ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2361/QĐ-UBND
|
Phú Thọ, ngày 26
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC THANH TRA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022- 2025;
Căn cứ Văn bản số
5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về công bố, rà soát, đơn
giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh
tra tỉnh tại Tờ trình số 737/TTr-TTr ngày 22/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Thanh tra trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Thanh
tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật, đăng tải
công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác thủ tục hành chính, bộ phận tạo thành của
từng thủ tục hành chính công bố tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng Thông tin
điện tử tỉnh Phú Thọ và Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành,
thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên Thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Xử lý quà tặng
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh
- UBND huyện, xã
|
2
|
Giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ được giao của người có xung đột về lợi ích
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
- UBND huyện, xã
|
3
|
Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có
xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
- UBND huyện, xã
|
4
|
Đình chỉ việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ được giao của người có xung đột về lợi ích
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
- UBND huyện, xã
|
5
|
Tạm đình chỉ công tác, tạm thời
chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
- UBND huyện, xã
|
6
|
Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ
công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền
hạn.
|
Phòng, chống tham nhũng
|
- UBND tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh
- UBND huyện, xã
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục:
Xử lý quà tặng
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Báo cáo, nộp lại quà
tặng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định phải từ
chối; trường hợp không thể từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận
chịu trách nhiệm xử lý quà tặng hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên xử lý quà tặng đó theo quy định.
- Bước 2: Xử lý quà tặng.
a. Đối với quà tặng bằng tiền,
giấy tờ có giá trị thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản
và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b. Đối với quà tặng bằng hiện vật,
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
+ Xác định giá trị của quà tặng
trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu
có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp
không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ
quan có chức năng xác định giá;
+ Quyết định bán quà tặng và tổ
chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
+ Nộp vào ngân sách nhà nước số
tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
c. Đối với quà tặng là dịch vụ
thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc
ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo
đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
d. Đối với quà tặng là động vật,
thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử
lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm
quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
- Bước 3: Thông báo về việc xử lý
quà tặng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc
cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý
theo thẩm quyền.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực
tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không.
1.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có chức vụ, quyền hạn
công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
1.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
1.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Thông báo về việc xử lý quà tặng.
1.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
1.8. Phí, Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng
số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng.
2. Thủ tục:
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột về lợi
ích
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Thông tin, báo cáo về
xung đột lợi ích.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
người có chức vụ quyền hạn được phân công công việc khi phát hiện xung đột lợi ích
của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho
người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét xử lý theo quy định.
Thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc
phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột về lợi ích với người được
giao nhiệm vụ, công vụ.
- Bước 2: Xử lý thông tin báo
cáo về xung đột lợi ích.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền tiếp nhận, xử
lý thông tin báo cáo về xung đột lợi ích.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được thông tin, báo cáo thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người đó quyết định
áp dụng biện pháp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người
có xung đột lợi ích.
2.2. Cách thức thực hiện
- Thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích được thực hiện bằng văn bản:
+ Gửi trực tiếp;
+ Gửi thông qua dịch vụ bưu
chính;
+ Gửi trên Hệ thống quản lý văn
bản.
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không.
2.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có chức vụ, quyền hạn
công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
2.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
xã;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
2.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Quyết định giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột lợi ích.
2.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
2.8. Phí, Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Việc quyết định giám sát thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn
cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình
chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang
vị trí công tác khác.
- Người có chức vụ, quyền
hạn được xác định là có xung đột về lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng
người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
+ Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
+ Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
+ Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
+ Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng
số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng; Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
3. Thủ tục:
Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi
ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Thông tin, báo cáo về
xung đột lợi ích.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
người có chức vụ quyền hạn được phân công công việc khi phát hiện xung đột lợi
ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản
cho người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét xử lý theo quy định.
Thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc
phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột về lợi ích với người được
giao nhiệm vụ, công vụ.
- Bước 2: Xử lý thông tin báo
cáo về xung đột lợi ích.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền tiếp nhận, xử
lý thông tin báo cáo về xung đột lợi ích.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày kể từ ngày nhận được thông tin, báo cáo thì người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người đó
quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích
sang vị trí công tác khác.
3.2. Cách thức thực hiện
- Gửi trực tiếp;
- Gửi thông qua dịch vụ bưu
chính;
- Gửi trên Hệ thống quản lý văn
bản.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không.
3.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có chức vụ, quyền hạn công
tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
3.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
xã;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
3.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị
trí khác.
3.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
3.8. Phí, Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Việc tạm đình chỉ thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung
đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện khi có căn cứ cho rằng nếu
để người đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tiếp tục giữ vị trí công tác đó sẽ
không đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
- Người có chức vụ, quyền
hạn được xác định là có xung đột về lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng
người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải
quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật
nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia
giải quyết;
+ Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
+ Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
+ Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
+ Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng
số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng;
- Nghị định số 134/NĐ-CP ngày
30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP .
4. Thủ tục:
Đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột về lợi
ích
4.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Thông tin, báo cáo về
xung đột lợi ích.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
người có chức vụ quyền hạn được phân công công việc khi phát hiện xung đột lợi
ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản
cho người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét xử lý theo quy định.
Thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc
phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột về lợi ích với người được
giao nhiệm vụ, công vụ.
- Bước 2: Xử lý thông tin báo
cáo về xung đột lợi ích.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền tiếp nhận, xử
lý thông tin báo cáo về xung đột lợi ích.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày kể từ ngày có căn cứ rõ ràng về việc người đó có hành vi vi phạm
pháp luật hoặc có tác động không đúng đắn, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn
quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người có chức vụ,
quyền hạn.
4.2. Cách thức thực hiện
- Gửi trực tiếp;
- Gửi thông qua dịch vụ bưu
chính;
- Gửi trên Hệ thống quản lý văn
bản.
4.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không
4.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có chức vụ, quyền hạn
công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
4.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
xã;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
4.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Quyết định đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột về lợi ích
4.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
4.8. Phí, Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Việc đình chỉ thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của người có xung đột về lợi ích được thực hiện khi có căn cứ rõ
ràng về việc người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có tác động không đúng đắn,
gây khó khăn cản trở đến hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người có chức vụ, quyền
hạn được xác định là có xung đột về lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng
người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thành lập, tham gia quản lý,
điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
+ Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí
mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham
gia giải quyết;
+ Sử dụng những thông tin có được
nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức
hoặc cá nhân khác;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là
người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt
động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước
hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình
trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
+ Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện
các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó;
+ Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ,
con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
+ Can thiệp hoặc tác động không
đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng
số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng.
- Nghị định số 134/NĐ-CP ngày
30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP .
5. Thủ tục:
Tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức
vụ, quyền hạn
5.1. Trình tự thực hiện
- Việc lựa chọn áp dụng biện
pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác đối với người có chức
vụ, quyền hạn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền
quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của
từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Quyết định tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của người có chức
vụ, quyền hạn; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác
khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền
và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời
chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.
- Quyết định tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn
phải được gửi cho người bị tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác,
cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm
thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
- Trong trường hợp pháp luật
khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị
trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó.
5.2. Cách thức thực hiện: Không.
5.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không.
5.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Người có chức vụ, quyền hạn
công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng.
5.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
xã;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
5.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác
khác.
5.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
5.8. Phí, Lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Việc quyết định tạm
đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ,
quyền hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm
pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử
lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
- Căn cứ cho rằng người có chức
vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
+ Có văn bản yêu cầu của cơ quan
Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án
nhân dân;
+ Qua xác minh, làm rõ nội dung
theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu
hiệu tham nhũng;
+ Qua công tác tự kiểm tra
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
+ Qua công tác quản lý, chỉ đạo,
điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công.
- Người có chức vụ, quyền hạn
được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài
liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật;
+ Cố ý trì hoãn, trốn tránh
không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm
rõ hành vi tham nhũng;
+ Tự ý tháo gỡ niêm phong tài
liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến
hành vi vi phạm pháp luật;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh
hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi
phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
- Thời hạn tạm đình chỉ công
tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định
tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng số
36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng.
- Nghị định số 134/NĐ-CP ngày
30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP .
6. Thủ tục:
Hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối
với người có chức vụ, quyền hạn
6.1. Trình tự thực hiện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người có chức vụ, quyền hạn
không có hành vi tham nhũng thì người đã ra quyết định phải hủy bỏ quyết định tạm
đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ,
quyền hạn.
6.2. Cách thức thực hiện: Không.
6.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: Không
6.4. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
- Người có chức vụ, quyền hạn
công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng.
6.5. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
xã;
- Thủ trưởng cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
6.6. Kết quả thủ tục hành
chính: Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác.
6.7. Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc.
6.8. Phí, Lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hủy bỏ việc tạm
đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được gửi cho người có
chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác
khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người
tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác, người ra quyết định có trách nhiệm công khai bằng một
trong các hình thức sau đây:
+ Công bố tại cuộc họp toàn thể
của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác làm việc;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc
của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
vị trí công tác khác đó làm việc trong thời hạn 15 ngày liên tục, kể từ ngày
niêm yết.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính
- Luật Phòng, chống tham nhũng
số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018.
- Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng.
- Nghị định số 134/NĐ-CP ngày
30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP .