ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2014/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày
21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày
08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009
của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT
ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT
ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao
thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao
thông công cộng;
Căn cứ Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày
15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT
ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý
hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BGTVT
ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản
lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải
(Tờ trình 1870/TTr-SGTVT ngày 16 tháng 5 năm 2014) và ý kiến thẩm định của Sở
Tư pháp (Công văn số 1600/STP-VB ngày 01 tháng 4 năm 2014),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tổ
chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2014 và thay thế các Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng
3 năm 2010 và Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các
sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra Văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT, các PCT; UVUB;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TPHCM;
- Ban An toàn Giao thông;
- Liên đoàn Lao động Thành phố;
- Văn Phòng ĐBQH và HĐND Thành phố;
- Sở Nội vụ, Sở Tư pháp;
- Công an Thành phố; KBNN TPHCM;
- Ban Quản lý các KCX và CN TPHCM
- Ban Quản lý KCN cao TPHCM;
- VPUB: Các PVP;
- Các phòng Chuyên viên, TTCB;
- Lưu: VT, (ĐTMT/Thg) D.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|
QUY ĐỊNH
TỔ
CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Văn bản này quy định việc tổ chức quản lý, khai thác
hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, xe đưa rước học sinh - sinh viên,
công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và vận tải hành khách bằng xe buýt
đến các tỉnh liền kề (sau đây gọi tắt là hoạt động vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt).
2. Văn bản này không điều chỉnh loại hình vận chuyển khách du lịch tham quan trên
địa bàn Thành phố bằng hình thức vận chuyển như xe buýt và xe đưa rước cán bộ,
nhân viên do doanh nghiệp tự tổ chức.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp,
Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã thành
lập theo Luật Hợp tác xã có đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
và hợp đồng theo quy định của pháp luật tham gia khai thác hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp vận tải).
2. Các tổ chức, cơ quan nhà nước được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công quản lý hoạt
động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
3. Các doanh nghiệp có liên quan đến xây dựng kết cấu
hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
4. Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, khai thác, tổng
hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô
theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp vận tải (sau đây gọi tắt là đơn vị
cung cấp thiết bị giám sát hành trình).
5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt.
6. Hành khách đi xe buýt.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
là hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm đừng đón,
trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
2. Tuyến xe buýt là tuyến vận tải hành khách
cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón, trả khách theo quy
định.
a) Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm
đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị;
b) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt
động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du
lịch;
c) Tuyến xe buýt liền kề là tuyến xe buýt có
lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh liền kề, các
khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không
vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu
hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh,
thành phố).
d) Ngoài các tuyến xe buýt có chế độ chạy xe thông thường
nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, còn có các tuyến xe buýt có chế độ chạy xe được
quy định riêng như sau:
- Tuyến chạy nhanh là tuyến xe chạy suốt từ điểm đầu
đến điểm cuối tuyến hoặc chỉ dừng một số điểm dừng, nhà chờ trên tuyến;
- Tuyến xe chạy đêm;
- Tuyến xe đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân,
viên chức,... theo hình thức tuyến cố định và hợp đồng;
- Tuyến xe buýt được chạy trên làn đường dành riêng
hoặc ưu tiên.
đ) Tuyến xe buýt phổ thông là tuyến xe buýt hoạt
động theo chế độ thông thường nêu tại Điểm a và b Khoản này.
3. Xe buýt là xe ô tô chở hành khách có thiết
kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn
xe dành cho hành khách đứng (diện tích dành cho 1 hành khách đứng là 0,125m2)
theo tiêu chuẩn quy định. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, xe 12 chỗ ngồi được đầu tư
từ năm 2002, được phép hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt cho
đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30
tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở
hàng và xe ô tô chở người. Riêng các xe hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên,
công nhân theo hình thức hợp đồng có trợ
giá phải đảm bảo đủ ghế ngồi.
4. Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt
phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định, của cơ quan có thẩm quyền.
5. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi
bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
6. Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt: Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung
cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ còn có: nhà ga
hành khách, đầu mối trung chuyển xe buýt theo quy hoạch, làn đường xe buýt hoạt
động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, trạm
trung chuyển xe buýt, điểm dừng, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch dừng xe
buýt tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, bãi giữ xe cho hành khách đi
xe buýt và các công trình phụ trợ khác phục vụ hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
7. Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe
tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.
8. Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết
một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác
nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập
gặp nhiều khó khăn.
9. Lệnh vận chuyển là chứng từ để ghi chép hành
trình, lịch trình chạy xe theo từng chuyến.
10. Doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác tuyến xe
buýt (kể cả hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân theo hình thức
hợp đồng) là doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp
tác xã có chức năng kinh doanh vận tải theo quy định.
11. Đại lý bán vé xe buýt là các tổ chức, cá
nhân được ủy quyền bán vé cho hành khách.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TỔ
CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Điều 4. Thông tin kết cấu hạ
tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt theo
quy định tại Điều 26 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của
Bộ Giao thông vận tải.
Ngoài quy định này, các điểm dừng xe buýt dùng cho tuyến
xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân, tuyến xe buýt nhanh được ghi
thêm giờ chạy cụ thể trong ngày và có biểu trưng phân biệt các tuyến xe buýt
được trợ giá, tuyến xe buýt không có trợ giá, xe đưa rước học sinh, sinh viên,
công nhân.
Điều 5. Quản lý, đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Việc tổ chức đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng
phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được thực hiện từ các
nguồn kinh phí sau đây:
a) Ngân sách nhà nước, quỹ phát triển sự nghiệp của
đơn vị và các nguồn vốn huy động khác; Riêng đối với chi phí duy trì và phát triển
bãi giữ xe hai bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt được sử dụng từ nguồn
tiền xử phạt vi phạm hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải công cộng đô
thị.
b) Khi thực hiện nhiệm vụ theo Điểm a Khoản này, Trung
tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng đảm bảo các thủ tục theo
quy định về quản lý đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng hiện hành.
2. Quy định kỹ thuật
Ngoài quy định tại Điều 26 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT
ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải các điểm đầu, điểm cuối,
điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải đáp ứng thêm các quy định sau:
a) Quy định kỹ thuật chung:
- Khoảng cách giữa các điểm dừng, nhà chờ xe buýt là
từ 300 - 700 mét ở nội thành và từ 800 - 3.000 mét ở ngoại thành, tại mỗi điểm
dừng phải có biển báo hiệu điểm dừng xe buýt theo quy định; lưu ý bố trí các
điểm lập điểm dừng, nhà chờ ở những nơi đủ điều kiện thuận lợi giao thông, thu
hút dân cư khu vực.
Riêng các bệnh viện, trường học và các khu vực có nhu
cầu đi lại của hành khách, có địa điểm thuận lợi có thể bố trí thêm điểm dừng,
nhà chờ đến gần cửa ra vào, phải đảm bảo an toàn giao thông của khu vực và do
Sở Giao thông vận tải cho phép. Tại các đường không có dải phân cách giữa, điểm
dừng, nhà chờ không được đặt đối diện nhau, phải cách nhau tối thiểu 25 mét.
Khoảng cách giữa các điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến phục vụ cho các đối
tượng riêng và các tuyến phục vụ cho các yêu cầu riêng do Sở Giao thông vận tải
xem xét từng trường hợp; điểm dừng, nhà
chờ xe buýt phải bố trí cách bờ mép giao lộ tối thiểu là 50 mét;
- Điểm dừng, nhà chờ phục vụ người khuyết tật sử dụng
xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn và có vị trí dành riêng
cho người khuyết tật sử dụng xe lăn đậu chờ xe buýt;
- Điểm dừng, nhà chờ không được che chắn hoặc ảnh hưởng đến các biển báo giao thông, đèn tín hiệu
giao thông, các trụ nước cứu hỏa, các công trình dành riêng cho người khuyết
tật, các công trình ngầm của các ngành viễn thông, truyền thông, điện lực, cấp thoát nước trong phạm vi an toàn của đường sắt,
trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng, trụ sở cơ quan, tổ chức; điểm
dừng, nhà chờ xe buýt không được lắp đặt tại những nơi cần bảo vệ an ninh trật
tự, an toàn giao thông như các lãnh sự quán, khu ngoại giao, Ủy ban nhân dân các cấp, trụ sở cơ quan công an,
ngân hàng, nhà thờ, đền, chùa;
- Mỗi điểm dừng, nhà chờ xe buýt đều có số hiệu riêng
và được thể hiện trên bản đồ để quản lý và thông tin cho hành khách đi xe buýt;
- Trên các trục lộ, quốc lộ thuộc quyền quản lý của
Sở Giao thông vận tải, điểm dừng, nhà chờ được lắp đặt trên dải phân cách phải đảm
bảo bề rộng tối thiểu từ 01 mét trở lên đối với điểm dừng và từ 1,5 mét trở lên
đối với nhà chờ, có trang bị các kết cấu hạ tầng liên quan đảm bảo thuận lợi
cho hành khách sử dụng xe buýt như: lan can bảo vệ, tay vịn, biển báo, vạch đi
bộ, gờ giảm tốc, đèn tín hiệu,...; xe buýt lưu thông trên làn dành riêng hoặc
ưu tiên kế cận dải phân cách.
b) Quy định kỹ thuật riêng cho điểm dừng xe buýt:
- Vị trí sử dụng làm điểm dừng phải thích hợp với điều
kiện thực tế của vỉa hè và khu vực xung quanh, bảo đảm có không gian thông thoáng, mỹ quan, dễ quan sát và có chừa lối đi
trên lề cho khách bộ hành;
- Mỗi điểm dừng trên trục đường chỉ được bố trí tối
đa cho 03 tuyến xe buýt sử dụng chung làm điểm dừng đón, trả khách; trường hợp nhiều
hơn phải tổ chức tách và bố trí thêm điểm dừng cho phù hợp với biểu đồ tuyến xe
buýt qua điểm tạo thuận lợi, an toàn cho xe buýt và hành khách; khoảng cách
giữa 2 điểm dừng phải cách nhau từ 15 đến 30 mét trong một cụm điểm dừng đón,
trả khách và điểm dừng của 2 đầu của cụm điểm dừng phải đảm bảo khoảng cách quy
định tại Điểm a Khoản này; các trường hợp khác do Sở Giao thông vận tải quyết
định;
- Đối với các tuyến xe buýt đưa rước học sinh, sinh
viên, công nhân có địa điểm hẹn trước và các tuyến xe buýt nhanh phải bố trí trụ
điểm dừng tại các điểm không trùng với điểm dừng của xe buýt trên tuyến và thuận
tiện cho hành khách, đồng thời phù hợp an toàn giao thông; trường hợp phải bố
trí trùng do Sở Giao thông vận tải quyết định.
c) Quy định kỹ thuật riêng cho nhà chờ:
- Nhà chờ xe buýt phải lắp đặt cách mép lề tối thiểu
1,5 mét trừ trường hợp vỉa hè có khoét lề;
- Vỉa hè từ 5 mét trở lên trong nội đô và từ 2,5 mét
trở lên ngoài nội đô phải lắp nhà chờ xe buýt; các trường hợp khác do Sở Giao thông vận tải quyết định;
- Nhà chờ xe buýt phải dành diện tích ít nhất 1,5m2
để thể hiện thông tin xe buýt (không tính diện tích bảng phụ trong trường hợp nhà
chờ có bảng phụ). Nội dung thể hiện thông tin trên nhà chờ xe buýt do Sở Giao
thông vận tải quy định.
d) Quy định riêng của vạch dừng xe buýt: Phải thực hiện
đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Báo hiệu đường bộ QCVN41:2012/BGTVT” phần
vạch số 1.17.
đ) Quy định riêng khi khoét vịnh: Vỉa hè để khoét lề
phải rộng từ 4 mét trở lên, phần vỉa hè còn lại sau khi cắt gọt phải có bề rộng
lớn hơn 1,5 mét và chiều cao vỉa hè với mặt đường phải phù hợp để đảm bảo cho
hành khách có nhu cầu đi lại thuận lợi.
3. Thời gian tối đa khắc phục hư hỏng kể từ khi được
phát hiện hoặc giao nhiệm vụ:
a) Đối với điểm dừng, biển báo trên tuyến xe buýt:
Hạng mục công tác
|
Thời gian thực hiện
|
Di dời, thay thế hoặc lắp đặt
|
5 - 7 ngày
|
Tháo dỡ
|
1 ngày
|
Vệ sinh sơn mới
|
5 ngày
|
Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ
|
2 - 5 ngày
|
b) Đối với nhà chờ xe buýt:
Hạng mục công tác
|
Thời gian thực hiện
|
Di dời, thay thế hoặc lắp đặt
|
10 - 15 ngày
|
Tháo dỡ
|
7 ngày
|
Vệ sinh sơn mới
|
10 ngày
|
Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ
|
2 - 5 ngày
|
c) Trường hợp điểm dừng, nhà chờ, biển
báo trên tuyến xe buýt bị sự cố (gãy đổ, bảng trụ bị xô lệch hoặc thiếu mất
thông tin), Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng phải có
biện pháp khắc phục ngay trong ngày.
4. Việc di dời điểm dừng, nhà chờ xe buýt
chỉ được thực hiện trong trường hợp để sửa chữa, mở rộng đường giao thông hoặc
có sự thay đổi về tổ chức giao thông, sự thay đổi về lộ trình hoạt động của tuyến
xe buýt làm cho điểm dừng, nhà chờ xe buýt bị mất tác dụng hoặc khi có kiến
nghị hợp lý của tổ chức, cá nhân liên
quan.
5. Việc quảng cáo trên các điểm dừng,
nhà chờ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về đấu giá và sử dụng phần khấu
hao cơ bản để tái đầu tư. Nguồn thu từ
quảng cáo, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng được sử
dụng theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp
công lập có thu.
6. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận
tải hành khách công cộng có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và các
cơ quan chức năng liên quan để đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh cho các kết
cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
7. Từ năm 2015, triển khai đầu tư xây
dựng các bảng điện tử hiển thị thông tin cho hành khách được biết, bố trí tại các
nhà ga, trạm trung chuyển xe buýt; tiếp tục nghiên cứu lắp đặt các trạm thông
tin xe buýt tại các nơi tập trung nhiều đối tượng hành khách đi lại như: nhà
ga, trạm trung chuyển xe buýt, điểm dừng, nhà chờ để hành khách thuận tiện tra
cứu thông tin.
8. Tại các điểm dừng, nhà chờ xe buýt,
điểm đầu, cuối tuyến phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ
trợ thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng. Lộ trình để cải tạo các điểm dừng
dừng, nhà chờ xe buýt, điểm đầu, cuối tuyến, nhà ga phục vụ cho người khuyết
tật như sau:
a) Đến năm 2015 có ít nhất 50% các điểm
đầu, cuối tuyến, nhà ga và có ít nhất 10% các điểm dừng, nhà chờ xe buýt bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
Đển năm 2017 có ít nhất 75% các điểm đầu,
cuối tuyển, nhà ga và ít nhất 15% các điểm dừng, nhà chờ xe buýt bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả điểm
đầu, cuối tuyến, nhà ga và ít nhất 20% các điểm dừng, nhà chờ xe buýt bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Điều 6. Thời gian
hoạt động xe buýt
1. Thời gian hoạt động trong ngày của
từng tuyến xe buýt được quy định trong biểu
đồ chạy xe, đảm bảo tối thiểu 12 giờ/ngày. Sở Giao thông vận tải quyết định cụ thể các trường hợp đặc biệt đối với các
tuyến xe buýt có thời gian hoạt động ít hơn 12 giờ/ngày.
2. Doanh nghiệp vận tải căn cứ vào biểu
đồ chạy xe để bố trí đúng loại xe chạy; xe buýt phải chạy đúng giờ, dừng đúng
điểm dừng, nhà chờ quy định theo biểu đồ chạy xe đã công bố
Điều 7. Phương tiện vận chuyển
1. Tiêu chuẩn xe buýt:
a) Xe hoạt động trên tuyến phải là xe
ô tô đủ điều kiện theo quy định do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể. Trong
đó, ưu tiên đầu tư xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch; tuyệt đối không được làm
ba-ga trên mui xe để hàng; trên xe phải có chuông điện báo hiệu lên xuống và có
đủ tay vịn cho hành khách; phải dành 02 hàng ghế cho người cao tuổi, người khuyết
tật, trẻ em và phụ nữ có thai, có màu riêng, trên đó có ghi chữ “ghế dành
riêng” hoặc biểu tượng;
b) Màu sơn của xe buýt theo quy định của Sở Giao thông vận tải;
c) Trên một số tuyến đường chật hẹp, lưu
lượng hành khách thấp được sử dụng loại xe 12 chỗ ngồi theo niên hạn được quy
định tại Khoản 3 Điều 3 Quy định này;
d) Trên một số trục lộ có dải phân cách
hai bên rộng từ 1,2 mét trở lên phải tổ chức
xe buýt lưu thông trên làn dành riêng kế cận dải phân cách, không được lưu
thông trong làn xe 2 - 3 bánh;
đ) Xe buýt phải kẻ vạch chiều cao 1,3
mét tại cửa lên để phục vụ miễn phí cho trẻ em (ngoại trừ xe 12 chỗ);
e) Đối với xe buýt phục vụ người khuyết
tật phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật riêng do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn
cụ thể theo quy định pháp luật;
g) Xe buýt phải được kiểm tra bảo đảm
an toàn kỹ thuật hàng ngày trước khi đưa vào hoạt động;
h) Lộ trình để đầu tư thay thế xe buýt
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận (xe có lắp đặt thiết bị nâng
hạ, xe sàn thấp và sàn bán thấp thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng) theo
từng thời kỳ như sau:
- Đến năm 2015 phải đáp ứng 5%;
- Đến năm 2020 phải đáp ứng 10%;
- Đến năm 2025 phải đáp ứng 15%.
Sở Giao thông vận tải quy định cụ thể số lượng xe buýt trên từng tuyến
xe buýt sẽ đầu tư thay thế, nhằm đáp ứng tỷ lệ số lượng xe buýt phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông
tiếp cận theo từng thời kỳ nêu trên.
i) Xe buýt phải đảm bảo lắp đặt thiết
bị giám sát hành trình theo quy định và lắp đặt một số thiết bị khác theo quy định
của Sở Giao thông vận tải nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và thông
tin.
2. Đặc điểm nhận dạng xe buýt:
a) Bên ngoài xe: ở phía trước và sau xe
phải dán biểu trưng theo quy định, số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến
xe buýt; bên phải thành xe thể hiện số hiệu tuyển, giá vé và số điện thoại của
doanh nghiệp vận tải. Các xe buýt mới đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm
2015 phải trang bị thông tin phía trước và sau xe buýt (tên tuyến, số hiệu
tuyến, một số điểm chính tuyến đi qua) hiển thị bằng đèn led (viết tắt của Light-Emitting-Diode
có nghĩa là đi-ốt phát sáng);
b) Bên trong xe: Thể hiện các thông tin
về biển số xe, tên lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; số điện thoại đường dây
nóng; nội quy dành cho hành khách ở vị trí hành khách dễ nhận biết;
c) Việc quảng cáo trên xe buýt (bên trong
lẫn bên ngoài thành xe buýt) thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
d) Nội dung niêm yết, kích thước, kiểu
chữ, màu sắc, vị trí của các loại thông tin trên được Trung tâm Quản lý và Điều
hành vận tải hành khách công cộng quy định, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.
3. Số hiệu tuyến xe buýt do Sở Giao thông
vận tải quy định và điều chỉnh cho phù hợp trong công tác quản lý.
4. Tần suất xe chạy:
a) Tần suất xe chạy đối với các tuyến
xe buýt thuộc phạm vi đô thị không được vượt quá 30 phút/lượt xe xuất bến;
trong trường hợp đặc biệt, nếu tần suất vượt
quá quy định phải được sự đồng ý của Sở
Giao thông vận tải;
b) Tần suất xe chạy đối với các tuyến
xe buýt khác không được vượt quá 45 phút/lượt xe xuất bến, nếu tần suất vượt quá
quy định phải được sự đồng ý của Sở Giao thông vận tải.
5. Các chứng từ mang theo xe buýt:
Ngoài các loại giấy tờ mang theo xe được
pháp luật quy định, xe buýt phải có lệnh vận chuyển để theo dõi hoạt động của
các tuyến xe buýt.
Điều 8. Vé xe buýt
1. Có 2 loại vé: vé lượt và vé bán trước.
2. Vé lượt là chứng từ để hành khách sử
dụng đi một lượt trên một tuyến xe buýt. Vé bán trước là chứng từ để hành khách
sử dụng đi lại thường xuyên trong một thời gian một tháng hoặc dài hơn, trên
một hoặc nhiều tuyến xe buýt.
3. Ngoài các loại vé nêu trên, Sở Giao
thông vận tải xem xét, quyết định các loại vé cho các đối tượng ưu tiên, với
giá vé thấp hơn hoặc miễn phí.
4. Vé lượt do các doanh nghiệp vận tải
tự in ấn, quản lý và phát hành theo quy định chung về hóa đơn bán hàng hóa cung
ứng dịch vụ đồng thời theo mẫu chung do Sở Giao thông vận tải quy định.
5. Các loại vé bán trước do Trung tâm
Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng in ấn, quản lý và phát hành theo
quy định.
6. Giá vé trên các tuyến xe buýt không
trợ giá do doanh nghiệp vận tải kê khai và niêm yết theo đúng quy định của Bộ
Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường
bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
7. Thẻ ưu tiên: được hành khách sử dụng
đi lại miễn phí trên các tuyến xe buýt của Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm
Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng cấp theo quy định.
8. Khuyến khích áp dụng thẻ thông minh
thay cho vé giấy.
Điều 9. Lái xe,
nhân viên phục vụ trên xe buýt
1. Tiêu chuẩn tuyển dụng đối với lái
xe buýt:
a) Tiêu chuẩn về tuổi:
- Đối với ô tô buýt từ 10 đến 30 chỗ ngồi: Người đủ
24 tuổi trở lên;
- Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: Nam đủ 27 tuổi
đến 55 tuổi, nữ đủ 27 tuổi đến 50 tuổi.
b) Tiêu chuẩn về hạng giấy phép lái xe:
- Đối với ô tô buýt từ 10 đến 30 chỗ ngồi: có giấy phép
lái xe hạng D trở lên;
- Đối với ô tô buýt trên 30 chỗ ngồi: có giấy phép lái
xe hạng E trở lên.
c) Tiêu chuẩn về sức khỏe: có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế quận - huyện cấp không quá
12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe khi nộp hồ sơ xin việc.
d) Điều kiện về nhân thân: lái xe không phải là người
đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định
của pháp luật.
đ) Đã hoàn thành lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận
tải hành khách, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên
phục vụ, trên xe theo quy định.
2. Nhân viên phục vụ trên xe buýt:
a) Vị trí, chức trách và nhiệm vụ của nhân viên phục
vụ trên xe buýt:
- Bán vé đúng giá; trao vé cho hành khách; kiểm tra
vé đúng quy định;
- Có thái độ phục vụ đúng mực, không phân biệt đối xử
với hành khách sử dụng vé bán trước, người khuyết tật và người cao tuổi được miễn
vé theo quy định.
b) Quản lý nhân viên phục vụ trên xe buýt:
Đã hoàn thành lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận
tải hành khách, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên
phục vụ trên xe theo quy định.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt khi làm
việc phải đeo bảng tên và mặc đồng phục, phải hiểu biết những quy định về vận tải
hành khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà
nước đối với hoạt động xe buýt, thông tin tuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ
cho hành khách. Giúp lên xuống an toàn và ổn định chỗ ngồi cho hành khách, nhất
là đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai; không
nhận chở xe đạp, xe 02 bánh gắn máy, hàng hóa cồng kềnh, hàng tanh hôi, lây
nhiễm, gia súc gia cầm, chất dễ cháy nổ, hàng cấm vận chuyển trên xe buýt.
Chương 3.
HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ
NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Điều 10. Trợ giá của Nhà nước
1. Cơ chế trợ giá cho tuyến xe buýt phổ thông có
trợ giá, hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân được quy định như
sau:
- Phương thức trợ giá theo chuyến xe đối với từng tuyến,
từng nhóm loại xe cụ thể.
- Công thức tính: Kinh phí trợ giá = Tổng chi phí chuyến
xe - doanh thu đặt hàng hoặc đấu thầu.
Trong đó:
+ Tổng chi phí chuyến xe được tính toán theo quyết định
của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành về
đơn giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và xe đưa rước học
sinh, sinh viên và công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Doanh thu đặt hàng hoặc đấu thầu được xây dựng trên
cơ sở khối lượng thực hiện thực tế được thống kê của các năm liền kề trước đó,
khảo sát thực tế làm cơ sở dự báo mức tăng trưởng khối lượng hành khách vận chuyển
và giá vé bình quân của tuyến.
- Đối với hoạt động đưa rước học sinh theo hình thức
hợp đồng có đóng góp của phụ huynh, mức trợ giá của Nhà nước được xác định theo
từng niên học do Sở Giao thông vận tải xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt với mức cụ thể đồng/lượt học
sinh. Riêng các tuyến xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên theo hình thức tuyến
áp dụng phương thức trợ giá như các tuyến
xe buýt phổ thông thông qua công tác đặt hàng.
- Đối với hoạt động đưa rước công nhân theo hình thức
hợp đồng có trợ giá: Mức trợ giá trên chi
phí tối đa là 25% đối với các tuyến xe buýt đưa rước công nhân theo hình thức
hợp đồng có phần đóng góp của doanh nghiệp và công nhân, có lộ trình thuộc địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Đối với các tuyến xe buýt đưa rước công nhân theo
hình thức hợp đồng có phần đóng góp của
doanh nghiệp và công nhân, có phần lộ trình kết nối với các tỉnh liền kề nhỏ
hơn 20% cự ly tuyến, với mức trợ giá trên chi phí tối đa là 15%.
2. Thực hiện cơ chế đấu thầu, hoặc chỉ định thầu và
đặt hàng khai thác tuyến xe buýt theo kế hoạch của Sở Giao thông vận tải. Các tuyến
xe buýt có trợ giá phải thực hiện đấu thầu khai thác tuyến xe buýt khi mở mới
(ngoại trừ các tuyến xe buýt đưa rước học sinh, sinh viên và công nhân theo hình
thức hợp đồng có trợ giá). Trường hợp đặc biệt, Ủy
ban nhân dân Thành phố quyết định việc mở mới tuyến xe buýt có trợ giá
thông qua hình thức chỉ định khai thác trong thời gian nhất định vì mục đích
chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng.
3. Nguồn kinh phí thực hiện trợ giá cho hoạt động xe
buýt: Ngân sách nhà nước.
Điều 11. Hỗ trợ của Nhà nước
về kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Thành phố tạo điều kiện cho Trung tâm Quản lý và Điều
hành vận tải hành khách công cộng sử dụng, quản lý và khai thác các khu đất tại
các quận - huyện để làm điểm đầu, cuối tuyến, đầu mối trung chuyển hành khách
đi xe buýt và bãi kỹ thuật xe buýt theo quy hoạch.
Chương 4.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Điều 12. Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Phê duyệt
a) Mô hình tổ chức hoạt động xe buýt.
b) Quy hoạch, phát triển mạng lưới tuyến xe buýt, quy
hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt.
c) Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn
giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và xe đưa rước học sinh,
sinh viên và công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, khung giá vé, các
chính sách miễn giảm giá vé cho hoạt động xe buýt.
d) Kế hoạch đầu tư cho hoạt động xe buýt bằng vốn
ngân sách.
2. Ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động
xe buýt.
3. Chấp thuận chủ trương về sử dụng nguồn vốn nhằm phục
vụ các hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, quyết định giao dự
toán chi ngân sách nhà nước về trợ giá xe buýt.
Điều 13. Sở Giao thông vận tải
1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về hoạt động xe buýt trên địa
bàn Thành phố, có trách nhiệm trình Ủy ban
nhân dân Thành phố các nội dung tại Điều 12 của Quy định này.
2. Sở Giao thông vận tải có quyền:
a) Giao nhiệm vụ kế hoạch hàng năm về vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt;
b) Quyết định mở tuyến mới bao gồm tuyến xe buýt được
trợ giá và tuyến xe buýt không trợ giá; quyết định điều chỉnh lộ trình tuyến xe
buýt; về số lượng xe kể cả số xe dự phòng cần cho mỗi tuyến xe buýt, về quy
cách và chủng loại xe chạy trên từng tuyến; số chuyến xe hoạt động trong ngày
trên từng tuyến; quyết định dừng hoạt động đối với các tuyến xe buýt không hiệu
quả và không theo quy hoạch. Quyết định các tuyến xe buýt có chế độ chạy xe
được quy định riêng;
c) Quyết định danh mục, vị trí cụ thể của kết cấu hạ
tầng mỗi tuyến xe buýt; quyết định chọn phối cảnh và duyệt thiết kế - dự toán
mẫu biển báo, nhà chờ; phê duyệt chủ trương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
phục vụ cho xe buýt hoạt động và quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn
ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng phục
vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo quy định của pháp
luật;
d) Thực hiện quy hoạch về tổ chức đầu mối doanh nghiệp
vận tải hoạt động trong lĩnh vực xe buýt; phê duyệt kế hoạch đấu thầu; phân bổ
dự toán chi ngân sách đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải công cộng đô thị;
đ) Công bố các loại ưu tiên trong lưu thông của xe buýt
trên từng tuyến đường cụ thể; ban hành nội quy đi xe buýt;
e) Thẩm tra dự toán, quyết định giao dự toán đặt hàng;
Phê duyệt giá gói thầu và giá trị đặt hàng của từng tuyến xe buýt; Kiểm tra và
xét duyệt quyết toán kinh phí trợ giá xe
buýt; Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ đấu thầu khai
thác tuyến xe buýt.
g) Công bố giá vé cụ thể cho từng luồng tuyến xe buýt
trên cơ sở khung giá vé đã được Ủy ban nhân
dân Thành phố phê duyệt.
h) Quyết định đình chỉ khai thác tuyến xe buýt của doanh
nghiệp vận tải có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định hiện hành về hoạt động
vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
i) Giám sát chất lượng hoạt động vận chuyển hành khách
công cộng bằng xe buýt đối với doanh nghiệp vận tải và Trung tâm Quản lý và
Điều hành vận tải hành khách công cộng.
k) Thống nhất với các Sở Giao thông vận tải có liên
quan trong việc công bố mở, điều chỉnh, dừng hoạt động đối với tuyến xe buýt liền
kề.
l) Quản lý Quỹ phát triển vận tải hành khách công cộng
của Thành phố (nếu có).
m) Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát chi tiền trợ
giá cho hoạt động xe buýt thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải.
n) Ban hành kiểu dáng, tiêu chuẩn và màu sơn xe
buýt.
o) Ban hành quy định về việc cung cấp, quản lý và sử
dụng dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình theo mô hình dữ liệu được tập trung
từ thiết bị giám sát hành trình về máy chủ Trung tâm Quản lý và Điều hành vận
tải hành khách công cộng phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt
động xe buýt theo quy định.
p) Ban hành quy định về kiểm tra và đối chiếu số chuyến
thực hiện để thanh quyết toán trợ giá đối với các tuyến xe buýt áp dụng hình
thức giám sát hoạt động xe buýt qua thiết bị giám sát hành trình, sau khi hệ
thống đã được thử nghiệm và hoàn chỉnh đưa vào sử dụng chính thức trên cơ sở thống
nhất với Sở Tài chính và đã được Ủy ban nhân
dân Thành phố chấp thuận chủ trương.
q) Phối hợp với
Sở Tài chính và Sở - Ngành liên quan ban hành quy trình triển khai áp dụng thẻ thông
minh thay cho vé giấy trên cơ sở đã được Ủy ban
nhân dân Thành phố thông qua phương án triển khai thực hiện.
r) Ban hành quy định về tiêu chí và quy trình tổ chức
tuyến xe buýt.
Điều 14. Sở Tài chính
Sở Tài chính là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về tài chính cho hoạt động xe buýt, ngoài các nhiệm
vụ và quyền hạn đã được phân công, Sở Tài chính có trách nhiệm:
1. Thẩm định và thông báo thẩm định quyết toán kinh
phí trợ giá xe buýt.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập đơn giá
chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt; xe đưa rước học sinh,
sinh viên và công nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thống nhất với Sở Giao thông vận tải ban hành quy
định về kiểm tra và đối chiếu số chuyến thực hiện để thanh quyết toán trợ giá
đối với các tuyến xe buýt áp dụng hình thức giám sát hoạt động xe buýt qua thiết
bị giám sát hành trình và quy trình triển khai áp dụng thẻ thông minh thay cho
vé giấy.
4. Phối hợp với
Sở Giao thông vận tải tham mưu Ủy ban
nhân dân Thành phố sử dụng các nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động xe buýt
theo quy định.
Điều 15. Sở Giáo dục và Đào tạo
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, Sở Giáo dục
và Đào tạo (hoặc ủy quyền cho các Phòng Giáo dục và đào tạo quận, huyện) được
giao các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xác nhận cụ thể số buổi học trong ngày và số lượt đi xe đưa rước/ngày/học sinh
tại từng trường, lớp có tham gia đưa rước học sinh theo hình thức hợp đồng có
trợ giá của Nhà nước khi có yêu cầu.
2. Chỉ đạo hiệu trưởng các trường học có tham gia hoạt
động đưa rước học sinh thực hiện:
a) Phối hợp với
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các doanh nghiệp vận
tải tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa rước học sinh có trợ giá.
b) Bố trí vị trí dừng đỗ cho các phương tiện của doanh
nghiệp vận tải tham gia đưa rước học sinh nhằm đảm bảo trật tự và an toàn giao
thông tại khuôn viên và trước cổng trường học.
c) Cung cấp thông tin về số lượng học sinh tham gia
đưa rước và thời gian học cụ thể tại từng trường.
d) Chịu trách nhiệm trong việc xác nhận số lượng và
số lượt học sinh tham gia đưa rước, số chuyến, loại phương tiện và số phương tiện
tham gia đưa rước theo quy định.
3. Phối hợp với
Sở Giao thông vận tải trong việc xây dựng
kế hoạch vận chuyển và quản lý hoạt động đưa rước học sinh theo hình thức hợp đồng
có trợ giá.
Điều 16. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có các nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp và hỗ trợ Sở Giao thông vận tải trong công
tác tổ chức, quản lý hoạt động xe buýt và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt
động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
2. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các hợp
tác xã kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành
phố theo quy định.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng
1. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách
công cộng là cơ quan quản lý tuyến xe buýt, có trách nhiệm trình Sở Giao thông
vận tải:
a) Kế hoạch hàng năm về phát triển hoạt động xe buýt,
bao gồm sản lượng, phương tiện, luồng tuyến, trợ giá, điều chỉnh giá vé, đấu
thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt và các dịch vụ liên quan đến hoạt động
xe buýt, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, kiểm tra trên tuyến,
thông tin tuyên truyền, doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác tuyến.
b) Các danh mục vị trí cụ thể của kết cấu hạ tầng mỗi
tuyến xe buýt; phối cảnh và mẫu thiết kế - dự toán biển báo, nhà chờ.
c) Các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động
xe buýt trên địa bàn Thành phố.
d) Phương án mở mới tuyến, dừng hoạt động tuyến và điều
chỉnh các thông số liên quan đến hoạt động của tuyến xe buýt: lộ trình, điểm
đầu cuối tuyến, chủng loại phương tiện, số lượng xe kể cả xe dự phòng cần cho
mỗi tuyến xe buýt, số chuyến xe hoạt động trong ngày.
đ) Đình chỉ khai thác tuyến xe buýt của doanh nghiệp
vận tải có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định hiện hành về hoạt động vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt.
e) Nội quy khai thác tuyến xe buýt, hoạt động đưa rước
học sinh, sinh viên theo hình thức hợp đồng có trợ giá và đưa rước công nhân
theo tuyến trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt định kỳ hàng năm hoặc
theo giai đoạn để phù hợp với điều kiện
thực tế.
2. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách
công cộng có quyền:
a) Quyết định biểu đồ chạy xe từng tuyến xe buýt.
b) Quyết định điều chỉnh các thông số liên quan đến
tuyến xe buýt trong các trường hợp sau đây:
Thay đổi tạm thời lộ trình hoạt động của từng tuyến
trong thời gian sửa chữa cầu, đường giao thông, tiến hành thử nghiệm phân luồng
giao thông;
Thay đổi thời gian hoạt động trong ngày của tuyến
xe buýt cho phù hợp với nhu cầu đi lại;
Tăng giảm chuyến xe theo nhu cầu đi lại trong những
ngày lễ, tết, các ngày khai giảng, thi tuyển các cấp.
c) Tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp vận tải khai thác
tuyến. Ký hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt với các doanh nghiệp vận tải khai thác tuyến xe buýt theo phân bổ dự
toán chi ngân sách đặt hàng dịch vụ cung ứng vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt; tổ chức kiểm tra việc thực hiện
hợp đồng và thực hiện những thỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng.
d) Định kỳ hàng năm và đột xuất, tiến hành kiểm tra
điều kiện hoạt động của doanh nghiệp vận tải khi tham gia vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt và giám sát công tác cấp phát tiền trợ giá tại các doanh nghiệp
vận tải theo quy định; kiểm tra tiêu chuẩn
các xe buýt.
đ) Quyết định kế hoạch, loại hình công tác thông tin,
tuyên truyền cho hoạt động xe buýt.
e) Quản lý hoạt động khai thác các tuyến xe buýt để
đảm bảo mạng lưới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ. Có quyền điều động đột xuất
các xe buýt để giải tỏa các ách tắc, thiếu xe đột biến trong mạng lưới xe buýt.
g) Thống kê, báo cáo kết quả thực hiện vận chuyển hành
khách công cộng theo định kỳ.
h) Tổ chức khảo sát, đo đếm, thống kê kết quả và dự
báo nhu cầu đi lại của hành khách trên mạng lưới xe buýt. Thuê tư vấn nghiên cứu,
đề xuất việc điều chỉnh luồng tuyến khi có yêu cầu.
i) Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra và thanh quyết toán
tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải hoặc các đầu mối xe buýt theo quy
định. Xác nhận, tái xác nhận kết quả vận chuyển các hoạt động vận chuyển xe buýt,
làm cơ sở cho báo cáo thống kê, thanh quyết toán trợ giá. Đôn đốc, hướng dẫn
các doanh nghiệp vận tải báo cáo quyết toán trợ giá xe buýt theo đứng thời gian
quy định.
k) In, phân phối và kiểm tra lệnh vận chuyển của các
doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác tuyến xe buýt đối với các tuyến xe buýt
có trợ giá.
l) Tổ chức triển khai việc thực hiện nội quy đi xe
buýt.
m) Làm chủ đầu tư các dự án sửa chữa, cải tạo, xây dựng
mới và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt; Tổ chức thực hiện công tác duy tu, sửa chữa các kết cấu hạ tầng
này; Tổ chức, quản lý các bến bãi giữ xe miễn phí cho hành khách đi xe buýt.
n) Theo dõi quá trình hành nghề của lái xe và nhân viên
phục vụ trên xe buýt trên địa bàn Thành phố. Xử lý và ra thông báo rộng rãi đến
các doanh nghiệp vận tải danh sách các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt
vi phạm quy định về hoạt động xe buýt trên cơ sở hợp đồng khai thác tuyến xe
buýt; trao đổi với doanh nghiệp vận tải quản lý lái xe và nhân viên phục vụ
trên xe buýt vi phạm về các trường hợp cần
làm rõ sự việc trước khi tiến hành xử lý.
o) Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến để vận động
nhân dân đi xe buýt, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc hoặc các phản hồi của hành
khách đi xe buýt.
p) Tổ chức họp định kỳ với các doanh nghiệp vận tải
để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
q) Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả giải
quyết phản ánh của các doanh nghiệp vận tải.
r) In ấn, quản lý, phát hành và thanh toán tiền vé xe
buýt bán trước thu lại trên tuyến theo quy định; ngoài ra còn phát hành thẻ ưu
tiên cho hành khách theo quy định.
s) Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình
của các doanh nghiệp vận tải phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm,
phục vụ việc hậu kiểm và tổng hợp báo cáo theo quy định.
3. Có trách nhiệm đảm bảo các cơ sở hoạt động trên tuyến
bao gồm có đầy đủ kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt trên tuyến; các kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt phải có đầy đủ thông tin và thông tin kịp thời
khi có điều chỉnh, thay đổi cho người dân và cho các doanh nghiệp vận tải; chịu
trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố về việc thiếu thông tin trên tuyến;
4. Phối hợp với đơn vị liên quan (nếu có) để tổ chức
thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm đầu, điểm cuối tuyến, điểm
dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe phục vụ hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
Chương 5.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
THAM GIA KHAI THÁC TUYẾN XE BUÝT - QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 18. Đăng ký hoạt động vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Các doanh nghiệp vận tải khi muốn khai thác tuyến xe
buýt phải đăng ký với Trung tâm Quản lý
và Điều hành vận tải hành khách công cộng để được hướng dẫn thủ tục, kiểm tra
năng lực và điều kiện tham gia.
Điều 19. Điều kiện tham gia
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Doanh nghiệp vận tải được thành lập hợp pháp theo
luật định.
2. Có chức năng kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt và Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô do Sở Giao thông
vận tải cấp trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt. Riêng đối với đơn vị tham gia hoạt động đưa rước học sinh, sinh viên và
công nhân theo hình thức hợp đồng có trợ giá phải có loại hình kinh doanh vận
tải hành khách theo hợp đồng theo quy định.
3. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện
hành.
4. Được Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành
khách công cộng đặt hàng hoặc chỉ định thầu tham gia khai thác hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt, hoặc trúng thầu khai thác tuyến xe buýt do
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng tổ chức.
Điều 20. Quyền lợi của doanh
nghiệp vận tải
1. Được hưởng các quyền lợi quy định tại Khoản 4 Điều
19 Quy định này và các quyền lợi khác trong chính sách ưu đãi chung của Thành phố đối
với hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt khi tham gia khai
thác tuyến xe buýt đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà
nước theo luật định.
2. Được đảm bảo các điều kiện hoạt động trên tuyến như
kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và
các thông tin trên các kết cấu này.
3. Được quyền khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm
hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải công cộng đô thị của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành
khách công cộng do khách quan như ùn tắc giao thông, điều chỉnh giao thông, ngập
đường, mưa, bão, tai nạn, hư hỏng đột xuất.
4. Được quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách
cố tình vi phạm nội quy đi xe buýt.
Điều 21. Nghĩa vụ của doanh
nghiệp vận tải
1. Các nghĩa vụ quy định tại Điều 18, Khoản 1, 2 và
3 Điều 19 Quy định này.
2. Tổ chức thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định về vận chuyển hành khách bằng xe ô tô; về hoạt động
vận tải đường bộ trong đô thị của Luật Giao thông đường bộ. Chịu trách nhiệm
chính về đảm bảo chất lượng vận chuyển cho hành khách theo các điều khoản của
hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải công cộng đô thị đã ký kết. Chịu trách
nhiệm nếu phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của doanh nghiệp vận
tải vi phạm các quy định về hoạt động xe buýt.
3. Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh
nghiệp vận tải phải đảm bảo các điều kiện theo quy định.
4. Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, nhắc
nhở lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện đúng nội quy khai thác
tuyến xe buýt. Cử nhân viên điều hành để đảm bảo hoạt động tuyến. Đăng ký mẫu
thẻ tên và đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
5. Khi tuyển dụng, tiếp nhận lái xe buýt mới, nhân viên
phục vụ trên xe buýt phải căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 9 Quy định này để xét
tuyển. Sau khi tuyển dụng phải ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ
Luật Lao động. Các trường hợp tuyển dụng
mới và chấm dứt hợp đồng lao động đều
phải thông báo cho Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng
biết về hồ sơ cá nhân, bố trí công việc của họ vào tuyến xe cụ thể để theo dõi
quá trình hành nghề, các thông tin về khen thưởng, kỷ luật, lý do chấm dứt hợp
đồng lao động.
6. Không được bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên
xe buýt chưa qua đào tạo hoặc chưa có giấy chứng nhận tập huấn và không đảm bảo
sức khỏe theo quy định.
Trường hợp do khách quan như giấy chứng nhận cấp chậm,
chưa có lớp đào tạo, doanh nghiệp vận tải phải báo cáo danh sách nhân viên phục
vụ trên xe buýt cho Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng
biết và chưa xử lý các trường hợp này.
Không tiếp nhận vào làm việc tại doanh nghiệp mình các
lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt nằm trong danh sách do Trung tâm Quản
lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thông báo đã bị chấm dứt quan hệ
lao động, bị sa thải từ các doanh nghiệp vận tải khác vì vi phạm quy định về hoạt động xe buýt.
7. Thực hiện báo cáo đúng quy định theo yêu cầu của
Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng.
8. Phát hiện và báo kịp thời cho Trung tâm Quản lý và
Điều hành vận tải hành khách công cộng về tình trạng hư hỏng kết cấu hạ tầng phục
vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến, về tình hình
an ninh trật tự trên tuyến.
9. Quản lý và sử dụng đúng quy định của Nhà nước số
tiền trợ giá, phối hợp với Trung tâm Quản
lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng quyết toán trợ giá theo đúng thời gian
quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết
toán;
10. Tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, góp ý của hành
khách và người dân.
11. Có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân
viên để trợ giúp hành khách là người khuyết tật lên, xuống phương tiện giao thông
thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được thông báo tại các nhà ga, bến đón, trả
hành khách ở những nơi dễ thấy.
12. Có trách nhiệm đầu tư phương tiện đảm bảo quy chuẩn
kỹ thuật về giao thông tiếp cận theo đúng lộ trình quy định do Sở Giao thông
vận tải hướng dẫn và quy định; Thực hiện
việc rà soát, thống kê đánh giá thực trạng xe buýt chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ
thuật về giao thông tiếp cận; xây dựng kế hoạch trang bị, cải tạo phương tiện
giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về
giao thông tiếp cận thuộc trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp vận tải.
13. Lập kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt
động vận tải của đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê, phân tích
và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
14. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị
giám sát hành trình của xe theo quy định.
15. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải hành
khách, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
16. Yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình
cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành
trình cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
17. Đăng ký chất lượng dịch vụ với cơ quan quản lý tuyến
theo quy định.
18. Doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm thanh toán,
cấp phát các khoản tiền trợ giá theo đúng đối tượng và thời gian quy định tại
đơn vị và giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo có liên quan theo quy định.
19. Đối với hoạt động đưa rước học sinh theo hình thức
hợp đồng có trợ giá, doanh nghiệp vận tải cung cấp cụ thể mức đóng góp của học
sinh tại từng trường tổ chức đưa rước.
20. Đối với hoạt động đưa rước công nhân theo tuyến,
trong hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa
đơn vị vận tải và đơn vị sử dụng dịch vụ phải thể hiện phần trợ giá của Nhà
nước.
Chương 6.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ
CỦA HÀNH KHÁCH ĐI XE BUÝT
Điều 22. Quyền lợi của hành
khách
Khi đi lại bằng xe buýt trên những tuyến xe buýt được Thành phố trợ giá, hành khách được Nhà
nước hỗ trợ chi phí thông qua việc quy định
giá vé phù hợp với mức thu nhập chung của người dân Thành phố. Trẻ em cao từ 1,3
mét trở xuống được miễn mua vé trên tất cả các tuyến xe buýt do Thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức. Người khuyết tật theo
Khoản 8 Điều 3 của Quy định này được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí trên tất cả
các tuyến xe buýt do Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng
cấp theo danh sách của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận. Người cao
tuổi được miễn vé đi xe buýt khi xuất trình giấy tờ chứng minh theo đúng độ tuổi
quy định.
2. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe buýt đưa vé xe
buýt hoặc hành khách tự nhận vé xe buýt khi đã trả tiền.
3. Hành khách được mang theo hành lý xách tay nặng không
quá 10 ki-lô- gam và kích thước không quá 30 x 40 x 60 cm không phải trả tiền
cước. Trường hợp hành lý trên 10 ki-lô-gam
và kích thước trên 30 x 40 x 60 cm thì mỗi phần diện tích chiếm chỗ bằng chỗ
đứng thì thu thêm tiền bằng một vé.
4. Được cung cấp miễn phí các thông tin về xe buýt.
5. Được yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất đối
với những thiệt hại do lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe buýt gây ra theo
quy định của pháp luật.
6. Được yêu cầu xử lý và được công bố kết quả xử lý
các khiếu nại về các hành vi vi phạm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
7. Được góp ý về những ưu - khuyết điểm trong quá
trình đi xe buýt qua các kênh thông tin.
Điều 23. Nghĩa vụ của hành
khách
1. Hành khách đi xe buýt phải chuẩn bị tiền lẻ, phải
mua vé và phải xuất trình vé khi có yêu cầu kiểm soát của người có thẩm quyền;
không được sử dụng các loại vé không hợp pháp.
2. Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy đi xe buýt,
sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, đảm bảo an toàn trật tự
trên xe. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe
buýt cho hành khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai
hoặc có con nhỏ. Trường hợp hành khách vi
phạm nội quy, làm thiệt hại đến người đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp
luật,
3. Hành khách đi xe giữ vệ sinh trên xe buýt và tại
các điểm dừng, đỗ, nhà chờ xe buýt; không mang theo những hàng bị cấm vận chuyển,
hàng tanh hôi, lây nhiễm, gia súc, gia cầm, chất dễ cháy nổ.
Chương 7.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 24. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp giữa doanh nghiệp vận tải và Trung tâm
Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng được giải quyết trên cơ sở
hòa giải; trường hợp không thể hòa giải
hoặc hòa giải không thành công, các bên liên quan được quyền đưa vụ việc ra Tòa
án để giải quyết.
Chương 8.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 25. Khen thưởng
Các cơ quan, tổ chức quản lý tuyến, doanh nghiệp vận
tải, cá nhân có đóng góp tích cực vào phát triển hệ thống vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, thu hút được người dân đi xe buýt, tăng số lượng hành
khách vận chuyển, thì được khen thưởng theo quy định Nhà nước. Nguồn kinh phí
thực hiện được sử dụng từ nguồn thu trích để lại từ xử phạt vi phạm hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải công
cộng đô thị của các doanh nghiệp vận tải.
Điều 26. Xử lý vi phạm
1. Đối với cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải
không thực hiện đủ, đúng nhiệm vụ được quy định tại Quy định này sẽ bị xử lý
theo Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm về thanh tra, kiểm tra
hoặc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt
động của tuyến xe buýt, ngoài việc bị xử lý theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính
còn bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.
3. Hành khách và cá nhân vi phạm nội quy như mua bán
trên xe, không mua vé xe buýt, xả rác trên xe hoặc gây mất trật tự và các hành
vi khác đối với hành khách trên xe buýt thì bị xử lý, xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương 10.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị mình,
các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân
dân các quận, huyện, các tổ chức, đoàn thể liên quan có trách nhiệm lập kế hoạch
tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 28. Chế độ báo cáo
Giao Sở Giao thông vận tải theo dõi tổng hợp và báo
cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện Quy định này, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố biện pháp xử lý các vướng
mắc, những nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong quá trình thực hiện./.