ỦY
BAN SÔNG MÊ CÔNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/QĐ-UBMC
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA ỦY BAN SÔNG MÊ CÔNG
VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN SÔNG MÊ CÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy han sông Mê Công
Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-UBMC ngày 08 tháng 01 năm 2021 của Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam về ban hành Quy
chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
công tác năm 2021 của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thành viên Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Chủ tịch Ủy ban (để báo cáo);
- Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành phố
và các đầu mối giúp việc thành
viên Ủy ban;
- VP Bộ, KHTC, HTQT, TNN, MT (Bộ TN&MT);
- Lưu: VT, VPMC, CV (82).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
Trần Hồng Hà
|
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA ỦY BAN SÔNG MÊ CÔNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-UBMC ngày 05 tháng 5 năm
2021 của Chủ tịch Ủy ban
sông Mê Công Việt Nam)
I. BỐI CẢNH
Lưu vực sông Mê Công tiếp tục chứng
kiến các diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu xảy ra
ngày càng rõ nét với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Năm 2020 được coi là một
năm khô hạn nhất, không chỉ cho một mùa khô với hạn hán nghiêm trọng mà cả cho
một mùa lũ rất thấp, trong hơn 10 năm trở lại đây. Điều này kéo theo sự gia
tăng sử dụng nước của các quốc gia ven sông, kết hợp với sự gia tăng các hoạt động
khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt
Nam đã trải qua một đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình sản xuất và đời sống người dân.
Sau khi trải qua năm hạn hán lịch sử
trong mùa khô và mùa lũ thấp, năm 2021 được dự báo là năm tiếp tục có nhiều biến
động về thủy văn trên lưu vực sông Mê Công cùng với các hiện
tượng khí hậu cực đoan. Trong khi đó, các quốc gia thượng
nguồn vẫn tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện và vận hành các dự án khai
thác và sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công, đặc biệt là các hồ chứa của Trung
Quốc trên lưu vực sông Lan Thương tăng cường tích nước và Lào liên tiếp đề xuất
tham vấn cho các dự án thủy điện dòng chính sông Mê Công. Đây tiếp tục sẽ là
thách thức lớn đối với đời sống, sản xuất của người dân, làm ảnh hưởng đến kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, đặc biệt
là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khu vực tình hình hợp tác vẫn
được duy trì với rất nhiều Hội nghị Cấp cao cho hầu hết các cơ chế hợp tác khu
vực, trong năm Việt Nam đóng vai trò Chủ tịch ASEAN. Các cam kết khu vực mạnh mẽ
đối với hợp tác phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả hợp tác
trong lĩnh vực tài nguyên nước sông Mê Công đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp
tác và xây dựng các nỗ lực, dự án chung vì mục tiêu phát triển bền vững lưu vực
sông Mê Công. Các cơ chế hợp tác khu vực vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều
quyết định quan trọng tại các Hội nghị cấp cao theo hướng tăng cường chia sẻ
thông tin số liệu và thực hiện các dự án chung. Với Ủy hội sông Mê Công quốc tế,
năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện nhiều quyết định chiến lược quan trọng trong
giai đoạn 2021-2025.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 trên
toàn thế giới, bao gồm cả vùng lưu vực sông Mê Công, đã gây ra những thách thức
to lớn không chỉ đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, mà còn cho
các hoạt động hợp tác trong khu vực. Việc triển khai các hoạt động hợp tác (như
hội nghị, đi thực địa, khảo sát, nghiên cứu ...) đã bị đình trệ, hoặc phải chuyển
sang hình thức trực tuyến. Cũng do tình hình dịch bệnh tại chính các quốc gia
tài trợ nên kinh phí tài trợ cho các hoạt động hợp tác Mê Công bị cắt giảm và các chuyên gia quốc tế không thể tới vùng lưu vực
sông Mê Công...
Trong nước, năm 2020 đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng về chức năng nhiệm vụ Ủy ban sông Mê Công Việt Nam bằng việc
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2020
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Theo đó,
với mục tiêu tăng cường hiệu quả thực hiện Luật Tài nguyên nước 2012, Ủy ban đã
được giao thêm chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức lưu vực sông Cửu Long và
lưu vực sông Sê San - Srêpốk. Việc vận hành một tổ chức lưu vực sông đầu tiên của
Việt Nam trong bối cảnh các thể chế pháp lý của ngành nước
và các lĩnh vực có liên quan vẫn tiếp tục được tăng cường,
cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh và liên quốc gia được
đẩy mạnh, mạng lưới thành viên Ủy ban được mở rộng và đặc biệt vai trò của Chủ
tịch Ủy ban đã được nâng cấp mạnh mẽ lên cấp Lãnh đạo Chính phủ đòi hỏi nhiều nỗ
lực trong triển khai các bước đi ban đầu của Ủy ban, đặc biệt là năm 2021.
Trước tình hình trên, ngoài các nhiệm
vụ Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm về theo dõi các hoạt động khai thác sử dụng
tài nguyên nước phía thượng nguồn, giám sát nguồn nước chảy vào Đồng bằng sông
Cửu Long và thực hiện các nghiên cứu chiến lược, năm 2021 Ủy ban sông Mê Công
Việt Nam sẽ triển khai thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ về xây
dựng báo cáo về Đề án tổng thể phát triển thủy điện dòng chính sông Mê Công làm
cơ sở xây dựng chủ trương, đối sách của Việt Nam.
II. PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC
1. Căn cứ
- Các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội liên quan đến hợp tác về quản lý và phát triển
bền vững lưu vực sông Mê Công;
- Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08
tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;
- Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 năm 2012 và Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020;
- Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05
tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số
120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng
sông Cửu Long thích ứng với biến đổi
khí hậu;
- Hiệp định về Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công năm 1995; Các Tuyên bố của các Hội nghị cấp
cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế; Kế hoạch Chiến lược của Ủy hội giai đoạn
2021-2025 và Chương trình công tác năm 2021 của Ủy hội;
- Các Tuyên bố của các Hội nghị Cấp
cao Mê Công - Lan Thương và Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác về tài nguyên nước
Mê Công - Lan Thương giai đoạn 2018-2022;
- Căn cứ Chương trình công tác của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố
thành viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
2. Các nhiệm vụ
trọng tâm
2.1. Nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ
tướng Chính phủ
- Hoàn thiện Báo cáo về “Đề án tổng
thể ảnh hưởng của phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công làm cơ sở đề
xuất chủ trương, đối sách của Việt Nam”, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
chỉ đạo trước khi báo cáo Bộ Chính trị.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình
hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công, kịp thời
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Phối hợp với các quốc gia thành
viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế hoàn thành tham vấn cho Dự án thủy điện
Sa-na-kham và triển khai tham vấn cho Dự án thủy điện Phua Ngòi của Lào, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Theo dõi, đánh giá diễn biến thực tế
của các công trình thủy điện dòng chính sông Mê Công (của
Trung Quốc và Lào), dự báo tài nguyên nước đến Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2. Nhiệm vụ của tổ chức lưu vực
sông
a) Vận hành tổ chức lưu vực sông
- Hoàn thành ban hành các Quyết định
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ và thành phần của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực
sông Sê San - Srêpốk; và các Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực sông
Sê San - Srêpốk.
- Hoàn thành ban hành Hướng dẫn lấy ý
kiến về các hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và
tài nguyên có liên quan trên lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các lưu vực sông
Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk.
- Tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban và các Phiên họp Tiểu ban lưu vực sông Cửu
Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk.
b) Các nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật quản
lý lưu vực sông
- Xây dựng các báo cáo kỹ thuật cho
lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk.
- Theo dõi, giám sát và dự báo tài
nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long; theo dõi vận hành các công trình khai
thác sử dụng tài nguyên nước thượng nguồn Mê Công, và các công trình phòng chống
lũ hạn trên lưu vực sông Cửu Long và các công trình thủy điện trên lưu vực sông
Sê San và Srêpốk.
- Chuẩn bị ý kiến góp ý cho các văn bản
pháp luật, các quy hoạch, chiến lược, chương trình, dự án liên quan đến khai
thác, sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công, các quy trình vận hành liên hồ.
c) Các nhiệm vụ khác
- Xây dựng cơ sở
dữ liệu và Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử: Cập nhật cơ sở dữ liệu
lưu vực sông Sê San - Srêpốk; xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu cho lưu vực sông
Cửu Long; chuẩn bị kết nối với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê
Công quốc tế; hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử của Ủy ban.
- Tăng cường hệ thống thông tin,
tuyên truyền: Nâng cấp chức năng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban phục vụ
chức năng nhiệm vụ của tổ chức lưu vực sông; tăng cường tuyên truyền các sự kiện
và hoạt động của Ủy ban và tình hình lưu vực sông Mê Công.
- Hỗ trợ các bộ, ngành tăng cường
năng lực và thực hiện các nhiệm vụ liên ngành (tham gia các nhóm công tác liên
ngành, kiểm toán tài nguyên nước sông Mê Công...).
- Tổ chức các đoàn liên ngành đi khảo
sát, làm việc, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện ở các Bộ, ngành, địa
phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam.
2.3. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế
a) Hợp tác với Ủy hội sông Mê Công
quốc tế
- Tham gia Phiên họp Hội đồng và các
Phiên họp của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
- Kết thúc tham
vấn Dự án thủy điện dòng chính Sa-na-kham và chuẩn bị tham vấn vùng cho Dự án
Phua Ngòi của Lào.
- Tham gia vào các hoạt động chính của
Ủy hội trong năm 2021 gồm: (i) chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội;
(ii) đẩy mạnh các hoạt động hợp tác chính của Ủy hội, tập trung vào công tác dự
báo cảnh báo diễn biến bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan, diễn
biến tài nguyên nước dọc dòng chính Mê Công, tình hình lũ hạn, tác động của việc
vận hành các công trình thủy điện dòng chính, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật
hỗ trợ tham vấn thủy điện dòng chính.
- Thúc đẩy hoàn thiện các văn bản, thủ
tục, quy định, hướng dẫn kỹ thuật của Ủy hội để triển khai Hiệp định Mê Công
1995, Chiến lược phát triển lưu vực sông Mê Công, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông thủy, Chiến lược quản lý môi trường, cũng như các
chiến lược, kế hoạch phát triển khác.
- Phối hợp với các quốc gia thành
viên Ủy hội trong: (i) tăng cường hợp tác với các Đối tác phát triển và Đối tác
đối thoại; và (ii) theo dõi việc triển khai biên bản ghi
nhớ giữa Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương và Ban Thư ký Ủy
hội sông Mê Công quốc tế về tăng cường các hoạt động hợp tác và trao đổi giữa
hai cơ quan.
b) Hợp tác với Lào
- Tiếp tục đóng góp ý kiến vào nội
dung trao đổi và văn kiện của hoạt động các Hội nghị hợp
tác song phương cấp cao, các kỳ họp Ủy ban cấp liên chính phủ Việt Nam - Lào và
hoạt động hợp tác giữa các bộ, ngành có liên quan đến tài nguyên nước sông Mê
Công.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với bạn
trong quá trình tiến hành tham vấn các dự án thủy điện dòng chính sông Mê Công,
và trong các hoạt động hợp tác của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp
tác khác mà hai bên cùng quan tâm.
- Tiếp tục trao đổi với Lào về thực hiện đầy đủ các cam kết trong Tuyên bố chung của Ủy hội
sông Mê Công quốc tế cho các dự án thủy điện đã tham vấn, phối hợp trong việc chia
sẻ thông tin về kế hoạch phát triển thủy điện dòng chính và việc vận hành các
công trình thủy điện dòng chính; theo dõi, giám sát tác động triển khai và các
biện pháp giảm thiểu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông
Mê Công.
c) Hợp tác với Campuchia
- Tổ chức nghiên cứu đánh giá về tình
hình sử dụng nước dọc biên giới Việt Nam - Campuchia và
trao đổi với bạn để đi đến hoàn thiện dự thảo Hiệp định về Quy chế sử dụng nước dọc biên giới giữa Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia.
- Tiếp tục duy trì hoạt động thường
xuyên thông báo tình hình xả nước của các công trình thủy điện trên sông Sê San
và sông Srêpốk cho phía Campuchia.
- Tiếp tục trao đổi với Campuchia về
việc phối hợp, chia sẻ thông tin về kế hoạch phát triển thủy điện dòng chính;
theo dõi, giám sát tác động và các biện pháp giảm thiểu tác động của các công
trình thủy điện đã tiến hành tham vấn khu vực trên dòng chính sông Mê Công.
d) Hợp tác Mê Công - Lan Thương
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Lan Thương lần thứ ba và
của Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương lần thứ nhất.
- Tham dự các Phiên họp của Nhóm công
tác nguồn nước hợp tác Mê Công - Lan Thương nhằm chuẩn bị về công tác tổ chức
và nội dung cho Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương
lần thứ hai.
- Phối hợp chặt chẽ với các quốc gia
thành viên Mê Công - Lan Thương trong xác lập Cơ chế chia sẻ thông tin số liệu
về tài nguyên nước; theo dõi và phối hợp với các bên liên quan trong việc triển
khai Biên bản ghi nhớ về việc Trung Quốc chia sẻ thông tin thủy văn quanh năm của
sông Lan Thương cho 05 quốc gia thành viên khác.
- Tổ chức triển khai thực hiện “Dự án
tăng cường năng lực quản lý lũ và hạn lưu vực sông Mê Công - Lan Thương” sử dụng
kinh phí của Quỹ đặc biệt hợp tác Mê Công - Lan Thương.
đ) Các cơ chế hợp tác khu vực
khác
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được
giao trong các hợp tác khu vực như Mê Công - Mỹ, Mê Công - Hàn Quốc, Mê Công -
Nhật Bản, ACMECS, CLMV, ASEM...
- Phối hợp với các quốc gia liên quan
nghiên cứu mở rộng, tăng cường hợp tác 03 bên trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công như Quan hệ đối tác năng lượng Nhật-Mỹ-Mê Công.
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh
nghiệm về quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan với các lưu vực sông khác.
- Triển khai thực hiện Dự án "Tăng cường các Tổ chức sử dụng nước để nâng cao
năng lực tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long"
trong Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc.
2. Kế hoạch thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo)
3. Tổ chức thực
hiện
3.1. Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, là tổ chức giúp việc
của Ủy ban, chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình công tác năm 2021 của Ủy
ban.
- Văn phòng Thường trực có trách nhiệm
xây dựng báo cáo 6 tháng, báo cáo hằng năm về Chương trình công tác năm 2021 của
Ủy ban lên Lãnh đạo Ủy ban và sao gửi các thành viên Ủy ban.
3.2. Cơ quan phối hợp: Đại diện cho các bộ, ngành và địa phương thành viên theo chức năng,
nhiệm vụ của mình giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo các cơ quan liên quan thuộc Bộ,
ngành và địa phương mình phối hợp với Văn phòng Thường trực trong tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ trong Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban.
- Trong quá trình thực hiện Chương
trình công tác có những vấn đề phát sinh, các bộ, ngành và địa phương thành
viên đề nghị gửi bằng văn bản về Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam để tổng hợp và trình Chủ tịch Ủy ban xem xét, quyết định.
PHỤ LỤC:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2021 CỦA ỦY BAN SÔNG MÊ CÔNG VIỆT NAM
TT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Thời
gian hoàn thành
|
Cơ
quan phối hợp
|
Ghi
chú
|
I.
|
Nhiệm vụ
tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ
|
1
|
Báo cáo “Đề án tổng thể về ảnh hưởng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Công
làm cơ sở đề xuất chủ trương, đối sách của Việt Nam”
|
Quý
II
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các Bộ, ngành liên quan
|
|
2
|
Báo cáo về Ý kiến của chính thức của
Việt Nam đối với cho Dự án thủy điện Sa-na-kham của Lào
|
Tháng
6
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan.
|
|
3
|
Báo cáo về kết quả tham vấn cho Dự án
thủy điện Sa-na-kham của Lào
|
Tháng
7
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan
|
|
4
|
Báo cáo tổng kết
diễn biến tài nguyên nước đến Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2020 -
2021
|
Tháng
7
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, và các bộ, ngành, tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL
|
|
5
|
Báo cáo về kết quả kế hoạch tham vấn
cho Dự án thủy điện Sa-na-kham của Lào
|
Tháng
10
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan
|
|
6
|
Báo cáo đánh giá tác động thực tế
các công trình thủy điện của Trung Quốc và Lào trên dòng chính sông Mê Công
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban
Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các bộ, ngành, cơ quan liên quan
|
|
7
|
Báo cáo về cập nhật tình hình chuyển
nước sông Mê Công của Thái Lan
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế
|
|
II.
|
Nhiệm vụ
của tổ chức lưu vực sông
|
|
|
|
1
|
Vận hành tổ chức lưu vực sông
|
|
|
|
1.1
|
Ban hành Quyết định thành lập và
quy định chức năng, nhiệm vụ và thành phần Tiểu ban lưu
vực sông Cửu Long
|
Tháng
02
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
Đã hoàn thành (Quyết định 07/UBMC
ngày 17/2/2021)
|
1.2
|
Ban hành Quyết định thành lập và quy
định chức năng, nhiệm vụ và thành phần Tiểu ban lưu vực sông Sê san - Srêpốk
|
Tháng
02
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
Đã hoàn thành (Quyết định 08/UBMC
ngày 17/2/2021)
|
1.3
|
Ban hành Quy chế hoạt động của Tiểu
ban lưu vực sông Cửu Long
|
Tháng
5
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
|
1.4
|
Ban hành Quy chế hoạt động của Tiểu
ban lưu vực sông Sê san - Srêpốk
|
Tháng
5
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
|
1.5
|
Ban hành Hướng dẫn lấy ý kiến về
các hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và tài
nguyên có liên quan trên lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các lưu vực sông Cửu
Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk
|
Tháng
12
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
|
1.6
|
Tổ chức Hội nghị toàn thể Ủy ban
|
Quý
IV
|
Văn phòng Chính phủ
|
|
1.7
|
Tổ chức các Phiên họp Tiểu ban lưu
vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk
|
Tháng
IV
|
Các tỉnh/thành phố đăng cai
|
|
2
|
Các nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật
trong quản lý lưu vực sông
|
|
|
|
2.1
|
Xây dựng các báo cáo kỹ thuật cho
lưu vực sông Cửu Long bao gồm: Báo cáo về hiện trạng lưu vực sông; Báo cáo
tài nguyên nước lưu vực sông
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban vùng ĐBSCL
|
|
2.2
|
Xây dựng các báo cáo kỹ thuật cho
lưu vực sông Sê San - Srêpốk bao gồm: Báo cáo về hiện trạng lưu vực sông; Báo
cáo tài nguyên nước lưu vực sông
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban lưu vực sông Sê San - Srêpốk
|
|
2.3
|
Phát hành Bản tin về diễn biến và dự
báo tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long
|
Hàng
tháng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban vùng ĐBSCL
|
|
2.4
|
Xây dựng Báo cáo về vận hành thực tế
của các công trình thủy điện trên sông Sê San và sông Srêpốk
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Công Thương, các bộ, ngành và các tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban trên
lưu vực sông Sê San - Srêpốk
|
|
3
|
Có ý kiến đối với văn bản
pháp luật, các quy hoạch, chiến lược, chương trình, dự án liên quan đến khai
thác sử dụng tài nguyên nước
|
|
|
|
3.1
|
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Sê
San đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng
7
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban lưu vực sông Sê San
|
|
3.2
|
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
Srêpốk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng
7
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban lưu vực sông Srêpốk
|
|
3.3
|
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu
Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban vùng ĐBSCL
|
|
3.4
|
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
|
Tháng
5
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban vùng ĐBSCL
|
|
3.5
|
Các văn bản pháp luật, các quy hoạch,
chiến lược, chương trình, dự án có liên quan khác
|
|
Các bộ, ngành, tỉnh/thành phố là
thành viên Ủy ban
|
Ủy ban sẽ xác định cụ thể khi làm việc
với các bộ, ngành, tỉnh/thành phố thành viên ủy viên Ủy ban
|
4
|
Nhiệm vụ khác
|
|
|
|
4.1
|
Xây dựng Hệ thống quản lý văn bản
và hồ sơ điện tử
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban
|
|
4.2
|
Cập nhật cơ sở dữ liệu lưu vực sông
Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban
|
|
4.3
|
Chuẩn bị kết nối
với cơ sở dữ liệu với Ủy hội sông Mê Công quốc tế
|
Tháng
12
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
Nghị quyết số 120/NQ-CP
|
4.4
|
Cập nhật hệ thống thông tin, tăng
cường tuyên truyền các sự kiện và hoạt động của Ủy ban và tình hình lưu vực
sông Mê Công
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành, tỉnh/thành phố là thành viên Ủy ban
|
|
4.5
|
Phối hợp với Kiểm toán nhà nước thực
hiện “Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững”
|
Tháng
4
|
Kiểm toán nhà nước
|
|
4.6
|
Tổ chức các đoàn liên ngành đi khảo
sát, làm việc, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện ở các bộ, ngành, địa
phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam
|
Hàng
quý
|
Các bộ, ngành và địa phương thành
viên Ủy ban
|
|
III
|
Hoạt động hợp
tác quốc tế
|
|
|
|
1
|
Hợp tác với Ủy hội sông Mê
Công quốc tế
|
|
|
|
1.1
|
Tham dự Phiên họp Hội đồng lần thứ
28
|
Tháng
11
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ,
ngành liên quan
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
(dự kiến tại Thái Lan)
|
1.2
|
Tham dự các Phiên họp của Ủy ban
Liên hợp
|
Tháng
5 và 9
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
1.3
|
Tham dự Phiên họp đặc biệt về tham
vấn Dự án thủy điện dòng chính Sa-na-kham của Lào
|
Tháng
7
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
1.4
|
Tham gia vào các hoạt động chính của
Ủy hội
|
Hằng
tháng
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
1.5
|
Thúc đẩy hoàn thiện các văn bản, thủ
tục, quy định, hướng dẫn kỹ thuật của Ủy hội để triển
khai Hiệp định Mê Công 1995 và các Chiến lược, Kế hoạch phát triển khác
|
Hằng
tháng
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
1.6
|
Tăng cường hợp tác với các Đối tác
phát triển và Đối tác đối thoại
|
Hằng
tháng
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
1.7
|
Theo dõi việc triển khai biên bản
ghi nhớ giữa Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương và Ban Thư
ký Ủy hội về tăng cường các hoạt động hợp tác và trao đổi giữa hai cơ quan
|
Hằng
tháng
|
Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc
tế
|
|
2
|
Hợp tác với Lào
|
|
|
|
2.1
|
Tổ chức họp về tham vấn các dự án
thủy điện dòng chính sông Mê Công
|
Tháng
7
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, Ủy ban sông Mê Công Lào
|
|
2.2
|
Chia sẻ thông tin về kế hoạch phát
triển thủy điện dòng chính
|
Hàng
quý
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường Ủy ban
sông Mê Công Lào
|
|
3
|
Hợp tác với Campuchia
|
|
|
|
3.1
|
Tổ chức nghiên cứu đánh giá về tình
hình sử dụng nước dọc biên giới Việt Nam - Campuchia và trao đổi với bạn để
đi đến hoàn thiện dự thảo Hiệp định về Quy chế sử dụng nước dọc biên giới giữa
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc
Campuchia
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các Bộ, ngành liên quan Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia
|
|
3.2
|
Thông báo tình hình xả nước của các
công trình thủy điện trên sông Sê San và sông Srêpốk cho phía Campuchia
|
Hằng tuần/tháng
|
Bộ Công Thương, Ủy ban sông Mê Công
Campuchia
|
|
3.3
|
Tiếp tục trao đổi với Campuchia về
việc phối hợp, chia sẻ thông tin về kế hoạch phát triển thủy điện dòng chính;
theo dõi, giám sát tác động và các biện pháp giảm thiểu tác động của các công
trình thủy điện đã tiến hành tham vấn khu vực trên dòng chính sông Mê Công
|
Hằng
tháng
|
Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
|
4
|
Hợp tác Mê Công - Lan Thương
|
|
|
|
4.1
|
Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tài
nguyên nước Mê Công - Lan Thương lần thứ hai
|
Tháng
12
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan
|
Dự kiến tổ chức tại Việt Nam
|
4.2
|
Thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin
số liệu về tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương
|
Hàng
tuần
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
|
4.3
|
Theo dõi và phối hợp với các bên
liên quan trong việc triển khai biên bản ghi nhớ về việc Trung Quốc chia sẻ
thông tin thủy văn quanh năm của sông Lan Thương cho 05 quốc gia thành viên
khác
|
Hàng
tuần
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan
|
|
4.4
|
Triển khai Dự án tăng cường năng lực
quản lý lũ và hạn lưu vực sông Mê Công - Lan Thương
|
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan
|
Dự án kết thúc năm 2022
|
5
|
Các cơ chế hợp tác khu vực
khác
|
|
|
|
5.1
|
Phối hợp với các quốc gia liên quan
nghiên cứu mở rộng, tăng cường hợp tác ba bên trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng
Mê Công như Quan hệ đối tác năng lượng Nhật-Mỹ-Mê Công
|
|
Bộ Ngoại giao, các đối tác liên
quan
|
Theo kế hoạch của các đối tác
|
5.2
|
Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh
nghiệm về quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan với các lưu vực sông khác
|
|
Bộ Ngoại giao, các đối tác liên
quan
|
Theo kế hoạch của các đối tác
|
5.3
|
Thực hiện Dự án “Tăng cường các Tổ
chức sử dụng nước để nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp
ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc
|
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại
giao, và các bộ, ngành liên quan
|
Dự án kết thúc năm 2023
|