ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2548/QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày 21 tháng 5 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP
LIÊN NGÀNH THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
04/2019/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh ban hành Quy chế về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ
quận 6 tại Tờ trình số 591/TTr-NV ngày 17 tháng 5 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về
thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền
quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ quận 6, Thủ trưởng các phòng, ban, ngành quận,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- Ủy ban MTTQVN quận;
- Các Đoàn thể quận;
- Văn phòng HĐND&UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
Ngô Thành Luông
|
QUY CHẾ
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH THUỘC
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc thành lập,
tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2. Quy chế này áp dụng đối với các
phòng, ban, ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 14 phường (sau đây gọi tắt
là cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận).
3. Quy chế này không điều chỉnh đối với
các Hội đồng, Ban Tổ chức và các tổ chức tương đương có chức năng, nhiệm vụ
chuyên môn theo quy định của pháp luật có chức năng quản lý nhà nước hoặc được
giao biên chế hàng năm.
Điều 2. Hình thức
tổ chức
Tổ chức phối hợp liên ngành được tổ
chức dưới các hình thức sau: Hội đồng; Ban Chỉ đạo; Ban Điều hành; Ban Chỉ huy;
Đoàn, Tổ, Ban Công tác; Ban; các Tổ, Đội, Đoàn kiểm tra công tác liên ngành và
các hình thức tương đương khác.
Điều 3. Chức
năng
Tổ chức phối hợp liên ngành có chức
năng nghiên cứu, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận chỉ đạo, phối hợp, triển khai, giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ, công
việc quan trọng theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của quận, có tính
chất và yêu cầu liên ngành, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của
nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận.
Điều 4. Nguyên tắc
tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động,
tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định
của Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo việc thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành tham
mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
4. Tổ chức phối hợp liên ngành không
có con dấu riêng.
Điều 5. Điều kiện
thành lập
Tổ chức phối hợp liên ngành được
thành lập theo các điều kiện sau đây:
1. Theo quy định tại các văn bản pháp
luật do cơ quan nhà nước trung ương, thành phố ban hành.
2. Theo yêu cầu triển khai nhiệm vụ trong
trường hợp thật sự cần thiết của Ủy ban nhân dân quận và để giải quyết những
công việc cần phải huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm, những vấn
đề quan trọng có tính liên ngành, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan,
đơn vị, địa phương trên địa bàn quận.
3. Theo yêu cầu giải quyết những vấn
đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá
khả năng giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận, cần tập
trung giải quyết trong thời gian nhất định.
4. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
thành phố trên cơ sở xem xét sự cần thiết phải thành lập đối với quận và do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định.
Điều 6. Nhiệm vụ,
quyền hạn
1. Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch, phương hướng, giải
pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, đơn
vị, địa phương trên địa bàn quận có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề
quan trọng, liên ngành; triển khai các nhiệm vụ theo quy định.
c) Xây dựng kế hoạch, chương trình
làm việc và giải pháp phân công, huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu lực,
hiệu quả nhiệm vụ được giao.
d) Theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết,
báo cáo, đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, đề xuất thi đua khen
thưởng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan có thẩm quyền.
2. Quyền hạn:
Yêu cầu, đề nghị các cơ quan, đơn vị,
địa phương trên địa bàn quận phối hợp triển khai các nhiệm vụ công tác theo quy
định của trung ương, thành phố, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Điều 7. Thành phần
1. Người đứng đầu;
a) Căn cứ vào tính chất và nội dung của
nhiệm vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định làm người đứng đầu tổ chức
phối hợp liên ngành hoặc phân công một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận làm
người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành, phù hợp với sự phân công công việc
giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
b) Trường hợp giao cho Thủ trưởng (hoặc
cấp phó được giao phụ trách) cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận làm
người đứng đầu thì phải đảm bảo cơ chế, khả năng huy động giải quyết các vấn đề
liên ngành của người đứng đầu.
2. Cấp phó của người đứng đầu:
a) Tổ chức phối hợp liên ngành có một
hoặc nhiều cấp phó của người đứng đầu tùy theo tính chất, yêu cầu công việc và
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia thành viên.
b) Cấp phó (hoặc Ủy viên) thay mặt
người đứng đầu quản lý tổ chức phối hợp liên ngành trong trường hợp người đứng
đầu vắng mặt (hoặc ủy quyền) phải là Thủ trưởng (hoặc cấp phó được giao phụ
trách) cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp
liên ngành.
3. Thành viên của tổ chức phối hợp
liên ngành là đại diện của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận có
liên quan do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận tham gia
tổ chức phối hợp liên ngành quyết định cử tham gia theo thẩm quyền.
4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận quyết định cơ cấu thành phần tổ chức phối hợp liên ngành đảm
bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
THÀNH LẬP, KIỆN TOÀN, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
Điều 8. Đề xuất
thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, yêu cầu công việc và các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này, Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận đề xuất Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Trường hợp cần thiết thành lập tổ
chức phối hợp liên ngành mà không đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy
chế này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn quận báo cáo, đề
xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định chủ trương thành lập.
3. Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp
liên ngành gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thông qua Phòng Nội vụ (Thành phần
hồ sơ theo hướng dẫn của Phòng Nội vụ).
Điều 9. Thành lập
tổ chức phối hợp liên ngành
1. Phòng Nội vụ có trách nhiệm thẩm định,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định việc thành lập tổ chức phối hợp
liên ngành.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể
từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức phối hợp liên ngành,
Phòng Nội vụ có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết
định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định. Đối với các trường hợp
cấp bách phải thành lập tổ chức phối hợp liên ngành, Phòng Nội vụ có trách nhiệm
thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định thành lập tổ
chức phối hợp liên ngành kịp thời, đảm bảo thời gian để triển khai công tác
theo quy định.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị thành lập
tổ chức phối hợp liên ngành không đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy
chế này, Phòng Nội vụ trao đổi, thống nhất với cơ quan, đơn vị đề xuất về việc
không thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.
Nếu cơ quan, đơn vị đề xuất không thống
nhất, Phòng Nội vụ có ý kiến thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành lập tổ chức phối hợp liên
ngành.
Điều 10. Kiện
toàn, kiện toàn nhân sự, bổ sung, thay đổi thành viên
1. Cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm
vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm thường xuyên rà
soát các thành viên trong tổ chức phối hợp liên ngành để kịp thời báo cáo, đề
xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định (thông qua Phòng Nội vụ) đối với
các trường hợp sau đây:
a) Kiện toàn hoặc kiện toàn và đổi
tên đối với trường hợp có sự thay đổi người đứng đầu hoặc từ 50% trên tổng số
thành viên tham gia trở lên và có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tên gọi
hoặc thay đổi tên gọi của tổ chức phối hợp liên ngành.
b) Kiện toàn nhân sự đối với trường hợp
có sự thay đổi người đứng đầu hoặc từ 50% trên tổng số thành viên tham gia trở
lên và không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tên gọi của tổ chức phối hợp liên
ngành.
c) Bổ sung, thay đổi thành viên tham
gia tổ chức phối hợp liên ngành.
2. Trình tự, thủ tục kiện toàn, kiện toàn
nhân sự, bổ sung, thay đổi thành viên tổ chức phối hợp liên ngành theo hướng dẫn
của Phòng Nội vụ.
Điều 11. Tổ chức
lại
1. Các tổ chức phối hợp liên ngành được
tổ chức lại (như sáp nhập, hợp nhất, chia tách) khi mục tiêu, chức năng, nhiệm
vụ chồng chéo, trùng lắp với nhau.
2. Trình tự, thủ tục tổ chức lại tổ
chức phối hợp liên ngành được thực hiện tương tự việc thành lập tổ chức phối hợp
liên ngành, theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Quy chế này.
Điều 12. Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành xác định
được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong Quyết định
thành lập và cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối
hợp liên ngành báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về việc giải thể (thông
qua Phòng Nội vụ).
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không
xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Cơ
quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về việc tự giải thể sau khi hoàn thành
nhiệm vụ (thông qua Phòng Nội vụ).
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không
hoàn thành nhiệm vụ hoặc sau 06 tháng kể từ khi thành lập tổ chức phối hợp liên
ngành không hoạt động (không tổ chức họp; không có vụ việc xử lý theo chức
năng, nhiệm vụ được giao; kết quả tham mưu, đề xuất) thì bị giải thể.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết
định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định tại Khoản 3 Điều
này trên cơ sở đề nghị của Phòng Nội vụ.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH
Điều 13. Chế độ
làm việc
1. Các thành viên tham gia tổ chức phối
hợp liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trường hợp tổ chức phối hợp liên
ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
làm người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành làm việc theo chế độ tập thể và
quyết định theo đa số.
3. Trường hợp tổ chức phối hợp liên
ngành do Thủ trưởng (hoặc cấp phó được giao phụ trách) cơ quan, đơn vị thuộc quận
làm người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành thì thực hiện các nhiệm vụ theo
chỉ đạo, quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, làm việc theo chế độ tập thể
và quyết định theo đa số.
4. Tổ chức phối hợp liên ngành chỉ sử
dụng bộ máy, nhân sự đang phụ trách và con dấu của cơ quan, đơn vị được giao
làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành khi có quy định của cấp
có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của trung ương, thành phố hoặc
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Điều 14. Trách
nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp
liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận là người đứng
đầu thì Thủ trưởng (hoặc cấp phó được giao phụ trách) cơ quan, đơn vị được giao
làm nhiệm vụ Thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ
chức phối hợp liên ngành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ làm việc quy
định tại Điều 13 Quy chế này, trừ trường hợp có quy định khác của trung ương,
thành phố hoặc chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
2. Thủ trưởng (hoặc cấp phó được giao
phụ trách) cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận là người đứng đầu tổ chức phối hợp
liên ngành có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ làm việc quy định tại Điều
13 Quy chế này.
3. Tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ) theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
4. Trên cơ sở thực hiện văn bản chỉ đạo
của cấp có thẩm quyền và tùy theo tình hình thực tế cơ quan, đơn vị được giao
làm nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành tham mưu thành lập, đề
xuất nhân sự và cơ chế hoạt động của bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp
liên ngành với cấp có thẩm quyền (nếu có).
Điều 15. Quyền hạn,
trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
1. Người đứng đầu tổ chức phối hợp
liên ngành là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng (hoặc cấp phó được
giao phụ trách) cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận có quyền hạn, trách nhiệm sau
đây:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của
tổ chức phối hợp liên ngành;
c) Điều hành, phân công nhiệm vụ các
thành viên;
d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của
tổ chức phối hợp liên ngành;
đ) Quyết định ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động, thành lập bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp liên ngành;
e) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao
làm nhiệm vụ Thường trực thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ
chức phối hợp liên ngành; bảo quản hồ sơ, tài liệu của tổ chức phối hợp liên
ngành và quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được trang bị
theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận là người đứng đầu thì ủy quyền Thủ trưởng (hoặc cấp
phó được giao phụ trách) cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường trực có
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c,
d, đ, e Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Quyền hạn,
trách nhiệm của thành viên
1. Thành viên của tổ chức phối hợp
liên ngành có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành, chịu trách nhiệm trước người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành
và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác về những nhiệm vụ được phân công.
2. Ý kiến tham gia của các thành viên
là ý kiến chính thức của cơ quan đơn vị, địa phương đã cử thành viên tham gia tổ
chức phối hợp liên ngành.
3. Thành viên của tổ chức phối hợp
liên ngành được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức
phối hợp liên ngành.
Điều 17. Chế độ
hội họp
1. Tổ chức phối hợp liên ngành họp định
kỳ 06 tháng, 01 năm để thông qua các chương trình, kế hoạch công tác; đánh giá
kết quả hoạt động và tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp cần thiết, người đứng
đầu tổ chức phối hợp liên ngành quyết định triệu tập cuộc họp bất thường, đột
xuất để giải quyết công việc.
2. Cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm
vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm đảm bảo các điều
kiện hội họp; gửi giấy mời và tài liệu liên quan cho thành viên trước cuộc họp
ít nhất 02 ngày làm việc.
3. Thành viên tổ chức phối hợp liên
ngành có trách nhiệm tham dự và có ý kiến chính thức đối với nội dung cuộc họp.
Trường hợp cử người dự họp thay thế thì phải báo cáo người chủ trì cuộc họp và
chịu trách nhiệm về nội dung tham gia của người được cử dự họp thay thế. Trường
hợp không thể tham gia dự họp thì thành viên phải báo cáo người chủ trì cuộc họp
và gửi văn bản tham gia ý kiến về cơ quan, đơn vị được giao làm nhiệm vụ Thường
trực trước khi diễn ra cuộc họp.
4. Nếu xét thấy đảm bảo điều kiện và
yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức phối hợp liên ngành có thể không tổ chức họp trực tiếp
và lấy ý kiến thành viên bằng văn bản hoặc tổ chức các hình thức họp khác (như
họp qua mạng, trao đổi, lấy ý kiến qua điện thoại, hộp thư điện tử, họp trực
tuyến,...) nhằm tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Điều 18. Chế độ
thông tin, báo cáo
1. Tổ chức phối hợp liên ngành có
trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ để tổng
hợp) theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6 hàng năm) và báo cáo năm (trước
ngày 05/01 năm sau tại thời điểm báo cáo); báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan chức năng về tình hình tổ chức hoạt động,
việc tham gia của các thành viên tổ chức phối hợp liên ngành trong năm.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận làm người đứng
đầu thì Thủ trưởng (hoặc cấp phó được giao phụ trách) cơ quan, đơn vị được giao
làm nhiệm vụ Thường trực có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều
này.
Điều 19. Kinh
phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các phòng, ban, ngành,
đoàn thể quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường
a) Triển khai, tổ chức thực hiện việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành theo đúng Quy
chế này.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
Quy chế này có hiệu lực thi hành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao làm
nhiệm vụ Thường trực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ các quy
định của Quy chế này chỉ đạo việc rà soát các tổ chức phối hợp liên ngành do Ủy
ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định thành lập trước
ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành và đề xuất việc kiện toàn, tổ chức lại,
giải thể theo trình tự, thủ tục được quy định tại Quy chế này.
2. Ban Biên tập Trang thông tin điện
tử quận, các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 14 phường có
trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền việc tổ chức thực hiện nội dung Quy chế này.
3. Trưởng phòng Nội vụ quận
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận và Ủy
ban nhân dân 14 phường thực hiện Quy chế này.
b) Đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận xử lý, chấn chỉnh hoạt động, kiện toàn, tổ chức lại hoặc giải thể đối với
các tổ chức phối hợp liên ngành hoạt động không hiệu quả; kiểm điểm trách nhiệm
của các cơ quan tham gia thành viên không chấp hành đúng Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc, phát sinh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên
quan kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ) để xem
xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân quận)
Biểu
mẫu
|
Trích
yếu các biểu mẫu
|
Mẫu số 01
|
Quyết định về thành lập tổ chức phối
hợp liên ngành
|
Mẫu số 02
|
Quyết định về kiện toàn tổ chức phối
hợp liên ngành
|
Mẫu số 03
|
Quyết định về kiện toàn và đổi tên
tổ chức phối hợp liên ngành
|
Mẫu số 04
|
Quyết định về kiện toàn nhân sự tổ
chức phối hợp liên ngành
|
Mẫu số 05
|
Quyết định về thay đổi, bổ sung
thành viên tổ chức phối hợp liên ngành
|
Mẫu số 06
|
Quyết định về giải thể tổ chức phối
hợp liên ngành
|
|
Mẫu số 01
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập …… (tên của tổ
chức phối hợp liên ngành đề xuất thành lập)1
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ văn bản
……………………………………………………………;2
Xét đề nghị của ………… (Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp
liên ngành) tại Công văn số ……… ngày…… tháng…… năm 20…… và của Trưởng phòng
Nội vụ quận 6 tại Tờ trình số ……/TTr-NV ngày…… tháng…… năm 20……,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập……………… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) (gọi tắt là...), gồm
các thành viên như sau:
I. …………. (tên của tổ chức phối hợp
liên ngành):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong tổ chức phối hợp liên ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
II. ………… (tên của Bộ phận giúp việc
của tổ chức phối hợp liên ngành) (nếu có):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong Bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp liên
ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
Điều 2. ……………(tên của tổ chức phối
hợp liên ngành) có nhiệm vụ:
1. ……………………………………………………………………………………………
2.
……………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ của các thành viên trong …… (tên
của tổ chức phối hợp liên ngành) sẽ do người đứng đầu tổ chức phối hợp liên
ngành phân công (hoặc liệt kê nhiệm vụ từng thành viên nếu cần).
Điều 3.
Kinh phí hoạt động của ……. (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) được thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể tù ngày ký.
...... (tên của tổ chức phối hợp
liên ngành) báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ) bằng văn
bản về việc tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ
quận 6, ............ (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ
Thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Tên
gọi phải gắn liền với nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, cần đảm bảo
tính khái quát, ngắn gọn. Trường hợp khi thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
có đề xuất thành lập Bộ phận giúp việc thì cần nêu đầy đủ tên gọi của tổ chức
phối hợp liên ngành và Bộ phận giúp việc. Trong trường hợp này cần tách riêng từng
nhóm nhân sự theo phân công nhiệm vụ và bố cục thành từng phần (I, II) để phân
biệt. Trường hợp trong quá trình hoạt động, tổ chức phối hợp liên ngành cần thiết
thành lập Bộ phận giúp việc thi do người đứng đầu (hoặc cấp phó người đứng đầu
được giao nhiệm vụ làm Thường trực) tổ chức phối hợp liên ngành quyết định
thành lập.
2 Cần
liệt kê đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực hoặc văn bản
chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (nếu có) dùng làm cơ sở pháp lý để đề xuất thành
lập tổ chức phối hợp liên ngành.
|
Mẫu số 02
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiện toàn…… (tên của tổ
chức phối hợp liên ngành)1
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ văn bản
…………………………………………………………………………;2
Xét đề nghị của ……… (Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên
ngành) tại Công văn số……… ngày…… tháng…… năm 20…… và của Trưởng phòng Nội vụ
quận 6 tại Tờ trình số ……/TTr-NV ngày…… tháng…… năm 20……,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Kiện toàn……………… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) (gọi tắt là...), gồm
các thành viên như sau:
I. ............(tên của tổ chức phối
hợp liên ngành):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong tổ chức phối hợp liên ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
II. ……… (tên của Bộ phận giúp việc
của tổ chức phối hợp liên ngành) (nếu có):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên,
chức vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong Bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp
liên ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
Điều 2. ………….(tên của tổ chức phối
hợp liên ngành) có nhiệm vụ:
1.
……………………………………………………………………………………………
2.
……………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ của các thành viên trong…… (tên
của tổ chức phối hợp liên ngành) sẽ do người đứng đầu tổ chức phối hợp liên
ngành phân công (hoặc liệt kê nhiệm vụ từng thành viên nếu cần).
Điều 3.
Kinh phí hoạt động của …… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) được thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số ……/QĐ-UBND
ngày .... tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về thành lập
(hoặc đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên, kiện toàn nhân sự, thay đổi, bổ sung
thành viên) …… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành).
…… (tên của tổ chức phối hợp liên
ngành) báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ) bằng văn bản về
việc tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ
quận 6, ……………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường
trực của tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Việc
kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành xảy ra đối với trường hợp có sự thay đổi
người đứng đầu hoặc từ 50% trên tổng số thành viên tham gia trở lên và có sự
thay đổi về chức năng, nhiệm vụ so với quy định tại các Quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành.
2 Cần
liệt kê đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực hoặc văn bản
chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (nếu có) dùng làm cơ sở pháp lý đề xuất kiện toàn
tổ chức phối hợp liên ngành.
|
Mẫu số 03
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiện toàn và đổi tên……….
(tên của tổ chức phối hợp liên ngành đã thành lập trước đó)1
thành......(tên của tổ chức phối hợp liên ngành sau khi đổi tên)2
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ văn bản
…………………………………………………………………………;3
Xét đề nghị của ……… (Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên
ngành) tại Công văn số……… ngày…… tháng…… năm 20…… và của Trưởng phòng Nội vụ
quận 6 tại Tờ trình số ………./TTr-NV ngày…… tháng…… năm 20……,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Kiện toàn và đổi tên……… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành đã thành lập
trước đó) thành…….. (tên của tổ chức phối hợp liên ngành sau khi đổi
tên) (gọi tắt là...), gồm các thành viên như sau:
I. ………. (tên của tổ chức phối hợp
liên ngành):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong tổ chức phối hợp liên ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
II. …………… (tên của Bộ phận giúp việc
của tổ chức phối hợp liên ngành) (nếu có):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong Bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp liên
ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
Điều 2. ………..(tên của tổ chức phối
hợp liên ngành) có nhiệm vụ:
1.
……………………………………………………………………………………………
2.
……………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ của các thành viên trong …… (tên
của tổ chức phối hợp liên ngành) sẽ do người đứng đầu tổ chức phối hợp liên
ngành phân công (hoặc liệt kê nhiệm vụ từng thành viên nếu cần).
Điều 3.
Kinh phí hoạt động của …… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) được thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số ……../QĐ-UBND
ngày .... tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về việc
thành lập (hoặc đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên, kiện toàn nhân sự, thay đổi,
bổ sung thành viên)...... (tên của tổ chức phối hợp liên ngành).
….. (tên của tổ chức phối hợp liên
ngành) báo cáo Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Nội vụ) bằng văn bản về
việc tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ
quận 6, ………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường
trực của tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu; VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Việc
kiện toàn và đổi tên tổ chức phối hợp liên ngành xảy ra đối với trường hợp có sự
thay đổi người đứng đầu hoặc từ 50% trên tổng số thành viên tham gia trở lên và
có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tên gọi hoặc thay đổi tên gọi của tổ chức
phối hợp liên ngành so với quy định tại các Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố đã ban hành.
2 Ghi
lại tên mới của tổ chức phối hợp liên ngành phù hợp sau khi kiện toàn và đổi
tên.
3 Cần
liệt kê đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực hoặc văn bản
chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (nếu có) dùng làm cơ sở pháp lý đề xuất kiện toàn
và đổi tên tổ chức phối hợp liên ngành.
|
Mẫu số 04
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiện toàn nhân sự………. (tên
của tổ chức phối hợp liên ngành)1
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số ……./QĐ-UBND
ngày....tháng….năm 20….của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về việc thành lập
(hoặc đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên)……. (tên của tổ chức phối hợp liên
ngành);
Xét đề nghị của ..…….…….……. (Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối
hợp liên ngành) tại Công văn số ……. ngày ……. tháng ……. năm 20……. và của Trưởng
phòng Nội vụ quận 6 tại Tờ trình số ……/TTr-NV ngày …… tháng …… năm 20……,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Kiện toàn nhân sự…… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) (gọi tắt
là...), gồm các thành viên như sau:
I. ……………… (tên của tổ chức phối hợp
liên ngành):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong tổ chức phối hợp liên ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
II. ………… (tên của Bộ phận giúp việc
của tổ chức phối hợp liên ngành) (nếu có):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong Bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp liên
ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
Điều 2.
Các nội dung khác được giữ nguyên theo Quyết định số ………/QĐ-UBND ngày ....
tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về việc thành lập (hoặc
đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên)……… (tên của tổ chức phối hợp liên
ngành).
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số
………/QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6
về việc kiện toàn nhân sự (hoặc đã thay đổi, bổ sung thành viên) ……… (tên của
tổ chức phối hợp liên ngành).
Điều 4.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ
quận 6, ……………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường
trực của tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Việc
kiện toàn nhân sự tổ chức phối hợp liên ngành xảy ra đối với trường hợp có sự
thay đổi người đứng đầu hoặc từ 50% trên tổng số thành viên tham gia trở lên và
không thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tên gọi của tổ chức phối hợp liên ngành
so với quy định tại các Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã
ban hành.
|
Mẫu số 05
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thay đổi, bổ sung thành
viên...(tên của tổ chức phối hợp liên ngành)1
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày....tháng…..năm
20….. của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về việc thành lập (hoặc đã kiện toàn,
kiện toàn và đổi tên, kiện toàn nhân sự)….. (tên của tổ chức phối hợp liên
ngành);
Xét đề nghị của …..….. (Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp
liên ngành) tại Công văn số ….. ngày ….. tháng ….. năm 20….. và của Trưởng
phòng Nội vụ quận 6 tại Tờ trình số …..…../TTr-NV ngày ….. tháng ….. năm 20…..,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thay đổi, bổ sung thành viên…..….. (tên của tổ chức phối hợp liên ngành)
(gọi tắt là....), gồm các thành viên như sau:
I. …..…..…..….. (tên của tổ chức
phối hợp liên ngành);
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong tổ chức phối hợp liên ngành;
2. ……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
II. ………… (tên của Bộ phận giúp việc
của tổ chức phối hợp liên ngành) (nếu có):
1. Danh xưng (Ông/Bà) họ và tên, chức
vụ, đơn vị, nhiệm vụ đảm nhận trong Bộ phận giúp việc của tổ chức phối hợp liên
ngành;
2.
……………………………………………………………………………………………
3.
……………………………………………………………………………………………
Các thành viên khác vẫn giữ nguyên
theo Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm 20.... của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận 6 về việc thành lập (hoặc đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên,
kiện toàn nhân sự) …… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng Nội vụ
quận 6, ………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường
trực cửa tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan, các thành viên (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) và các
thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Việc
thay đổi, bổ sung thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành xảy ra đối với trường
hợp nhân sự tham gia tổ chức phối hợp liên ngành hiện đã nghỉ hưu, chuyển công
tác khác hoặc có nhu cầu bổ sung nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức
phối hợp liên ngành.
|
Mẫu số 06
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
Quận
6, ngày tháng năm 20...
|
|
|
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải thể……. (tên của tổ
chức phối hợp liên ngành đề xuất giải thể)
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ văn bản
…………………………………………………………………………..;1
Xét đề nghị của ………… (Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường trực của tổ chức phối hợp liên
ngành) tại Công văn số …… ngày …… tháng …… năm 20…… và của Trưởng phòng Nội
vụ quận 6 tại Tờ trình số ……/TTr-NV ngày …… tháng …… năm 20……,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Giải thể ………… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) được thành lập (hoặc
đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên) theo Quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ....
tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số
……/QĐ-UBND ngày .... tháng .... năm 20... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 về
việc thành lập (hoặc đã kiện toàn, kiện toàn và đổi tên) ………… (tên của tổ chức
phối hợp liên ngành).
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 6, Trưởng phòng
Nội vụ quận 6, ………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ quan được giao nhiệm vụ Thường
trực của tổ chức phối hợp liên ngành), Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan và các thành viên …… (tên của tổ chức phối hợp liên ngành) chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Quận ủy;
- Thường trực HĐND quận;
- Thường trực UBND quận;
- VP HĐND và UBND quận;
- Lưu: VT, PNV (2b).
|
CHỦ
TỊCH
|
1 Cần
liệt kê đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực hoặc văn bản
chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (nếu có) dùng làm cơ sở pháp lý để đề xuất giải
thể tổ chức phối hợp liên ngành.