Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 209/2017/QĐ-UBND quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều mặt nước Quảng Ninh

Số hiệu: 209/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 17/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/2017/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BÃI TRIỀU, MẶT NƯỚC BIỂN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 25/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 4155/TTr-SNNPTNT-CCTS ngày 09/12/2016; văn bản số 1432/STP-VB&TDTHPL ngày 14/11/2016 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2017.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đ
ặng Huy Hậu

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BÃI TRIỀU, MẶT NƯỚC BIỂN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về việc quản lý và sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê khi sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của các cơ quan, địa phương về giao, cho thuê và quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; các cơ quan, địa phương quản lý hoat động nuôi trồng thủy sản và liên quan đến việc giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Bãi triều để nuôi trồng thủy sản là một vùng đất ven biển bị ngập nước và cạn khô theo chu kì dao động ngày của thủy triều được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản.

2. Mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản là vùng nước biển tính tđường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm trở ra được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản.

3. Đồng quản lý là phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi.

Điều 4. Những hành vi bị cấm

Vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 6, Luật Thủy sản 2003 và các hành vi bị cấm khác theo quy định của Pháp luật có liên quan.

Chương II

GIAO, CHO THUÊ BÃI TRIỀU, MẶT NƯỚC BIỂN ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 5. Căn cứ giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản, quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp ở vùng chưa có quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải có văn bản văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.

2. Nhu cầu sử dụng bãi triều, mặt nước biển thể hiện trong phương án phát triển sản xuất, dự án đầu tư, đơn xin giao, thuê, chuyển quyền (mục đích) sử dụng… (Sau đây gọi tắt là phương án phát triển sản xuất).

Điều 6. Quy hoạch bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Các địa phương căn cứ quy hoạch tổng thể chung về nuôi trồng thủy sản của tỉnh để lập quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng bãi triều, mặt nước biển để phát triển nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch chi tiết phải phù hợp và có sự liên kết với các quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bãi triều, mặt nước biển trong nuôi trồng thủy sản.

2. Việc lập quy hoạch chi tiết phải tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và yêu cầu bảo vệ môi trường chung. Trong đó chú ý những yếu tố dưới đây:

a) Xác định, phân định rõ điểm (vùng) bãi triều, mặt nước biển được giao, cho thuê hoặc thực hiện đồng quản lý, khai thác tự nhiên, bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

b) Hệ thống giao thông dùng chung di chuyển thuận lợi và không vi phạm luồng lạch giao thông; đảm bảo có ranh giới rõ ràng giữa các cơ sở nuôi trồng thủy sản liền kề.

c) Căn cứ điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, cảnh quan, sức tải môi trường, chất lượng môi trường… để xác định năng suất, sản lượng, mật độ nuôi… tối đa của từng vùng.

d) Không ảnh hưởng đến vùng bảo tồn, vùng dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn và cảnh quan xung quanh.

đ) Đảm bảo yếu tố phát triển bền vững và hài hòa giữa các ngành, thành phần kinh tế.

3. Chính quyền địa phương quản lý nghiêm việc thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và chấp hành quy định của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản đối với các cá nhân, tổ chức tại những vùng nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển đã được phê duyệt.

Điều 7. Thẩm quyền giao, cho thuê, thu hồi quyền sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Thẩm quyền giao, cho thuê, thu hồi bãi triều để nuôi trồng thủy sản:

a) Thẩm quyền giao, cho thuê bãi triều để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Điều 59, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành liên quan.

b) Thẩm quyền thu hồi đất bãi triều nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Điều 66, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành liên quan.

2. Thẩm quyền giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Khoản 2, Điều 28, Luật Thủy sản 2003 và Điểm 2, Điều 10, Nghị định 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Luật Thủy sản 2003.

b) Đối tượng được giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản:

- Cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản;

- Cá nhân sinh sống tại địa phương làm nghề khai thác thủy sản ven bờ chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

3. UBND tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo Khoản 3, 5, Điều 28, Luật Thủy sản 2003, cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt.

c) Giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học về thuỷ sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

d) UBND tỉnh ủy quyền UBND cấp huyện, thị xã, thành phố cho cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh thuê mặt nước biển trong vùng biển từ 03 hải lý trở vào bờ để nuôi trồng thủy sản có diện tích sử dụng từ 02 (hai) ha trở xuống.

4. Cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thì có thẩm quyền gia hạn, sửa đổi bổ sung quyết định, thu hồi, cho phép trả lại mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. Trước khi ra quyết định thu hồi mặt nước đã giao hoặc cho thuê, cơ quan ký quyết định thu hồi phải thông báo trước sáu (06) tháng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi biết.

Điều 8. Đối với những phương án phát triển sản xuất về nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các xã, phường, thị trấn biên giới ven biển không thuộc trường hợp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư thì trước khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh xin ý kiến bằng văn bản của các Bộ, Ngành theo quy định của Pháp luật về biển.

Điều 9. Hình thức (phương thức) giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Các đơn vị, cá nhân muốn sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

2. Việc đồng ý (cho phép) sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản có thể thông qua bằng các hình thức: (a) Xét duyệt phương án phát triển sản xuất; (b) Đấu thầu; (c) Đấu giá.

3. Đối với điểm (vùng) bãi triều, mặt nước có từ hai (02) tổ chức, cá nhân trở lên muốn sử dụng để nuôi trồng thủy sản thì việc đồng ý (cho phép) thông qua hai bước như sau: (i) Bước 1: Xét duyệt phương án sản xuất; (ii) Bước 2: Lựa chọn bằng phương thức đấu thầu hoặc đấu giá.

Điều 10. Hồ sơ, trình tự giao, cho thuê, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại quyền sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Trình tự, thủ tục về việc giao, cho thuê, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại quyền sử dụng bãi triều để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản có liên quan.

2. Hồ sơ, thời gian, trình tự thực hiện thủ tục giao, cho thuê mặt nước biển như sau:

a) Hồ sơ xin giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

- Đối tượng quy định tại khoản b, điểm 2, Điều 7 Quy định này phải có đơn xin giao mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận. Trong đơn phải thể hiện năng lực kỹ thuật nuôi trồng và cam kết bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản.

- Bản đồ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản (được lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục 02 của Quyết định này).

b) Hồ sơ xin thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

b1) Đối với tổ chức, cá nhân trong nước

- Đơn xin thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo dán (phương án phát triển sản xuất) khả thi nuôi trồng thủy sản được cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh thẩm định;

- Bản thuyết minh về năng lực kỹ thuật nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thuỷ sản và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao hợp lệ).

- Bản đồ đề nghị cho thuê khu vực biển để nuôi trồng thủy sản (được lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục 02 của Quyết định này).

b2) Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

- Đơn xin thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thuỷ sản và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

- Báo cáo dán (phương án phát triển sản xuất) khả thi nuôi trồng thủy sản được cơ quan quản lý thủy sản có thẩm quyền thẩm định;

- Giấy phép đầu tư nước ngoài (bản sao hợp lệ).

- Bản đồ đề nghị cho thuê khu vực biển để nuôi trồng thủy sản (được lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục 02 của Quyết định này).

c. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giao, cho thuê mặt nước biển và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản. Trường hợp không giao, không cho thuê mặt nước biển thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Hạn mức diện tích và thời hạn giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Hạn mức diện tích và thời gian giao, cho thuê bãi triều nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản có liên quan.

2. Hạn mức diện tích và thời gian giao, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Điều 12, Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ, cụ thể như sau:

a) Diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thuỷ sản không quá một (01) ha.

b) Diện tích mặt nước biển cho thuê để nuôi trồng thủy sản không quá ba mươi (30) ha trong vùng biển ba (3) hải lý trở vào bờ hoặc không quá một trăm (100) ha trong vùng biển cách bờ từ ba (3) hải lý trở ra.

c) Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không quá hai mươi (20) năm, được tính từ ngày ghi trong quyết định giao, cho thuê mặt nước biển.

d) Trường hợp diện tích mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản mà không được sử dụng hết thì bị thu hồi phần diện tích mặt nước biển không được sử dụng đó.

đ) Trường hợp giao mặt nước biển phục vụ công tác nghiên cứu khoa học thì diện tích giao tùy thuộc vào đán, dán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 12. Gia hạn thời hạn giao hoặc cho thuê bãi triều, mặt nước để nuôi thủy sản thủy sản khi hết thời hạn quyền sử dụng

1. Việc gia hạn thời gian giao hoặc cho thuê bãi triều để nuôi trồng thủy sản khi hết thời hạn quyền sử dụng được thực hiện theo các quy định của Luật Đất đai và các văn bản liên quan.

2. Gia hạn thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản khi hết thời hạn quyền sử dụng.

a) Trước thời điểm hết hạn quyền sử dụng mặt nước biển sáu (6) tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản phải làm hồ sơ để xin gia hạn.

b) Hồ sơ xin gia hạn giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản:

- Đơn đề nghị gia hạn được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận;

- Quyết định giao khu vực biển đã được cấp có kèm theo bản đồ cho thuê khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản; công tác bảo vệ môi trường…, việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (nếu có) tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và kế hoạch phát triển sản xuất sau khi được gia hạn.

c) Hồ sơ xin gia hạn thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản:

- Đơn đề nghị gia hạn;

- Quyết định cho thuê khu vực biển đã được cấp có kèm theo bản đồ cho thuê khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản; công tác bảo vệ môi trường…, việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và kế hoạch phát triển sản xuất sau khi được gia hạn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao hợp lệ);

- Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cần có thêm Giấy phép đầu tư nước ngoài (bản sao hợp lệ, còn hạn) hoặc bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư được gia hạn (nếu có).

d) Thời hạn gia hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản không vượt quá thời hạn giao, cho thuê trước đó.

e) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời hạn giao hoặc cho thuê và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. Trường hợp không gia hạn thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Giá cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Việc thu tiền thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản (nếu có) do Sở Tài chính, cơ quan Thuế xác định nghĩa vụ tài chính từng trường hợp cụ thể theo đơn giá cho thuê hiện hành.

2. Trong trường hợp đấu thầu, đấu giá quyền thuê bãi triều, mặt nước biển thì giá khởi điểm không được thấp hơn đơn giá hiện hành và đơn giá thuê là đơn giá trúng đấu thầu, đấu giá.

Điều 14. Thu hồi bãi triều, mặt nước biển đã giao hoặc cho thuê để nuôi trồng thủy sản

1. Việc thu hồi bãi triều để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo Mục 1, Chương VI, Luật Đất đai 2013.

2. Việc thu hồi mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản thực hiện theo Điều 29, Luật Thủy sản 2003, cụ thể trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng không đúng mục đích;

b) Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

c) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật Thủy sản 2003;

d) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản tự nguyện trả lại diện tích được giao, thuê;

đ) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh.

3. Trường hợp diện tích mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản mà không được sử dụng hết theo quy định, thì bị thu hồi phần diện tích mặt nước biển không được sử dụng đó.

Điều 15. Xử lý tŕi sản đã đầu tư trên mặt nước biển, tiền mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản khi mặt nước biển đã giao hoặc cho thuê bị thu hồi hoặc tự nguyện trả lại

Việc xử lý tài sản đã đầu tư trên mặt nước biển, tiền thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản khi mặt nước biển đã giao hoặc cho thuê bị thu hồi hoặc tự nguyện trả lại được thực hiện theo Điều 14 của Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ.

Ðiều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản

1. Quyền của các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được quy định tại Điều 25, Điều 30, Luật Thủy sản năm 2003 và Điều 166, Luật Đất đai 2013.

2. Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản được quy định tại Điều 26, Điều 31, Luật Thủy sản 2003 và Điều 170, Luật Đất đai 2013.

3. Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản và các quy định khác có liên quan.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển phải có phương án phát triển sản xuất.

5. Phương án sản xuất phù hợp với điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; đáp ứng các tiêu chí về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, dịch bệnh, bảo vệ môi trường… theo quy định hiện hành của Nhà nước và thể hiện rõ năng lực kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; hệ thống giao thông nội bộ di chuyển thuận lợi và có ranh giới rõ ràng với cơ sở nuôi trồng thủy sản liền kề; hoạt động nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đến vùng bảo tồn, vùng dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, địa hình, địa mạo, cảnh quan xung quanh và luồng lạch giao thông; được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ BÃI TRIỀU, MẶT NƯỚC BIỂN ĐỂ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Quản lý chung hoạt động nuôi trồng thủy sản; đề xuất quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản.

2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong việc thẩm định quy hoạch chi tiết, kế hoạch phát triển, nhu cầu sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản của các địa phương, tổ chức, cá nhân.

3. Hướng dẫn kỹ thuật đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh; hướng dẫn UBND các địa phương công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụng bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn triển khai công tác giao, cho thuê mặt nước biển theo quy định này.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh trong việc tiếp nhận, thẩm định nhu cầu sử dụng, bàn giao thực địa và ban hành Quyết định cho thuê, gia hạn thời gian cho thuê, thu hồi mặt nước biển nuôi trồng thủy sản đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Chủ trì tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất hoạt động nuôi trồng thủy sản và công tác quản lý bãi triều, mặt nước biển về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Trao đổi thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ sở dữ liệu bãi triều, mặt nước biển có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh trong việc tiếp nhận, thẩm định nhu cầu sử dụng, bàn giao thực địa và ban hành Quyết định giao hoặc cho thuê, gia hạn thời gian giao hoặc cho thuê, thu hồi bãi triều nuôi trồng thủy sản đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong trường hợp diện tích xin giao, cho thuê bao gồm cả bãi triều, mặt nước biển giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tiếp nhận, thẩm định nhu cầu sử dụng, bàn giao thực địa và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định giao hoặc cho thuê, gia hạn thời gian giao hoặc cho thuê.

3. Hướng dẫn UBND các địa phương công tác giao, cho thuê, thu hồi bãi triều nuôi trồng thủy sản theo quy định này.

4. Định kỳ hoặc đột xuất trao đổi thông tin về việc giao, cho thuê bãi triều để nuôi trồng thủy sản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý bãi triều, mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Điều 20. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển tại địa phương; lập quy hoạch chi tiết về việc sử dụng bãi triều, mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thực hiện giao, cho thuê, thu hồi mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo thẩm quyền; bàn giao cơ sở dữ liệu về mặt nước biển đã cho thuê để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

3. Thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc nộp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được cấp. Tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh theo Quy định này và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác khảo sát và bàn giao thực địa đối với các trường hợp xin giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trên địa bàn quản lý.

5. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện Quy định này. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình quản lý bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy sản).

6. Phân công, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện Quy định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức hoặc cá nhân nào lấn chiếm bãi triều, mặt nước biển; chuyển nhượng quyền sử dụng bãi triều, mặt nước biển trái phép; không tuân thủ quyết định thu hồi bãi triều, mặt nước biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có hành vi gây thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên; vi phạm pháp luật về thủy sản hoặc xâm hại đến quyền lợi hoặc gây thiệt hại tài sản người khác thì tùy theo mức độ mà xử lý bằng các biện pháp khôi phục lại theo hiện trạng ban đầu hoặc bồi thường cho người bị thiệt, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

2. Người nào có hành vi vi phạm Quy định này hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm Quy định này và pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Tổ chức, cá nhân được giao hoặc cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản theo các quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh trước đây được tiếp tục sử dụng theo hạn mức, thời hạn đã được giao hoặc cho thuê.

Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.

 

Phụ lục 01: Địa điểm (vùng) bãi triều, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

(Kèm theo Quyết định số 209/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Địa phương

Diện tích bãi triều (ha)

Diện tích mặt nước biển (ha)

Ghi chú

I

Huyện Vân Đồn

1.750,000

2.100,000

 

1

TT Cái Rồng

 

30,000

Khu vực Hòn Cò

2

Xã Đông Xá

2,000

150,000

Khu vực hòn: Đá đen, Lái Lui, Giộc giữa, Bùa Thuốc, Cát Gia, Củ Cải, Đen Đông,…

3

Xã Hạ Long

 

250,000

Khu vực Cống Lão Vọng, Sẹo Châu, Phất Cờ, Soi Nhụ, Cửa Thung, Bàn Chân,…

4

Xã Đoàn Kết

23,000

50,000

Khu vực dọc Sông Voi lớn,..

5

Xã Bình Dân

20,000

50,000

Khu vực bãi triều dọc Sông Voi lớn,..

6

Xã Đài Xuyên

30,000

240,000

Khu vực Sông Voi lớn, Vụng Cái Sâu, Đài Van,..

7

Xã Vạn Yên

18,000

120,000

Khu vực Cống Tràng Ngọ, Hòn Chín, Hòn Cặp Tiên, Đông Ma,…

8

Xã Bản Sen

25,000

850,000

Sông Cống Nứa, Quần đảo Hoi, Cái Xuôi, Đống Chén,..

9

Xã Quan Lạn

1.000,000

150,000

Bãi trước và bãi sau, Sông Mang, Cửa Vạn Tài, Hòn Giai..

10

Xã Minh Châu

500,000

40,000

Bãi triều thôn Ninh Hải, Khu Cồn Trụi, Sông Mang,…

11

Xã Thắng Lợi

20,000

120,000

Khu vực Áng Giã, Vụng Tùng Con, Cống Tây,…

12

Xã Ngọc Vừng

112,000

50,000

Quanh đảo Ngọc Vừng, Giàn Mướp, Mang trong,..

II

Thành phố Cẩm Phả

108,000

215,000

Theo Quyết định số 5151/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND thành phố Cẩm Phả V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi lồng bè tập trung trên biển thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1

Xã Cộng Hòa

100,000

 

2

Xã Cẩm Hải

8,000

 

3

Phường Quang Hanh

 

75,000

4

Phường Cẩm Thủy

 

20,000

5

Phường Cẩm Trung

 

19,000

6

Phường Cẩm Bình

 

29,000

7

Phường Cẩm Đông

 

72,000

III

Thành phố Hạ Long

60,000

177,000

Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của UBND thành phố Hạ Long V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long giai đoạn 2008-2015 và định hướng 2030; Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND thành phố Hạ Long V/v sửa đổi Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của UBND thành phố Hạ Long V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long giai đoạn 2008-2015 và định hướng 2030

1

Phường Đại Yên

40,000

 

2

Phường Việt Hưng

20,000

 

3

Phường Hùng Thắng

 

177,000

IV

Huyện Đầm Hà

246,000

71,000

Vị trí địa điểm nuôi tại: Khu Cồn Uốc, Cồn Đông, Cái Đá Bàn, Đảo Vạn Vược, Hòn Chay, Hòn Chú, Đảo Thoi Dây, Cửa Sông Tài Giàu, Chương Bùn, Chương Cả, Chương Hai Thoi, Láy Cáy, Vụng Thành, Cái Mắm, Đảo Cuống.

1

Xã Tân Bình

37,000

 

2

Xã Đầm Hà

62,000

6,000

3

Xã Tân Lập

 

64,400

4

Xã Đại Bình

147,000

0,600

V

Huyện Hải Hà

350,000

134,000

Theo Quyết định 850A/QĐ-UBND ngày 11/7/014 của UBND huyện Hải Hà về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn huyện đến năm 2020

1

Xã Quảng Minh

350,000

 

2

Xã Cái Chiên

 

134,000

VI

Thành phố Móng Cái

443,500

352,500

 

1

Xã Vạn Ninh

350,000

90,000

Thôn Nam, thôn Đông, Lạch Cửa vườn, Đầu Sơn

2

Phường Hải Hòa

 

120,000

Khu vực núi Tổ chim, Tổ lợn

3

Xã Quảng Nghĩa

90,000

30,000

Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3

4

Phường Trà C

 

100,000

Sông bến đò đến khu Tràng vĩ

5

Xã Vĩnh Trung

 

2,500

Khu vực Cống Cách, Vụng Dầm

6

Xã Vĩnh Thực

3,500

 

Bến Hèn

7

Xã Hải Tiến

 

10,000

Thôn 1

VII

Huyện Cô Tô

285,000

15,000

Theo Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của UBND huyện Cô Tô V/v phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

1

Xã Thanh Lân

182,880

5,000

2

Thị trấn Cô Tô

43,400

10,000

3

Xã Đồng Tiến

58,720

 

VIII

Huyện Tiên Yên

1.530,000

2.053,550

 

1

Xã Đông Hải

350,000

322,000

 

2

Xã Đông Ngũ

50,000

500,000

 

3

Xã Đồng Rui

100,000

532,000

 

4

Xã Hải Lạng

1.000,000

522,000

 

5

Xã Tiên Lãng

30,000

177,550

 

IX

Thị xã Quảng Yên

0

0

Căn cứ Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh v/v thông qua quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; đến năm 2020 Quảng Yên không quy hoạch diện tích bãi triều, mặt nước biển.

Ghi chú: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản được giao hoặc cho thuê bãi triều, mặt nước biển không sử dụng chồng lấn vào luồng, lạch giao thông. Riêng đối với giao, cho thuê bãi triều không được ảnh hưởng tới rừng ngập mặn, khu dự trữ, khu bảo tồn biển.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 209/2017/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 về Quy định quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.430

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.217.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!