ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 162/2012/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 12 năm 2012.
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.
UBND
TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân
quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010
của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số
58/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BNV-BTC
ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với DQTV và việc lập dự toán, chấp hành
và quyết toán ngân sách cho công tác DQTV;
Xét đề nghị của Bộ CHQS tỉnh tại Tờ trình số
2493/TTr-BCH ngày 27/12/2012,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổ chức, huấn luyện,
hoạt động, chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy
trưởng Bộ CHQS tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Cục DQTV/BTTM
(b/c);
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Phòng DQTV/QKI;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng HĐND, UBND tỉnh;
- Bộ CHQS tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: HC, NC, CVP.
|
TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, HOẠT
ĐỘNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 162/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012
của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Phần I
SỰ
CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN QUÂN TỰ VỆ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Dân quân tự vệ
(DQTV) là lực lượng vũ trang (LLVT) quần chúng không thoát ly sản xuất, công
tác; là thành phần của LLVT nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà
nước. Làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến
tranh. Tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của DQTV là nội dung quan
trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm, sự quan tâm của toàn
Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị đối với lực lượng DQTV.
Những năm qua
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp,
các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh DQTV đạt chất
lượng, hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên tổ chức xây dựng, quản lý, huấn luyện,
diễn tập và hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn,
chế độ chính sách chưa đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội, ảnh hưởng
tới kết quả thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - Quân sự địa phương (QP-QSĐP).
Xuất phát từ
âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến
lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam và tình
hình thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện, kết quả đạt được, khó khăn
vướng mắc, những bất cập, hạn chế trong tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện,
hoạt động, chế độ chính sách đối với DQTV trong những năm qua.
Thực tiễn
những năm qua thực hiện Pháp lệnh DQTV và năm đầu triển khai Luật DQTV đã nẩy
sinh nhiều khó khăn, bất cập như: Tổ chức biên chế không ổn định nhất là chức
danh xã đội phó, bảo đảm kinh phí, chế độ tiêu chuẩn, chính sách còn hạn hẹp,
xa thực tế chưa tương xứng với 1 tỉnh có nền kinh tế phát triển.
II. MỤC ĐÍCH ĐỀ ÁN
Đề án tổ chức
xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách cho lực lượng
DQTV khi huy động làm nhiệm vụ là sự cụ thể hoá Pháp luật về DQTV. Tạo hành
lang pháp lý, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức triển khai thực hiện Luật DQTV một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Đồng
thời khắc phục khó khăn, bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện công tác
DQTV, tạo nguồn nhân lực có chất lượng, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ QP-AN, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn,
góp phần giữ vững ANCT- TTATXH, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố QP-AN.
Bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của nhân dân ở cơ sở trong thời bình cũng như
khi có chiến tranh xảy ra.
- Tập trung
tuyển chọn lực lượng DQTV có bản lĩnh chính trị, sức khoẻ và trình độ văn hoá.
Xây dựng lực lượng DQTV có số lượng thích hợp, chất lượng tổng hợp ngày càng
cao, đặc biệt là chất lượng chính trị, quy mô tổ chức biên chế theo quy định
của Luật DQTV.
- Tổ chức biên
chế, trang bị đủ vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ. Tổ chức chỉ huy, quản lý,
huấn luyện, hoạt động chặt chẽ, khả năng cơ động nhanh, sẵn sàng chiến đấu cao,
xử lý kịp thời, có hiệu quả mọi tình huống xảy ra không bị động, bất ngờ. Bảo
đảm tốt chế độ, chính sách theo quy định.
- Đào tạo đội
ngũ cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã đạt trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
ngành quân sự cơ sở, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ, năng lực chuyên
môn tương đương với sỹ quan dự bị cấp phân đội; trình độ lý luận chính trị và
quản lý Nhà nước từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
nghiệp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP- QSĐP. Từng bước nâng cao chất lượng, chuẩn hóa,
trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
A. Cơ sở
pháp lý
1. Căn cứ Kết
luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và Lực
lượng dự bị động viên trong tình hình mới;
2. Căn cứ Luật
DQTV số 43/2009/QH12; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DQTV; Nghị định số
74/2010/NĐ-CP của Chính phủ; các thông tư, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, thông
tư liên Bộ.
3. Căn cứ
Quyết tâm phòng thủ số 998/QT-CHT của Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Bắc Ninh được
Tư lệnh Quân khu 1 phê chuẩn.
4. Căn cứ thực
trạng lực lượng DQTV của tỉnh hiện nay trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn
diện.
Trên những cơ
sở đó UBND tỉnh xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết
kèm theo Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động, chế độ chính sách của
lực lượng DQTV.
B. Thực
trạng công tác Xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV
1. Tổ chức xây
dựng, biên chế, trang bị, huấn luyện, hoạt động
1.1. Tổ chức
- Tính đến
ngày 25/10/2012 toàn tỉnh có 126 xã, phường, thị trấn có tổ chức biên chế Ban
chỉ huy quân sự; 150 đầu mối đơn vị tự vệ, trong đó kiện toàn tổ chức biên chế
được 78 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức. Ban chỉ huy quân sự gồm 04 đồng
chí (Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó)
- Số lượng Chỉ
huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có 252 đồng chí. 100% là
đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT trở lên.
125 đồng chí chỉ huy trưởng, 54 đồng chí Chỉ huy phó được đào tạo Trung cấp
quân sự tại Trường Quân sự tỉnh (thời gian 14 tháng) đạt 70%. Số cán bộ là đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 137 đ/c đạt 54%.
- Lực lượng
DQTV nòng cốt được tổ chức ở 276 đơn vị (Dân quân 126 cơ sở, tự vệ 150 cơ sở).
Quân số 18.059 đồng chí đạt tỷ lệ 1,7% so với tổng Dân số. Quy mô tổ chức cấp
tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội ở các thôn, khu phố, xã, phường, thị trấn, cơ
quan tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đảng viên chiếm 19,1%; đoàn viên
74,4%; phục viên xuất ngũ không xếp trong các đơn vị Dự bị động viên chiếm
19,2%.
1.2. Biên chế,
trang bị
- Biên chế
gồm: Đại đội binh chủng; Trung đội; Tiểu đội (Khẩu đội); Tổ.
- Trang bị:
Được trang bị 25% vũ khí quân dụng đồng bộ cho lực lượng dân quân cơ động; các
binh chủng phòng không, pháo binh chưa được trang bị theo qui định. Số còn lại
được trang bị công cụ hỗ trợ: mỗi xã, phường, thị trấn 20 dùi cui gỗ, 06 đoản
côn gỗ.
1.3. Trận địa,
thao trường huấn luyện tổng hợp
Thực hiện
Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về
việc phê duyệt Đề án "Tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực
lượng DQTV Phòng không, dân quân cơ động tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2010".
Toàn tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh được 10 trận địa SMPK 12,7mm (mỗi huyện, thị
xã, thành phố 01 trận địa làm sẵn).
- Thao trường:
Có 05 thao trường huấn luyện tổng hợp cho lực lượng vũ trang địa phương (cấp
huyện, thành phố).
1.4. Huấn
luyện và hoạt động
- Huấn luyện:
Hàng năm Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo huấn luyện 100% cán bộ, chiến sỹ DQTV nòng cốt
theo phân cấp, đủ nội dung, thời gian theo Quyết định số 3309/QĐ-BQP ngày
16/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Công tác huấn luyện đã từng bước đi vào
nền nếp, sát với từng đối tượng và tình hình thực tế của địa phương. Kết quả
đạt khá.
- Hoạt động:
Phối hợp tốt với công an và các lực lượng khác tuần tra canh gác giữ gìn
ANCT-TTATXH, tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả
thiên tai, phòng chống cháy nổ, cháy rừng; làm công tác dân vận và giải quyết
các vụ việc ở địa phương cơ sở. Tuy nhiên ở một số nơi xảy ra những vấn đề bức
xúc, khiếu kiện đông người lực lượng dân quân hoạt động hiệu quả chưa cao do
công tác bảo đảm còn nhiều bất cập.
2. Bảo đảm
ngân sách
Trong những
năm qua các cấp, các ngành, các địa phương đã bảo đảm đầy đủ chế độ phụ cấp
trách nhiệm cho cán bộ, mua sắm trang phục cho cán bộ, chiến sỹ. Chế độ, chính
sách cho lực lượng DQTV theo quy định của Pháp lệnh DQTV và Quyết định số
18/2007/QĐ-CT ngày 28/2/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định
mức trợ cấp ngày công lao động cho lực lượng dân quân ở xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh. Nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt bảo đảm chi trả chế
độ cho DQTV. Tuy nhiên mức chi trả còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Do đó chưa động viên, khích lệ được công dân tham gia lực lượng DQTV, gây khó
khăn trong tổ chức xây dựng, huấn luyện và duy trì hoạt động của lực lượng DQTV.
3. Công tác
quản lý Nhà nước về DQTV
Cấp uỷ đảng,
chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp, các ngành đã quan tâm và
thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về DQTV. Ban hành đầy đủ, kịp thời các
văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ,
hiệu quả; chế độ giao ban, báo cáo, công tác kiểm tra, thanh tra, sơ, tổng kết,
thi đua, khen thưởng được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
Phần II
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
I. TỔ CHỨC XÂY DỰNG, BIÊN CHẾ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT
ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
1. Tuyên
truyền, phổ biến Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Bộ CHQS tỉnh
chủ trì phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tư pháp, Báo Bắc Ninh, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan chức năng có liên quan, tham mưu cho
UBND tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến Luật DQTV theo Quyết định số 1602/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật DQTV.
- Các cấp, các
ngành, cả hệ thống chính trị ở cơ sở huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh
các phương tiện thông tin và truyền thông của Đảng, Nhà nước như: Báo, Đài phát
thanh, Truyền hình kết hợp công tác Giáo dục QP-AN để phổ biến tuyên truyền Luật
DQTV. Quá trình tuyên truyền bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng về xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bám sát mục tiêu, nội dung, nguyên tắc,
thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền.
- Phấn đấu đến
hết năm 2012, bảo đảm 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các cấp,
các ngành, lực lượng vũ trang tỉnh và các tầng lớp nhân dân được quán triệt,
phổ biến, tuyên truyền, học tập Luật DQTV. Từ đó nâng cao nhận thức, nghĩa vụ
và trách nhiệm trong tổ chức triển khai xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt
động và bảo đảm các chế độ, chính sách đối với DQTV.
2. Quy mô
tổ chức xây dựng lực lượng DQTV
2.1 Tổ chức
biên chế đội ngũ cán bộ
Thường xuyên
củng cố, kiện toàn đủ 100% đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở, cán bộ chỉ huy đơn vị
DQTV các cấp theo đúng Luật quy định.
* Chức vụ chỉ
huy đơn vị DQTV gồm:
- Tiểu đội
trưởng, Khẩu đội trưởng; Trung đội trưởng; Thôn đội trưởng, Khu đội trưởng; Đại
đội có Ban Chỉ huy gồm 4 đồng chí (Đại đội trưởng, chính trị viên; đại đội phó
quân sự; chính trị viên phó).
- Ban CHQS cấp
xã gồm: 04 đồng chí (Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị
viên phó).
+ Chỉ huy
trưởng là đảng viên, là công chức cấp xã, thành viên UBND; Chính trị viên là Bí
thư Đảng ủy kiêm nhiệm; Chính trị viên phó do Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh kiêm
nhiệm.
+ Chỉ huy phó
Ban CHQS xã, phường, thị trấn thực hiện theo Hướng dẫn số 429/HDLN-NV-TC-LĐTB&XH-BHXH
ngày 19/8/2010 của Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở LĐTB&XH, Bảo hiểm xã hội về thực
hiện Quyết định số 99/2010/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh về qui định số
lượng, chức danh đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số
100/2010/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh về qui định số lượng chức danh và
chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
thuộc tỉnh Bắc Ninh.
- Ban Chỉ huy
Quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở: 04 đồng chí (Chỉ huy trưởng, Chính trị viên,
Chính trị viên phó, Chỉ huy phó).
+ Chỉ huy
trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm
nhiệm; Chính trị viên là bí thư Chi bộ (Đảng bộ) cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm;
Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm thường do Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đảm nhiệm.
+ Chỉ huy phó
bố trí 01 cán bộ chuyên trách công tác quốc phòng quân sự đảm nhiệm.
2.2 Xây dựng
số lượng
Toàn tỉnh tổ
chức xây dựng lực lượng DQTV như sau:
- Cấp xã: Tổ
chức lực lượng dân quân đạt tỷ lệ từ 1% - 2,19% so với dân số.
- Cấp huyện:
Tổ chức lực lượng DQTV đạt tỷ lệ từ 1,7-1,89% so với dân số.
- Cấp tỉnh: Tỷ
lệ DQTV toàn tỉnh đạt 1,7% - 1,8 % so với tổng dân số.
2.3. Xây dựng
chất lượng chính trị
- Không ngừng
nâng cao chất lượng tổng hợp cho lực lượng DQTV. Tổ chức tuyển chọn đúng qui
trình, đủ số lượng, chú trọng nâng cao chất lượng về chính trị, tỷ lệ đảng viên
từ 18 - 20%, hàng năm kết nạp vào Đảng từ 1,5% trở lên. Chỉ huy trưởng, chỉ huy
phó, thôn đội trưởng là đảng viên trong đó có 85%-100% chỉ huy trưởng Ban CHQS
cấp xã tham gia cấp ủy. Tiểu đội dân quân cơ động có đảng viên, trung đội dân
quân cơ động có từ 3-5 đảng viên nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
trong lực lượng DQTV.
- Tỷ lệ đoàn
viên từ 65% - 75%; tỷ lệ quân nhân phục viên xuất ngũ từ 15% - 20% (những quân
nhân không xếp trong biên chế các đơn vị DBĐV); tỷ lệ nữ không quá 30%; các
trung đội dân quân cơ động tỷ lệ nữ không quá 20%.
- Độ tuổi: Nam
từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi , nữ từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi (tự vệ độ tuổi có thể
cao hơn).
2.4 Quy mô tổ
chức, thành phần lực lượng
* Lực lượng
dân quân tự vệ nòng cốt gồm: Lực lượng dân quân cơ động, lực lượng DQTV tại
chỗ, lực lượng DQTV binh chủng.
- Lực lượng
dân quân cơ động
+ Được tổ chức
ở 2 cấp: Cấp huyện, cấp xã. Xây dựng tập trung ở một số thôn, khu phố… gần
trung tâm để tiện quản lý, chỉ huy và hoạt động, sẵn sàng xử lý mọi tình huống
có thể xảy ra.
+ Ban CHQS các
huyện, thị xã: Tổ chức xây dựng 02 trung đội; thành phố Bắc Ninh xây dựng 03
trung đội. Ban CHQS cấp xã xây dựng 1 trung đội. Quân số 01 trung đội là 28
đồng chí.
- Lực lượng
DQTV tại chỗ
+ Được tổ chức
ở các thôn, khu phố từ tổ, tiểu đội, trung đội căn cứ vào tình hình thực tế của
địa phương để xây dựng lực lượng cho phù hợp và hoạt động có hiệu quả. Trong đó
thôn đội trưởng, khu đội trưởng kiêm tổ trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội
trưởng (Xây dựng cấp trung đội tập trung vào những thôn, khu phố có dân số đông
để tiện chỉ huy, quản lý).
+ Các đơn vị
tự vệ tổ chức xây dựng từ 01 tiểu đội đến 01 trung đội.
+ Tổ chức xây
dựng lực lượng tự vệ ở cơ quan, tổ chức: 100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể của
tỉnh và khối cơ quan Huyện ủy, Thị ủy, Thành uỷ và UBND cấp huyện có Ban CHQS,
xây dựng từ 01 tiểu đội đến 01 trung đội tự vệ. Tỉ lệ từ 10% - 20% so với tổng
số cán bộ, công nhân viên chức, người lao động;
- Tổ chức xây
dựng lực lượng tự vệ ở khối doanh nghiệp
+ 100% doanh
nghiệp Nhà nước không chiếm giữ cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài có từ 50 đến trên 3.000 lao động trở lên,
được ký kết hợp đồng lao động từ 06 tháng trở lên và trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ tham gia DQTV. Tổ chức từ 01 tiểu đội đến 01 trung đội (nơi có điều
kiện tổ chức cấp đại đội) tự vệ. Tỉ lệ từ 1,2% - 15% so với tổng số cán bộ công
nhân viên chức, người lao động.
+ Điều kiện và
trình tự tổ chức lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp áp dụng theo Điều 12 và
13 tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật DQTV.
- Lực lượng
DQTV binh chủng: Tổ chức ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).
+ Cấp tỉnh: Tổ
chức 01 đại đội PPK 37mm-1 quân số 44 đồng chí thuộc Ban CHQS thành phố Bắc
Ninh.
+ Cấp huyện:
Tổ chức 02 trung đội SMPK 12,7 mm; quân số 01 trung đội 23 đ/c. Ban CHQS thị xã
Từ Sơn xây dựng 02 trung đội SMPK 14,5 mm, quân số 01 trung đội 29 đ/c; 01
trung đội súng cối 82mm quân số 17 đ/c; (Riêng Ban CHQS huyện Quế Võ xây dựng
01 trung đội ĐKZ 82mm quân số 19 đ/c); 01 tiểu đội cối 60mm quân số 12 đồng
chí; 01 tiểu đội thông tin; 01 tiểu đội trinh sát; 01 tiểu đội công binh quân
số mỗi tiểu đội từ 9 - 12 đồng chí.
+ Đối với các
đơn vị tự vệ (thuộc chuyên ngành y tế, thông tin): Ban CHQS cấp huyện tổ chức
01 tiểu đội y tế quân số từ 9-12 đ/c tại bệnh viện đa khoa; 01 tiểu đội thông
tin quân số từ 9-12 đ/c tại trung tâm Viễn Thông và Bưu điện.
Ban CHQS thành
phố Bắc Ninh xây dựng 01 trung đội y tế quân số 19 đ/c tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh hoặc trung tâm y tế thành phố; 01 trung đội thông tin quân số 19 đ/c tại
Viễn thông Bắc Ninh.
+ Cấp xã,
phường, thị trấn: Tổ chức 01 tổ trinh sát quân số 04 đồng chí, tổ thông tin, công
binh, hóa học, y tế quân số từ 3-5 đ/c.
* Tổ chức cấp
giấy chứng nhận cho công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng
cốt theo Điều 6 Thông tư số 85/2010/TT-BQP của Bộ quốc phòng hướng dẫn một số
điều của Luật Dân quân tự vệ.
3. Đào tạo,
bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện và hoạt động
3.1 Đào tạo
cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã
- Đào tạo theo
Quyết định số 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định đào tạo cán bộ quân
sự Ban CHQS cấp xã có trình độ cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở. Phấn
đấu đến năm 2015 có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã được đào
tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó có 35% đến 50% Chỉ huy
trưởng, Chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học. Năm 2020 có
70% đến 80% đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở. Hình thức đào
tạo chính quy tập trung và đào tạo liên thông, liên kết. Bố trí sắp xếp sau đào
tạo đúng người, đúng việc, đúng chuyên ngành đào tạo.
3.2 Bồi dưỡng,
tập huấn cán bộ, huấn luyện chiến sỹ DQTV
Hàng năm Bộ
CHQS tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn, huấn luyện DQTV tại tỉnh theo Luật quy định. Chỉ đạo Ban CHQS các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện cho 100% cán
bộ, chiến sỹ DQTV theo phân cấp, đủ nội dung, chương trình, thời gian quy định.
3.3 Hoạt động
của lực lượng DQTV
Mọi hoạt động
của DQTV trong khi làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến
đấu, bảo vệ ANCT-TTATXH và các hoạt động khác phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng; sự điều hành của chính quyền; quản lý, chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy
trưởng Ban CHQS cấp xã, Chỉ huy trưởng Ban CHQS cơ quan, tổ chức; Chỉ huy đơn
vị DQTV và sự chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên.
4. Xây dựng
trụ sở hoặc nơi làm việc
Trụ sở làm
việc Ban CHQS cấp xã là nơi làm việc của cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn;
là nơi tập trung lực lượng DQTV khi được huy động theo quy định tại Điều 8 Luật
DQTV để thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xử lý ở xã, phường,
thị trấn vì vậy phải có mặt bằng, đủ diện tích để xây dựng nơi làm việc hoặc
trụ sở làm việc (Theo đề án xây dựng trụ sở làm việc riêng).
5. Sản
xuất, trang bị vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ cho DQTV
Hàng năm, cơ
quan quân sự các cấp căn cứ quy định của Bộ Quốc phòng và tình hình thực tế của
địa phương lập kế hoạch, tham mưu cho cấp uỷ, HĐND, UBND cùng cấp đầu tư ngân
sách sản xuất vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ theo quy định để đến năm 2015 trang
bị, biên chế đủ vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ cho lực lượng DQTV nòng cốt.
6. Xây dựng
thao trường, bãi tập phục vụ cho tập huấn cán bộ, huấn luyện, hội thao, hội
thi, diễn tập của lực lượng DQTV
Các huyện, thị
xã, thành phố, xã phường, thị trấn chưa có thao trường bãi tập, phục vụ cho tập
huấn cán bộ, huấn luyện, hội thao, hội thi, diễn tập của lực lượng DQTV và GDQP-AN
cho học sinh, sinh viên xây dựng đề án, lập dự toán ngân sách, hợp thức hoá đất
quốc phòng, giải phóng mặt bằng tiến hành xây dựng, tu sửa, tôn tạo thao
trường, bãi tập ở cấp mình, phấn đấu đến năm 2015 hoàn chỉnh 100% hệ thống thao
trường, bãi tập phục vụ cho huấn luyện, diễn tập của lực lượng DQTV và GDQP-AN
cho học sinh, sinh viên.
II. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DQTV
1. Chế độ,
chính sách lương, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm
niên, đặc thù các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe đối với cán
bộ DQTV thực hiện theo Luật DQTV; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC của liên Bộ Quốc phòng,
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nôi vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
một số chế độ, chính sách đối với DQTV. Thời gian chi trả phụ cấp trách nhiệm
quản lý, chỉ huy đơn vị; phụ cấp thâm niên mỗi quý 1 lần vào tháng cuối quý.
2. Trợ cấp
ngày công lao động đối với Dân quân nòng cốt và dân quân nòng cốt đã hoàn thành
nghĩa vụ làm nhiệm vụ được hưởng hệ số 0,1 mức lương tối thiểu và bảo đảm tiền
ăn hàng ngày theo chế độ chiến sỹ bộ binh trong quân đội nhân dân Việt Nam theo
điều 47 Luật DQTV.
2.1 Chế độ phụ
cấp, trợ cấp, tiền ăn, công tác phí, bảo hiểm của chỉ huy phó Ban chỉ huy quân
sự cấp xã, thôn đội trưởng thực hiện theo điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP
của Chính phủ.
2.2. Cán bộ
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Thôn
đội trưởng cán bộ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ cấp tiểu đội trưởng trở lên
được hưởng phụ cấp trách nhiệm, quản lý chỉ huy đơn vị theo quy định tại điều
37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2.3. Chỉ huy
trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp
xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng theo điều
39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2.4. Chế độ
phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã,
Trung đội trưởng dân quân cơ động được hưởng theo khoản 2 điều 40 Nghị định số
58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2.5. Trang
phục, sao mũ, phù hiệu cho lực lượng DQTV nòng cốt. Thực hiện theo Điều 21 Nghị
định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2.6. Thôn đội
trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng hệ số 0,6 mức lương tối thiểu.
2.7. Chế độ
chính sách đối với DQTV bị ốm đau, tai nạn, bị chết, bị thương hoặc hy sinh
trong khi huấn luyện, hoạt động. Chi mua sắm vật chất phục vụ tập huấn, huấn
luyện, diễn tập; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng đối với công tác DQTV
thực hiện theo Nghị định của Chính phủ; Thông tư Bộ Quốc phòng.
2.8. Chế độ
báo Quân đội nhân dân thực hiện theo Thông tư số 77/2011/TT-BQP của Bộ Quốc
phòng hướng dẫn việc bảo đảm chế độ báo Quân đội nhân dân đối với Ban chỉ huy
quân sự xã, phường, thị trấn, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
Hàng ngày được hưởng 01 số báo quân đội nhân dân.
2.9. Kinh phí
bảo đảm nhiệm vụ chi cho tổ chức, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách
của Dân quân tự vệ thực hiện theo điều 52, 54, 55 của Luật Dân quân tự vệ số
43/2009/QH12 và điều 47, 48 của Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
III. GIẢI PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Một số
giải pháp
1.1 Hoạt động
của lực lượng DQTV phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ
Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan
quân sự các cấp; đồng thời phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị ở các cấp.
1.2. Cấp ủy,
chính quyền các cấp tập trung nghiên cứu Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn
thực hiện. Căn cứ vào nhiệm vụ QP-AN, hàng năm Bộ CHQS tỉnh xây dựng kế hoạch,
hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương kiện toàn tổ chức biên chế, vũ khí
trang bị, công cụ hỗ trợ cho các đơn vị DQTV. Chú trọng nâng cao chất lượng của
lực lượng DQTV phòng không, dân quân cơ động ở các địa bàn trọng điểm QP-AN gắn
với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
1.3. Tiếp tục
chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về DQTV và tổ chức xây dựng lực lượng,
huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV.
1.4 Thực hiện
Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 31/12/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Bộ CHQS tỉnh
phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức rút kinh nghiệm xây dựng điểm chi bộ
quân sự cấp xã theo Kết luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa
IX).
1.5 Bộ CHQS
tỉnh phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán ngân sách
bảo đảm chế độ, chính sách, sản xuất vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ; mua sắm vật
tư, trang thiết bị, xây dựng trụ sở làm viêc cho Ban CHQS cấp xã; thao trường,
bãi tập, công trình, trận địa phục vụ công tác DQTV, trình UBND và HĐND tỉnh
phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách.
1.6 Xây dựng
quỹ QP-AN theo Điều 48 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ được lập ở cấp
xã do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng
góp để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ và các
hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn ở cấp xã. Việc đóng góp,
quản lý và sử dụng quỹ QP-AN thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công
khai, đúng pháp luật. Mức đóng góp quỹ QP-AN do HĐND tỉnh quyết định, UBND tỉnh
ban hành quy chế thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng- an ninh đúng mục đích,
đúng đối tượng, hiệu quả, thiết thực.
1.7 Duy trì và
thực hiện có hiệu quả việc phân cấp chi và quyết toán ngân sách theo (Điều 54, 55,
56) Luật DQTV. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn cụ thể phân
cấp chi và quyết toán ngân sách.
1.8 Tăng cường
công tác kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sai sót trong tổ chức xây dựng, huấn luyện,
hoạt động lực lượng DQTV. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Phát huy
những mặt tích cực, khắc phục những yếu kém tồn tại xây dựng lực lượng DQTV thực
sự tin cậy, đạt chất lượng, hiệu quả.
2. Các bước
triển khai thực hiện
2.1 Năm 2011
Bộ CHQS tỉnh phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực
hiện xong công tác xây dựng lực lượng; xây dựng hoàn chỉnh các văn kiện, quy
chế, kế hoạch hoạt động của lực lượng DQTV ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và đơn
vị tự vệ. Bảo đảm trang phục năm đầu theo Luật DQTV đối với cán bộ, chiến sỹ
DQTV. Tháng 02/2012 thông qua đề án với UBND tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh
ra Nghị quyết thực hiện, ban hành mức đóng góp quỹ QP-AN.
- UBND các
huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương thuộc quyền chưa
có thao trường huấn luyện tiến hành khảo sát, xây dựng đề án xây dựng thao
trường huấn luyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.Từ năm 2012 hợp thức hoá
đất quốc phòng, giải phóng mặt bằng, từng bước xây dựng, tu sửa, thao trường,
bãi tập ở cấp mình.
- UBND tỉnh
xác định và đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Quốc phòng ra quyết định xã,
phường, thị trấn trọng điểm về QP-AN trên địa bàn tỉnh. UBND các huyện, thị xã,
thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khảo sát, quy hoạch, xây dựng trụ sở
làm việc riêng cho Ban chỉ huy quân sự cùng cấp.
2.2. UBND tỉnh
ban hành quy chế thu, quản lý, sử dụng quỹ Quốc phòng-an ninh cụ thể ở cấp xã.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ Ban CHQS cơ sở, cán bộ chỉ huy đơn vị
DQTV. Bảo đảm trang phục cho cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ.
Phần III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh
- Chủ trì phối
hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các
văn bản chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Đề án tổ chức, huấn luyện, hoạt
động, chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh bảo đảm thống
nhất, đồng bộ, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc
triển khai thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo cơ
quan quân sự các cấp tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động nâng cao
khả năng sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tuần tra canh
gác giữ gìn ANCT-TTATXH. Xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc.
- Phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập Dự toán ngân sách bảo đảm chế độ,
chính sách, sản xuất vũ khí tự tạo, công cụ hỗ trợ; mua sắm vật tư, trang thiết
bị, xây dựng trụ sở làm viêc cho Ban CHQS cấp xã; thao trường, bãi tập cho DQTV
trình Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra
việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm xây dựng, huấn
luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với
các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức chức thanh tra, kiểm tra. Thực hiện sơ
kết, tổng kết công tác DQTV, GDQP-AN, tổng hợp báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh
và Bộ Tư lệnh Quân khu để chỉ đạo.
2. Sở Kế
hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính
Chủ trì phối
hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể liên quan rà soát, cân đối bảo đảm ngân
sách theo kế hoạch từng năm để thực hiện các nội dung trong Đề án đã được Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với
Bộ CHQS tỉnh thống nhất về tổ chức biên chế, đào tạo, chế độ chính sách cho cán
bộ Ban CHQS cấp xã, bố trí cán bộ DQTV các cấp. Hàng năm phối hợp với các sở,
ngành có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh khảo sát, rà soát các đơn vị cơ sở.
4. Công an
tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối
hợp với Bộ CHQS tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế
hoạch, quy chế phối hợp hoạt động giữa lực lượng công an cơ sở, lực lượng kiểm
lâm với lực lượng DQTV trong hoạt động giữ gìn ANCT- TTATXH, công tác bảo vệ
rừng ở địa phương.
5. Sở Tài
nguyên & Môi trường
Phối hợp với
Bộ CHQS tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định giao đất để xây dựng trụ sở làm việc của
Ban CHQS cấp xã; xây dựng thao trường, bãi tập, công sự, trận địa chiến đấu
phục vụ huấn luyện, diễn tập, hội thao, hội thi của DQTV.
6. Sở Giao
thông Vận tải
Phối hợp với
Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường nghiên cứu xác định đường giao thông
liên quan đến hệ thống trận địa phòng không, đài quan sát phòng không; thao
trường, bãi tập, công sự, trận địa trong quy hoạch tổng thể, hệ thống giao
thông của địa phương phục vụ công tác QP-AN, công tác DQTV, GDQP-AN trên địa
bàn tỉnh.
7. Các sở,
ban, ngành, đoàn thể có liên quan
Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo, giúp đỡ các cơ quan chức năng thuộc
quyền. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền cấp huyện, xã thực hiện tốt các
nội dung của Đề án.
8. UBND các
huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ Luật
DQTV, Chỉ thị của Bộ quốc phòng, Quân khu và Đề án của UBND tỉnh, kế hoạch,
hướng dẫn của Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo cơ sở hợp thức hoá đất quốc phòng, giải
phóng mặt bằng, xây dựng, tu sửa thao trường, bãi tập. Củng cố, mua sắm trang
thiết bị, nơi làm việc, xây dựng mới trụ sở làm việc cho Ban CHQS cùng cấp, rà
soát, xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng tổng hợp, lấy chất lượng về chính
trị làm chính, tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện, hoạt động để lực lượng
DQTV luôn đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
9. UBND các
xã, phường, thị trấn
- Chủ tịch
UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức triển khai thực hiện Đề án
trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch UBND cấp huyện;
- Chỉ đạo Ban
CHQS cấp xã hàng năm lập kế hoạch xây dựng lực lượng, dự toán ngân sách bảo đảm
công tác quốc phòng, quân sự trình UBND, HĐND cùng cấp và Ban CHQS cấp huyện
phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Bảo đảm tốt
chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV và chính sách hậu phương Quân đội theo
quy định của pháp luật./.