TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
256/QĐ-TANDTC-TĐKT
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022
CHÁNH ÁN TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng
năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm
2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân
dân;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi
đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết
công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao,
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các tập thể, cá nhân Tòa án nhân dân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c CA TANDTC (để b/c);
- Ban TĐ-KTTW (để b/c);
- Các đ/c PCA TANDTC (để p/h chỉ đạo);
- Thành viên HĐ TĐ-KT TAND;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tin);
- Trang tin TĐ-KT TAND (để đăng tin);
- Lưu: VP, Vụ TĐKT.
|
KT.
CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Văn Tiến
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 256/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 06 tháng 9 năm 2022 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC
ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về công tác thi
đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân; Chỉ thị số 01/2022/CT-CA ngày 10/01/2022
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
công tác Tòa án năm 2022; Quyết định số 524/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 25/11/2021 ban
hành Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án
nhân dân; Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị triển khai
công tác Tòa án năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch tổng kết
công tác thi đua, khen thưởng năm 2022. Cụ thể như sau:
I. HÌNH THỨC, NỘI
DUNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔNG KẾT
1. Hình thức tổng
kết
- Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng
năm 2022 tại các đơn vị, Cụm thi đua Tòa án nhân dân được tổ chức theo hình thức
trực tiếp.
- Chánh án Tòa án quân sự Trung ương
chỉ đạo thống nhất việc tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong
các đơn vị Tòa án quân sự các cấp theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.
2. Nội dung tổng
kết
- Tổng kết, đánh giá kết quả phong
trào thi đua của cơ quan, đơn vị, Cụm thi đua trong năm 2022; đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp tổ chức phong trào thi đua trong năm 2023 bảo đảm thực chất,
thiết thực, hiệu quả, phù hợp đặc điểm tình hình, yêu cầu chức năng, nhiệm vụ
được giao.
- Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm tổ
chức phong trào thi đua, công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến,
công tác khen thưởng (Tham luận của các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc
trong phong trào thi đua; giới thiệu các mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo,
hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, nhất là công tác tổ
chức xét xử trực tuyến; hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại
Tòa án; tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; công bố bản án, quyết định trên cổng
thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao).
- Đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp
đối với công tác chỉ đạo, quản lý của Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thi
đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân trong công tác thi đua, khen thưởng.
- Bình xét thi đua, lựa chọn và đề
nghị khen thưởng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân” đối với các đơn vị Tòa án nhân
dân cấp huyện (theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số
01/2018/TT-TANDTC) và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác đối
với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong năm 2022.
- Thông qua nội dung giao ước thi đua
và ký kết giao ước thi đua năm 2023 trong các đơn vị, Tòa án nhân dân, Cụm thi
đua.
- Thực hiện các nội dung khác theo chỉ
đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án
nhân dân.
* Tổng kết tại các Cụm thi đua, có
thêm các nội dung:
- Đánh giá phương thức tổ chức phong
trào thi đua, việc chỉ đạo, điều hành tổ chức phong trào thi đua của đơn vị Trưởng
Cụm, Phó Trưởng Cụm thi đua.
- Bình xét thi đua, lựa chọn đề nghị
khen thưởng “Cờ thi đua” (theo quy định tại khoản 3 Điều 20
Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC) cho các tập thể trong Cụm thi đua có thành
tích tiêu biểu, xuất sắc năm 2022.
- Quán triệt các văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới về công tác thi đua, khen thưởng (nếu
có); trao đổi, giải đáp những vướng mắc về công tác thi đua, khen thưởng trong
quá trình triển khai thực hiện.
- Bầu đơn vị Trưởng Cụm, Phó Trưởng Cụm
thi đua năm 2023 theo Quyết định số 247/QĐ-TANDTC ngày 31/8/2022 của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức Cụm thi đua và phân bổ “Cờ thi đua”
trong Tòa án nhân dân.
3. Thời gian, địa
điểm tổng kết
- Căn cứ quy định tại các khoản 1,2 Điều 29 Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC; điểm
đ mục 2 phần II Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2022
(ban hành kèm Quyết định số 524/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 25/11/2022) và ý kiến chỉ đạo
của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân
dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (cấp cao, cấp tỉnh) quyết định cụ thể về
thời gian, địa điểm tổng kết, bảo đảm Hội nghị tổng kết hoàn thành trước ngày 10/10/2022.
- Đối với các Cụm thi đua: Lãnh đạo các
đơn vị Trưởng Cụm thống nhất với lãnh đạo các đơn vị thành viên trong Cụm chủ động
đề xuất thời gian tổ chức tổng kết, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và
Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân cho ý kiến trước khi
triển khai thực hiện, bảo đảm Hội nghị tổng kết hoàn thành trước ngày 15/10/2022.
II. THÀNH PHẦN
THAM DỰ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT
1. Đối với các
đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân
cấp tỉnh và tương đương
Thành phần tham dự Hội nghị tổng kết
do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân
dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tùy
thuộc vào đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.
2. Đối với các
Cụm thi đua
Thành phần đại biểu tham dự, gồm:
- Đại diện lãnh đạo (hoặc Hội đồng Thẩm
phán) Tòa án nhân dân tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị;
- Đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền
và các ban, ngành có liên quan của địa phương nơi tổ chức Hội nghị tổng kết;
- Đại diện lãnh đạo, công chức chuyên
môn các đơn vị: Vụ Thi đua-Khen thưởng, Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ Tổng hợp, Cục Kế
hoạch-Tài chính, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
- Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp
cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Cụm thi đua;
- Đại diện lãnh đạo, công chức theo
dõi công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị Tòa án nhân dân thuộc Cụm thi
đua;
- Phóng viên báo đài của Trung ương,
địa phương và của Tòa án nhân dân dự và đưa tin về Hội nghị.
III. MỘT SỐ LƯU Ý
TRONG TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022
1. Thời gian, số
liệu báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng
- Các đơn vị tổng hợp số liệu kết quả
thực hiện các chỉ tiêu về công tác thi đua, khen thưởng; công tác chuyên môn
nghiệp vụ và công tác khác theo năm thi đua 12 tháng (từ ngày 01/10/2021 đến
ngày 30/9/2022) để đánh giá kết quả công tác năm 2022 và làm căn cứ bình xét
thi đua, đề nghị khen thưởng.
- Các số liệu thống kê kết quả thụ
lý, giải quyết các loại vụ việc trong báo cáo phải bảo đảm chính xác, trùng khớp
với số liệu đã nhập trên phần mềm thống kê chung trong hệ thống Tòa án nhân
dân.
2. Đối với việc
hòa giải thành, đối thoại thành
- Thực hiện chỉ tiêu thi đua theo Chỉ
thị số 02/2022/CT-CA ngày 14/3/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc
tăng cường công tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa
án.
- Tiêu chí xác định vụ việc hòa giải
thành, đối thoại thành thực hiện theo Công văn số 55/TANDTC-PC ngày 20/3/2018
và Chỉ thị số 02/2022/CT-CA ngày 14/3/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao.
3. Đối với việc
phát triển án lệ
Thực hiện theo nội dung Công văn số
136/TANDTC-PC ngày 13/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường hơn
nữa công tác phát triển, áp dụng án lệ trong Tòa án nhân dân.
4. Đối với việc tổ
chức phiên tòa xét xử trực tuyến
Thực hiện theo nội dung Công văn số
58/TANDTC-TĐKT ngày 10/8/2022 và Công văn số 170/TANDTC-TH ngày 22/8/2022 của
Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
5. Một số nội
dung khác
- Để bảo đảm phù hợp với quy định mới
của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, việc đánh giá kết quả phong trào thi
đua và bình xét đề nghị khen thưởng năm 2022 tại các Cụm thi đua vẫn thực hiện
theo Quyết định số 478/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 08/11/2021 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Cờ thi đua của
Chính phủ” năm 2022 và các nội dung phát động, ký kết giao ước thi đua... được
thực hiện theo Quyết định số 247/QĐ-TANDTC ngày 31/8/2022 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao về việc tổ chức Cụm thi đua và phân bổ “Cờ thi đua” trong Tòa
án nhân dân.
- Đặc biệt quan tâm, khuyến khích đề
nghị khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc (cao nhất),
tiêu biểu các chỉ tiêu thi đua:
+ Có chỉ tiêu cao nhất trong công tác
hòa giải, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
+ Có chỉ tiêu cao nhất trong việc tổ
chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày
19/11/2021 của Quốc hội và Thông tư liên tịch về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
+ Có chỉ tiêu cao nhất trong công tác
phát triển, áp dụng án lệ trong Tòa án nhân dân.
+ Có chỉ tiêu cao nhất trong công bố
bản án, quyết định có hiệu lực trên cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân.
- Khuyến khích đề nghị khen thưởng đối
với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp.
6. Báo cáo tổng kết
công tác thi đua, khen thưởng năm 2022
a) Đối với các đơn vị, Tòa án nhân
dân
Nội dung báo cáo tập trung đánh giá
các phong trào thi đua nổi bật, các sáng kiến, giải pháp (đã được công nhận và
áp dụng trong thực tế) để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, đạt
thành tích cao trong công tác chuyên môn; phân tích và đánh giá cụ thể tác động,
hiệu quả của phong trào thi đua đến việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu
công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị; tập trung đánh giá kết quả thực hiện
các chỉ tiêu, nhiệm vụ: tỷ lệ thụ lý, giải quyết các loại vụ việc; tỷ lệ bản
án, quyết định bị hủy, sửa và nguyên nhân (chủ quan, khách quan); tỷ lệ hòa giải
thành, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; việc thực hiện
chỉ tiêu đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển
thành án lệ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội và Thông
tư liên tịch về tổ chức phiên tòa trực tuyến; việc tổ chức các phiên tòa rút
kinh nghiệm; công bố bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật... (có số liệu chứng
minh); Đồng thời, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân, giải
pháp đã thực hiện để khắc phục; các số liệu kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi
đua phải so sánh với cùng kỳ năm 2021 và những năm trước đó (nếu có); có nhận
xét, đánh giá cụ thể.
* Lưu ý: Phần kết quả thực hiện
các chỉ tiêu thi đua về công tác chuyên môn trong báo cáo chỉ nêu ngắn gọn tổng
số vụ việc đã thụ lý, tỷ lệ % giải quyết nói chung và tỷ lệ % giải quyết từng
loại vụ việc cụ thể (theo các tiêu chí trong Bảng chấm điểm thi đua). Phần số
liệu chi tiết từng loại vụ việc của từng đơn vị, cấp Tòa án lập thành Biểu thống
kê riêng kèm theo Báo cáo và phải đảm bảo chính xác, trùng khớp với số liệu đã
nhập trên phần mềm thống kê chung trong hệ thống Tòa án nhân dân. Số liệu khen
thưởng trong năm 2022 tách riêng số liệu khen thưởng dịp tổng kết công tác thi
đua, khen thưởng năm 2021.
Các đơn vị gửi báo cáo, hồ sơ đề
nghị khen thưởng bằng văn bản về Vụ Thi đua-Khen thưởng; đồng thời gửi File mềm
văn bản vào hộp thư điện tử của Vụ Thi đua-Khen thưởng
([email protected]).
b) Đối với các Cụm thi đua Tòa án
nhân dân
Tập trung đánh giá hình thức tổ chức,
triển khai thực hiện phong trào thi đua trong Cụm; phân tích, rút ra bài học
kinh nghiệm về tổ chức phong trào thi đua, mô hình mới, cách làm hay, kết quả
phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến (tập thể, cá
nhân), những tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua và trong
công tác chuyên môn, gương người tốt, việc tốt được phổ biến, nhân rộng trong Cụm
thi đua và hệ thống Tòa án nhân dân. Đồng thời, đánh giá rút kinh nghiệm đối với
các đơn vị tổ chức phong trào thi đua chưa hiệu quả, còn hình thức, chưa hoàn
thành chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn; từ đó đưa ra giải pháp, phương hướng
trong năm tiếp theo, những kiến nghị, đề xuất đối với công tác quản lý, chỉ đạo
của Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân (nếu
có).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án
nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh căn cứ vào Kế hoạch này, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể
“Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 của cơ quan, đơn vị”; báo cáo
lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao (phụ trách đơn vị) và Thường trực Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân cho ý kiến chỉ đạo trước khi triển khai thực
hiện.
2. Lãnh đạo các đơn vị Trưởng cụm,
Phó Trưởng cụm thi đua năm 2022 căn cứ vào Kế hoạch này, thống nhất với lãnh đạo
các đơn vị thành viên trong Cụm, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể
“Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 của Cụm thi đua”; báo cáo lãnh
đạo Tòa án nhân dân tối cao (phụ trách khu vực) và Thường trực Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng Tòa án nhân dân cho ý kiến chỉ đạo trước khi triển khai thực hiện.
3. Chánh án Tòa án quân sự trung ương
chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch “Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng
năm 2022 tại các đơn vị Tòa án quân sự các cấp và Cụm thi đua” theo quy định
chung của Bộ Quốc phòng.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phản ánh về Tòa án nhân
dân tối cao (thông qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 256/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 06/9/2022 về việc ban hành Kế
hoạch tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân)
TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
ĐƠN VỊ ....
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-TĐKT
|
……….,
ngày tháng năm 2022
|
BÁO
CÁO
Tổng
kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy,
cán bộ, những yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ công tác năm của đơn vị, cụm thi đua.
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN
1. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
- Phổ biến, quán triệt, triển khai thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác thi đua, khen thưởng.
- Ban hành chương trình, kế hoạch,
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về thi đua, khen thưởng trong năm.
2. Tổ chức, triển
khai thực hiện phong trào thi đua
a) Phong trào thi đua của Tòa án nhân
dân
- Triển khai thực hiện các phong trào
thi đua do Tòa án nhân dân tối cao phát động, điển hình là: Phong trào thi đua
“Vì Công lý”; Phong trào thi đua năm 2022 “đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu
gương, vì công lý”; Phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022 “chào mừng Kỷ niệm
74 năm truyền thống Thi đua yêu nước 11/6/1948-11/6/2022, 77 năm Quốc khánh
02/9/1945-02/9/2022 và Ngày truyền thống Tòa án nhân dân 13/9/1945-13/9/2022”
(nêu rõ số lượng và tên từng phong trào).
- Tổ chức phát động thi đua, đăng ký
thi đua, ký kết giao ước thi đua.
- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong
các phong trào thi đua đã phát động.
b) Kết quả thực hiện các phong trào
thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương phát động,
đặc biệt là: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào
“Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”; Phong trào “Cán bộ, công chức,
viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 (có số liệu cụ
thể chứng minh từng phong trào).
3. Kết quả thực
hiện các chỉ tiêu thi đua về chuyên môn nghiệp vụ
Số lượng, chất lượng xét xử, giải quyết
các loại vụ việc; tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; tỷ lệ
hòa giải thành, đối thoại thành (theo các Luật tố tụng dân sự, hành chính và Luật
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án); số lượng tổ chức các phiên tòa xét xử trực tuyến,
phiên tòa rút kinh nghiệm; số lượng bản án, quyết định được công bố trên cổng
thông tin điện tử; việc đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn
để phát triển thành án lệ; công tác thi hành án phạt tù; kiểm tra nghiệp vụ...
so sánh với cùng kỳ năm 2021 và những năm trước đó (tăng hay giảm? phân tích
nguyên nhân).
4. Công tác
khen thưởng
- Việc triển khai thực hiện các quy định
của pháp luật về khen thưởng; trích lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
năm 2022;
- Kết quả khen thưởng các loại năm
2022 (tách riêng số liệu khen thưởng dịp tổng kết năm 2021): Số lượng tập thể,
cá nhân được khen và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được tặng;
số lượng, tỷ lệ khen thưởng cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; số lượng,
tỷ lệ khen thưởng tập thể nhỏ; số lượng, tỷ lệ khen thưởng các trường hợp Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị phát hiện, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền
khen thưởng. Số lượng tập thể, cá
nhân được khen thưởng chuyên đề, khen thưởng đột xuất...
- Việc tổ chức trao tặng, đón nhận
các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
5. Công tác
tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến
- Việc quán triệt, triển khai xây dựng,
ban hành các kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng điển hình tiên
tiến năm 2022;
- Kết quả xây dựng điển hình tiên tiến
(Nêu rõ số lượng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến của cơ quan, đơn vị
năm 2022; các mô hình mới, nhân tố mới được phát hiện; những biện pháp xây dựng,
bồi dưỡng, nhân rộng điển hình...);
- Việc biểu dương, vinh danh các điển
hình tiên tiến.
6. Tổ chức bộ
máy, cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,
cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng (số lượng, chất lượng cán bộ; tính chất
hoạt động chuyên trách/kiêm nhiệm); kiện toàn, ban hành quy chế hoạt động của Hội
đồng Thi đua-Khen thưởng và Hội đồng Khoa học-Sáng kiến cơ sở theo chỉ đạo, hướng
dẫn của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương.
- Công tác tham mưu cho cấp ủy, thủ
trưởng cơ quan của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng, Hội đồng Khoa học-Sáng kiến cơ
sở (số lượng sáng kiến, giải pháp công tác được công nhận trong năm).
7. Thực hiện Luật
hòa giải, đối thoại tại Tòa án
- Công tác bổ nhiệm Hòa giải viên, số
lượng, chất lượng Hòa giải viên; cơ sở vật chất bảo đảm công tác hòa giải, đối
thoại; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho Hòa giải viên; kết quả hoạt động của
Hòa giải viên (nêu rõ số lượng, chất lượng hòa giải, đối thoại);
- Việc thực hiện chỉ tiêu thi đua
theo Chỉ thị số 02/2022/CT-CA ngày 14/3/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao về việc tăng cường công tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại
tại Tòa án; những khó khăn, vướng mắc...
8. Các công tác
khác: Cải cách đổi mới thủ tục
hành chính-tư pháp; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen
thưởng; tổ chức cán bộ (nêu rõ số cán bộ bị kỷ luật, hình thức kỷ luật); hoạt động
của các tổ chức đoàn thể (tổ chức Đảng, đoàn thể) trong cơ quan, đơn vị; quản
lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; hoạt động xã hội, từ thiện (nêu rõ tổng số tiền, hiện vật ủng hộ)...
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Ưu điểm
2. Tồn tại, hạn chế
3. Nguyên nhân (khách quan, chủ
quan)
4. Giải pháp khắc phục
IV. PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2023
1. Các nhiệm vụ trọng tâm công tác
thi đua, khen thưởng năm 2023
2. Biện pháp tổ chức thực hiện
3. Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Nơi nhận:
- Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Đ/c PCA TANDTC phụ trách (để báo cáo);
- Vụ TĐ-KT TANDTC;
- Trưởng cụm thi đua (để báo cáo);
- Lưu:....
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|