BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2032/QĐ-TCT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2022 CỦA TỔNG CỤC THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2020/NĐ-CP
ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP
ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Quyết định số
41/2018/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2480/QĐ-BTC
ngày 23/12/2022 của Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch theo dõi thi hành
pháp luật năm 2022 của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai theo dõi thi hành
pháp luật năm 2022 của Tổng cục Thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Vụ/đơn vị
thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Vụ Pháp chế - BTC;
- Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ/đơn vị thuộc TCT;
- Lưu: VT, PC (2b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phi Vân Tuấn
|
KẾ HOẠCH
THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2022 CỦA TỔNG CỤC THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2032/QĐ-TCT ngày 31/12/2021 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế)
A. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật
nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kịp thời
phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý thu thuế.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện theo dõi thi hành pháp
luật phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện trên 03 phương diện theo quy định tại Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
(được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và hướng dẫn
tại Thông tư số 14/2014/TT-BTC, bao gồm: (i) tình hình thi hành văn bản quy định
chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; (ii) tình hình bảo đảm các điều
kiện cho thi hành pháp luật và (iii) tình hình tuân thủ pháp luật.
B. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
I. Triển khai công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Phổ biến, quán triệt, tập huấn các
văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật.
- Kết quả thực hiện: Các hoạt động phổ
biến, tập huấn được thực hiện.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các
đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp
luật.
- Kết quả thực hiện: Văn bản hướng dẫn,
đôn đốc; hoạt động kiểm tra được thực hiện (nếu có).
II. Theo dõi thi
hành pháp luật theo lĩnh vực được giao quản lý
1. Theo
dõi thi hành pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật sau theo chuyên đề
“Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp”:
+ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung; Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung;
+ Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14
của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác theo chuyên đề “Ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp” theo quy định tại
- Nội dung công việc; Thực hiện đánh giá
tình hình thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn.
+ Nội dung theo dõi: theo quy định từ
Điều 7 đến Điều 10 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), từ Điều 1 đến Điều
5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP.
+ Hình thức theo dõi: theo quy định từ
Điều 11 đến Điều 14 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP), từ Điều 7 đến Điều
9 Thông tư số 14/2014/TT-BTP.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo theo dõi
thi hành pháp luật; văn bản xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kết quả
theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật theo nội dung nêu tại Khoản 1 mục này.
- Kết quả thực hiện: Thông báo về
tình hình thi hành pháp luật; văn bản xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật (nếu có)
3. Điều tra, khảo sát tình hình
thi hành pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện điều
tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật tại nội dung nêu tại Khoản 1 mục
này.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo kết quả điều
tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; văn bản xử lý kết quả điều tra, khảo
sát tình hình thi hành pháp luật.
4. Thu thập, xử lý thông tin về
tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động: Tiếp nhận, thu
thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin
trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thi hành pháp luật đối với
nội dung nêu tại khoản 1 mục này và các nội dung khác khi được Lãnh đạo Tổng cục
giao; xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị; xử lý hoặc kiến
nghị xử lý thông tin được phản ánh.
- Kết quả thực hiện: Văn bản xử lý hoặc
kiến nghị xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Theo dõi, đánh giá chung về
tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung thực hiện: Việc theo dõi
được thực hiện thường xuyên, liên tục bao gồm các hoạt động quy định tại khoản
1 và 2 mục này và việc thu thập thông tin từ hoạt động quản lý hành chính, hoạt
động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ
tục hành chính của ngành thuế, từ báo cáo của các cơ quan thuế địa phương; tổng
hợp, xây dựng báo cáo năm về tình hình thi hành pháp luật (theo hướng dẫn của Bộ
tư pháp về đề cương báo cáo, các biểu mẫu).
- Kết quả thực hiện: Báo cáo tình
hình thi hành pháp luật trong phạm vi kế hoạch.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối
hợp với các Vụ /đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật theo
Kế hoạch.
- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực
hiện Kế hoạch.
- Trình Tổng cục ban hành Quyết định
thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo phạm vi, nội dung của
Kế hoạch này.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo theo dõi
thi hành pháp luật theo kế hoạch hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
2. Các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế,
Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Vụ Pháp chế để
thực hiện theo dõi thi hành pháp luật.
IV. Kinh phí thực
hiện
Kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện
hành./.