ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
16/2009/QĐ-UBND
|
Hải
Dương, ngày 04 tháng 6 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,VIÊN
CHỨC NHÀ NƯỚC; CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và
Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29
tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ - TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
Điều 3; Điều 5; Điều 10; Điều 12 trong Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được ban hành
theo Quyết định số 1304/2007/QĐ - UBND ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh như sau:
1. Điều 3
được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh
“Điều 3. Nguyên tắc đào tạo, bồi
dưỡng
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức, cán bộ cơ sở phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu
chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, công tác quy hoạch cán bộ và nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng của cơ quan, đơn vị;
2. Việc cử cán bộ, công chức,
viên chức đi học sau đại học phải đúng với chuyên ngành được đào tạo, theo văn
Bằng được cấp hoặc phù hợp với vị trí đang công tác.”
2. Điều 5
được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh
“Điều 5. Phân cấp việc quyết định
cử cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các trường hợp:
a. Cán bộ, công chức, viên chức
thuộc diện Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;
b. Cán bộ, công chức, viên chức
đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài kể cả dài hạn và ngắn hạn.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định cử đi đào tạo, bồi
dưỡng đối với các trường hợp:
Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở thuộc diện Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản
lý (Trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này). Các trường hợp đi
học sau đại học diện hưởng chính sách thu hút, ưu đãi của tỉnh cần có sự thỏa
thuận của Sở Nội vụ trước khi quyết định cử đi học.
3. Các chi cục, đơn vị sự nghiệp
thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Cử cán bộ, công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đến
bậc đại học.”
3. Điều
10 được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh
“Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức, cán bộ cơ sở
1. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở có trách nhiệm thường xuyên học tập nâng cao nhận thức lý luận
chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ kỹ năng hoạt động chuyên môn và
các kiến thức bổ trợ khác trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở chưa đủ tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh sắp xếp
công việc để đi đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ theo quy định của
Nhà nước.
3. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch nếu không đi phải có
lý do chính đáng và phải được cấp ra quyết định cử đi học và đơn vị mở lớp đồng
ý. Nếu tự ý bỏ học thì tùy theo mức độ, có thể phải chịu hình thức kỷ luật theo
quy định.
4. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở được cử đi học sau mỗi kỳ học có trách nhiệm báo cáo kết quả học tập
với thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
5. Kết quả học tập hàng năm là
căn cứ để đánh giá phân loại, bình xét thi đua đối với cán bộ, công chức, viên
chức, cán bộ cơ sở.
6. Cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở được cử đi học sau đại học (Thuộc diện hưởng chính sách thu hút,
ưu đãi của tỉnh) sau khi học xong, phải công tác tại tỉnh tối thiểu là 5 năm (Kể
từ ngày được cấp Bằng); trường hợp bỏ việc hoặc có nguyện vọng chuyển công tác
ra ngoài tỉnh mà chưa đủ thời gian trên thì phải trả lại học phí và tiền tài liệu
trong thời gian học sau đại học.”
4. Điều
12 được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh
“Điều 12. Trách nhiệm các cấp,
các ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ
cơ sở
1. Sở Nội vụ
a. Tham mưu và thường trực giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở;
b. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở; kế hoạch mở lớp bồi dưỡng đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp và trực tiếp mở các lớp bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ cơ sở về lĩnh vực Tổ chức nhà nước, lĩnh vực Tôn giáo
và thi đua, khen thưởng;
c. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư phân bổ chỉ tiêu, kinh phí mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo kế hoạch hàng năm của tỉnh;
d. Thẩm định và trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức, cán bộ cơ sở ngoài kế hoạch đã duyệt hàng năm;
đ. Theo dõi, kiểm tra việc triển
khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ
cơ sở của tỉnh;
e. Thẩm định trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi
dưỡng theo quy định;
g. Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ;
h. Chủ trì và phối hợp với các sở,
ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện quy chế này.
2. Sở Tài chính
a. Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành có liên quan xây dựng mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức, viên chức,
cán bộ cơ sở đi học trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
b. Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ
chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ xây dựng
kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở;
c. Quản lý, phân bổ, kiểm tra và
quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ
sở hàng năm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ
chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Bộ chỉ huy quân
sự tỉnh tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức, cán bộ cơ sở trong toàn tỉnh và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ
cơ sở.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a. Giám sát, kiểm tra việc mở lớp,
thực hiện nội dung chương trình của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, cán bộ cơ sở;
b. Phối hợp với Sở Nội vụ trong
việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c. Phối hợp với các ngành liên
quan trong việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo, chuyên ngành đào tạo cho các cơ sở
đào tạo thuộc tỉnh quản lý.
5. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở
a. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở hàng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;
b. Tổ chức triển khai thực hiện kế
hoạch đã được phê duyệt đúng tiến độ;
c. Đảm bảo nội dung, chương
trình học tập;
d. Liên kết với các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng khác để mở các lớp mà trường hoặc trung tâm không thể đảm nhận được;
đ. Chấp hành việc quản lý, sử dụng,
quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đúng quy định tài chính;
e. Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo định kỳ
quý, năm và báo cáo đột xuất đối với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
6. Các sở, ban, ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
a. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng của các đơn vị bao gồm kế hoạch mở các lớp tập trung, kế hoạch cử cán bộ,
công chức, viên chức, cán bộ cơ sở đi học gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế
hoạch và Đầu tư) trước ngày 15 tháng 10 hàng năm;
b. Tổ chức triển khai thực hiện
kế hoạch đã được phê duyệt;
c. Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở của ngành,
đơn vị;
d. Chấp hành việc quản lý, sử dụng
quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cán bộ cơ sở theo quy
định của tài chính;
đ. Quyết định cử cán bộ, công chức,
viên chức, cán bộ cơ sở đi học theo thẩm quyền;
e. Báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ cơ sở theo định kỳ
quý, năm và đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ);
g. Thu hồi phần kinh phí do cán
bộ, công chức, viên chức được cử đi học sau đại học (Thuộc diện hưởng chính
sách thu hút, ưu đãi của tỉnh) sau khi tốt nghiệp mà không thực hiện đủ thời
gian công tác tại tỉnh theo khoản 6 Điều 10 Quy định này.”
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Điều 3; Điều 5; Điều 10;
Điều 12 trong Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ban hành theo Quyết định số 1304/2007/QĐ
- UBND ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Minh
|