UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 167/2008/QÐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 03
tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN
CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/4/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của
tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh tại Tờ trình số 498/TTr-SXD ngày
06/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 44/QĐ-UB ngày
04/5/2006 của UBND tỉnh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ
quan: Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; các tổ
chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuý
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 167/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2008
của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục đích
1. Phân công, phân cấp quản lý chất lượng
công trình xây dựng nhằm xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các cơ quan
chuyên môn và chủ đầu tư, chủ sử dụng về quản lý chất lượng công trình xây
dựng, đảm bảo các hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật và
phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Ninh.
2. Phân cấp quản lý chất lượng công trình xây
dựng là việc xác định thẩm quyền quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng giữa ba cấp: Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị
xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường,
thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); đồng thời phân cấp quản lý trực
tiếp về chất lượng công trình xây dựng đối với chủ đầu tư, chủ sử dụng công
trình.
3. Phân công trách nhiệm là việc Ủy ban nhân
dân tỉnh giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng.
Điều 2. Phạm vi, đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đối với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng (không phân biệt
nguồn vốn và hình thức sở hữu), bao gồm: Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế,
thi công, bảo hành và bảo trì công trình.
Điều 3. Các từ ngữ
trong văn bản này được viết tắt như sau
1. Ủy ban nhân dân viết tắt là UBND;
2. Chất lượng công trình xây dựng viết
tắt là CLCTXD;
3. Quy hoạch xây dựng viết tắt là
QHXD;
4. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày
07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình viết
tắt là NĐ16/2005/CP;
5. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng viết tắt
là NĐ209/2004/CP;
6. Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP
về quản dự án đầu tư xây dựng công trình viết tắt là NĐ112/2006/CP;
7. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
209/2004/NĐ-CP 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây
dựng viết tắt là NĐ 49/2008/CP;
8. Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày
15/7/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất
lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân trong
hoạt động xây dựng
viết tắt là TT12/2005/BXD;
9. Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày
14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: Lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ
viết tắt là TT02/2007/BXD;
10. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của
cộng đồng viết tắt là QĐ80/2005/TTg;
11. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT
KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ kế hoạch và Đầu tư - Ban thường
trực Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng viết tắt là
TT04/2006/LT.
12. Giám sát cộng đồng về chất lượng công
trình xây dựng theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo
Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ viết
tắt là GSCĐ;
13. Chủ sở hữu hoặc quản lý sử
dụng công trình gọi chung là chủ sử dụng;
14. Phòng Công Thương, phòng Quản lý đô
thị huyện, thành phố gọi chung là phòng quản lý xây dựng cấp huyện và viết
tắt là phòng QLXD cấp huyện.
Chương II
TRÁCH
NHIỆM CỦA SỞ XÂY DỰNG VÀ CÁC SỞ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH
Điều 4. Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND
tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về CLCTXD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây
dựng có trách nhiệm:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về quản lý
CLCTXD.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định pháp luật về quản lý CLCTXD của UBND các cấp, Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành, chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm về
CLCTXD.
3. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ nghiệm
thu hoàn thành giai đoạn xây dựng, hoàn thành hạng mục công trình hoặc công
trình để đưa vào sử dụng (theo phụ lục 2, TT 12/2005/BXD) đối với các công
trình xây dựng được giao quản lý.
4. Phối hợp với Sở quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành khi thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng chuyên ngành.
5. Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sử dụng công
trình về nghiệp vụ giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo
Bộ Xây dựng kết quả giải quyết.
6. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác
chứng nhận sự phù hợp về CLCTXD; yêu cầu chủ đầu tư tổ chức việc chứng nhận
CLCTXD khi thấy cần thiết; công bố các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực
hiện chứng nhận CLCTXD.
7. Tổ chức thực hiện việc giám định CLCTXD,
giám định sự cố công trình xây dựng.
8. Tổng hợp tình hình CLCTXD, việc tuân thủ
quy định pháp luật về quản lý CLCTXD trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây
dựng định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất.
9. Ngoài trách nhiệm chung như trên, Sở Xây
dựng có trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp vật
liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông đô thị, cấp nước, thoát
nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải, nghĩa trang, bãi đỗ xe),
công trình thông tin liên lạc, điện tử, tin học và các công trình khác do Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu.
Điều 5. Các Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc
Ninh
1. Phân công quản lý CLCTXD chuyên ngành:
a) Sở Công Thương quản lý các công trình xây
dựng công nghiệp, công trình đường dây tải điện, trạm biến áp (trừ công trình
vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp trong khu công nghiệp tập trung, khu
công nghệ cao).
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý các công trình thủy lợi, đê điều, nông nghiệp, lâm nghiệp; công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.
c) Sở Giao thông Vận tải quản lý công trình
xây dựng giao thông (trừ công trình giao thông đô thị).
d) Ban quan lý các khu công nghiệp Bắc Ninh
quản lý các công trình xây dựng trong khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ
cao (trừ công trình đường dây tải điện, trạm biến áp).
2. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định pháp luật về quản lý CLCTXD của UBND các cấp, chủ đầu tư, các
tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng công trình do ngành quản lý theo
phân công; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm về CLCTXD).
b) Thực hiện các công việc nêu tại khoản 1,
3, 6 Điều 4 Quy định này đối với công trình xây dựng được phân công (trừ việc
công bố các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện chứng nhận
CLCTXD).
c) Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các
công việc nêu tại khoản 2, 3, 6 Điều 4 Quy định này đối với công trình xây dựng
được phân công.
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất
về tình hình CLCTXD được phân công quản lý (theo mẫu số 1, 2, 3); tình hình
khởi công các công trình xây dựng trên địa bàn 3 tháng/1 lần (theo mẫu số 4) về
Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
đ) Tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện
công tác quản lý CLCTXD được phân công.
Chương III
TRÁCH
NHIỆM CỦA UBND CẤP HUYỆN, XÃ
Điều 6. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cấp huyện
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà
nước về CLCTXD trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý đối với các
công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết
định đầu tư; công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng của các Bộ, Nghành, địa phương
và các thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn huyện có tổng mức đầu tư
dưới 5 tỷ đồng; các công trình nhà ở riêng lẻ.
2. Phòng QLXD cấp huyện là cơ quan đầu mối
tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ nêu trên, chịu sự hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Sở Công Thương. Phòng có
nhiệm vụ quản lý chung, đồng thời quản lý các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp, thông tin liên lạc, điện tử, tin học,
giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông đô thị, cấp nước, thoát nước,
chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải, nghĩa trang, bãi đỗ xe) và nhà
ở riêng lẻ, cụ thể:
a) Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản
triển khai thực hiện công tác quản lý CLCTXD trên địa bàn.
b) Hướng dẫn UBND cấp xã, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định về quản lý CLCTXD.
c) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ
các quy định của pháp luật về quản lý CLCTXD đối với các chủ đầu tư có công
trình quy định tại khoản 1 điều này; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi
phạm.
d) Tổ chức kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn
thành giai đoạn xây dựng; nghiệm thu hoàn thành đưa hạng mục công trình vào sử dụng (theo Phụ lục
2, TT12/2005/BXD) đối với các công trình thuộc dự án đầu tư do Chủ tịch UBND
huyện, xã quyết định đầu tư.
đ) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông
Vận tải và Sở Công Thương trong công tác quản lý CLCTXD.
e) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết và lập hồ
sơ sự cố công trình xây dựng; đề xuất hướng giải quyết những hư hỏng công trình
lân cận do thi công xây dựng công trình mới gây ra với những công trình được
quy định tại khoản 1 điều này.
f) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm
và đột xuất về tình hình CLCTXD trên địa bàn (theo mẫu số 5, 6); báo cáo tình
hình khởi công các công trình xây dựng trên địa bàn 3 tháng/1 lần (theo mẫu số
7) về Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi).
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; giúp UBND cấp huyện về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý các công
trình xây dựng thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt nông thôn,
vệ sinh môi trường nông thôn, cụ thể:
a) Hướng dẫn UBND cấp xã, chủ đầu tư; tổ
chức; cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý CLCTXD.
b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ
các quy định về quản lý CLCTXD đối với các chủ đầu tư; kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý các vi phạm.
c) Tổ chức kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn
thành giai đoạn xây dựng; nghiệm thu hoàn thành đưa hạng mục công trình, công
trình vào sử dụng (theo phụ lục 2, TT12/2005/BXD) đối với các công trình thuộc
dự án đầu tư do huyện, xã quyết định đầu tư.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Phòng QLXD cấp huyện trong công tác quản lý CLCTXD.
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm
và đột xuất về tình hình CLCTXD thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; báo cáo
tình hình khởi công các công trình xây dựng trên địa bàn 3 tháng/1 lần (theo
mẫu số 7) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng QLXD cấp huyện để
tổng hợp, theo dõi.
Điều 7. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với
các phòng chuyên môn của UBND cấp huyện trong việc quản lý nhà nước về CLCTXD
đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng thuộc cấp mình quyết định
đầu tư; các công trình xây dựng khác trên địa bàn; phát hiện và thông tin kịp
thời các hiện tượng vi phạm CLCTXD và sự cố công trình.
2. Lập danh mục theo dõi các công trình xây
dựng trên địa bàn; tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư công
trình; kiểm tra quá trình thi công theo giấy phép xây dựng, các điều kiện đảm
bảo vệ sinh môi trường và quy định về quản lý CLCTXD; định kỳ 3 tháng/1 lần báo
cáo tình hình khởi công các công trình xây dựng trên địa bàn (theo mẫu số 8) về
Phòng QLXD cấp huyện để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.
3. Theo dõi, kiểm tra tình hình xây dựng nhà
ở riêng lẻ trên địa bàn. Phối hợp với các Phòng QLXD cấp huyện lập danh mục
công trình xảy ra sự cố trên địa bàn, báo cáo UBND cấp huyện. Trường hợp phát
hiện công trình, nhà ở riêng lẻ có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng, không đảm
bảo an toàn cho người sử dụng, có nguy cơ xảy ra sự cố phải có biện pháp ngăn
chặn kịp thời, tổ chức di chuyển người và tài sản, đồng thời báo cáo với UBND
cấp huyện để giải quyết.
Chương IV
TRÁCH
NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 8. Trách nhiệm
của chủ đầu tư
1. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, toàn
diện CLCTXD và hiệu quả dự án của mình được quy định tại các chương III, IV, V,
NĐ209/2004/CP, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Quy định này.
2. Có trách nhiệm thành lập hệ thống
quản lý CLCTXD của mình, đồng thời yêu cầu các nhà thầu có hệ thống quản lý CLCTXD
phù hợp với yêu cầu,
tính chất và quy mô công trình.
3. Chịu trách nhiệm về việc thuê tổ
chức, cá nhân xây dựng; cung cấp, lắp đặt thiết bị và tư vấn xây dựng đủ điều
kiện năng lực theo quy định tại NĐ16/2005/CP và TT12/2005/BXD.
4. Chịu trách nhiệm về việc tổ chức
thi tuyển phương án kiến trúc (đối với công trình quy định phải thi tuyển);
thẩm định; phê duyệt nhiệm vụ và phương án khảo sát xây dựng; nhiệm vụ thiết kế
và hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đảm bảo chất lượng và hiệu
quả kinh tế; ký; đóng dấu xác nhận tính pháp lý của sản phẩm thiết kế (theo mẫu
Phục lục 1D, TT12/2005/BXD) khi xây dựng công trình.
5. Kiểm tra và thực hiện đầy đủ các điều kiện
trước khi khởi công công trình theo quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng.
6. Khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi
công xây dựng công trình theo đúng quy định tự giám sát; nếu không đủ điều kiện
năng lực thì thuê tư vấn giám sát.
7. Tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về CLCTXD theo NĐ 49/2008/CP.
8. Khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng,
phải bàn giao cho chủ sử dụng công trình quy trình bảo trì theo quy định tại NĐ
209/2004/CP.
9. Tổ chức thực hiện bảo hành công trình xây
dựng, bao gồm: Kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện tình trạng hư hỏng để
yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, lắp đặt thiết bị kịp
thời sửa chữa, thay thế; giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sủa chữa
của nhà thầu; xác nhận hoàn thành bảo hành công trình cho nhà thầu.
10. Thông báo ngày khởi công xây dựng công
trình bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công cho UBND
cấp xã nơi xây dựng công trình, phòng QLXD cấp huyện theo phân công trên và cơ
quan cấp giấy phép xây dựng để các cơ quan này thực hiện trách nhiệm quản lý
nhà nước về CLCTXD (cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải kiểm tra định vị công
trình, xây móng và các hạng mục công trình ngầm).
Điều 9. Trách nhiệm
của Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ
1. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, toàn diện
về CLCTXD của mình trước pháp luật; đảm bảo an toàn về người và an toàn cho
công trình lân cận, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường trong quá trình thi
công và sau khi thi công xong.
2. Đối với nhà có tổng diện tích sàn lớn hơn
250 m2; từ 3 tầng trở lên thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ
điều kiện năng lực và tư cách pháp nhân thiết kế xây dựng thực hiện. Hồ sơ
thiết kế vẽ thi công (đối với nhà từ 5 tầng trở lên) phải được tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực và tư cách pháp nhân thẩm tra trước khi khởi công xây
dựng công trình.
3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội
dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực
hiện theo đúng thiết kế; kết cấu phải đảm bảo an toàn, bền vững công trình.
b) Bản vẽ phải thể hiện tất cả các bộ phận và
chi tiết cấu tạo của công trình với đầy đủ kích thước, chủng loại vật liệu và
thông số kỹ thuật để thi công.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, chủ đầu
tư phải thông báo bằng văn bản ngày khởi công xây dựng công trình cho UBND cấp
xã nơi xây dựng công trình, cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Cơ quan cấp giấy
phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra định vị phần ngầm xây dựng của công
trình.
Chương V
TRÁCH
NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Điều 10. Trách nhiệm
của chủ sử dụng công trình
Chủ sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản
lý CLCTXD được quy định tại Chương VI, VII NĐ 209/2004/CP và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan.
1. Trong thời gian bảo hành, có trách nhiệm
xem xét, phát hiện các hư hỏng, thông báo chủ đầu tư để yêu cầu các nhà thầu
thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, lắp đặt thiết bị thực hiện nghĩa vụ bảo
hành.
2. Lập kế hoạch bảo trì công trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy trình bảo
trì đã được chủ đầu tư phê duyệt, bàn giao. Đối với các công trình đang sử dụng
nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sử dụng công trình phải thuê tổ chức tư
vấn kiểm định lại chất lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công
trình.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
chất lượng công trình bị xuống cấp do không thực hiện bảo trì công trình theo
quy định.
4. Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất
tình hình chất lượng công trình đang sử dụng về Sở Xây dựng, Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành (đối với công trình xây dựng chuyên ngành) và Phòng
QLXD cấp huyện (đối với công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND
cấp xã quyết định đầu tư) để tổng hợp, theo dõi.
Chương VI
GIÁM SÁT
CỘNG ĐỒNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 11. Phạm vi giám
sát cộng đồng
Giám sát cộng đồng được tổ chức thực hiện
theo quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo QĐ 80/2005/TTg và
hướng dẫn tại
TT04/2006/LT, áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã,
phường, thị trấn (trừ các dự án thuộc diện bí mật quốc gia).
Điều 12. Chủ thể giám
sát cộng đồng
Chủ thể GSCĐ là Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng hoặc Ban thanh tra nhân dân ( trong trường hợp không thành lập Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng).
Điều 13. Trách nhiệm
giám sát cộng đồng
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn,
trong đó có công tác GSCĐ về CLCTXD.
Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở
các cấp, UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định đầu tư,
chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời
những kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc Ban thanh tra nhân
dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp về CLCTXD theo thẩm quyền được pháp luật
quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị bằng
văn bản; báo cáo cơ quan cấp trên những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết; đồng
thời có trách nhiệm kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật.
Điều 14. Nội dung
giám sát cộng đồng.
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước và
không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật, nội dung GSCĐ về
CLCTXD gồm:
a) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của chủ đầu tư và nhà thầu về việc công khai tài liệu quản lý chất lượng
(gồm: hệ thống biển báo công trình; danh sách bộ máy quản lý chất lượng của chủ
đầu tư và nhà thầu xây dựng; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; bản tiến độ thi
công công trình), việc thực hiện trách nhiệm của từng chủ đầu tư về quản lý chất lượng công trình.
b) Theo dõi, phát hiện những việc làm xâm hại
đến lợi ích cộng đồng; những hiện tượng vi phạm chất lượng như làm sai lệch hồ
sơ thiết kế, sai lệch kết quả thí nghiệm, kiểm định chất lượng, kết quả kiểm
tra, nghiệm thu; hiện tượng rút bớt nguyên vật liệu xây dựng; thông đồng, móc
ngoặc, gian lận về chất lượng; những tác động tiêu cực của dự án đến
môi trường sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện, vận hành dự án.
c) Theo dõi, phát hiện những bất cập,
không phù hợp về chất lượng gây lãng phí.
2. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và
công sức của cộng đồng hoặc nguồn vốn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá
nhân, nội dung GSCĐ ngoài các điểm a, b, c tại khoản 1 điều này, cộng đồng còn
theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật
tư, chủng loại vật tư quy định trong quá trình thực hiện dự án; theo dõi, kiểm
tra kết quả nghiệm thu và hoàn công, quyết toán công trình, bao gồm: nhật ký
thi công; nhật ký giám sát của chủ đầu tư; kết quả thí nghiệm, kiểm định chất
lượng; chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, thiết
bị đưa vào sử dụng trong công
trình; hệ thống biên bản nghiệm thu; bản vẽ hoàn công; tiến độ thi công công
trình.
3. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn
khác, nội dung GSCĐ bao gồm các điểm a, b khoản 1 Điều này.
Chương VII
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 15. Xử lý vi
phạm
1. Nghiêm cấm các hành vi cố ý vi phạm CLCTXD
trong tất cả các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, bảo hành, bảo trì và các
hành vi bao che vi phạm.
2. Khi công trình xây dựng có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về CLCTXD thì chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan phải báo
cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật .
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về
CLCTXD thì tùy theo tính chất mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạm vi phạm hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Chế độ báo
cáo
1. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành; UBND cấp huyện báo cáo theo mẫu gửi về Sở Xây dựng mỗi năm 02 kỳ: kỳ 1
trước ngày 10 tháng 6 và kỳ 2 trước ngày 10 tháng 12.
2. Chủ đầu tư báo cáo theo mẫu Phụ lục 4
TT12/2005/BXD gửi về Sở Xây dựng, đồng thời gửi Phòng QLXD cấp huyện, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành ( nếu là công trình xây dựng chuyên ngành)
hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp (nếu là công trình trong khu công nghiệp
tập trung, khu công nghệ cao) mỗi năm 02 kỳ: kỳ 1 trước ngày 05 tháng 6, kỳ 2
trước ngày 05 tháng 12 và báo cáo khi hoàn thành công trình xây dựng.
3. Định kỳ 06 tháng, 01 năm Sở Xây dựng có
trách nhiệm tổng hợp về tình hình quản lý CLCTXD các dự án đầu tư xây dựng trên
phạm vi toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ xây dựng.
Điều 17. Điều khoản
thi hành
1. Các công trình xây dựng đang thực hiện dở
dang, các bước tiếp theo thực
hiện theo Quy định này.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; chủ đầu tư; các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó
khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp về Sở Xây dựng
để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Mẫu
số 1
UBND TỈNH BẮC NINH
Sở………………………
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: …………………
|
Bắc Ninh, ngày
tháng năm 200
|
BÁO
CÁO
Về
công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
(Từ ngày / /200
đến ngày / /200 )
1. Đánh giá công tác
quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành
- Việc hướng dẫn,
triển khai thực hiện văn bản pháp luật về xây dựng.
- Việc kiểm tra công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
- Việc xử lý các vi phạm trong hoạt động xây
dựng.
2. Đánh giá công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của Chủ đầu tư và các nhà
thầu
Qua kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng theo các nội dung sau:
a) Các công trình có
vi phạm về quản lý chất lượng
- Số lượng công trình
có vi phạm.
- Nội dung, mức độ vi
phạm.
- Tổng hợp đánh giá
những nguyên nhân dẫn đến các vi phạm.
b) Đánh giá việc chấp
hành của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng (Chủ đầu tư; nhà thầu xây
dựng; các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công
xây dựng, lắp đặt thiết bị) về quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng
theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và số 49/2008/NĐ-CP, cụ thể:
- Về hệ thống bộ máy
quản lý chất lượng.
- Về hồ sơ quản lý
chất lượng theo quy định tại Thông tư số 12/2005/TT-BXD.
- Về việc tuân thủ hồ
sơ thiết kế được duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng.
- Về chất lượng công
trình, hạng mục công trình thông qua công tác kiểm tra, kiểm định hoặc chứng
nhận chất lượng.
3. Những biện pháp
khắc phục, xử lý đã áp dụng với các công trình có sự cố và các công trình vi
phạm chất lượng
a) Tình hình khắc
phục vi phạm chất lượng, sự cố công trình:
b) Xử phạt hành
chính:
c) Đình chỉ thi công:
d) Các biện pháp xử
lý khác:
4. Những kiến nghị,
đề xuất
a) Về việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành.
b) Các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
chuyên ngành.
c) Các kiến nghị đề
xuất khác.
Nơi nhận:
-
Sở Xây dựng;
- Lưu.
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|