Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 155/2002/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 20/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------

Số: 155/2002/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 tháng 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN, NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 02/12/1998,
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Bộ tài chính;
Căn cứ Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/08/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ vào Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/06/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/08/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Quyết định số 1083QĐ/TTNN ngày 17/12/1999 của Tổng thanh tra Nhà nước ban hành quy chế báo cáo công tác thanh tra;
Theo đề nghị của Chánh tranh tra Bộ Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong ngành Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 1258/1998/QĐ-BTC ngày 19/09/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

 

QUY CHẾ

TIẾP CÔNG DÂN, NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH
(Ban hành kèo theo Quyết định số 155/2002/QĐ-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương 1:

CÔNG TÁC TIẾP TÂN

Điều 1: Trách nhiệm tiếp công dân

1. Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra các đơn vị trực thuộc Bộ, các đơn vị thuộc tổ chức chuyên ngành ở địa phương, Thanh tra Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài chính vật giá) là đầu mối tiếp dân có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tắt là khiếu tố) hoặc các kiến nghị đề xuất của công dân liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài chính; phân loại đơn khiếu tố, thông báo lịch trình cho các đơn vị có liên quan tổ chức tiếp công dân.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính vật giá có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân đến khiếu tố liên quan đến chức năng quản lý của mình.

Thủ trưởng các đơn vị phân công bộ phận chức năng chuyên môn trong đơn vị trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, giải quyết vụ khiếu tố của công dân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

3. Bộ trưởng tiếp công dân đối với những trường hợp thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ đã tiếp và giải quyết, nhưng công dân vẫn có yêu cầu gặp Bộ trưởng.

4. Cán bộ tiếp công dân:

- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện làm việc, (sổ tiếp dân, giấy tờ, máy ghi âm …). Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân (chứng minh thư, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền …) của công dân.

- Không được gây phiền hà sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Hướng dẫn công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo và cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

- Không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân. Không tiếp công dân ở nhà riêng và ờ ngoài nơi quy định tiếp dân của cơ quan. Không tiết lộ những thông tin, tài liệu, danh tính của ngườii tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.

- Thông báo cho thủ trưởng các đơn vị, các bộ phận liên quan trong cơ quan tiếp công dân khi các nội dung kiến nghị, khiếu nại, phản ánh thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó. Kịp thời báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình, giải quyết những vướng mắc khi tiếp dân.

Điều 2: Nội dung tiếp công dân

1. Nội dung khiếu tố thuộc thẩm quyền

1.1. Trường hợp công dân đến khiếu nại có đơn kèm theo:

- Nếu đơn đã có đủ điều kiện để xem xét thì làm thủ tục tiếp nhận đơn và hồ sơ, tài liệu kèm theo. Nếu đơn khiếu nại có nhiều người cùng ký tên thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

- Nếu đơn có một phần nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân viết lại đơn những vấn đề thuộc thẩm quyền để xem xét, những vấn đề không thuộc thẩm quyền, thì hướng dẫn công dân gửi đến nơi có thẩm quyền.

1.2. Trường hợp công dân trình bày trực tiếp:

- Nếu là nội dung khiếu nại thì hướng dẫn đương sự viết đơn. Nhiều ngừơi đến khiếu nại cùng một nội dung thì hướng dẫn từng người viết đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.

- Nếu là nội dung tố cáo thì ghi lại lời tố cáo (ghi âm lời tố cáo khi thấy cần thiết), bản ghi lời tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại hoặc nghe lại và yêu cầu công dân ký xác nhận.

- Cán bộ tiếp dân lập giấy biên bản nhận đơn, hồ sơ, tài liệu mà công dân cung cấp trong các trường hợp trên thành 2 liên, giao cho đương sự và lưu hồ sơ, (theo mẫu số 6: Giấy biên nhận).

- Căn cứ vào mức độ phức tạp của vụ việc và trách nhiệm giải quyết của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, cán bộ tiếp dân lập phiếu hẹn với công dân thành 2 bản, giao cho đương sự và lưu hồ sơ, (theo mẫu số 7: Phiếu hẹn).

1.3. Trường hợp vụ khiếu tố đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết mà công dân vẫn tiếp tục đến đưa đơn, thì hướng dẫn đương sự đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, hoặc khởi kiện ra toà hành chính theo qui định của pháp luật. Khiếu nại đã được Toà hành chính thụ lý giải quyết hoặc khiếu nại đã hết thời hiệu thì từ chối nhận đơn. Nếu vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì yêu cầu công dân chấp hành.

2. Khiếu tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mà thuộc các cơ quan khác, thì hướng dẫn công dân đến đúng nơi giải quyết.

3. Khi công dân cò đề nghị gặp thủ trưởng cơ quan, cán bộ tiếp dân ghi lại nội dung đề nghị, đồng thời liên hệ với người giúp việc trực tiếp của Thủ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo, sau khi đã thống nhất được thời gian tiếp thì ghi phiếu hẹn ngày, giờ tiếp, chuẩn bị hồ sơ vụ việc liên quan.

Cán bộ tiếp dân phải ghi chép đầy đủ từng lượt tiếp dân các nội dung về họ tên, địa chỉ công dân, nội dung khiếu tố, việc tiếp nhận hay không tiếp nhận đơn, hồ sơ, tài liệu vào sổ tiếp dân và yêu cầu công dân ký nhận (theo mẫu sổ số 1)

Điều 3: Địa điểm tiếp công dân

Cơ quan Bộ, các tổ chức trực thuộc Bộ, các đơn vị thuộc tổ chức chuyên ngành tại các địa phương, các Sở Tài chính vật giá bố trí địa điểm tiếp công dân tại nơi thuận tiện, bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết, để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.

Chương 2:

TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

MỤC I. TIẾP NHẬN ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 4: Đơn khiếu nại gửi đến cơ quan phải tập trung vào một đầu mối thống nhất để thực hiện việc quản lý, theo dõi và báo cáo kết quả giải quyết. Tại cơ quan Bộ là Thanh tra Bộ; tại các đơn vị trực thuộc Bộ là các bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo dõi, tiếp nhận, giải quyết khiếu tố, tại các Sở Tài chính vật giá là Thanh tra Sở. Cụ thể:

1. Tại cơ quan Bộ Tài chính:

- Đơn khiếu tố gửi đến Bộ Tài chính qua đường văn thư thì Phòng Hành chính của Bộ có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ, kịp thời cho Thanh tra Bộ xem xét, xử lý và theo dõi việc giải quyết.

- Các đơn vị thuộc Bộ phải cử cán bộ theo dõi việc tiếp nhận, giải quyết và tổng hợp kết quả giải quyết đơn khiếu tố do đơn vị mình nhận trực tiếp và do Thanh tra Bộ chuyển đến để tổng hợp báo cáo Bộ theo qui định.

2. Tại các đơn vị trực thuộc Bộ được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương. Đơn khiếu tố chuyển đến qua đường văn thư thì văn thư các đơn vị có trách nhiệm chuyển cho tổ chức Thanh tra, kiểm tra của đơn vị để theo dõi, xử lý và thực hiện chế độ báo cáo theo qui định.

3. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các đơn vị thuộc tổ chức chuyên ngành ở địa phương, các Sở Tài chính vật giá khi nhận được đơn do Thanh tra Bộ chuyển đến, hoặc do cấp trên chuyển đến sau khi giải quyết xong, phải gửi báo cáo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển đơn đến.

MỤC II. XỬ LÝ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 5: Cán bộ được giao nhiệm vụ xử lý đơn khiếu tố tại các đơn vị đầu mối tiếp nhận đơn, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn phải tóm tắt nội dung đơn khiếu tố và trình lãnh đạo phê duyệt (theo mẫu số 1: Phiếu trình xử lý đơn) Phiếu trình phải thể hiện nội dung chính sau: tên, địa chỉ người khiếu tố, người bị khiếu tố, đơn gửi lần đầu hay gửu nhiều lần, đã được cơ quan, cấp nào giải quyết? Kết quả đã giải quyết? các tài liệu bằng chứng kèm theo chứng minh cho việc khiếu tố, đề xuất hướng giải quyết.

1. Xử lý đơn thuộc thẩm quyền giải quyết:

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các Sở Tài chính vật giá khi nhận được đơn trong 5 ngày phải xử lý như sau:

a, Chuyển đến thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành cấp huyện và tương đương – sau đây gọi tắt là cấp huyện (Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước …) giải quyết, đồng gửi thủ trưởng cấp trên trực tiếp để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các trường hợp:

- Đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cấp huyện và cán bộ thuộc cấp huyện quản lý.

- Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước cấp huyện và cán bộ, công chức thuộc cấp huyện quản lý.

b, Chuyển đến thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước và Dự trữ quốc gia khu vực ở tỉnh – sau đây gọi tắt là cấp tỉnh giải quyết, đồng gửi thủ trưởng cấp trên trực tiếp để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các trường hợp:

- Đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cấp tỉnh và cán bộ thuộc cấp tỉnh quản lý; Khiếu nại mà cấp huyện đã được giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của cấp tỉnh và của cán bộ, công chức cấp tỉnh quản lý; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng đơn vị cấp huyện.

c, Chuyển đến thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành ở Trung ương (Thuế, Hải quan, Dự trữ quốc gia, Kho bạc nhà nước Trung ương …) giải quyết các trường hợp:

- Đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng tổ chức chuyên ngành ở Trung ương và cán bộ thuộc cấp mình quản lý; Khiếu nại mà cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của thủ trưởng tổ chức chuyên ngành ở Trung ương và cán bộ, công chức thuộc cấp mình quản lý; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trửơng cấp tỉnh.

d, Chuyển đến Giám đốc các sở Tài chính vật giá giải quyết các trường hợp:

- Đơn khiếu nại liên quan đến chức năng quản lý nhà nước và đơn khiếu nại của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của Sở tài chính vật giá.

- Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của Sở tài chính vật giá.

e, Chuyển đến thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ đối với:

- Đơn khiếu nại liên quan đến chức năng quản lý nhà nước và đơn khiếu nại của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của đơn vị.

- Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của đơn vị.

g, Trình lãnh đạo Bộ xin ý kiến chỉ đạo đối với các trường hợp sau:

- Đơn khiếu nại liên quan đến những quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng; liên quan đến những vụ việc đã được các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ giải quyết mà còn tiếp tục khiếu nại; liên quan đến chế độ, chính sách qui định chưa rõ ràng, quan điểm xử lý của các bộ phận chức năng còn có ý kiến khác nhau.

- Đơn tố cáo liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ quản lý; tố cáo việc vi phạm pháp luật liên quan đến cán bộ thuộc nhiều đơn vị khác nhau trong Bộ, liên quan đến những vụ việc mà đã qua nhiều cấp giải quyết.

h, Đối với đơn gửi nhiều lần:

- Trường hợp đang trong thời hạn xem xét giải quyết theo luật định thì lưu hồ sơ, nếu là đơn cung cấp thêm chứng cứ, bằng chứng mới thì chuyển cho đơn vị đang thụ lý để xem xét.

- Trường hợp đã quá thời hạn qui định mà chưa có kết quả giải quyết: Bộ phận tiếp nhận liên hệ với đơn vị đã thụ lý tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan, báo cáo với thủ trưởng để có biện pháp xử lý.

Việc chuyển đơn tố cáo trong các trường hợp trên nếu người tố cáo yêu cầu giữ bí mật họ, tên thì không chuyển đơn mà ghi nội dung tố cáo để chuyển.

1. Xử lý đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết:

- Đối với đơn tố cáo, khi người tố cáo yêu cầu giữ bí mật họ, tên thì không chuyển đơn mà ghi nội dung tố cáo để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho đương sự biết việc chuyển đơn đó.

- Đối với đơn khiếu nại, thực hiện hướng dẫn một lần đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Xử lý đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng:

- Đối với quyết định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, nếu thấy có căn cứ để xem lại thì chuyển đơn vị đã thụ lý giải quyết trình Bộ xem xét; nếu thấy đã hoàn toàn đúng không phải xem xét lại thì trình Bộ trả lời công dân khẳng định quyết định giải quyết cuối cùng là đúng pháp luật, yêu cầu công dân chấp hành.

- Đối với quyết định do chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính, nếu thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị nào thì chuyển đơn vị đó có trách nhiệm xem xét trình Bộ việc xử lý. Nếu quyết định của UBND là đúng thì trình Bộ ý kiến trả lời công dân.

- Đối với quyết định do chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành không liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính thì chuyển đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước để xem xét.

3. Đơn tố cáo có một phần nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và một phần nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành khác thì xem xét giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết thì thành lập đoàn liên ngành để giải quyết.

MỤC III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 6: Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại

1. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp nào thì Thủ trưởng đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết lần đầu. Khiếu nại quyết định giải quyết lần đầu thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết. Cụ thể:

- Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành cấp huyện (Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước cấp huyện …) giải quyết lần đầu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình và khiếu nại cán bộ thuộc quyền quản lý của cấp mình.

- Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ quốc gia cấp tỉnh, … giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình và cán bộ cấp mình quản lý; giải quyết khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành ở Trung ương (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Dữ trữ quốc gia, Kho bạc Nhà nước Trung ương …) có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp mình; giải quyết các khiếu nại của cán bộ thuộc mình quản lý, giải quyết khiếu nại mà tổ chức chuyên ngành cấp tỉnh hoặc khu vực đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, đồng thời có trách nhiệm xem xét trình Bộ quyết định giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao.

- Thủ trưởng các đơn vị sư nghiệp (Học viện Tài chính, các trường cao đẳng, trung học, nghiệp vụ trực thuộc Bộ …) giải quyết khiếu nại liên quan đến lĩnh vực quản lý của cán bộ thuộc quyền quản lý của mình.

- Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) xem xét giải quyết khiếu nại liên quan đến các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ Bảo Việt và giải quyết khiếu nại mà giám đốc các công ty thành viên đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

- Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Công ty in tài chính, Công ty Bảo hiểm TP Hồ Chí Minh, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Công ty Kiểm toán Việt Nam, Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán Sài Gòn (AFC Sài Gòn), Công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C), Công ty Kiểm toán và kế toán Đà Nẵng; Giám đốc các Công ty thành viên Bảo Việt giải quyết khiếu nại liên quan quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ thuộc quyền mình quản lý.

- Khiếu nại về công tác quản lý cấp phát, sử dụng và thanh toán kinh phí hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh, thành phố thì do Giám đốc các Sở tài chính vật giá xem xét, giải quyết. Khiếu nại các quyết định của Giám đốc Sở Tài chính vật giá hoặc liên quan đến cán bộ lãnh đạo của Sở Tài chính thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có chức năng giúp Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực nào, thì có trách nhiệm xem xét đơn khiếu nại ở lĩnh vực đó.

2. Trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận và tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị giải quyết các khiếu nại lần tiếp theo ( đã được thủ trưởng cấp dưới trực tiếp giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại) là người phụ trách thanh tra cùng cấp (hoặc người được thủ trưởng giao nhiệm vụ - đối với đơn vị không có bộ phận thanh tra).

3. Chánh thanh tra Bộ chủ trì cùng các đơn vị liên quan xem xét trình Bộ quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi được Bộ trưởng giao.

Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng còn có khiếu nại, Bộ trưởng có thể xem xét lại khi thấy cần thiết, trách nhiệm giúp Bộ trưởng xem xét lại là Chánh Thanh tra Bộ.

Điều 7: Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức thuộc đơn vị nào trong ngành Tài chính thì thủ trưởng đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng đơn vị nào thì thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo sai phạm của người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thì Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước và cán bộ, công chức thuộc tổ chức chuyên ngành cấp huyện thì Thủ trưởng cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.

3. Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành cấp tỉnh giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước, cán bộ, công chức cấp tỉnh và giải quyết tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật của Thủ trưởng đơn vị cấp huyện.

4. Thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành ở Trung ương giải quyết tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước, cán bộ, công chức cấp mình và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếp.

5. Giám đốc các Sở Tài chính vật giá giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở và của cán bộ, công chức cấp mình. Tố cáo liên quan đến lãnh đạo Sở Tài chính vật giá thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, giải quyết.

6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đối với cán bộ của các đơn vị sự nghiệp thì thủ trưởng các đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết.

7. Tổng giám đốc Bảo Việt xem xét giải quyết tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật của cán bộ thuộc Tổng công ty và giải quyết tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật của giám đốc các công ty thành viên. Giám đốc các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ, Giám dốc các công ty thành viên của Bảo Việt giải quyết tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật của cán bộ thuộc công ty mình.

8. Chánh thanh tra Bộ chủ trì xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các trường hợp sau:

- Tố cáo mà thủ trưởng cơ quan trực thuộc đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật.

- Tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật của thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

MỤC IV. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, KHIẾU TỐ

Điều 8: Trước khi giải quyết đơn khiếu tố, thủ trưởng cơ quan phải chỉ đạo việc giải quyết đơn khiếu tố đúng trình tự, thủ tục như lập kế hoạch, đề cương chi tiết cụ thể, các bước tiến hành thẩm tra xác minh, thời gian giải quyết, ra quyết định thụ lý giải quyết đơn khiếu tố (ghi rõ người thực hiện, nội dung, thời gia thực hiện, quyền hạn và trách nhiệm của người thực hiện).

Điều 9: Thủ tục giải quyết đơn khiếu nại

1. Người giải quyết khiếu nại phải làm việc với người bị khiếu nại về cơ sở, căn cứ để ra quyết định hành chính, hành vi hành chính và với người khiếu nại về các căn cứ, chứng cứ để khiếu nại các quyết định, hành vi đó.

Đối với việc đã qua cấp giải quyết khiếu nại lần đầu thì cần làm việc với bộ phận đã giải quyết trước đó về cơ sở, căn cứ để ra quyết định giải quyết khiếu nại và những vấn đề còn bị khiếu nại.

2. Thẩm tra xác minh đầy đủ, chính xác và khoa học các chứng cứ, bằng chứng phục vụ cho việc kết luận sự việc khiếu nại. Trong những trừơng hợp tài liệu thẩm tra qua nghiệp vụ tài chính, kế toán mà chưa đủ cơ sở kết luận thì có thể trưng cầu giám định hoặc lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên mộn có liên quan.

Khi có yêu cầu của một trong các bên, hoặc xét thấy cần thiết phải làm rõ thêm quan điểm của các bên, ý kiến cuối cùng của đương sự đê cân nhắc hoàn chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại thì tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại.

3. Trường hợp không thể kết thúc giải quyết khiếu nại theo đúng thời hạn qui định, thì bộ phận được giao thụ lý giải quyết có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người đã ra quyết định giải quyết về những nguyên nhân khách quan chủ quan để ra hạn thời gian giải quyết bằng văn bản, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, người bị khiếu nại được biết.

4. Kết thúc việc giải quyết khiếu nại Thủ trưởng đơn vị đã thụ lý phải ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định có những nội dung sau:
Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ người khiếu nại và người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; kết quả thẩm tra xác minh; căn cứ pháp luật để giải quyết; giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện ra Toà Hành chính; người thực hiện, cấp thực hiện.

Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho ngừơi khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó (nếu là giải quyết các lần tiếp theo), người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan, người chuyển đơn đến (cấp trên, lãnh đạo) trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết.

Điều 10: Thủ tục giải quyết đơn tố cáo

1.Không giải quyết đối với những tố cáo giấu tên, mạo tên, không có địa chỉ rõ ràng, không ký tên trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có tài liệu, bằng chứng mới.

2. Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo để khẳng định tính chính xác, trung thực về những nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ mà người tố cáo cung cấp. Làm việc với đơn vị, cá nhân bị tố cáo về các nội dung tố cáo, đồng thời yêu cầu cung cấp tài liệu, văn bản, chứng cứ có liên quan chứng minh cho hành vi bị tố cáo của mình.

3. Các chứng cứ, bằng chứng phục vụ cho việc kết luận phải được thẩm tra xác minh đầy đủ và phải được xác nhận cụ thể, chặt chẽ từng nội dung, từng chi tiết sự việc với các đối tượng có liên quan. Trường hợp cần thiết thì trưng cầu giám định hoặc lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn.

Trong quá trình giải quyết người giải quyết phải tuyệt đối giữ bí mật tên địa chỉ, chức danh, bút tích, giấy tờ, hồ sơ đơn thư của người tố cáo.

4. Kết thúc việc giải quyết tố cáo, người giải quyết phải có kết luận chính thức về vụ việc tố cáo. Nội dung cơ bản của bản kết luận bao gồm:

- Khái quát nội dung tố cáo

- Kết quả thẩm tra xác minh, chứng cứ pháp lý …

- Kết luận rõ mức độ đúng, sai từng nội dung tố cáo

- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm những sai phạm (nếu có)

- Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý

- Kiến nghị xử lý trách nhiệm vật chất, kỷ luật cá nhân … (nếu có)

- Gửi văn bản kết luận giải quyết đơn tố cáo, quyết định xử lý vi phạm cho cơ quan, cá nhân liên quan, cơ quan cấp trên trực tiếp; thông báo kết luận giải quyết đơn tố cáo cho người tố cáo biết (nếu họ yêu cầu) trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.

Điều 11: Lưu trữ hồ sơ và đôn đốc việc thực hiện

1. Kết thúc giải quyết vụ khiếu tố, người được gaio thụ lý phải lập thành hồ sơ theo thứ tự sau: Đơn khiếu tố, biên bản làm việc với người khiếu tố, tài liệu ngườii khiếu tố cung cấp; biên bản làm việc với tổ chức, cá nhận bị khiếu tố; tài liệu tổ chức, cá nhân bị khiếu tố cung cấp; biên bản xác minh, giám định (nếu có), các tài liệu thu thập liên quan ý kiến tham gia của các cơ quan tư vấn, biên bản đối chất (nếu có), các kết luận báo cáo thẩm tra xác minh, quyết định xử lý, quyết định thụ lý giải quyết, kế hoạch và đề cương chi tiết, các vấn đề khác. Hồ sơ vụ việc phải lưu trữ bảo quản theo quy định tài liệu mật hiện hành, chỉ cung cấp cho các cơ quan liên quan khi có quyết định của thủ trưởng trực tiếp.

2. Cơ quan thụ lý giải quyết khiếu tố phải có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hoặc kết luận giải quyết. Thủ trưởng cơ quan quản lý người bị tố cáo có trách nhiệm thực hiện ngay kết luận, kiến nghị hoặc quyết định xử lý liên quan đến người bị tố cáo. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan bị tố cáo phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở hoặc có quyết định xử lý các sai phạm (nếu có) đã nêu trong kết luận giải quyết đơn tố cáo đối với cơ quan bị tố cáo.

Chương 3:

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

MỤC I. THEO DÕI, BÁO CÁO CÔNG TÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 12: Sổ tiếp tân và theo dõi đơn

1. Sổ tiếp dân

Phải theo dõi được đầy đủ từng lượt dân đến khiếu tố cụ thể về nội dung khiếu tố, số vụ, số người đến khiếu tố, hồ sơ khiếu tố, tên cán bộ tiếp dân và việc xử lý (mẫu sổ số 1: Sổ tiếp dân).

2. Sổ theo dõi đơn

Phải thể hiện đầy đủ số lượng đơn, số vụ việc được tiếp nhận, xem xét, giải quyết. Theo dõi chi tiết từng đơn, nội dung đơn khiếu nại hay tố cáo từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết xong, đảm bảo dễ thấy, dễ xem, dễ tra cứu và thuận tiện cho việc tổng hợp báo cáo (mẫu sổ số 2: Sổ theo dõi đơn khiếu nại, mãu sổ số 3: Sổ theo dõi đơn tố cáo).

Toàn bộ đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận được phải phân loại, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung vào đúng cột, mục qui định trong sổ theo dõi đơn, để tổng hợp, lập mẫu biểu báo cáo định kỳ công tác khiếu nại, tố cáo.

Điều 13: Báo cáo công tác khiếu tố

1. Báo cáo công tác khiếu tố bao gồm: báo cáo quí (quí I và quí III), báo cáo sơ kết 6 tháng năm, Báo cáo tổng kết năm, Báo cáo chuyên đề hoặc báo cáo đột xuất.

2. Nội dung báo cáo gồm: báo cáo công tác tiếp dân, tiếp nhận xử lý đơn và kết quả giải quyết đơn, được lập theo mẫu báo cáo kèm theo 1 biểu phụ lục để chi tiết cho số liệu đã báo cáo (ban hành kèm theo Qui chế).

3. Thời kỳ báo cáo:

Báo cáo quí I, tính từ ngày 1/12 năm trước đến ngày cuối cùng của tháng 2 năm báo cáo.

Báo cáo 6 tháng, từ ngày 1/12 năm trước đến ngày 31/5 năm báo cáo

Báo cáo quí 3, từ ngày 1/6 đến ngày 31/8 năm báo cáo

Báo cáo năm, từ ngày 1/12 năm trước đến ngày 30/11 năm báo cáo

4. Thời hạn lập và gửi báo cáo:

4.1. Định kỳ các đơn vị phải tổng hợp, lập báo cáo quý 1, quý 3, 6 tháng đầu năm, báo cáo cả năm kết quả công tác tiếp công dân, nhận, giải quyết đơn khiếu tố của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc, gửi cho cấp trên trực tiếp của mình, cụ thể:
- Các Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, Chi cục dữ trữ khu vực, các Công ty Bảo Việt … phải tổng hợp công tác khiếu nại, tố cáo tại đơn vị mình và của các đơn vị trực thuộc gửi Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Cục dữ trữ Quốc gia, Tổng công ty Bảo Việt…

· Các vụ, ban, cục … thuộc Bộ có phát sinh đơn khiếu tố và các đơn vị trực thuộc Bộ: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước Trung ương, Cục Dữ trữ quốc gia, Ban Vật giá Chính phủ, Cục Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, các trường cao đẳn, trung học, nghiệp vụ, Tổng Công ty Bảo hiểm …, các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ, các Sở tài chính vật giá các tỉnh, thành phố lập báo cáo gửi Bộ (Thanh tra Bộ).

4.2. Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm: Tổng hợp kết quả công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tại đơn vị mình và các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc Bộ để báo cáo Bộ, Thanh tra Nhà nước. Tổng hợp kết quả công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của các Sở Tài chính vật giá để báo cáo Bộ (không gửi Thanh tra Nhà nước để tránh trùng lắp)

4.3. Thời hạn gửi báo cáo được qui định như sau:

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

Quý I

6 tháng

Quý III

Cả năm

1.Cấp huyện và tương đương

2.Cấp Cục, Cty trực thuộc (ở tỉnh, TP)

3.Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Sở Tài chính vật giá các tỉnh, thành phố

4.Cấp Bộ (Thanh tra Bộ)

5/3

10/3

15/3

20/3

25/5

30/5

5/6

10/6

1/9

5/9

10/9

15/9

15/11

20/11

25/11

30/11

 

MỤC II. KIỂM TRA, HƯỚNG DẪN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

Điều 14: Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Tài chính

1. Trình Bộ ký ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nghiêm chỉnh Luật Khiếu nại, tố cáo và tăng cường công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo thống nhất trong toàn ngành Tài chính.

2. Tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các đơn vị trong ngành Tài chính.

3. Kiểm tra việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo; Quy chế tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu tố tại các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức chuyên ngành trực thuộc Bộ và các Sở Tài chính vật giá.

4. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng quý, năm. Tổng hợp báo cáo Bộ những khó khăn vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kịp thời, nhằm thực hiện tốt Luật và Quy chế của Bộ về khiếu nại tố cáo.

Điều 15: Trách nhiệm của thủ trưởng các tổ chức chuyên ngành:

1. Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ tiếp dân, xử lý đơn và giải quyết đơn khiếu tố trong nội bộ hệ thống mình quản lý.

2. Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và Quy chế hướng dẫn đối với các đơn vị trong hệ thống mình quản lý.

MỤC III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16:

1. Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật và Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo thì được khen thưởng thành tích thi đua hàng năm.

2. Đơn vị, cá nhân thực hiện không đúng Luật Khiếu nại, tố cáo thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo qui định tại Điều 96, 97, 98, 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo sai chế độ, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo qui định của Pháp lệnh cán bộ công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.

Vi phạm một trong các qui định dưới đây của Quy chế sẽ bị xử lý: Lần thứ nhất có vănb bản nhắc nhở; lần thứ hai, có văn bản phe bình; lần thứ ba, có văn bản cảnh cáo:

- Quản lý đơn phân tán, không thống nhất vào một đầu mối là thanh tra của đơn vị; Để đơn tồn đọng quá thời hạn qui định không giải quyết; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà vẫn chuyển cho đơn vị khác.

- Thời hạn giải quyết kéo dài quá qui định; giải quyết không khách quan, không đúng chế độ, chính sách dẫn đến khiếu kiện nhiều lần.

- Lập báo cáo định kỳ không đúng qui định; Không gửi báo cáo kết quả giải quyết đơn cho cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức chuyển đơn đến; không nộp báo cáo hoặc nộp báo cáo định kỳ chậm thời gian qui định; Báo cáo không đầy đủ nội dung qui định trong Quy chế.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17:

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng; Giám đốc các Sở Tài chính vật giá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện Quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong đơn vị và toàn thể hệ thống đơn vị thuộc mình phụ trách.

Tại mỗi đơn vị thuộc các tổ chức chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tài chính vật giá tổ chức bộ phận cán bộ chuyên trách giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp, lập báo cáo và gửi báo cáo định kỳ về công tác khiếu tố của đơn vị theo đúng quy định tại Quy chế này.

2. Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm báo cáo, đề xuất các biện pháp cần thiết tăng cường quản lý nhà nước về công tác khiếu nại, tố cáo, các biện pháp xử lý hành chính đối với đơn vị vi phạm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ (Thanh tra Bộ) để tổng hợp, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

TÊN ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số:      

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Quý…

(Nếu là báo cáo năm: Báo cáo tổng kết công tác khiếu nại, tố cáo năm …)

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Tình hình công tác tiếp dân

- Báo cáo bằng lời văn các nội dung:

+ Số lượt công dân đã tiếp, bao nhiêu vụ đã được giải quyết nhưng còn tiếp tục khiếu tố?

+ Những vụ khiếu tố đã tiếp, bao nhiêu vụ đã được giải quyết nhưng còn tiếp tục khiếu tố?

+ Những vụ khiếu tố có nội dung phức tạp, đông người

+ Những vấn đề nổi cộm, điển hình phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo (nếu có)

+ Nhận xét đánh giá công tác tổ chức tiếp dân.

2. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn khiếu tố

- Báo cáo bằng lời văn các nội dung:

+ Tổng số đơn tiếp nhận. Bao nhiêu đơn khiếu nại, bao nhiêu đơn tố cáo? Tăng giảm bao nhiêu % so với cùng kỳ năm trước.

+ Số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Bao nhiêu vụ đã được giải quyết mà còn tiếp tục khiếu tố.

+ Số đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền.

+ Những đơn khiếu nại, tố cáo: đông người, phức tạp, khiếu đi khiếu nại nhiều lần …(nếu có)

+ Nhận xét, đánh giá về tình hình đơn khiếu nại, tố cáo.

a. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại:

+ Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết (trong đó số vụ còn tồn đọng kỳ trước chuyển sang), chiếm tỷ lệ bao nhiêu % tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Số vụ khiếu nại đúng? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

Số vụ khiếu nại sai? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

Số vụ khiếu nại có đúng có sai? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

+ Quyết định giải quyết đã được thi hành, chưa được thi hành.

+ Kết quả xử lý về hành chính và kinh tế qua giải quyết đơn khiếu nại (khôi phục quyền lợi, trả lại bằng tiền, hiện vật … cho người khiếu nại)

+ Những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng đề xuất biện pháp giải quyết (nếu có).

* Kết quả giải quyết đơn tố cáo:

+ Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết (trong đó số vụ còn tồn đọng kỳ trước chuyển sang) chiếm tỷ lệ bao nhiêu % tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền.

Số vụ tố cáo đúng? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

Số vụ tố cáo sai? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

Số vụ tố cáo có đúng có sai? chiếm tỷ lệ bao nhiêu % số vụ đã giải quyết.

+ Kết quả xử lý về hành chính và kinh tế qua giải quyết đơn tố cáo (các hình thức kỷ luật, số thu hồi cho ngân sách bằng tiền, hiện vật…)

+ Nêu một số vụ tố cáo điển hình phức tạp về nội dung hoặc cách gảii quyết

+ Những vụ tố cáo thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng đề xuất biện pháp giải quyết (nếu có).

c.Nhận xét đánh giá về kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

+ Nhận xét đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

+ Những vướng mắc về chế độ chính sách về các nguyên nhân khác các ý kiến đề xuất về sửa đổi chế độ chính sách, về các giải pháp làm tăng hiệu quả của công tác giải quyết khiếu tố.

Tổng hợp kết quả tiếp dân tại mục 1, tình hình tiếp nhận xử lý đơn tại mục 2 và kết quả quyết đơn tại mục 3 vào biểu (theo mẫu đính kèm)

b. Công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo

- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo tại các đơn vị cấp dưới được bao nhiêu cuộc, tình hình thực hiện tại các đơn vị ra sao?

- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt Luật khiếu nại, tố cáo

- Công tác hướng dẫn, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ.

- Những khó khăn vướng mắc và các kiến nghị cần giải quyết.

c. Đánh giá việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại tố cáo (dùng cho báo cáo tổng kết năm)

- Đánh giá ưu khuyết điểm trong việc chỉ đạo điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

- Đánh giá về số lượng, chất lượng công chức làm công tác giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý.

- Rút ra những điểm cần sửa đổi, bổ sung, chấn chỉnh

- Ý kiến đề xuất, kiến nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác KNTC

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUÝ SAU (NĂM SAU)

- Công tác tố chức, chỉ đạo

- Công tác chuyên môn

 

Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

 

Mẫu số 1

PHIẾU TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU TỐ

1. Tên người, cơ quan khiếu tố: ..............................................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................................

2. Tên ngườii, cơ quan bị khiếu tố: .........................................................................................

Địa chỉ......................................................................................................................................

3. Đơn gửi lần thứ: ..................................................................................................................

4. Cơ quan đã giải quyết: ........................................................................................................  

5. Kết quả đã giải quyết............................................................................................................

6. Tóm tắt nội dung đơn...........................................................................................................

- Khiếu nại các nội dung:

+ ...............................................................................................................................................

+ ...............................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

· Tố cáo các nội dung: .............................................................................................................

+ ................................................................................................................................................

+ ................................................................................................................................................

+ ................................................................................................................................................

1. Các tài liệu kèm theo: ...........................................................................................................

..................................................................................................................................................

2. Ý kiến trình xử lý: .................................................................................................................

..................................................................................................................................................

 

 

………ngày ……….tháng………năm ……..
(người trình xử lý đơn)

 

3. Ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng: .............................................................................................

..................................................................................................................................................  

 

 

………ngày ……….tháng………năm ……..
(thủ trưởng đơn vị ký tên)

 

(Mẫu phiếu chuyển đơn trong nội bộ ngành Tài chính: Mẫu số 2)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số:                  

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

PHIẾU ĐƠN KHIẾU TỐ

Kính gửi: ……….(2)……………………………………………

………………………………………………………………………

Đơn của: ………………………………………………(3)..................................................................

Địa chỉ: …………………………………………………(4).................................................................

Nội dung: ……………………………………………….(5)................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Đề nghị: ………………..(2).......................... xét giải quyết, trả lời đương sự và báo cáo kết quả …(1)….

 


Hồ sơ gửi kèm

……………………

……………………

……………………..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu).

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên đơn vị chuyển đơn

2. Tên, địa chỉ đơn vị nhận đơn

3. Họ và tên người (cơ quan, đơn vị) khiếu nại (tố cáo)

4. Địa chỉ người (cơ quan, đơn vị) khiếu nại (tố cáo)

5. Tóm tắt nội dung đơn

 

(Mẫu phiếu chuyển đơn không thuộc thẩm quyền: Mẫu số 3)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………
V/v chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

PHIẾU CHUYỄN ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……………….(2)…………………………..

……………………………………………………………

đơn tố cáo của …………………………………………(3).............................................................

Căn cứ vào Luật khiếu nại, tố cáo, Nghị định 67/1999/NĐ-CP va Nghị định 62/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo xin chuyển đơn tố cáo nói trên đến …………..(2)……….giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Hồ sơ gửi kèm

……………………

……………………

……………………..

……………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu).

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên cơ quan chuyển đơn

2. Tên cơ quan có thẩm quyển giải quyền

3. Họ và tên, địa chỉ người tố cáo

 

(Mẫu giấy báo tin chuyển đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền: Mẫu số 4)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………
V/v báo tin đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

GIẤY BÁO TIN CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……………(2)…………………………………………….

………………………………………………………………………….

…….(1) …… nhận được đơn tố cáo của …(2)… đề ngày …….tháng…..năm

Căn Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định 67/1999/NĐ-CP và Nghị định 62/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo …(1)…..đã chuyển đơn đó đến …..(3)….. xét giải quyết (Giấy chuyển số: …..ngày….tháng….năm…….)

Đề nghị …(2)…. liên hệ với ….(3)…để biết kết quả./.

 


Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu XKT

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên đóng dấu)

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên đơn vị báo tin

2. Họ và tên, địa chỉ người tố cáo

3. Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

 

Mẫu số 5

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

GIẤY MỜI

…..(1)…..kính mời: …… (2) …….. đến ………(3)......................................................................

....................................................................................................................................................

Vào lúc: …….ngày……tháng …..năm……….

 

Nội dung: ……………………………………………..(4)..................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(ký tên đóng dấu)

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên cơ quan mời

2. Họ và tên, địa chỉ người (cơ quan, đơn vị) được mời

3. Địa điểm, địa chỉ để tiếp người được mời

4. Thông báo cho người (cơ quan, đơn vị) được mời biết nội dung cần trao đổi hay cần cung cấp bổ sung nếu có

 

Mẫu số 6

(… Tên đơn vị …)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

GIẤY BIÊN NHẬN

Các tài liệu do người khiếu nại tố cáo cung cấp

Ngày ….. tháng …… năm …….

Tại (…địa chỉ nơi tiếp nhận…)

Tôi là ……………. chức vụ.........................................................................................................

Bộ phận công tác ......................................................................................................................

Đã nhận của ông (bà): ..............................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Các tài liệu sau đây:

1. Đơn …….. đề ngày …….. tháng ….. năm ……. có …… trang.

2. Các tài liệu khác gồm có ……. số trang .................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Biên nhận này lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Lập tại …. ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

NGƯỜI GIAO
(ký ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN
(ký ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 7

(… Tên đơn vị …)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

PHIẾU HẸN

Ngày …. tháng …. năm ………

Tại (… địa chỉ nơi tiếp nhận …)

Tôi là ………… chức vụ ...................................................................................................................

Bộ phận công tác: ...........................................................................................................................

Đã nhận đơn khiếu tố và các tài liệu (theo giấy biên nhận số …)

Hẹn ông (bà) : .................................................................................................................................

Địa chỉ: ..........................................................................................................................................

Ngày … tháng …. năm……… đến để được trả lời về những vấn đề nêu trong đơn khiếu tố....................

Giấy hẹn lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Lập tại …… ngày ……… tháng ……. năm ………….

 

NGƯỜI HẸN
(ký ghi rọ họ tên)

NGƯỜI NHẬN
(ký ghi rõ họ tên)

 

(Mẫu giấy báo tin thụ lý giải quyết đơn khiếu nại do cơ quan tổ chức có thẩm quyền chuyển đến: Mẫu số 8)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………
V/v báo tin thụ lý giải quyết đơn khiếu nại do cơ quan tổ chức có thẩm quyền chuyển đến

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

GIẤY BÁO TIN THỤ LÝ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:…………………..(3)……………………….

….(1)……nhận được đơn khiếu nại của …(2)…. đề ngày … tháng …. năm … do ………(3)………. chuyển đến.

Sau khi xem xét thấy vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan ……(1)……… Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/199 và Nghị định 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại Tố cáo. ………(1)……… sẽ thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vậy xin thông báo để quý cơ quan (tổ chức) ………………(3)……… được biết./.

 


Nơi nhận:
· Như trên (ký tên đóng dấu)
· Lưu khiếu tố
· Lưu văn thư

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên cơ quan nhận được đơn khiếu nại

2. Họ và tên, địa chỉ người khiếu nại (cơ quan, đơn vị khiếu nại)

3. Tên cơ quan, đơn vị chuyển đơn

 

(Mẫu giấy báo tin và chuyển trả đơn khiếu nại không thẩm quyền giải quyết: Mẫu số 9)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: …/TB-XKT
V/v trả đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết do cơ quan tổ chức khác chuyển đến

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

GIẤY BÁO TIN TRẢ ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ……………………(3)………………………………….

…..(1)…… nhận được công văn số …. ngày…. tháng……năm…, của ………….(3)………..về chuyển đơn khiếu nại của ông (bà)….(2)……….

Sau khi xem xét thấy sự việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan ……..(1)………. Căn cứ Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 và Nghị định 62/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại tố cáo. ………..(1)…… xin thông báo gửi trả lại đơn để cơ quan xử lý theo quy định của pháp luật.

 


Nơi nhận:
· Như trên (ký tên đóng dấu)
· Lưu khiếu tố
· Lưu văn thư

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên cơ quan nhận được đơn khiếu nại

2. Họ và tên, địa chỉ ngừơi khiếu nại (cơ quan, đơn vị khiếu nại)

3. Tên cơ quan, đơn vị chuyển đơn

 

(Mẫu văn bản giải quyết khiếu nại lần đầu: Mẫu số 10)

….(1)….
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: …/QĐ-GQKN

(Địa danh), ngày… tháng… năm……

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ……….(1)……………..

Về việc giải quyết khiếu nại của ………………(2)………………

…………………………….(1)……………………

· Căn cứ Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 và Nghị định 67/1999/NĐ-CP củ a Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo

· Căn cứ ……………………………………….(3).........................................................................

· Căn cứ ....................................................................................................................................

· Xét đơn khiếu nại của ……………………….(2).......................................................................

…………………………………………………….(4).....................................................................

· Trên cơ sở kết quả thẩm tra xác minh vụ việc khiếu nại nhận thấy:

(Nêu tóm tắt nội dung diễn biến vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết của các cấp, các ngành (nếu có); trên cơ sở các tài liệu chứng cứ có được, đối chiếu với chính sách, pháp luật có liện quan để khẳng định nội dung khiếu nại đúng hay sai (một phần hay toàn bộ), các yêu cầu của người khiếu nại có căn cứ hay không?):

· Từ những căn cứ trên

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: ……………………………………………(5)......................................................................

Điều 2: ……………………………………………(6)......................................................................

Điều 3: …………………………………………….(7).....................................................................

Điều 4: …………………………………………….(8).....................................................................

chịu trách nhiệm quyết định này.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

Thuyết minh chú dẫn mẫu văn bản:

1. Tên cơ quan ra quyết định giải quyết khiếu nại

2. Họ tên địa chỉ của người khiếu nại

3. Các văn bản pháp luật được căn cứ để giải quyết nội dung khiếu nại

4. Tóm tắt nội dung khiếu nại, khiếu nại ai ở đâu, về việc gì, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại.

5. Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại

6. Giải quyết các nội dung cụ thể về quyền lợi trong nội dung khiếu nại; xác định việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có) trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện và thời hạn thực hiện những công việc đặt ra tại điều này.

7. Quyền khiếu nại tiếp dân của ngừơi khiếu nại, nêu rõ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này nếu ông bà (cơ quan đơn vị) không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan … hoặc khởi kiện đến toà án … (nếu vụ việc thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính)

8. Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 về Quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại các đơn vị trong ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.389

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.122.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!