vùng biển, đảo, thềm lục địa theo thẩm quyền. Truy bắt các đối tượng vi phạm
pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có yêu cầu.
- Sở Y tế: Chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường trong
các hoạt động sau:
+ Trao đổi thông tin, tài liệu
cần thiết có liên quan đến an toàn thực phẩm; thông báo tình hình vi phạm về an
toàn thực phẩm và kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an
toàn thực phẩm, các hoạt động y tế liên quan đến môi trường.
+ Kiểm tra, phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm hành chính về môi trường trong lĩnh vực y tế, an toàn thực
phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng.
+ Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát
môi trường về công tác chuyên môn, chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, an toàn thực
phẩm, phân tích, kiểm định, giám định an toàn thực phẩm, việc áp dụng các quy
chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng Cảnh
sát môi trường trong các hoạt động sau:
+ Trao đổi thông tin, tài liệu
cần thiết về chủ trương, chính sách trong công tác quản lý nhà nước và thông
báo tình hình, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về
môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản và phát triển nông thôn.
+ Kiểm tra, phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,
sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, phân bón, chất thải trong công nghiệp, lĩnh
vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm từ vật
nuôi, lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế
biến thủy sản, hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
+ Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát
môi trường về công tác chuyên môn, chuyên ngành; công tác kiểm định, giám định
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản để phát hiện, xử lý tội phạm
và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi
trường trong các hoạt động sau:
+ Trao đổi thông tin, tài liệu
cần thiết về chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên; thông báo tình
hình, kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường, tài
nguyên.
+ Kiểm tra, phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, tài nguyên trong hoạt động
điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học.
+ Hỗ trợ công tác chuyên
môn, nghiệp vụ chuyên ngành, công tác quản lý nhà nước về môi trường, tài
nguyên, phân tích, quan trắc, kiểm định, giám định môi trường, tài nguyên; việc
áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường để xác định các hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường, tài nguyên.
- Sở Công Thương: Chỉ đạo,
hướng dẫn các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường
trong các hoạt động sau:
+ Trao đổi thông tin, tài liệu
cần thiết về chủ trương, chính sách trong công tác quản lý nhà nước về công
nghiệp và thương mại.
+ Kiểm tra, phát hiện các vi
phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản
lý của Sở Công Thương và đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng
Cảnh sát môi trường về công tác chuyên môn, chuyên ngành trong lĩnh vực công
nghiệp và thương mại để phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm hành chính về môi
trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Sở Tài chính: Phối hợp với
Công an tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí
phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài
nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định.
- Cục Hải quan Bình Định: Chỉ
đạo, hướng dẫn các đơn vị chuyên ngành phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường
trong các hoạt động sau:
+ Kiểm tra, phát hiện, ngăn
chặn, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn
thực phẩm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới theo chức năng.
+ Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát
môi trường về công tác chuyên môn, chuyên ngành trong lĩnh vực Hải quan.
- Sở Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường trong các hoạt động sau:
+ Hướng dẫn, trao đổi thông
tin, kinh nghiệm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật đo lường,
phân tích, thử nghiệm phục vụ công tác kiểm định, giám định về môi trường, tài
nguyên, an toàn thực phẩm.
+ Phối hợp thu mẫu chất thải
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ công tác kiểm tra, xử lý các hành vi
vi phạm về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
III. KINH
PHÍ BẢO ĐẢM
Giao Công an tỉnh chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hoạt động của lực lượng Cảnh sát
môi trường hàng năm, trình Bộ Công an và UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí triển khai
thực hiện theo quy định.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giám đốc Công an tỉnh,
Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công
trong Kế hoạch này, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả; định kỳ (06 tháng, 1
năm) và đột xuất báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để
theo dõi, chỉ đạo.
2. Giám đốc Công an tỉnh
có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa
phương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Công an, UBND tỉnh
theo quy định./.