Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2450/QĐ-UBND 2017 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính Bình Dương

Số hiệu: 2450/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Trần Thanh Liêm
Ngày ban hành: 14/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2450/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 14 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1220/TTr-STP ngày 07/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương năm 2017 (Kèm theo phương án đơn giản hóa).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này theo hướng hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định thủ tục hành chính quy định trong các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thời gian hoàn thành, trong năm 2017.

Điều 3. Giao Sở Tư pháp kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Cục KS TTHC - VPCP;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Tư pháp; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội; Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư.
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;20
- LĐVP (Lg,V),Th,web;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trần Thanh Liêm

 

PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

1. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch (Lĩnh vực Du lịch)

1.1. Thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh karaoke

- Phương án đơn giản hóa:

Bãi bỏ quy định về điều kiện “nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa” khi thực hiện cấp giấy phép kinh doanh karaoke.

- Lý do:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Chương 8 của Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định “cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thy toàn bộ phòng”. Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 12 của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định “cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa”.

Điều này trên thực tế khó thực hiện và qua kiểm tra mặc dù các cơ sở kinh doanh karaoke đã lắp cửa kính rất đẹp, nhìn thy toàn bộ phòng bên trong nhưng vẫn phải bỏ làm lại do chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ. Điều này gây lãng phí cho doanh nghiệp.

- Kiến nghị thực thi:

Bãi bỏ quy định về điều kiện: “nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15%) diện tích cửa” tại Khoản 2, Điều 12 của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009. Thực hiện theo như hướng dẫn của Khoản 2, Điều 30, Chương 8 của Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

1.2. Thủ tục Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo

- Phương án đơn giản hóa:

Bổ sung thành phần hồ sơ “mẫu văn bản thông báo đoàn người quảng cáo và mẫu maket in màu nội dung quảng cáo” khi thực hiện thủ tục này.

- Lý do:

Thủ tục này được quy định tại Điều 36 của Luật Quảng cáo năm 2012; tuy nhiên chưa quy định về mẫu văn bản thông báo đoàn người quảng cáo và mu maket in màu nội dung quảng cáo. Đồng thời cần quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính và đcơ quan quản lý có cơ sở xét duyệt nội dung quảng cáo.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Điều 36 của Luật Quảng cáo năm 2012.

1.3. Thủ tục Phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu

- Phương án đơn giản:

Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính 45 ngày xuống còn 40 ngày ngày nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện TTHC.

- Lý do:

Theo quy định tại Điểm d, Điều 8 của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thời hạn giải quyết 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc. Việc quy định như vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp vì sau khi tác phm điện ảnh được nhập khu về cn có kết quả thẩm định trong thời gian ngn đcá nhân, tổ chức thực hiện chiếu phim, phân phối phim.

- Kiến nghị thực thi:

Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 45 ngày xuống còn 40 ngày cho tổ chức cá nhân quy định tại Điểm d, Điều 8 của Thông tư s28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ)

2.1. Thủ tục Đề xuất/đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phương án đơn giản hóa:

Đối với yêu cầu, điều kiện: Tăng thời gian thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh từ không quá 05 năm lên không quá 07 năm hoặc 10 năm

- Lý do:

Tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, Chương trình khoa học công nghệ có thời gian thực hiện không quá 10 năm. Tuy nhiên, khoản 4, Điều 9, Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương quy định “Yêu cầu đối với chương trình khoa học và công nghệ: Có thời gian thực hiện không quá 05 năm và tiến độ triển khai phù hợp với mục tiêu của chương trình”

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 4, Điều 9, Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2. Thủ tục Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phương án đơn giản hóa:

+ Không bắt buộc thành phần hồ sơ: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN. Cụ thể sửa đổi thành: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN (nếu có).

+ Về yêu cầu, điều kiện thực hiện: giảm thời gian thâm niên chuyên môn về vị trí công tác trong lĩnh vực khoa học từ năm (05) năm xuống ba (03) năm. Cụ thể: Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN phải có chuyên môn hoặc vị trí công tác phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với nhiệm vụ trong ba (03) năm gần đây, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

- Lý do:

+ Về thành phần hồ sơ: việc yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN là chưa phù hợp vì các tổ chức có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ KH&CN có quyền tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp chủ trì thực hiện.

+ Yêu cầu, điều kiện: Nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân có khả năng tham gia tuyển chọn/giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN và phù hợp với điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 33/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm b, Khoản 2, Điều 4 và Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 12/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ

- Phương án đơn giản hóa:

Giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc.

- Lý do:

Do điều kiện thực tế tại địa phương số lượng hồ sơ phát sinh trong năm chưa nhiều (từ 2 - 4 hồ sơ/năm), vì vậy cần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

2.4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ)

- Phương án đơn giản hóa:

Đnghị giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 12 ngày làm việc.

- Lý do:

Do điều kiện thực tế tại địa phương số lượng hồ sơ phát sinh trong năm chưa nhiều (từ 2 - 4 hồ sơ/năm), vì vậy cần được rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

2.5. Thủ tục Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

- Phương án đơn giản hóa:

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 05 (năm) ngày xuống còn 03 (ba) ngày làm việc.

- Lý do:

Vì chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hp chuẩn mà thành phần hồ sơ không nhiều và số lượng hồ sơ phát sinh trong năm ít từ 01 - 02 hồ sơ/năm. Nên quy định là 05 (năm) ngày làm việc cần được xem xét rút ngn.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2.6. Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hp chuẩn của tổ chức chng nhận

- Phương án đơn giản hóa:

Đề nghị giảm thời gian giải quyết từ 05 (năm) ngày làm việc xuống còn 03 (ba) ngày làm việc.

- Lý do:

Vì chỉ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp chuẩn mà thành phần hồ sơ không nhiều và số lượng hồ sơ phát sinh trong năm ít từ 15 - 10 hồ sơ/năm. Nên quy định là 05 (năm) ngày làm việc cần được xem xét rút ngắn.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp (Lĩnh vực Hành chính tư pháp)

Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định rõ trách nhiệm về thời hạn trả lời của từng cơ quan phối hợp trong việc xác minh điều kiện xóa án tích của người bị kết án khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

- Lý do:

Thời gian qua việc giải quyết thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp có án tích, cần phải xác minh tại nhiều cơ quan có liên quan thì thời gian giải quyết thủ tục hành chính đưa đảm bảo quy định theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp 2009, xuất phát từ nguyên nhân các cơ quan phối hợp trong việc xác minh điều kiện xóa án tích của người bị kết án chậm trả lời xác minh cho cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp. Từ đó, gây khó khăn cho cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp và cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi, bổ sung Điều 20, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Chương 3 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo hướng quá thời gian quy định thì cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp được quyền cấp phiếu trên cơ sở xác minh hiện tại, các cơ quan phối hợp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả xác minh thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành trong trường hợp nếu xảy ra khiếu nại hoặc liên quan đến bồi thường nhà nước.

4. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (cho cơ sở sản xuất; sản xuất và sơ chế rau quả, chè)

- Phương án đơn giản hóa:

Rút ngắn thời gian giải quyết cho các tổ chức, cá nhân từ 18 ngày làm việc còn 15 ngày làm việc.

- Lý do:

Tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 18, Mục 2, Chương II, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm có quy định thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong 18 ngày làm việc. Tuy nhiên, qua triển khai trên thực tế, thời gian thực hiện của thủ tục này có thể rút ngắn từ 18 ngày xuống còn 15 ngày nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi tại Điểm b về thời gian giải quyết (02 ngày), Điểm c (13 ngày) Khoản 4, Điều 18, Mục 2, Chương II của Thông tư s45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014.

5. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương

Thủ tục Cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài trong trường hợp Giấy phép lao động bị mất, bị hủy hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động

- Phương án đơn giản:

Giảm thời gian cấp lại giấy phép từ 03 (ba) ngày làm việc xuống còn 01 (một) ngày làm việc.

- Lý do:

Nhằm rút ngắn thời gian xử lý, trả kết quả nhằm tạo mọi thuận lợi, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 16, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương (Lĩnh vực thương mại quốc tế)

6.1. Thủ tục Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Phương án đơn giản hóa:

Đề nghị Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể danh mục các loại giấy tờ quy định trong thành phần hồ sơ.

- Lý do:

Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 10, Chương II và Điều 28, Chương III, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 yêu cầu “Địa đim đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp giấy điều kiện an ninh, trật tự đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nên Văn phòng đại diện không thuộc đối tượng cấp giấy điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động.

- Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể danh mục các loại giấy tờ quy định tại Điều 28 của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP để Sở Công Thương hướng dẫn cho các văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh thực hiện.

6.2. Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (Trường hợp Thay đi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện từ một tỉnh, Thành phần trực thuộc trung ương đến một tỉnh, Thành phần trực thuộc trung ương khác)

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định lại thành phần hồ sơ của thủ tục cấp lại tương tự như khi tiến hành cấp mới giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Lý do:

Theo Khoản 1, Điều 19, Chương II, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 yêu cầu thành phần hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có 04 loại giấy tờ như sau:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

- Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định này;

- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

Với thành phần hồ sơ theo quy định như trên sẽ không đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với trường hợp chuyển địa điểm của Văn phòng đại diện từ một tỉnh đến một tỉnh khác. Vì theo quy định tại Điều 36, Chương IV của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định việc chấm dứt Văn phòng đại diện do chuyển địa điểm không yêu cầu nộp giấy tờ chứng minh Văn phòng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Điều này dễ dẫn đến trường hợp Văn phòng đại diện muốn trốn thuế sẽ làm thủ tục chuyển địa điểm. Trong khi, tại địa điểm đến, Sở Công Thương tiếp nhận và cấp lại giấy phép cho Văn phòng đại diện không có lưu hồ sơ gốc về báo cáo tài chính có kiểm toán, giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh của Thương nhân nước ngoài, để nắm thông tin và đánh giá hiệu quả hoạt động của Văn phòng đại diện trên địa bàn phụ trách.

- Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Công Thương sửa Khoản 1, Điều 19 Chương II, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 yêu cầu thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

6.3. Thủ tục Điều chỉnh giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Phương án đơn giản hóa:

Bổ sung nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam) trong mẫu MĐ-3 của phụ lục trong Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 của Bộ Công thương.

- Lý do:

Theo Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 yêu cầu “Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mu MĐ-3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư”; đồng thời, quy định trong mẫu đơn có nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam). Tuy nhiên, trong tờ khai mẫu đơn không đề cập nội dung này. Nên khó khăn trong việc cấp điều chỉnh giấy phép đối với những Văn phòng đại diện đã được cấp giấy phép trước năm 2016, do không có thông tin.

- Kiến nghị thực thi:

Đnghị Bộ Công Thương bổ sung nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam) trong mẫu MĐ-3 của phụ lục Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016.

6.4. Thủ tục Gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Phương án đơn giản hóa:

Bổ sung nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam)” trong mẫu MĐ-4 của phụ lục trong Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 của Bộ Công thương.

- Lý do:

Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 yêu cầu “Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mu MĐ-4 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư”; đồng thời, quy định trong mẫu đơn có nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam). Tuy nhiên, trong tờ khai mu đơn không đề cập nội dung này. Nên khó khăn trong việc cấp điều chỉnh giấy phép đối với những Văn phòng đại diện đã được cấp giy phép trước năm 2016, do không có thông tin.

- Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Công Thương bổ sung nội dung “Nơi đăng ký lưu trú (đối với người nước ngoài)/Nơi đăng ký thường trú (đối với người Việt Nam)’’ trong mẫu MĐ-4 của phụ lục Thông tư 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016.

6.5. Thủ tục Thông báo chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Phương án đơn giản hóa:

Đề nghị sửa đổi thành phần hồ sơ tại Khoản 3, Điều 36, Chương IV Nghị định số 07/2016 để giống với Khoản 1, Điều 36, Chương IV của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

- Lý do:

Theo Khoản 3, Điều 36, Chương IV của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồm 02 loại tài liệu: Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu và Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, là không đảm bảo công tác quản lý nhà nước. Vì Văn phòng đại diện có thể lợi dụng thủ tục này để chuyển địa điểm đến tỉnh khác để trốn các khoản thuế, do quy định hồ sơ Thông báo chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện không yêu cầu nộp giấy tờ chứng minh Văn phòng đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội

- Kiến nghị thực thi:

Đnghị sửa Khoản 3, Điều 36, Chương IV Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác giống với Khoản 1, Điều 36, Chương IV Nghị định số 07/2016/NĐ-CP

7. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

7.1. Thủ tục Đăng ký chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH

- Phương án đơn giản hóa:

+ Về thành phần hồ sơ: Giảm đầu mục hồ sơ tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng doanh nghiệp.

+ Về thời gian giải quyết TTHC: Giảm thời gian thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 05 (năm) ngày xung thành 03 (ba) ngày làm việc.

- Lý do:

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, trả kết quả nhằm tạo mọi thuận lợi, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

- Kiến nghị thực thi:

+ Về thành phần hồ sơ:

Sửa đổi Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp:

“3. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký chuyn đi bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;

c) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ snợ khi đến hạn; tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân; thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó (nếu có);

d) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức.”

+ Về thời gian giải quyết TTHC:

Sửa Khoản 2 Điều 199 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này”

7.2. Thủ tục Đăng ký chuyển đổi Công ty TNHH Một thành viên thành Công ty TNHH Hai thành viên trở lên.

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định bổ sung thành phần hồ sơ đối với trường hợp là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể quy định thêm “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vn, mua cphần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài”

- Lý do:

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 78/2015/ND-CP ngày 14/9/2015 thêm nội dung “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vn, mua cphần, phần vn góp của nhà đầu tư nước ngoài”

7.3. Thủ tục đăng ký chuyển đổi Công ty TNHH Hai thành viên trở lên thành Công ty TNHH Một thành viên.

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định bổ sung thành phần hồ sơ đối với trường hợp là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể quy định thêm “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vn, mua cổ phần, phn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài”

- Lý do:

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế, Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 thêm nội dung “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vn, mua cphần, phần vn góp của nhà đầu tư nước ngoài”

7.4. Thủ tục Đăng ký chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty cổ phần và ngược lại

- Phương án đơn giản hóa:

+ Về thành phần hồ sơ: Quy định bổ sung thành phần hồ sơ đối với trường hợp là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể quy định thêm “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cphần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài”;

+ Về thời gian giải quyết TTHC: Giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký từ 05 (năm) ngày làm việc còn 03 (ba) ngày làm việc.

- Lý do :

+ Về thành phần hồ sơ: Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế, Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

+ Về thời gian giải quyết TTHC: Rút ngắn thời gian xử lý, trả kết quả nhằm tạo mọi thuận lợi, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

- Kiến nghị thực thi:

+ Về thành phần hồ sơ: Sửa đổi Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 thêm nội dung “văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chp thuận về việc góp vn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài”

+ Về thời gian giải quyết TTHC:

(+) Sửa đổi Khoản 3 Điều 196 Luật doanh nghiệp số 68/QH13 ngày 26/11/2017 như sau: “3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ktừ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

(+) Sửa đổi Khoản 3 Điều 197 Luật doanh nghiệp số 68/QH13 ngày 26/11/2017 như sau: “3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyn nhượng cổ phần theo quy định tại đim a và đim b khoản 1 Điều này và xảy ra trường hợp điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

(+) Sửa đổi Khoản 2 Điều 197 Luật doanh nghiệp số 68/QH13 ngày 26/11/2017 như sau: “2. Công ty phải đăng ký chuyn đi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyn đi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

7.5. Thủ tục Đăng ký tách Công ty TNHH, Công ty cổ phần

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định cụ thể đối với trường hợp tách công ty tại 2 tỉnh/ thành phố khác nhau; cụ thể:

+ Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới đối với trường hợp trong phạm vi tỉnh thành phố.

+ Đối với trường hợp phạm vi ngoài tỉnh/thành phố: Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cphần và số lượng thành viên giảm xuống, trong vòng 10 ngày phải đăng ký doanh nghiệp các công ty mới”

- Lý do:

Khoản 3 Điều 193 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định tách doanh nghiệp “Công ty bị tách phải đăng ký thay đi vn điều lệ và slượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cphần và slượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.” Quy định này chưa cụ thể; gây khó thực thi trong thực tế đối với trường hợp tách công ty tại 2 tỉnh/thành phố khác nhau.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 3 Điều 193 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định tách doanh nghiệp:

“Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cphần và slượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới đối với trường hợp trong phạm vi tỉnh thành phố.

Đối với trường hợp phạm vi ngoài tỉnh/thành phố: Công ty bị tách phải đăng ký thay đi vn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vn góp, cphần và slượng thành viên giảm xuống, trong vòng 10 ngày phải đăng ký doanh nghiệp các công ty mới”

7.6. Đăng ký thay đổi thành viên Công ty TNHH

- Phương án đơn giản hóa:

Bỏ thành phần hồ sơ “giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty”

- Lý do:

Do quy định không cụ thể nên việc xác định giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty là gm những giy tờ nào.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 1 Điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp trong đó bỏ nội dung đu mục hồ sơ Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty.

7.7. Thủ tục Đăng ký thay đổi thành viên Công ty TNHH Hai thành viên trở lên do chuyển nhượng.

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định thêm trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là thành viên và thành phần hồ sơ trong trường hợp này gm: Biên bản họp, Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đi thành viên do chuyn nhượng.

- Lý do:

Theo quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Do đó việc chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, chưa quy định rõ chuyn nhượng nội bộ các thành viên công ty hay chuyn nhượng cho người không phải là thành viên công ty.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định thêm trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là thành viên và thành phần hồ sơ trong trường hợp này gồm: Thông báo thay đi, Hợp đng chuyển nhượng, Biên bản họp, Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do chuyển nhượng.

7.8. Thủ tục Đăng ký góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp

- Phương án đơn giản hóa:

Quy định thêm điều kiện để xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn/ mua cổ phần/ phần vốn góp. Cụ thể như sau:

Xem xét, chấp thuận đối với các dự án đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh trên cơ sở xác định tổ chức kinh tế nhận góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp đã thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tuân thủ các quy định về góp vốn điều lệ, đảm bảo các điều kiện về môi trường, địa điểm thực hiện dự án theo quy định thông qua xem xét các điều kiện sau:

- Về tài chính: xem xét việc tuân thủ quy định về góp vốn điều lệ thông qua báo cáo tài chính năm gần nhất hoặc báo cáo kiểm toán vốn đầuxác định doanh nghiệp đã hoàn thành việc góp vốn theo quy định.

- Về bảo vệ môi trường: xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phiếu cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Về địa điểm thực hiện dự án: xem xét việc tuân thủ các quy định về địa điểm thực hiện dự án thông qua hồ sơ pháp lý về đất đai, nhà xưởng, quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận địa điểm thực hiện dự án đối với tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Lý do:

Nhằm quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên nguyên tắc tạo điều kiện đầu tư thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng đầu tư ‘chui’, đầu tư “núp bóng”, nghiên cứu bổ sung quy định “điều kiện về quốc phòng, an ninh” trong quá trình xem xét chấp thuận đối với các dự án đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế.

- Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2450/QĐ-UBND ngày 14/09/2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương năm 2017

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.024

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.128.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!