BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 152-QĐ/TW
|
Hà Nội, ngày
26 tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN TỔ
CHỨC TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày
25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Chức năng
Ban Tổ chức Trung
ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và
thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị; đồng thời, là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về công
tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.
Điều
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1- Nghiên cứu, tham
mưu
a) Chủ trì hoặc phối
hợp nghiên cứu, tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá Điều lệ Đảng,
đường lối của Đảng về tổ chức hệ thống chính trị, chiến lược cán bộ, bảo vệ
chính trị nội bộ; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị
quyết, chỉ thị và quyết định, quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các lĩnh vực nêu trên.
b) Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách tiền lương của hệ thống chính trị.
c) Nghiên cứu, đề xuất
với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của
Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.
d) Chủ trì, phối hợp
xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội; về xây dựng cơ sở đảng; về quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ
chính trị nội bộ và chính sách cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư; về quản lý công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội.
đ) Chủ trì, phối hợp
giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, điều động,
luân chuyển, bổ nhiệm, cho thôi chức vụ, đình chỉ chức vụ, giới thiệu ứng cử đối
với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và cán bộ thuộc diện quy hoạch để đảm nhiệm các chức danh này.
e) Chủ trì, phối hợp
nghiên cứu, đề xuất, tham mưu về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ và
công tác cán bộ; chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
g) Tham mưu những chủ
trương, chính sách lớn và phối hợp tổ chức thực hiện về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị.
h) Nghiên cứu, đề xuất
chủ trương, giải pháp bảo vệ chính trị nội bộ trong hệ thống chính trị.
i) Tham mưu việc thực
hiện thí điểm một số chủ trương, mô hình mới về tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị, công tác cán bộ, đảng viên và chủ trì sơ kết, tổng kết việc thực hiện
thí điểm đó.
2. Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát
a) Hướng dẫn và kiểm
tra, giám sát việc thi hành Điều lệ Đảng trong toàn Đảng.
b) Thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điểm 1.2.1, Khoản 1, Mục
I Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về Quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng
về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
c) Hướng dẫn và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương
về tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đối với các tỉnh uỷ,
thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung
ương.
d) Hướng dẫn và kiểm
tra, giám sát việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo
vệ chính trị nội bộ cho cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ tổ chức các cấp.
đ) Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị theo phân
cấp.
e) Hướng dẫn và kiểm
tra công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn thống nhất việc xây dựng
và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, đảng viên; quản lý cơ sở dữ liệu
cán bộ trong các cơ quan đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội;
quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên trong toàn Đảng.
g) Hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn
thống nhất việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, đảng
viên; quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ trong các cơ quan đảng, mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị-xã hội; quản lý cơ sở dữ liệu đảng viên trong toàn Đảng.
3- Thẩm định, thẩm
tra
a) Thẩm định các đề
án về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên mà
Trung ương phân cấp cho cấp uỷ, các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội, các cơ quan trực thuộc Trung ương xây dựng; thẩm định
hoặc tham gia thẩm định các đề án về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trình Bộ
Chính trị, Ban Bí thư.
b) Thẩm định các đề
án lớn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công
chức, viên chức của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan nhà nước.
c) Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư
quản lý và các chức danh cán bộ khác theo phân cấp trình Bộ Chính trị, Ban Bí
thư xem xét, quyết định. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc
của Trung ương Đảng theo dõi, kiểm tra, tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm
quyền bổ nhiệm một số chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban
của Trung ương Đảng theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới
thiệu cán bộ ứng cử.
d) Thẩm tra, xác
minh đối với cán bộ, công chức, đảng viên có vấn đề về chính trị thuộc diện Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
4- Phối hợp
a) Với Ủy ban Kiểm
tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng chương trình, kế
hoạch kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực được giao.
b) Với các tỉnh ủy,
thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đảng ủy trực thuộc Trung
ương trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.
c) Với các cơ quan
nhà nước trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quy định của Đảng về lĩnh vực tổ
chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức.
5- Thực hiện một số
nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền
a) Quản lý tổ chức bộ
máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và chỉ đạo việc thực hiện của
các tỉnh uỷ, thành uỷ; đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham
mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách
cán bộ các cơ quan nhà nước.
b) Xác nhận quy hoạch
các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
c) Thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức, cán bộ cao cấp, lão thành cách mạng;
chính sách tiền lương, khen thưởng huân chương bậc cao; chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cán bộ, công chức diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
d) Quản lý hồ sơ cán
bộ, công chức, đảng viên theo phân cấp quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
cán bộ, công chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính
trị.
đ) Giải quyết các vấn
đề về đảng tịch; quản lý cấp phát thẻ đảng viên, giải quyết hoặc phối hợp giải
quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ, công chức, đảng
viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
6. Để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, Ban Tổ chức Trung ương được quyền
a) Yêu cầu các tỉnh
uỷ, thành uỷ; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ và tập thể lãnh
đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) trực
thuộc Trung ương cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tổ chức bộ
máy, biên chế, cán bộ, đảng viên, chính sách cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ phục
vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Trung
ương.
b) Cử cán bộ phụ
trách dự các phiên họp bàn về công tác xây dựng Đảng, về tổ chức, cán bộ, đảng
viên, chính sách cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ của các tỉnh uỷ, thành uỷ; các
ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ và tập thể lãnh đạo các cơ quan,
tổ chức, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) trực thuộc Trung
ương.
7- Tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác tổ chức, cán bộ, đảng
viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Tổ chức tuyên
truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ
và quản lý đội ngũ cán bộ.
9. Hợp tác quốc tế về
công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
10. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Điều
3. Tổ chức bộ máy
1- Lãnh đạo Ban
Ban Tổ chức Trung
ương có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban, trong đó có 2 Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm
là: Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy
viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội.
2- Cơ cấu tổ chức
Ban Tổ chức Trung
ương có các đơn vị trực thuộc, gồm:
- Vụ Tổ chức - Điều
lệ
- Vụ Cơ sở đảng, đảng
viên
- Vụ Tổng hợp cán bộ
- Vụ Chính sách cán
bộ
- Vụ Địa phương
I (tại Hà Nội, gọi tắt là Vụ I)
- Vụ Địa phương II
(tại Đà Nẵng, gọi tắt là Vụ II)
- Vụ Địa phương III
(tại Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là Vụ III)
- Vụ Các ban, bộ,
ngành, đoàn thể ở Trung ương (gọi tắt là Vụ V)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ cơ quan
- Cục Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ
- Cục Bảo vệ chính
trị nội bộ
- Văn phòng Ban
- Viện Khoa học tổ
chức, cán bộ
- Tạp chí Xây dựng Đảng
3. Về biên chế
Biên chế của Ban Tổ
chức Trung ương được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và
đề án vị trí việc làm; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của
Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức. Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Tổ chức Trung ương được sử
dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công
tác của Ban.
Điều
4. Quy chế làm việc, mối quan hệ công tác
a) Căn cứ Quyết định
này, Ban Tổ chức Trung ương xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Ban; quy
định chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp giữa các vụ, đơn vị trực thuộc
Ban.
b) Quan hệ giữa Ban
Tổ chức Trung ương với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của Ban
và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều
5. Điều khoản thi hành
a) Quyết định này
thay thế Quyết định số 79-QĐ/TW, ngày 10-4-2012 của Bộ Chính trị khoá XI về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
b) Ban Tổ chức Trung
ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ,
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy,
thành ủy
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trần Quốc Vượng
|