ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2008/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 29 tháng 02 năm 2008
|
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thủy sản, Tư pháp, Giao thông vận tải;
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ
trưởng các Sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện ven biển và huyện Lý
Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Huế
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ NGƯỜI VÀ TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2008 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với người
và tàu cá (bao gồm của Việt Nam và của nước ngoài) hoạt động trong các vùng nước:
biển, sông, hồ, kênh, đầm, phá của tỉnh Quảng Ngãi.
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI VÀ
TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI QUẢNG NGÃI
Điều 2. Giấy
phép khai thác thủy sản
Tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở
lên đưa vào hoạt động khai thác thủy sản phải có giấy phép khai thác thủy sản.
Thời hạn của giấy phép không quá 12 tháng và số lần gia hạn không quá 3 lần.
Điều kiện để cấp giấy phép khai
thác thủy sản:
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
2. Sổ chứng nhận khả năng hoạt động
tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo qui định).
3. Sổ danh bạ thuyền viên (theo qui
định).
4. Thuyền trưởng, máy trưởng phải
có bằng phù hợp (theo qui định).
5. Có nghề khai thác và ngư cụ phù
hợp.
Ngoài ra tàu cá phải có Giấy phép sử
dụng máy phát sóng và tần số vô tuyến điện theo qui định.
Điều 3. Điều
kiện để đưa tàu cá vào hoạt động khai thác thủy sản
Tàu cá Quảng Ngãi khi xuất bến và
hoạt động nghề cá ngoài việc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền các giấy
tờ quy định tại Điều 2 còn bắt buộc phải thực hiện:
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị an
toàn, cứu nạn cho người và phương tiện theo tiêu chuẩn của Nhà nước.
2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ tàu; bảo hiểm tai nạn tất cả thuyền viên và người làm việc trên
tàu và bảo hiểm thân tàu đối với loại tàu khai thác thủy sản xa bờ.
3. Tên, số đăng ký của tàu và địa
danh đăng ký của tàu được viết trên thân tàu đúng quy định.
Điều 4. Thuyền
viên tàu cá
1. Thuyền viên làm việc trên tàu cá
phải có đủ điều kiện sau:
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
b) Có văn bằng chứng chỉ chuyên môn
phù hợp với chức danh tương ứng với cỡ loại tàu cá theo qui định;
c) Thuyên viên làm việc trên tàu cá
phải có giấy chứng nhận bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
2. Trách nhiệm và quyền của thuyền
viên:
a) Chấp hành các qui định về an
toàn cho người và tàu cá, tuân thủ mệnh lệnh của thuyền trưởng khi có bão và
các qui định khác của pháp luật;
b) Khi phát hiện tai nạn xẩy ra
trên tàu cá của mình hoặc trên các tàu cá khác phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các qui dịnh
của pháp luật về hợp đồng lao động;
d) Có quyền từ chối làm việc trên
tàu cá nếu tàu cá đó không đủ đìều kiện đảm bảo an toàn.
Điều 5. Trách
nhiệm của Chủ tàu cá Quảng Ngãi
Chủ tàu cá ngoài việc đáp ứng các
điều kiện quy định tại các Điều 3, Điều 4 của Qui chế này còn phải có trách nhiệm:
1. Đảm bảo tàu cá luôn ở trạng thái
an toàn.
2. Trang bị đầy đủ các thiết bị an
toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu cá theo
Tiêu chuẩn qui định. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng các trang
thiết bị an toàn trên tàu.
3. Ký kết hợp đồng lao động với
thuyền viên theo qui định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên,
người làm việc trên tàu, vùng biển hoạt động của tàu và báo cáo cơ quan quản lý
thủy sản khi có yêu cầu, sẵn sàng cho tàu đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão
và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
4. Đối với các tàu khai thác thủy sản
xa bờ, Chủ tàu phải mua bảo hiểm tàu cá, tai nạn thuyền viên
5. Đôn đốc thuyền trưởng trước khi
rời bến phải kiểm tra trạng thái an toàn của tàu, của các trang thiết bị an
toàn, cứu nạn cho người và tàu, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra
và vào cảng, bến đậu và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn
hàng hải.
6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến
thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn hoạt động cho thuyền viên và người làm việc trên
tàu.
Điều 6. Trách
nhiệm của Thuyền trưởng (hoặc người lái tàu)
1. Trách nhiệm thường xuyên:
a) Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc
thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện các qui định về an toàn khi
làm việc trên tàu; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền
viên, người làm việc trên tàu thực tập các phương án đảm bảo an toàn.
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm
việc trên tàu và tàu về trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị an toàn, các giấy
tờ của tàu và thuyền viên trước khi rời bến.
c) Thông báo vùng hoạt động, số
thuyền viên, người làm việc thực tế có trên tàu và xuất trình các giấy tờ với
cơ quan thẩm quyền khi có yêu cầu.
d) Ghi nhật ký và báo cáo khai thác
thủy sản theo qui định.
đ) Thuyền trưởng báo cáo với Đồn,
Trạm Kiểm soát Biên phòng về vùng hoạt động của tàu, tần số, thời gian liên lạc
của tàu trong ngày, khi nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp phải thường
xuyên mở máy thông tin vô tuyến ở tần số đã qui định.
e) Tuân thủ các qui định của các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các qui định khi tham gia khai thác tại
các vùng nước hiệp định với các quốc gia lân cận; không xâm phạm vùng biển quốc
gia khác.
2. Trách nhiệm trong trường hợp có
bão, lũ, áp thấp nhiệt đới:
a) Đôn đốc thuyền viên, người làm
việc trên tàu trực tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó với bão, lũ.
b) Khi bão xa (cách vùng hoạt động
của tàu trên 300 hải lý): Thông báo cho thuyền viên và cùng theo dõi diễn biến
thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam; đồng thời liên lạc với các tàu khác đang
hoạt động trong cùng khu vực và với Đài thông tin duyên hải.
c) Khi bão gần (tàu đang trong vùng
bị ảnh hưởng): Nhanh chóng thu hồi lưới và rời khỏi ngư trường về nơi an toàn gần
nhất, thông tin cho các tàu khác đang hoạt động trong cùng khu vực.
d) Khi có tin bão khẩn cấp (tàu
đang trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp): Lệnh cho thuyền viên và người làm việc
mặc áo phao cá nhân, đưa trang thiết bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng; giữ vững
liên lạc với Đài thông tin duyên hải và các tàu cá khác cùng khu vực; sẵn sàng ứng
cứu khi có người và tàu cá khác lâm nạn. Thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng
những biện pháp cấp bách trong trường hợp bất khả kháng để cứu người và tàu.
đ) Khi tàu cá đang trong vùng bão:
Phải trực tiếp điều khiển tàu; có trách nhiệm thông báo thường xuyên cho Đài
thông tin duyên hải gần nhất hoặc các phương tiện thông tin tầm xa trong bờ về
vị trí hoạt động của tàu mình; khi bị nạn
phải phát tín hiệu cấp cứu; tham
gia ứng cứu khi phát hiện người và tàu khác bị nạn.
e) Khi bão tan: Phải báo cáo kịp thời
với Chủ tàu, chính quyền địa phương về tình trạng người và tàu qua các phương
tiện liên lạc.
3. Trách nhiệm trong các trường hợp
khác:
a) Chấp hành lệnh điều động tàu đi
làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền
b) Khi phát hiện tàu khác bị nạn phải
kịp thời ứng cứu và thông báo cho Đài thông tin duyên hải và các Đài trong khu
vực gần nhất để kịp thời ứng cứu;
c) Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc
tình huống nguy hiểm cần sự cứu giúp, thuyền trưởng phải phát tín hiệu cấp cứu
thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất để có biện pháp xử lý thông tin
và liên hệ kịp thời với nhà chức trách của quốc gia có biển gần nhất, thông báo
cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam giúp đỡ, ứng cứu
kịp thời;
Điều 7. Qui định
vùng và tuyến khai thác thủy sản trên biển
1. Qui định vùng biển:
a) Vùng biển ven bờ: Được tính từ bờ
ra biển 24 hải lý (ranh giới vùng biển ven bờ giữa các tỉnh lân cận được UBND tỉnh
công bố).
b) Vùng biển xa bờ: Được tính từ đường
cách bờ biển 24 hải lý đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam.
2. Qui định tuyến:
a) Tuyến bờ (thuộc vùng biển ven bờ):
Được tính từ bờ ra đến 6 hải lý.
b) Tuyến lộng (thuộc vùng biển ven
bờ): được tính từ 6 hải lý đến 24 hải lý. c) Tuyến khơi: Thuộc vùng biển xa bờ.
Điều 8. Điều kiện
để tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Quảng Ngãi
1. Tuân thủ các qui định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của UBND tỉnh về danh mục các loài thủy
sản bị cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị
cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng tại các vùng biển hoặc từng tuyến khai
thác; khu vực bị cấm khai thác và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn; chủng
loại, kích cỡ tối thiểu các loài thủy sản được phép khai thác.
2. Hoạt động đúng tuyến theo qui định:
a) Tại tuyến bờ: Chỉ cho phép tàu
cá Quảng Ngãi hoạt động và chỉ đối với các loại tàu có chiều dài đường nước thiết
kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 CV.
Loại tàu này không được hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi.
b) Tại tuyến lộng: Chỉ cho phép tàu
cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu
lắp máy có tổng công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV. Loại tàu này không được hoạt
động tại tuyến bờ và tuyến khơi trừ trường hợp qui định tại Điểm c Điều này.
c) Tại tuyến khơi: Chỉ cho phép tàu
cá lắp máy có tổng công suất từ 90 CV trở lên và tàu cá lắp máy có tổng công suất
từ 50 CV trở lên làm các nghề câu, rê, vây, chụp mực. Loại tàu này không được
hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng.
3. Tuân thủ qui định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại
vùng biển ven bờ và vùng biển xa bờ.
Điều 9. Đối với
tàu cá của các tỉnh khác
1. Khi đóng mới, sửa chữa lớn tàu
cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tàu phải thông báo và ký kết hợp đồng kiểm
tra giám sát an toàn kỹ thuật với Cơ quan đăng kiểm tàu cá Quảng Ngãi. Chỉ sau
khi đã hoàn thành việc đăng kiểm tàu cá và được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký tạm
thời” tàu mới được xuất xưởng, rời bến về địa phương mình đăng ký chính thức.
2. Khi hoạt động nghề cá trên vùng
nước Quảng Ngãi ngoài việc phải chấp hành các quy định của Quy chế này, Chủ tàu
hoặc Thuyền trưởng còn phải thực hiện việc khai báo tạm trú khi đến và khi đi với
chính quyền địa phương hoặc Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng, nơi phương tiện neo
đậu và chịu sự kiểm tra hoạt động của các cơ quan kiểm soát Quảng Ngãi.
Điều 10. Đối với
tàu cá nước ngoài
Chủ tàu cá nước ngoài phải tuân
theo các quy định sau đây khi tàu tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển
của Việt Nam:
1. Bảy ngày trước khi đưa tàu cá
vào vùng biển của Việt Nam, phải thông báo cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản của Việt Nam biết. Khi đến Việt Nam phải làm thủ tục nhập cảnh theo
quy định của pháp luật.
2. Khi hoạt động phải thường xuyên
mang theo trên tàu cá các giấy tờ (bản chính) sau đây:
a) Giấy phép hoạt động thủy sản;
b) Giấy chứng nhận về đăng ký tàu
cá;
c) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ
thuật tàu cá;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết
bị thu phát sóng vô tuyến điện;
đ) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu
của từng người làm việc trên phương tiện.
3. Hoạt động theo đúng nội dung ghi
trong giấy phép đã được cấp; thực hiện việc ghi nhật ký hoạt động và báo cáo hoạt
động theo quy định của Bộ Thủy sản Việt Nam.
4. Chấp hành đầy đủ các quy định của
pháp luật Việt Nam có liên quan và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập.
5. Tiếp nhận và bảo đảm điều kiện
làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên Việt Nam theo tiêu chuẩn quy định.
6. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của
lực lượng kiểm soát trong vùng biển của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 17 của
Nghị định 191/2004/NĐ-CP ngày 18/11/2004 về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu
cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.
7. Khi gặp sự cố, tai nạn hoặc gặp
nguy hiểm cần sự cứu giúp, chủ tàu cá phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định
và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất khi có điều
kiện, nêu rõ những yêu cầu cụ thể cần được giúp đỡ.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TÀU CÁ
Điều 11. Trách
nhiệm của Sở Thủy sản
1. Tuyên truyền, hướng dẫn giáo dục
ý thức chấp hành các qui định pháp luật về quản lý tàu cá và hoạt động khai
thác thủy sản trong cộng đồng ngư dân. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với người và tàu cá hoạt động tại vùng nước Quảng Ngãi.
2. Phối hợp với các lực lượng kiểm
soát thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tàu cá, việc
chấp hành các điều kiện được qui định để người và tàu cá hoạt động tại Quảng
Ngãi. Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
theo thẩm quyền.
3. Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng,
chống lụt bão tỉnh, nắm vững số lượng người, tàu cá và khu vực hoạt động; có biện
pháp kịp thời thông báo tình hình thời tiết cho người và tàu cá đang hoạt động
trên vùng nước được phân công quản lý; tham gia tổ chức giúp ngư dân nhanh
chóng khắc phục hậu quả ổn định đời sống và sản xuất.
4. Chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện việc đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền
viên, cấp các loại Sổ và Giấy tờ có liên quan theo phân cấp của Bộ Thủy sản
(nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); lập và quản lý "Sổ
đăng ký tàu cá" theo qui định, tổng hợp thống kê tàu cá và thuyền viên
của tỉnh đã đăng ký. Báo cáo công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền viên
theo quy định.
5. Chỉ đạo Ban Quản lý các cảng cá
và vũng neo đậu tổ chức thực hiện việc đảm bảo tàu cá ra vào neo đậu an toàn tại
các cảng và bến neo đậu an toàn khi có bão, lũ.
6. Tham gia đánh giá trạng thái kỹ
thuật và chất lượng tàu cá thuộc địa bàn quản lý trước khi trang bị lại, thanh
lý và giải bản. Tham gia Hội đồng giám định sự cố tai nạn hàng hải đối với tàu
cá của địa phương. Phối hợp với các đơn vị có chức năng để tổ chức đào tạo thuyền
trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá.
Điều 12. Trách
nhiệm UBND các cấp
1. Tuyên truyền, giáo dục cho ngư
dân và các chủ tàu cá thuộc địa phương thực hiện nghiêm túc việc đăng kiểm,
đăng ký tàu cá và thuyền viên, đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 2
và Điều 3 của Quy chế này, hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc đảm bảo
an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển.
2. Thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu
cá và thuyền viên tại địa phương khi được phân cấp.
3. Thường xuyên, định kỳ phối hợp với
Cơ quan đăng kiểm tàu cá, tổ chức có hiệu quả đăng kiểm, đăng ký tàu cá và thuyền
viên tại địa phương, rà soát thống kê số liệu tàu cá trên địa bàn, phân nhóm,
vùng hoạt động neo đậu của tàu cá; không để tình trạng tàu cá của địa phương trốn
tránh đăng kiểm, đăng ký và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan trong hoạt động
nghề cá.
4. Có biện pháp quản lý tàu thuyền
của địa phương. Định kỳ hàng quý báo cáo kịp thời số lượng, tình hình hoạt động
của người và tàu cá thuộc địa phương quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (thông qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) để tổng hợp
báo cáo UBND Tỉnh.
5. Chủ tịch UBND xã, phường chứng
thực danh sách thuyền viên trên các tàu cá của các gia đình thuộc xã, phường quản
lý.
6. Xử lý các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tàu cá thuộc thẩm quyền theo quy định.
Điều 13. Trách
nhiệm của Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh
1. Quản lý chặt chẽ các tuyến biển,
các vùng nước nội địa, không cho người và tàu cá hoạt động khi chưa có đầy đủ
các loại giấy tờ nêu ở Điều 2 (hoặc sử dụng các loại giấy tờ đã hết hạn sử dụng)
và chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 3 của Qui chế này.
2. Lực lượng Biên phòng có trách
nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc đăng kiểm, đăng ký, kiểm chứng đối với người,
tàu cá hoạt động nghề cá trên biển, khi ra, khi vào các cửa sông, cửa lạch, bãi
ngang.
3. Buộc các Chủ tàu và Thuyền trưởng
thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi hoạt động và khi về bến, điều khiển
tàu ra vào đúng luồng lạch, neo đậu đúng nơi quy định, giữ gìn trật tự an ninh
nơi hoạt động và khu vực neo đậu.
4. Phối hợp với Sở Thủy sản và địa
phương trong công tác quản lý phương tiện nghề cá trên địa bàn quản lý.
5. Chủ trì phối hợp với các lực lượng
kiểm soát trong việc kiểm tra kiểm soát người và tàu cá nước ngoài hoạt động tại
Quảng Ngãi
6. Xử lý hành chính về các vi phạm
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tàu cá thuộc thẩm quyền theo qui định.
Điều 14. Việc
xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tàu cá thực
hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Khen
thưởng, kỷ luật
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt
Qui chế này được khen thưởng theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức, cá
nhân vi phạm các qui định của Qui chế này đều bị xử lý theo qui định hiện hành
của Pháp luật Việt Nam.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện Qui chế này theo qui định
của Luật Khiếu nại, Tố cáo.
Điều 16. Điều
khoản thi hành
Các Sở, Ban, ngành, UBND các cấp,
các cơ quan chức năng và cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện qui chế
này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Thủy
sản) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.