Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2468/1999/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành: 17/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2468/1999/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 2468/1999/QĐ- BYT NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN “QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ vào Thông tư Liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của Liên Bộ Y tế - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/01/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các Ông, Bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng- Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Đỗ Nguyên Phương

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2468/1999/QĐ-BYT ngày 17 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

A/ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:

Trung tâm Y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác Y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Y tế dự phòng là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.

II. NHIỆM VỤ:

1- Căn cứ vào kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế của tỉnh, chỉ đạo của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch Y tế dự phòng trình lãnh đạo Sở Y tế và triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

2- Quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác Y tế dự phòng trên địa bàn, bao gồm: Phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, phòng chống AIDS, kiểm dịch y tế..., tiến hành điều tra, nắm tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch để có kế hoạch phòng chống cụ thể, kịp thời.

3- Thực hiện công tác kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

4- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Chương trình thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng, tổng kết, đánh giá hiệu quả của từng Chương trình, thực hiện việc lồng ghép các Chương trình tại cơ sở để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.

5- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khoẻ của tỉnh để xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.

6- Tham gia đào tạo và đào tạo lại về Y tế dự phòng theo kế hoạch của địa phương và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác.

7- Quản lý, tổ chức thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và các Chương trình như kinh phí, thuốc, vật tư... thanh quyết toán kịp thời và đúng quy định của Nhà nước và của Ngành.

8- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về Y tế dự phòng, áp dụng những tiến bộ khoa học nhằm đáp ứng các yêu cầu thiết thực của địa phương.

9- Tổ chức thực hiện các dịch vụ Y tế dự phòng. Thu phí và lệ phí Y tế dự phòng theo qui định.

10- Thực hiện các chế độ báo cáo theo qui định.

11- Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác do Sở Y tế giao.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY:

1- Tổ chức:

1.1- Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc giúp việc có trình độ từ bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ trở lên.

1.2- Các phòng chức năng:

- Phòng Kế hoạch - Tài vụ

- Phòng Hành chính - Tổ chức

1.3- Các khoa chuyên môn:

- Khoa Dịch tễ

- Khoa Y tế lao động

- Khoa Sức khoẻ môi trường

- Khoa Kiểm nghiệm Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

- Khoa Sốt rét - Bướu cổ

- Khoa Phòng chống AIDS

- Khoa Kiểm dịch Y tế Biên giới

- Khoa Xét nghiệm

2- Định mức lao động: Theo các qui định hiện hành của Nhà nước

3- Nhiệm vụ của từng Khoa, Phòng:

3.1- Phòng Kế hoạch - Tài vụ:

- Xây dựng Kế hoạch tổng hợp năm, quý, tháng của Trung tâm. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả rút kinh nghiệm việc thực hiện các kế hoạch đó.

- Nắm tình hình các mặt hoạt động của Trung tâm, thu thập thông tin, thống kê báo cáo số liệu của các Trung tâm Y tế tuyến huyện, làm báo cáo lên tuyến trên, chịu trách nhiệm về số liệu đã báo cáo, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định của Bộ.

- Quản lý và cấp phát kinh phí, vật tư theo kế hoạch đã được duyệt, chịu trách nhiệm quyết toán theo qui định.

- Dự trù kế hoạch mua sắm vật tư, hoá chất , thuốc men...

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tại Trung tâm và tuyến dưới.

3.2- Phòng Hành chính - Tổ chức:

- Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc hành chính của Trung tâm, mua sắm vật tư, trang thiết bị... theo kế hoạch đã được duyệt để phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm.

- Quản lý vật tư, tài sản, điều động phương tiện theo kế hoạch của Giám đốc Trung tâm.

- Quản lý và tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến công tác y tế dự phòng theo chế độ của Nhà nước và quy định của Bộ Y tế.

- Phối hợp tổ chức các lớp hội thảo, tập huấn theo kế hoạch hàng năm.

3.3- Khoa Dịch tễ:

- Quản lý tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch trong địa phương. Thường xuyên điều tra, giám sát, phát hiện dịch, nắm chắc tình hình bệnh truyền nhiễm, trên cơ sở đó lập các kế hoạch phòng chống và kiểm soát bệnh một cách chủ động cho địa phương.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp khi dịch xảy ra. Thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo qui định. Các thông tin báo cáo phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Xác minh kịp thời tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là các bệnh tả, dịch hạch, ngộ độc... để có kế hoạch chủ động phòng chống có hiệu quả. Kết hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai các biện pháp báo cáo dịch, cách ly, điều trị, cấp cứu, tổ chức điều trị tại ổ dịch, xử lý ổ dịch nhằm bao vây dập tắt dịch nhanh chóng, hạn chế tử vong.

- Tổ chức quản lý ổ dịch, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, thu thập thông tin, số liệu, thống kê báo cáo, lập bản đồ, biểu đồ dịch tễ, lưu trữ số liệu...

- Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện cho tuyến trước về dịch tễ, triển khai các dự án nghiên cứu phục vụ cho công tác phòng chống dịch và quản lý dịch tễ tại địa phương.

- Xây dựng kế hoạch vật tư phòng chống dịch bao gồm thuốc men, hoá chất, phương tiện trang bị chuyên dùng ... để đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên và chi viện cho tuyến trước.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp sát khuẩn, tẩy uế, diệt côn trùng, diệt chuột... Giám sát thường xuyên các véc tơ truyền bệnh để dự báo nguy cơ dịch có liên quan đến véc tơ truyền bệnh và có kế hoạch dự phòng trước.

- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án phòng chống bệnh nhiễm khuẩn.

3.4- Khoa Y tế lao động:

- Giám sát môi trường lao động, kiểm soát các yếu tố độc hại (bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn, rung, ánh sáng, vi khí hậu trong môi trường lao động vv...), các điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn, để cùng các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục, cải thiện điều kiện lao động

- Quản lý mạng lưới y tế cơ sở ở nhà máy, xí nghiệp, công, nông, lâm trường... thuộc các Bộ, Ngành và các thành phần kinh tế đóng tại địa phương. Hướng dẫn các nội dung vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người lao động.

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và tham gia giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Quản lý sức khoẻ người lao động, lập hồ sơ sức khoẻ, phân loại sức khoẻ, thống kê tình hình bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ bệnh tật, tai nạn lao động của các đơn vị sản xuất đóng tại địa phương.

- Tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp.

- Quan hệ, hợp đồng với Trung tâm Y tế lao động các Ngành, các Tập đoàn, Liên hiệp xí nghiệp để kiểm soát, quản lý tình hình ô nhiễm môi trường của các đơn vị sản xuất đóng trên lãnh thổ địa phương để cùng có biện pháp khống chế, giải quyết ô nhiễm môi trường.

- Kiểm tra, thẩm định các hoá chất theo danh mục qui định, tuyên truyền giáo dục các biện pháp chống nhiễm độc hoá chất. Quản lý tình hình sử dụng các hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động và hướng dẫn sử lý ban đầu khi bị nhiễm độc.

- Tổ chức và thực hiện công tác đào tạo cho cán bộ chuyên khoa và các đối tượng khác.

- Tham gia nghiên cứu để khống chế tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp và xác định bổ xung vào danh mục bệnh nghề nghiệp.

3.5- Khoa Sức khỏe môi trường và Y tế trường học:

- Quản lý vệ sinh nguồn nước uống, thường xuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng các nguồn nước uống và nước sinh hoạt của nhân dân, đôn đốc thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đã quy định. Tham gia thẩm định, xét duyệt các dự án cung cấp nước sạch của địa phương.

- Nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng những biện pháp xử lý phân, rác đảm bảo vệ sinh và phù hợp với điều kiện địa phương. Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các công trình vệ sinh như nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm... Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng để đảm bảo yêu cầu vệ sinh của các công trình đó.

- Phối hợp với ngành Môi trường để quản lý, đánh giá tác động của nước thải đối với sức khỏe.

- Quản lý tình hình sức khỏe môi trường tại các nơi công cộng như rạp hát, rạp chiếu phim, khách san, trường học, cửa hàng, nghĩa trang, bệnh viện, khu điều dưỡng, khu nghỉ ngơi giải trí...

- Tham gia xét duyệt về mặt vệ sinh các dự án quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn của địa phương.

- Tham gia quản lý, chỉ đạo chuyên môn và tổ chức đào tạo về Y tế trường học ở địa phương.

- Tổ chức thực hiện các Chương trình, Dự án liên quan đến Sức khỏe môi trường và Y tế trường học ở địa phương.

3.6- Khoa Kiểm nghiệm Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và thực hiện công tác VSATTP và dinh dưỡng. Giám sát kiểm tra việc thực hiện các qui định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp liên Ngành kiểm tra, giám sát chất lượng VSATTP lưu thông trên thị trường kể cả thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.

- Theo dõi, kiểm tra, thẩm định, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán thực phẩm và các cơ sở ăn uống trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và phục vụ ăn uống, kể cả cơ sở liên doanh.

- Tổ chức khám sức khoẻ và kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, người lành mang trùng cho người trực tiếp sản xuất, chế biến, phục vụ tại các cơ sở thực phẩm, cơ sở ăn uống, kể cả các cơ sở liên doanh.

- Hướng dẫn tuyến dưới thực hiện công tác giám sát, kiểm tra về chất lượng VSATTP đối với các cơ sở xản xuất, chế biến và dịch vụ ăn uống.

- Kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm.

- Tổ chức đào tạo chuyên môn cho các cán bộ chuyên khoa và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo qui định.

3.7- Khoa Sốt rét - Bướu cổ:

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và các biện pháp phòng chống sốt rét (PCSR), các bệnh ký sinh trùng (KST) và phòng chống Bướu cổ.

- Triển khai thực hiện Mục tiêu quốc gia phòng chống sốt rét, và Mục tiêu quốc gia phòng chống rối loạn do thiếu iốt...

- Tổ chức giám sát véc tơ liên quan đến bệnh sốt rét và các bệnh KST khác.

- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực PCSR - KST và Bướu cổ.

- Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét - KST và Bướu cổ...

- Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa và các đối tượng khác.

- Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo qui định.

3.8- Khoa Phòng chống AIDS:

Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của Ban phòng chống AIDS - Sở Y tế theo Quyết định số: 1716/1999/QĐ-BYT ngày 4/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.9- Khoa Kiểm dịch Y tế Biên giới:

- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác Kiểm dịch Y tế Biên giới, giám sát thường xuyên các bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu theo qui định.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho người, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện và các phương tiện vận tải qua lại biên giới và tiến hành xử lý y tế theo qui định hiện hành.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh đối với các cơ sở cung ứng, dịch vụ thực phẩm, đồ uống, nước sinh hoạt và các phương tiện vận chuyển của các cở sở này trong khu vực cửa khẩu.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu theo Điều lệ Kiểm dịch Y tế Biên giới.

- Tổ chức thu phí và lệ phí kiểm dịch theo qui định.

- Thực hiện công tác thống kê báo cáo theo qui định.

3.10- Khoa Xét nghiệm:

- Thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của công tác Y tế dự phòng. Thành lập các labo kỹ thuật riêng biệt theo từng lĩnh vực.

- Nghiên cứu tiếp nhận các kỹ thuật xét nghiệm mới phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh.

- Tham gia công tác đào tạo cho cán bộ chuyên khoa và các đối tượng khác.

- Đảm bảo sản xuất, pha chế môi trường nuôi cấy, hoá chất xét nghiệm cung cấp theo yêu cầu cho tuyến huyện phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

- Thực hiện dịch vụ xét nghiệm trong lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định hiện hành.

- Thống nhất áp dụng thường qui kỹ thuật xét nghiệm đã được Bộ Y tế ban hành, phổ biến kỹ thuật cho các tuyến. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện theo thường qui kỹ thuật đã được thống nhất.

- Chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm đối với cấp trên và pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê báo cáo theo qui định.

Căn cứ vào số lượng biên chế và tình hình thực tế mỗi địa phương, Giám đốc Trung tâm đề xuất bố trí các tổ trong khoa, phòng cho thích hợp với nhiệm vụ chức năng.

IV. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG:

1- Từ ngân sách sự nghiệp y tế.

2- Ngân sách từ các chương trình Y tế quốc gia có Mục tiêu.

3- Từ nguồn thu phí và lệ phí Y tế dự phòng.

4- Từ nguồn viện trợ và các nguồn kinh phí khác.

V. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC:

1- TTYTDP tỉnh chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế

2- TTYTDP tỉnh chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng, Cục Quản lý chất lượng - An toàn vệ sinh thực phẩm, các Viện đầu ngành và Viện, Phân viện khu vực).

3- TTYTDP tỉnh có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị Y tế trực thuộc Sở Y tế.

4- TTYTDP tỉnh có mối quan hệ hiệp đồng với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và Y tế các Bộ, Ngành.

5- TTYTDP tỉnh có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ Y tế dự phòng đối với các Trung tâm Y tế huyện.

B/ ĐỘI Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH:

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:

Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) là đơn vị chuyên môn kỹ thuật thuộc Trung tâm Y tế huyện, có chức năng tổ chức thực hiện công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện.

II. NHIỆM VỤ:

1- Công tác dịch tễ - Sốt rét - Bướu cổ - Phòng chống các bệnh xã hội:

- Tiến hành điều tra, nắm tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ, các bệnh xã hội tại địa phương qua kết quả khám và điều trị ở Bệnh viện huyện, Phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, các Đội y tế lưu động phát hiện để có kế hoạch phòng chống dịch, bệnh hàng tháng, quí, năm.

- Giám sát diễn biến tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, khẩn trương triển khai các biện pháp bao vây chống dịch khi phát hiện thấy các trường hợp mắc đầu tiên, ngăn chặn không để dịch xảy ra và nhanh chóng dập tắt dịch.

- Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, tiến hành các biện pháp chuyên môn kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan và tiến tới khống chế, thanh toán.

- Tổ chức thực hiện công tác tiêm chủng tại địa phương, phân phối, bảo quản Vắc xin, sinh phẩm nhằm bảo đảm các yêu cầu của dự án và của Bộ Y tế.

- Quản lý tình hình sốt rét tại địa phương, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đôn đốc các xã, phường, các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ quan công, nông trường, xí nghiệp đóng trên địa bàn, thực hiện quản lý chặt chẽ các ca bệnh sốt rét, lấy lam máu xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét...

- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác phòng chống các rối loạn do thiếu iốt tại địa phương, điều tra thực trạng bệnh, lập kế hoạch triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt

- Lập dự trù hàng năm về nhu cầu kinh phí, thuốc, hoá chất... phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, phòng chống các bệnh xã hội hàng năm, quí, tháng của địa phương và của Đội. Tổ chức phân phối, cấp phát theo kế hoạch, hướng dẫn sử dụng và bảo quản....

- Thống kê số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch tại địa phương và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo qui định.

2- Công tác vệ sinh: Vệ sinh môi trường, Vệ sinh lao động, VSATTP.

- Hướng dẫn và vận động nhân dân xây dựng và sửa chữa các công trình vệ sinh như nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm, chuồng gia súc... theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và theo yêu cầu kỹ thuật, thường xuyên nắm được số lượng, chất lượng các loại công trình vệ sinh có tại địa phương.

- Giám sát và kiểm tra chất lượng nước uống và nước sinh hoạt.

- Phổ biến và đôn đốc tuyến xã, cơ quan, công nông, lâm trường, xí nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp xử lý phân, nước, rác... theo hưỡng dẫn kỹ thuật của tuyến trên.

- Kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, lập hồ sơ vệ sinh cho từng cơ sở cung ứng thực phẩm, dịch vụ ăn uống tại địa phương. Tổ chức kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời trình trạng không bảo đảm VSATTP. Điều tra ngộ độc thực phẩm và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

- Thẩm định hoặc phối hợp thẩm định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân cấp để Trung tâm y tế huyện cấp giấy chứng nhận.

- Vận động và kiểm tra đôn đốc thực hiện các qui định, yêu cầu vệ sinh phòng dịch trong các xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường, trường học.

- Hướng dẫn công tác y tế trường học.

- Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tiến hành kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp, công nông, lâm trường thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu tố độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

- Hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc thực hiện những qui định về vệ sinh và an toàn lao động trong các cơ sở y tế. Hướng dẫn nhân dân bảo quản, sử dụng và phòng chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật.

- Phối hợp với các Ngành có chức năng tại địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

3- Công tác xét nghiệm:

- Đáp ứng các nhu cầu xét nghiệm cho công tác chuyên môn của Đội và Y tế cơ sở.

- Từng bước triển khai các xét nghiệm sau đây:

+ Lấy mẫu xét nghiệm và gửi lên tuyến trên: bệnh phẩm, nước, thực phẩm, bụi và hơi khí độc...

+ Xét nghiệm trực tiếp trứng giun sán, lỵ, amíp, ký sinh trùng sốt rét, các xét nghiệm iôt niệu...

+ Nuôi cấy vi khuẩn

III. TỔ CHỨC:

1- Tổ chức:

- Lãnh đạo đội gồm: Đội trưởng và 1-2 Đội phó giúp việc

- Căn cứ vào số lượng biên chế và nhu cầu công tác có thể tổ chức thành một số tổ công tác.

2- Biên chế: Theo các qui định hiện hành của Nhà nước

IV. KINH PHÍ:

Trong kinh phí của Trung tâm Y tế huyện.

V. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC:

1. Đội Y tế dự phòng chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm Y tế huyện.

2. Đội Y tế dự phòng chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm y tế dự phòng và các Trung tâm khác thuộc hệ dự phòng thuộc Sở Y tế.

3. Đội Y tế dự phòng có mối quan hệ phối hợp với các Khoa lâm sàng và cận lâm sàng, các Đội dự phòng khác, các Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh khu vực, các Phòng chức năng của Trung tâm Y tế huyện.

4. Đội Y tế dự phòng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện.

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 2468/1999/QD-BYT

Hanoi, August 17, 1999

 

DECISION

ISSUING THE "REGULATION ON THE FUNCTION, TASKS AND ORGANIZATION OF THE APPARATUS OF THE PREVENTIVE MEDICINE CENTERS UNDER THE HEALTH SERVICES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES AND THE PREVENTIVE MEDICINE TEAMS UNDER THE HEALTH CENTERS OF THE DISTRICTS, TOWNS AND CITIES UNDER THE PROVINCES."

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No. 68/CP of October 11, 1993 of the Government providing for the function, tasks, powers and organization of the Ministry of Health;
Pursuant to the Inter-ministerial Circular No. 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP of June 27, 1998 of the Ministry of Health and the Government Commission for Organization and Personnel guiding the implementation of Decree No. 01/1998/ND-CP of January 3, 1998 of the Government on the system of local health organizations;
At the proposals of the Head of the Organization and Personnel Department and the Head of the Preventive Medicine Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the "Regulation on the function, tasks and organization of the apparatus of the Preventive Medicine Centers under the Health Services of the provinces and centrally-run cities and the Preventive Medicine Teams under the Health Centers of the districts, towns and cities under the provinces".

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its issue. The other regulations which are contrary to the stipulations in this Decision are now annulled.

Article 3.- The head of Office, the head of the Organization and Personnel Department, the Head of the Preventive Medicine Department of the Ministry of Health, the Directors of the Health Services of the provinces and centrally-run cities and the heads of the concerned units shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

 

REGULATION

ON THE FUNCTION, TASKS AND ORGANIZATION OF THE APPARATUS OF THE PREVENTIVE MEDICINE CENTERS UNDER THE HEALTH SERVICES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES AND THE PREVENTIVE MEDICINE TEAMS UNDER THE HEALTH CENTERS OF THE DISTRICTS, TOWNS AND CITIES UNDER THE PROVINCES
(Issued together with Decision No. 2468/1999/QD-BYT of August 17, 1999 of the Minister of Health)

A. THE PREVENTIVE MEDICINE CENTERS UNDER THE HEALTH SERVICES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES

I. POSITION AND FUNCTION

The Preventive Medicine Center under the Health Service of the province or centrally-run city (hereunder commonly called the province) is a non-business unit under the Health Service with the function of acting as consultant and organizer for the performance of preventive medicine work in the province.

The Preventive Medicine Center is a unit having the legal person status, a separate office and seal and is authorized to open its own account at the State Treasury.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Basing itself on the plan for development of health work in the province, the guidance of the Ministry of Health and the realistic situation in the locality, it shall work out the preventive medicine plan to submit to the leadership of the Health Service and carry out the plan after it is approved.

2. To manage and organize the implementation of all aspects of preventive medicine in the locality including: Prevention and fight against epidemics, environmental hygiene, labor hygiene, prevention and fight against malaria, goiter, AIDS, medical epidemics control... Surveys to monitor the situation of epidemics causing infectious diseases in order to work out concrete and timely plans of prevention and combat.

3. To check the quality of food and food hygiene and safety.

4. To direct and organize the carrying out of the programs of preventive medicine, to review and evaluate the effectiveness of each program, to carry out the integration of the programs at the unit with a view to obtaining high results in the process of execution.

5. To coordinate with the Health Mass Communication and Education Center of the province in order to work out the plan and contents, to direct and organize health mass communication and education to prevent and fight against epidemics and diseases among the population.

6. To take part in training and retraining in preventive medicine according to the plans of the locality and Central Government for specialist officials and other cadres.

7. To manage and organize the effective implementation and use of the resources of the State and the programs such as budget, medicines, materials... to settle the accounts in time and according to prescriptions of the State and the Ministry.

8. To research on and take part in scientific research on preventive medicine, to apply scientific advances aimed at meeting the practical needs of the locality.

9. To organize the execution of preventive medicine services. To collect medical charges and fees of preventive medicine as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. To perform other tasks and powers as assigned by the Health Service.

III. ORGANIZATION OF THE APPARATUS

1. Organization:

1.1. Leadership of the Center: The Director and two assisting Deputy Directors with educational standard from First Grade specialist doctor or master upward.

1.2. Specialized sections:

- The Planning and Financial Accounts Section

- The Administrative and Organization Section.

1.3. Specialized departments:

- The Epidemiology Department

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Environmental Health Department

- The Department for Quality Check of Food Hygiene and Safety

- The Malaria and Goiter Department

- The Prevention and Fight against AIDS Department

- The Border Medical Epidemics Control Department

- The Laboratory Department

2. Labor norms: As prescribed in current State regulations

3. Tasks of each department and section:

3.1. The Planning and Finance Section:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To monitor all aspects of activities of the Center, to collect information, to inventorize and report data from the district Health Centers to the higher level, to be accountable for the data it has reported and seriously carry out the reporting regimes as prescribed by the Ministry.

- To manage and allocate budget and materials according to approved plans, and take responsibility for the final settlement of accounts as prescribed.

- To work out the plan for the purchase of materials, chemicals, medicines...

- To work out the plan and organize the training and professional fostering of cadres for the Center and the lower level.

3.2. The Administrative and Organization Section:

- To take full responsibility for the administrative work of the Center, to purchase materials and equipment... according to the approved plan in service of the activities of the Center.

- To manage the materials, properties and to mobilize the means as planned by the Director of the Center.

- To act as manager and consultant for the Director of the Center in personnel work, to carry out the regime and policies related to preventive medicine according to the State regime and the regulations of the Ministry of Health.

- To coordinate with other departments in organizing seminars and refresher courses according to the yearly plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To manage the situation of the infectious and epidemic diseases in the locality. To regularly survey, supervise and detect epidemics, to have a firm grasp of infectious diseases in the locality, on which basis to work out plans for preventing, fighting and controlling them positively in full initiative.

- To organize and direct the adoption of urgent measures of prevention against epidemics whenever they break out. To perform and observe dutifully the reporting regime as prescribed. The information and report must be adequate, accurate and timely.

- To determine in time the factors causing infectious and epidemic diseases, especially diarrhoea, bubonic plague, food poisoning... in order to take the initiative in adopting effective plans of prevention and fight. To cooperate with the medical examination and treatment establishments in adopting measures to report on epidemics, quarantine, treatment and first aid, to organize the treatment at the epidemic breeding grounds and handle these grounds in order to seclude and quickly stamp out the epidemics and limit the death rate.

- To organize the management of the epidemics breeding grounds, to monitor the development of the epidemics, collect information, data, to make statistics and reports, draw up maps and charts of the epidemics, keep file on data...

- To work out the plan for training and upgrading cadres for the lower levels in epidemiology, carry out research projects in service of the prevention and fight against epidemics and control epidemics in the locality.

- To work out the plan for materials to prevent and fight against epidemics including medicines, chemicals, specialized means and equipment... to meet the regular need and support for the lower level.

- To organize the adoption of anti-septic and disinfection measures, insecticide and rat killing.. To regularly supervise the epidemic vectors in order to warn against the danger of epidemics related to these vectors and adopt plans for prevention.

- To carry out programs and projects against infectious diseases.

3.4. The Labor Health Department:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To manage the basic health network at the factories, enterprises, construction sites, farms and forestry farms... under the ministries, branches and various economic sectors located in the locality. To provide guidance for the laborers about labor hygiene and primary health care.

- To organize periodical health check, to examine for occupational diseases and take part in the evaluation of occupational diseases for the laborers. To manage the laborers’ health, to draw up health registers, classification of health, inventorize the situation of occupational diseases, the sickness and labor accident rate of the production units located in the locality.

- To organize an occupational disease consulting room.

- To connect and coordinate with the Labor Health Center of the branches, corporations, and unions of enterprise to control and manage the situation of environmental pollution at the production units located in the territory in order together to take measure to control and solve environmental pollution.

- To inspect and determine the chemicals according to the prescribed list, to popularize the measures to prevent chemical poisoning. To control the use of chemicals which require strict control in labor hygiene and to direct the initial treatment after poisoning.

- To organize and carry out the training of specialists and other persons.

- To take part in research to control the rate of occupational diseases and to determine them in order to supplement the list of occupational diseases.

3.5. The Environmental Health and Educational Health Department:

- To manage the hygiene of drinking water sources, to inspect regularly and monitor the quality of drinking water and living water source of the population, to supervise the implementation of measures of protection and treatment aimed at ensuring the prescribed hygiene criteria. To take part in the examination and approval of the projects of clean water supply in the locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To cooperate with the Environmental Service to manage and evaluate the impact of waste water on health.

- To manage the situation of environmental health in public places such as theatres, movie houses, hotels, schools, shops, cemeteries, hospitals, sanatoria, rest and recreation centers...

- To take part in the approval of the hygiene aspect of the projects of urban and rural development of the locality.

- To take part in the management and professional and organizational guidance in the training in educational health in the locality.

- To organize the implementation of the programs and projects related to environmental health and educational health in the locality

3.6. The Department for Quality Control of Food Hygiene and Safety:

- To work out the plan, direct and carry out food sanitation and safety and nutrition. To supervise and inspect the observance of current regulations on food hygiene and safety in the province.

- To conduct inter-ministerial coordination in inspecting and supervising the quality of sanitation and safety of food circulated on the market including food produced in the country and for export.

- To monitor, inspect, examine and supervise the establishments producing, processing, circulating and dealing in food and the catering establishments in the territory under its management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To organize health checks and examinations for infectious diseases among the unaffected who might transmit germs to persons directly producing, processing or servicing at the food establishments, catering establishments including joint venture establishments.

- To guide the lower echelon in carrying out supervision and inspection of the quality of food sanitation and safety at the food producing, processing and catering establishments.

- To cooperate with related units in investigating food poisonings.

- To organize professional training for specialist workers and other subjects in the province.

- To carry out the statistical and reporting regime as prescribed.

3.7. The Malaria-Goiter Department:

- To build and organize the deployment of the plan and preventive measures against malaria and parasitic diseases and to prevent and fight against goiter.

- To materialize the national target of preventing and fighting against malaria and the national target of preventing and fighting against ailments caused by iodine deficiency.

- To organize the supervision of vectors related to malaria and other parasitic diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To carry out education in the prevention and fight against malaria, parasitic diseases and goiter.

- To take part in the training and professional fostering for specialists and other subjects.

- To carry out the statistical and reporting regime as prescribed.

3.8. The Prevention and Fight Against AIDS Department

To carry out the specialization and profession of the Committee for Prevention and Fight against AIDS of the Health Service according to Decision No. 1716/1999/QD-BYT of June 4, 1999 of the Minister of Health.

3.9. The Border Medical Epidemics Control Department:

- To organize, guide and inspect the performance of border medical epidemics control, to regularly supervise the infectious diseases at the border gates as prescribed.

- To inspect and issue medical epidemics control certificates to people, goods, postal mails and parcels and the transport means passing through the borders and conduct medical handling as currently prescribed.

- To inspect and supervise the observance of sanitary measures for the suppliers and caterers of food and drinks, living water and the transport means of these establishments in the areas of the border gates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To organize the collection of charges and fees on epidemic control as prescribed.

- To carry out the statistical and reporting regime as prescribed.

3.10. The Laboratory Department:

- To conduct tests as required by preventive medicine. To set up a separate laboratory for each domain.

- To study the acceptance of new laboratory techniques in service of diagnostics.

- To take part in the training of specialists and other subjects.

- To ensure the production and preparation of medium and laboratory chemicals to supply on request for the district level in service of the prevention and fight against diseases and epidemics.

- To conduct the laboratory service in preventive medicine as currently prescribed.

- To apply uniformly the technical norms of laboratory already issued by the Ministry of Health, to popularize these techniques to the different echelons. To inspect and evaluate the application of the technical norms already agreed upon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To carry out the statistical and reporting regime as prescribed.

Basing himself on the staff and the actual situation in each locality, the director of the Center shall propose the staffing of the groups in the Department and Sections in a way conformable with the tasks and function.

IV. OPERATIONAL BUDGET:

1. Expenditures shall be taken from the health service budget.

2. From the budget of the target national health programs.

3. From the collection of charges and fees of preventive medicine.

4. From the aid fund and other sources.

V. WORK RELATIONS

1. The Provincial Preventive Medicine Center is directly managed and guided by the medical service of the province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Provincial Preventive Medicine Center holds cooperative relations with the medical units attached to the Medical Service of the province.

4. The Provincial Preventive Medicine Center holds cooperative relations with the specialized agencies in the province and the Medical Services of the Ministries and branches.

5. The Provincial Preventive Medicine Center is responsible for managing and directing professionally the Health Centers of the districts in preventive medicine.

B. PREVENTIVE MEDICINE TEAM UNDER THE HEALTH CENTER OF THE DISTRICT, TOWN OR CITY UNDER THE PROVINCE

I. POSITION AND FUNCTION

The Preventive Medicine Team of the Health Center of the district, town or city under the province (hereafter commonly called the district) is a specialized technical unit under the district Health Center having the function of organizing the carrying out of preventive medicine in the district.

II. TASKS

1. Epidemiology-Malaria-Goiter- Prevention and Fight against Social Diseases:

- To conduct surveys, to monitor the situation of communicable and epidemic diseases, malaria, goiter and social diseases in the locality through the results of the medical examinations and treatment at the district hospital, the regional policlinical consulting room, the medical stations at the villages, wards or towns and the mobile Medical Teams in order to adopt monthly, quarterly and yearly plans of prevention and fight against diseases and epidemics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To closely control the old epidemic grounds, to take specialized technical measures to check the occurrence and spread of epidemics and eventually to control and stamp them out.

- To organize vaccinations in the locality, the distribution and maintenance of vaccines and bio-products aimed at ensuring the requirements of the project and of the Ministry of Health.

- To control the malaria situation in the locality, to work out the plan and organize its execution, to urge the communes, wards and medical establishments, the agencies, construction sites, farms and factories located in the locality to closely monitor malaria, to take blood samples for test of malaria germs…

- To manage and organize the prevention and fight against ailments caused by the deficiency of iodine in the locality, to survey the actual situation of the disease, and work out a plan for activities according to the approved plan.

- To work out yearly plans for the needs in expenditures, medicines, chemicals... for the prevention and fight against diseases and epidemics, the prevention and fight against malaria and goiter and social diseases in the year, quarters and months in the locality and of the team. To organize the distribution and allocation of medicines according to plan and to guide their use and maintenance…

- To make statistics, work out maps and charts of the types of epidemics in the locality and strictly observe the reporting regime as prescribed.

2. Sanitation: environmental hygiene, labor hygiene, food hygiene and safety

- To guide and mobilize the population to build and repair sanitary works like latrines, water wells, bathrooms and livestock sheds... according to the yearly plan and the technical requirements, to regularly monitor the quantity and quality of the different kinds of sanitary works in the locality.

- To supervise and inspect the quality of drinking water and living water.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To inspect and supervise food hygiene and safety, to draw up the sanitation dossier for each establishment that supplies food and catering service in the locality. To organize regular inspection aimed at detecting and handling in time the unhygienic condition of food. To investigate food poisonings and take samples for test.

- To examine or cooperate in examining the establishments producing and dealing in food which have been assigned with definite tasks so that the district medical center cn issue certificates to them.

- To campaign for and inspect and promote the observance of the regulations and requirements on anti-epidemics hygiene in the communes, wards, towns, agencies, factories, construction sites, farms and forestry farms and schools.

- To guide the health service at the schools.

- To draw up labor sanitation dossiers and inspect and urge the factories, construction sites, farms and forestry farms to carry out measures to overcome noxious elements arising during the process of production and ensure labor sanitation requirements, to prevent and fight against occupational diseases for the laborers.

- To organize periodical health check-ups for laborers in the small and medium enterprises in the locality.

- To guide, inspect and urge the implementation of the regulations on hygiene and labor safety in the medical establishments. To guide the population in the maintenance, use and prevention of poisoning in the use of plant protection substances.

- To coordinate with the specialized branches in the locality in organizing the inspection of the observance of the regimes and policies of the State regarding the protection of the health of laborers.

3. Testing work:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To take step by step the following tests:

+ To take samples for test and send them to the higher echelon the following: pathological samples, samples of water, food, dust and noxious gas…

+ To directly test for eggs of helminths and dysentry germs, amocbac, malaria germs, and tests of iodine deficiency…

+ To cultivate bacteria

III. ORGANIZATION

1. Organization:

- The leadership of the team comprises: the Team Leader and one or two assisting Deputy Team Leaders

- Depending on the size of the staff and the needs of the work, a number of work groups may be set up.

2. Staff: As prescribed by the present regulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The budget lies in the budget of the district Medical Center.

V. WORK RELATIONS

1. The Preventive Medicine Team is directly managed and guided by the district Medical Center.

2. The Preventive Medicine Team is managed and directed professionally by the Preventive Medicine Center and the other centers of the preventive medicine system of the Health Service of the province.

3. The Preventive Medicine Team holds coordinative relations with the Clinical Department and Para-Clinical Departments, the other Preventive Medicine Teams, the Regional Policlininal Consulting Rooms, the Regional Maternity Homes and the specialized sections of the district Health Center.

4. The Preventive Medicine Team is responsible for managing, directing and performing preventive medicine work in the whole district.

 

 

MINISTER OF HEALTH




Do Nguyen Phuong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2468/1999/QĐ-BYT ngày 17/08/1999 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm y tế dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.648

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.242.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!