BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2008/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC CHĂN NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị
trí và chức năng
Cục Chăn nuôi là cơ quan trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp
Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước
trong lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Cục Chăn nuôi có tư cách pháp
nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của
pháp luật.
Trụ sở của Cục đặt tại thành phố
Hà Nội và bộ phận thường trực tại miền Trung và thành phố Hồ Chí
Minh.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ dự thảo
dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các dự án, đề
án theo sự phân công của Bộ trưởng. Trình Bộ trưởng dự thảo quyết định, chỉ thị
và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng.
2. Trình Bộ chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; các chiến lược,
quy hoạch vùng trọng điểm, liên vùng, liên tỉnh và các chương trình, dự án,
công trình quan trọng thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo sự phân
công của Bộ trưởng.
3. Ban hành các
văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực được
giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án
do Bộ quản lý cho từng địa phương, đơn vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng
thể về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Trình Bộ công bố
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm,
định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt; chỉ đạo và tổ chức thực
hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi
quản lý của Cục.
5. Về giống vật nuôi
nông nghiệp:
a) Chủ trì xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi cả nước và từng vùng sinh thái
nông nghiệp;
b) Trình Bộ quy định
việc sử dụng, trao đổi nguồn gen vật nuôi; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống
vật nuôi;
c) Ban hành danh mục
giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý
hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với
nước ngoài; danh mục môi trường pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi được phép
sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và các danh mục khác thuộc lĩnh vực quản lý về
giống vật nuôi nông nghiệp; quy phạm, quy trình khảo nghiệm giống vật nuôi mới
theo uỷ quyền của Bộ trưởng;
d) Quản lý và tổ
chức thực hiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, tinh, phôi,
trứng giống vật nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi; khảo
nghiệm và đề xuất công nhận giống vật nuôi mới;
đ) Công nhận và chỉ
định cơ sở khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định giống vật nuôi;
e) Cấp và thu hồi
các loại giấy cho phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận về giống vật nuôi;
tinh, phôi, trứng giống vật nuôi; môi trường pha chế, bảo quản tinh giống vật
nuôi;
g) Chỉ đạo triển
khai chương trình đầu tư phát triển giống vật nuôi, chương trình hỗ trợ sản xuất
và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi.
6. Về thức ăn chăn
nuôi:
a) Chủ trì xây dựng,
trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi;
b) Ban hành danh mục
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam
theo uỷ quyền của Bộ trưởng;
c) Quản lý và tổ
chức thực hiện công tác khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, phân tích nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi;
d) Công nhận và chỉ
định phòng thử nghiệm, phân tích thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cấp
chứng chỉ cho người lấy mẫu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;
đ) Cấp và thu hồi
các loại giấy cho phép xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi; giấy xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi; giấy chứng nhận cơ sở thực hành sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt
(GMP).
7. Về chỉ đạo sản
xuất chăn nuôi:
a) Chỉ đạo địa
phương xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc,
gia cầm. Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng chăn
nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất chăn nuôi an toàn;
b) Chỉ đạo việc thực
hiện cơ cấu sản xuất, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi dưỡng, chăm sóc
vật nuôi nông nghiệp; các tiêu chuẩn định mức quy hoạch, chuồng trại; đề xuất
các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi;
c) Chủ trì thẩm định và quản lý thực hiện các dự án
điều tra cơ bản về chăn nuôi;
d) Xây dựng, chỉ đạo
thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm. Thống kê báo cáo tiến độ sản xuất. Tham gia
quản lý về chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi.
8. Bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi:
a) Chủ trì xây dựng,
trình Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng trong xử lý chất thảo
chăn nuôi;
b) Hướng dẫn, giám
sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi;
c) Giám sát, kiểm
tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất
chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường khác đánh giá chất lượng
môi trường, đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi.
9. Quản lý chất lượng
sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực chăn nuôi từ đầu vào của sản xuất:
a) Xây dựng, trình
Bộ và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
b) Xây dựng, trình
Bộ các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, đề xuất xây dựng các
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất đảm bảo chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
c) Đề xuất kế hoạch
xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
d) Giám sát, kiểm
tra việc thực hiện quy chế quản lý vùng, cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Đề xuất trình
Bộ danh mục các chương trình, dự án đầu tư về chăn nuôi. Chủ trì thẩm định và
thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư Bộ giao cho Cục.
11. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu
về sản xuất chăn nuôi theo quy định.
12. Khoa học,
công nghệ:
a) Tham gia quản
lý về quỹ gen vật nuôi nông nghiệp, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi nông nghiệp;
b) Đề xuất,
trình Bộ chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ
công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành;
c) Chủ trì thẩm
định đề cương, đề tài nghiên cứu; đặt hàng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện;
nghiệm thu, quản lý kết quả và chỉ đạo triển khai kết quả nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ công nghệ, kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Cục;
d) Quản lý
thông tin khoa học công nghệ về chuyên ngành;
đ) Chủ trì xây
dựng, trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuồng trại phục vụ chăn nuôi gia
súc, gia cầm; về vật tư chuyên ngành chăn nuôi. Tham gia xây dựng dự thảo tiêu
chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ theo phân công của Bộ trưởng;
e) Chủ trì thẩm
định kết quả khảo nghiệm giống vật nuôi nông nghiệp; môi trường pha chế, bảo quản
tinh giống vật nuôi nông nghiệp; thức ăn chăn nuôi để đưa vào danh mục giống vật
nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; danh mục môi trường pha chế, bảo
quản tinh giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; danh mục
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam và
tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.
13. Chỉ đạo triển
khai hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi.
14. Tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại về chuyên ngành chăn nuôi theo phân công của
Bộ trưởng.
15. Về hợp tác
quốc tế:
a) Xây dựng, trình Bộ chương
trình, dự án hợp tác quốc tế về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Cục;
b) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc
tế, các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo phân cấp của Bộ trưởng.
16. Về cải cách hành chính:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch cải cách hành chính theo kế hoạch của Bộ và sự chỉ đạo của Bộ trưởng;
b) Chỉ đạo rà soát, hệ thống hoá
và đề xuất, xây dựng hệ thống thể chế, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Cục;
c) Chỉ đạo hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Cục theo hướng phân công, phân cấp;
trình Bộ phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền
địa phương;
d) Chỉ đạo thực hiện các quy định
về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế, tài chính và cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức làm việc, hiện
đại hoá công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Cục.
17. Về quản lý nhà nước các tổ
chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Cục:
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách,
quy chuẩn kỹ thuật về cung ứng dịch vụ công; về thực hiện xã hội hoá các hoạt động
cung ứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực;
b) Ban hành định mức kinh tế-kỹ
thuật, thời gian thực hiện cung ứng các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ
cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của
pháp luật.
18. Về quản lý nhà nước đối với
hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Cục
theo phân công của Bộ trưởng:
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho
hội, tổ chức phi Chính phủ tham gia các hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Cục; tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu việc đề xuất, phản biện
của hội, tổ chức phi Chính phủ để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực;
b) Kiến nghị việc xử lý các vi
phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực.
19. Về tổ chức bộ máy, biên chế
và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Xây dựng dự thảo chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; đề xuất việc thành lập, tổ chức
lại các tổ chức trực thuộc Cục;
b) Quyết định thành lập Tổ công
tác của Cục; quy định cụ thể về nhiệm vụ tự chủ, điều lệ tổ chức và hoạt động
cho các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Cục theo quy định;
c) Trình Bộ kế hoạch biên chế
hàng năm của Cục; quyết định phân bổ biên chế hành chính cho các cơ quan thuộc
Cục;
d) Quyết định cử cán bộ, công chức,
viên chức đi học tập, công tác ở nước ngoài theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ;
đ) Quy định thẩm quyền và trách
nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc Cục;
e) Quyết định và thực hiện các
biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tổ chức thực hiện
phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí và quan liêu, hách dịch, cửa quyền
trong các đơn vị thuộc Cục;
g) Tổ chức thực hiện công tác
tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen
thưởng và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản
lý của Cục theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ; bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về chuyên ngành theo phân công của Bộ trưởng;
h) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên
môn, nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực theo phân
công của Bộ trưởng;
i) Báo cáo thực hiện về công tác
tổ chức, cán bộ và biên chế theo quy định.
20. Về thanh tra,
kiểm tra:
a) Hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Cục theo quy định;
b) Giải quyết hoặc
tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên
quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Cục; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định
của pháp luật;
c) Thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Cục. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch Bộ giao hàng năm và thực
hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ.
21. Về quản lý tài
chính, tài sản:
a) Trình Bộ dự
toán ngân sách hàng năm và kế hoạch ngân sách trung hạn của Cục;
b) Chịu trách nhiệm
quyết toán các nguồn kinh phí do Cục trực tiếp quản lý; quản lý và chịu trách
nhiệm về tài sản của nhà nước được giao cho Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và
quy định của pháp luật.
22. Thực hiện nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phân công, phân cấp của Bộ
trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và
các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo quy định.
Cục trưởng điều hành hoạt động của
Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
trước pháp luật về hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng
theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng và chịu
trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
2. Bộ máy quản lý:
a) Phòng Gia súc lớn;
b) Phòng Gia súc nhỏ;
c) Phòng Thức ăn chăn nuôi;
d) Phòng Môi trường chăn nuôi;
đ) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
e) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
g) Văn phòng Cục;
h) Bộ phận thường trực tại miền Trung;
i) Bộ phận thường
trực tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các đơn vị trực thuộc:
a) Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm
và kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi;
b) Các đơn vị sự
nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ phê duyệt.
Cục trưởng Cục
Chăn nuôi quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý, đơn vị trực thuộc Cục,
bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp của Bộ và ban hành Quy chế làm việc của Cục.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau
mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 71/2005/QĐ-BNN
ngày 10 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Chăn nuôi và
các quy định trước đây của Bộ trái với Quyết định này.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh
Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng, các Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra, VP;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công báo và Website CP;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|