Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2346/QĐ-UBND 2017 ứng xử của cán bộ công chức trong đơn vị khối nhà nước Cần Thơ

Số hiệu: 2346/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Võ Thành Thống
Ngày ban hành: 01/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2346/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 01 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHỐI NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp;

Căn cứ Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của thành phố Cần Thơ.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của thành phố Cần Thơ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Võ Thành Thống

 

QUY TẮC

ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHỐI NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2346/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của thành phố Cần Thơ.

Điều 2. Mục đích

1. Định hướng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây viết tắt là cán bộ, công chức) chuẩn mực đạo đức trong ứng xử, giao tiếp với tổ chức và công dân, trong quan hệ xã hội, trong hoạt động công vụ, thực thi nhiệm vụ, bảo đảm tính văn minh, lịch sự, ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phong cách chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ có hiệu quả.

2. Thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động nhiệm vụ, công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Xây dựng căn cứ để đánh giá, phân loại; đồng thời là cơ sở để Nhân dân giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

4. Góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng người thành phố Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch ”.

Chương II

QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG

Điều 3. Những việc cán bộ, công chức phải làm

1. Ý thức tổ chức kỷ luật:

a) Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao;

b) Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ luật; có tinh thần cầu thị, trung thực, lắng nghe, cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc theo quy định của pháp luật; nội quy, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả; không sử dụng thời gian làm việc riêng.

2. Trang phục làm việc tại công sở hoặc trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ (trường hợp không có quy định đồng phục riêng của ngành):

a) Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; kiểu dáng, màu sắc nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh và đặc thù công việc, cụ thể:

- Nam: Áo sơ mi, quần tây (cho áo vào quần), sử dụng giày hoặc dép có quai hậu;

- Nữ: Áo sơ mi, quần tây, áo dài, váy, đầm công sở, comple.. .(áo có tay).

b) Không mặc quần jean, áo thun các loại (kể cả nam và nữ).

3. Đeo, cài thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu của ngành khi thực hiện nhiệm vụ.

4. Thái độ, lời nói, tác phong phải lịch sự và chuẩn mực.

5. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; sử dụng tiết kiệm điện, nước, vật tư văn phòng và tài sản công; quản lý chi tiêu đúng việc, đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

6. Tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.

7. Gương mẫu, không phô trương, lãng phí, trục lợi trong việc tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, đề bạt, bổ nhiệm và các hoạt động khác của bản thân và gia đình.

Điều 4. Những việc cán bộ, công chức không được làm

1. Tổ chức, tham gia, lôi kéo người khác đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức.

2. Phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người khác dưới mọi hình thức.

3. Hút thuốc lá nơi công sở; sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; tổ chức nấu nướng, ăn uống tại nơi làm việc; nghe nhạc, chơi trò chơi trên máy vi tính, thiết bị điện tử và các thiết bị giải trí khác trong giờ làm việc.

4. Trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm độc hại; truy cập các trang mạng có nội dung không lành mạnh; sử dụng tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước; mê tín dị đoan; phát tán, cung cấp thông tin phiến diện, một chiều, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối, đe dọa người khác dưới mọi hình thức.

5. Tự ý cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền dưới mọi hình thức; làm lộ mật Nhà nước, mật công tác mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Quảng cáo, vận động, mời gọi để mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh doanh trong giờ làm việc.

7. Vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc, chuẩn mực về thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi công cộng.

8. Mạo danh, mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân; lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để quấy rối người khác dưới mọi hình thức; gợi ý tiếp công dân để giải quyết công việc ở nhà riêng, nhận quà biếu trái quy định.

9. Sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện của cơ quan để phục vụ mục đích cho cá nhân hoặc cho các hoạt động không thuộc nhiệm vụ, công vụ.

10. Tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nguy hại không đúng quy định.

Điều 5. Quy định liên quan

Ngoài các quy định có liên quan đến việc phải làm và không được làm theo
Quy tắc này, cán bộ, công chức phải tự giác chấp hành và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Chương III

QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ VÀ TRONG ỨNG XỬ VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 6. Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ

1. Có thái độ thân thiện, hợp tác, phối hợp và cầu thị khi tiếp thu góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ với đồng nghiệp, tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác; phải tôn trọng, chấp hành nhiệm vụ mà lãnh đạo giao; phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm.

2. Hướng dẫn công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định. Trường hợp kéo dài quá thời gian do yếu tố khách quan, phải thông báo công khai để tổ chức, cá nhân biết rõ lý do.

3. Lời nói, hành vi phải rõ ràng, dứt khoát, lịch sự, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn xác, không nói tục, nói tiếng lóng; nội dung trao đổi bảo đảm đúng công việc mà tổ chức và cá nhân cần giải quyết, hướng dẫn.

4. Phải có thái độ lắng nghe, cầu thị, tôn trọng ý kiến của người khác. Khi thảo luận, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến phải nghiêm túc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác.

5. Khi đến cơ quan, đơn vị khác để hội họp, liên hệ công tác:

a) Liên hệ bảo vệ hoặc bộ phận văn phòng nơi đến để thông báo lý do hoặc nêu cụ thể họ tên, chức danh người cần gặp, trao đổi công việc; tuân thủ quy định, quy tắc riêng của cơ quan, đơn vị nơi đến liên hệ công tác;

b) Tham gia hội họp trên tinh thần trao đổi, thảo luận; khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên họp, người dự họp phải xin phép chủ tọa trước khi phát biểu; quá trình cuộc họp nếu không thống nhất ý kiến thì không được có thái độ tiêu cực, bất hợp tác;

c) Sử dụng điện thoại di động theo chế độ im lặng, trường hợp cuộc gọi có tính chất cần thiết buộc phải trả lời thì điều chỉnh âm lượng tránh ảnh hưởng đến người xung quanh và không khí buổi họp; không chơi trò chơi điện tử, đọc báo, truy cập các trang mạng để giải trí cá nhân... trong cuộc họp, hội nghị, hội thảo.

Điều 7. Trong ứng xử với tổ chức, cá nhân

1. Tại cơ quan làm việc:

a) Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, đề nghị chính đáng, phù hợp với quy định của tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác;

b) Trong giao tiếp và ứng xử, phải ân cần, nhã nhặn, niềm nở, biết lắng nghe ý kiến và giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến công việc; ưu tiên giải quyết công việc với người già yếu, bệnh tật, người khuyết tật, phụ nữ mang thai; sử dụng các từ “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong các ngữ cảnh phù hợp;

c) Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt; không được nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi cá nhân, tổ chức đến liên hệ, làm việc;

d) Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sai sót, phiền hà.

2. Tại nơi công cộng:

a) Gương mẫu chấp hành và vận động, tuyên truyền, phổ biến cho gia đình, người thân, những người xung quanh tham gia thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy tắc nơi công cộng;

b) Khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử và trang phục; không vi phạm các quy định về thuần phong mỹ tục đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện;

c) Không tham gia, xúi giục, kích động hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật của người khác.

Điều 8. Giao tiếp qua các phương tiện thông tin và truyền thông

1. Chủ động giới thiệu tên, nơi công tác trước khi giao tiếp.

2. Ngôn ngữ giao tiếp phải đúng mực, nhã nhặn, lịch sự; nội dung trao đổi ngắn gọn, tập trung vào công việc mà tổ chức, cá nhân cần hướng dẫn; không ngắt, dừng đột ngột, giữa chừng cuộc đàm thoại.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị:

a) Tổ chức triển khai và quán triệt Quy tắc ứng xử này đến từng cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá việc thực hiện; đưa vào tiêu chí để xét thi đua, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm;

b) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm theo phân cấp quản lý.

2. Các cơ quan báo chí của thành phố:

a) Tuyên truyền, phổ biến Quy tắc ứng xử này tới tổ chức, cá nhân trong toàn thành phố để biết và cùng giám sát thực hiện ở các cấp;

b) Phát hiện, cổ vũ, động viên những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm.

3. Cán bộ, công chức:

Ngoài việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức cần nắm vững, thực hiện đúng, đầy đủ và vận động, giám sát, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện tốt các quy định của Quy tắc ứng xử này.

Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật

1. Cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này sẽ được xem xét, biểu dương theo quy định.

2. Cá nhân vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai hoặc xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2346/QĐ-UBND ngày 01/09/2017 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước của thành phố Cần Thơ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.352

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.176.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!