ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1566/2003/QĐ-TC-UB
|
Cao
Bằng, ngày 28 tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MỘT SỐ
LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THEO NGHỊ
ĐỊNH 68/2000/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và Ủy
ban nhân dân các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Bộ Luật Lao động (sửa đổi,
bổ sung) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp
thứ 11 thông qua ngày 02/4/2002.
Căn cứ Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số
loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Theo đề nghị của Trưởng Ban tổ
chức chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành Quy định thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong các cơ quan
hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP .
Điều 2. Bản
quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước
đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các
ông Chánh văn phòng Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng
Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh các huyện, thị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 “Để thi hành”,
- Ban Thường vụ tỉnh ủy (báo cáo)
- Ban TC Tỉnh ủy “Để biết”
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thị
- BTCCQ
- Lưu: VPUBND-HĐND.
|
CHỦ
TỊCH UBND TỈNH CAO BẰNG
Đàm Thơm
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH 68/2000/NĐ-CP CỦA
CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1566/2003/QĐ-TC-UB ngày 28 tháng 7 năm 2003
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thực
hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp (Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị):
1. Lái xe.
2. Bảo vệ kiêm sửa chữa, bảo trì hệ
thống cấp điện, thoát nước và các máy móc trang thiết bị khác trong cơ quan,
đơn vị sự nghiệp.
3. Vệ sinh kiêm nhân viên phục vụ
trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp. Đối với các cơ quan, đơn vị dưới 10 biên chế
thì không thực hiện hợp đồng công việc này.
4. Cấp dưỡng của các trường dân tộc
nội trú, các trường chuyên nghiệp
5. Hộ lý trong bệnh viện.
Các công việc khác nếu thực hiện chế
độ hợp đồng theo bản quy định này phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Đối
tượng, số lượng hợp đồng và phạm vi áp dụng tại các cơ quan hành chính Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp tại bản quy định này gồm:
1. Các sở, ban, ngành và tương
đương:
- Lái xe: 1-3 người (theo số lượng
xe được trang bị)
- Vệ sinh kiêm nhân viên phục vụ:
01 người
- Bảo vệ kiêm sửa chữa điện nước:
01 người
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
và tương đương:
- Lái xe: 1-3 người (theo số lượng
xe được trang bị)
- Vệ sinh kiêm nhân viên phục vụ: 1
– 2 người
- Bảo vệ kiêm sửa chữa điện nước:
01 người
3. Các đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng
kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, gồm các trường dân tộc nội trú, trường phổ
thông trung học chuyên, các trường chuyên nghiệp, bệnh viện, các trung tâm, chi
cục và tương đương:
- Lái xe: 01 người. Riêng bệnh viện
đa khoa tỉnh 2-3 người (theo số lượng xe được trang bị).
- Vệ sinh kiêm nhân viên phục vụ:
01 người.
- Bảo vệ kiêm sửa chữa điện nước:
01 người.
- Cấp dưỡng của các trường dân tộc
nội trú, trường phổ thông trung học chuyên, các trường chuyên nghiệp: 25-30 học
sinh thì được hợp đồng 01 cấp dưỡng.
- Đối với hộ lý bệnh viện: bình
quân 12 giường bệnh được hợp đồng 01 hộ lý (việc bố trí số lượng hộ lý cụ thể
trong từng khoa do giám đốc bệnh viện quyết định).
Các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu
không thực hiện chế độ hợp đồng các công việc tại Điều 1 bản quy định này.
Điều 4.
1. Những người
đã được tuyển vào biên chế trước ngày nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm
1993 của Chính phủ có hiệu lực, đang làm các công việc tại Điều 1 bản quy định
này thì không chuyển sang chế độ hợp đồng.
2. Những người đang làm các công việc
tại Điều 1 bản quy định này đã được tuyển vào biên chế sau ngày nghị định số
25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ có hiệu lực, thì chuyển sang chế độ
hợp đồng theo quy định tại bản quy định này.
Điều 5. Không
ký hợp đồng đối với các công việc tại Điều 1 của bản quy định này khi những người
trong biên chế đang đảm nhận hoặc có đủ điều kiện, khả năng thực hiện.
Điều 6. Cá
nhân ký hợp đồng đề làm những công việc tại Điều 1 của Bản quy định này được điều
chỉnh theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ,
theo Bộ Luật Lao động.
Chương 2.
KÝ KẾT VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC,
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Điều 7. Các
công việc tại Điều 1 của bản quy định này được thực hiện thông qua ký kết giữa
người lao động với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Điều 8. Việc
ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa
các bên tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng lao động.
Điều 9. Ký
kết hợp đồng lao động theo mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số
207/LĐTBXH ngày 02/4/1993 của Bộ Lao động – Thương binh xà Xã hội.
Điều 10. Cá
nhân được ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với những công việc quy định
tại Điều 1 của bản quy định này được hưởng chế độ, chính sách như cán bộ, công
chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
1. Được áp dụng bảng lương hành
chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 để xếp lương
theo ngạch tương ứng với các công việc tại Điều 1 của bản quy định này;
2. Được nâng bậc lương theo thâm
niên quy định;
3. Được điều chỉnh mức lương khi
Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải
cách chính sách tiền lương;
4. Được tham quan học tập, bồi dưỡng
theo yêu cầu của cơ quan;
5. Được hưởng các chính sách về bảo
hiểm y tế và bảo hiểm xã hội;
6. Nếu được cơ quan cử đi nước
ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức.
Chương 3.
ĐIỀU KIỆN GIỮA CÁC BÊN
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VÀ THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG VIỆC TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Điều 11. Điều
kiện đối với cá nhân ký hợp đồng với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:
1. Có đủ sức khỏe theo yêu cầu của
công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;
2. Có lý lịch rõ ràng
3. Có năng lực và trình độ để hoàn
thành công việc;
4. Không trong thời gian bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự,
quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc
ký hợp đồng.
Điều 12.
Điều kiện đối với cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng phải
thực sự có nhu cầu công việc quy định tại Điều 1 của bản quy định này.
Điều 13. Trước
khi ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với những công việc quy định tại Điều
1 của bản quy định này, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện hợp đồng phải ký
thỏa thuận thử việc, thời gian thử việc là 30 ngày, nếu đạt yêu cầu mới tiến
hành ký kết hợp đồng chính thức.
Điều 14. Thẩm
quyền ký hợp đồng thuộc người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoặc
ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách công tác tổ chức cán bộ.
Chương 4.
KINH PHÍ VÀ THỦ TỤC TIẾN
HÀNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Điều 15. Kinh
phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 của bản quy định này
do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí trong ngân sách Nhà nước hàng năm
dành cho chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Dự toán chi trả hợp đồng tổng hợp
vào mục 101 (mục tiền công của mục lục ngân sách) trong dự toán chi ngân sách
hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Điều 16. Các
cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 2 của bản quy định này có nhu cầu thực hiện hợp
đồng các công việc quy định tại Điều 1 của bản quy định này phải tuyển chọn những
người đủ năng lực, điều kiện trình Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để phê duyệt thực
hiện.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Bản
quy định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký quyết định ban
hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thị phản ảnh kịp thời về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) để nghiên cứu, giải quyết.
Điều 18. Ban
Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các Sở, Ban, Ngành;
UBND các huyện, thị và các cơ quan liên quan thực hiện Quy định này