Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1445/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 16/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1445/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển thủy sản phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tiếp tục đưa thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn với khả năng cạnh tranh cao.

2. Quy hoạch phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản cùng với quá trình hiện đại hóa nghề cá. Hình thành các trung tâm nghề cá lớn, gắn kết với các ngư trường trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, với khu công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

3. Quy hoạch phát triển thủy sản trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa phương; đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

4. Quy hoạch phát triển thủy sản gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, chú trọng các hình thức liên kết, hp tác giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ; nâng cao vai trò tham gia quản lý của cộng đng, vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản; đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước và không ngừng cải cách hành chính.

5. Quy hoạch phát triển thủy sản hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng ngư dân, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng ngun nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới, xây dựng các làng cá giàu đẹp, văn minh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo ca Tổ quốc.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) Tổng sản lượng thủy sản khoảng 7,0 triệu tấn.

Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 35%; sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%.

b) Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/năm (giai đoạn 2011 - 2020).

c) Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50%.

d) Khoảng 50% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

đ) Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

e) Giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản từ trên 20% hiện nay xuống dưới 10%.

3. Định hướng đến năm 2030:

a) Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,0 triệu tấn.

Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 30%; sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.

b) Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030).

c) Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%.

d) Khoảng 80% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

1. Khai thác thủy sản

Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hp với từng nhóm nghề, từng ngư trường và từng vùng biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đổi mới các hình thức hp tác nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.

a) Sản lượng khai thác:

Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản 2,2 triệu tấn, sản lượng khai thác nội địa 0,2 triệu tấn.

- Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng biển: Vịnh Bắc bộ: 380.000 tấn; Trung bộ: 700.000 tấn, Đông Nam bộ: 635.000 tấn, Tây Nam bộ: 485.000 tấn.

Vùng ven bờ và vùng lộng: 800.000 tấn; vùng khơi: 1.400.000 tấn.

- Cơ cấu sản lượng theo đối tượng khai thác: Cá: 2.000.000 tấn (83,3% - trong đó, cá ngừ đại dương: 15.000 - 17.000 tấn); mực: 200.000 tấn (8,3%), tôm: 50.000 tấn (2,1%), hải sản khác: 150.000 tấn (6,3%).

b) Quy hoạch cơ cấu nghề khai thác hải sản:

Quy hoạch cơ cấu nghề khai thác theo 7 họ nghề (lưới kéo, rê, vây, câu, vó mành, nghề cố định và các nghề khác) theo hướng giảm dần những nghề khai thác gây hại nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái; duy trì và phát triển những nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường; phát triển các nghề vây khơi, câu khơi kết hợp chụp mực, câu cá ngừ đại dương; giảm mạnh các nghề lưới kéo, ngh cđịnh, nghlưới vó, nghmành và giảm dn một số nghề lưới rê ven bờ.

c) Quy hoạch tàu thuyền khai thác hải sản:

Số lượng tàu thuyền khai thác: Đến năm 2020, tổng số tàu thuyền khai thác giảm còn 110.000 chiếc, đến năm 2030 giảm xuống còn 95.000 chiếc, bình quân giảm 1,5% năm.

Số lượng tàu cá hoạt động khai thác tại vùng ven bờ và vùng lộng giảm từ 82% hiện nay xuống 70% vào năm 2020.

Số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 28.000 - 30.000 chiếc, trong đó: Vịnh Bắc bộ khoảng 16%; miền Trung (bao gồm cả vùng biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) khoảng 28%; Đông Nam bộ khoảng 30% và Tây Nam bộ khoảng 25%.

d) Đối với khai thác thủy sản nội địa:

Khai thác thủy sản nội địa với các nghề truyền thống, kết hp các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo đảm sinh kế cho người dân, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên các sông, các hồ chứa lớn vùng miền núi, Tây Nguyên.

2. Nuôi trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển nuôi công nghiệp đối với các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực, phù hợp tiềm năng và thế mạnh của từng vùng và yêu cầu của thị trường; đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

a) Diện tích nuôi trồng thủy sản:

Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,2 triệu ha.

Trong đó:

- Phân theo vùng sinh thái: Vùng đồng bằng sông Hồng: 149.740 ha; Trung du miền núi phía Bắc: 52.540 ha; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: 113.390 ha; Tây Nguyên: 25.660 ha; Đông Nam bộ: 53.210 ha; Đồng bằng sông Cửu Long: 805.460 ha.

- Phân theo phương thức nuôi: Diện tích nuôi công nghiệp các đối tượng chủ lực chiếm 190.000 ha: Tôm sú 80.000 ha, tôm chân trắng 60.000 ha, cá tra 10.000 ha, nhuyễn thể 40.000 ha.

b) Sản lượng nuôi trồng thủy sản:

Đến năm 2020 đạt 4,5 triệu tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng: 637.640 tấn; Trung du miền núi phía Bắc: 118.640 tấn; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: 553.710 tấn; Tây Nguyên: 42.400 tấn; Đông Nam bộ: 171.190 tấn; Đồng bằng sông Cửu Long: 2.976.420 tấn.

(Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ điều chỉnh sản lượng và cơ cấu sản lượng đi tượng nuôi cho phù hợp).

Sản lượng một số đối tượng chủ lực đến năm 2020:

Tôm sú: Khoảng 340.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,02%/năm.

Tôm chân trắng: Khoảng 360.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,22%/năm.

Cá tra: Khoảng 1,8-2 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,8%/năm.

Cá rô phi: Khoảng 150.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm.

Tôm càng xanh: Khoảng 35.000 - 40.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Nhóm cá biển: Khoảng 200.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1%/năm.

Nhóm nhuyễn thể: Khoảng 400.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm.

Nhóm rong biển: Khoảng 138.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,7%/năm.

Tôm hùm: Khoảng 3.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,18%/năm.

c) Phát triển nuôi trồng thủy sản theo các vùng sinh thái:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Duy trì ổn định nuôi thủy sản nước ngọt ở các tỉnh nội đồng, đối tượng nuôi cá truyền thống, cá rô phi với phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Phát triển nuôi ven biển các loài thủy sản nước lợ có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm chân trắng, ngao, cua xanh,...) theo phương thức thâm canh và bán thâm canh ở các vùng có điều kiện thích hợp. Trồng rong bin, nuôi các đối tượng hải sản khác theo phương thức hữu cơ (nuôi sinh thái). Phát triển nuôi biển các khu vực ven các đảo Cô Tô, Bái Tử Long, Cát Bà, Bạch Long Vĩ các loài cá biển, trai ngọc, tu hài, hầu.

- Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyn thng theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Phát trin nuôi trng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá (các loài tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, nhuyễn thể, cá cảnh biển, các loài hải đặc sản, rong biển....) theo phương thức thâm canh và bán thâm canh. Phát triển nuôi trồng các loài cá bin, rong bin... tại các vùng khu vực quanh các đảo, qun đảo.

- Vùng Đông Nam bộ: Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyền thống (rô phi, lóc bông,...) theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và lồng bè. Phát trin nuôi trng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển (các loài tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, rong biển...) theo phương thức thâm canh, bán thâm canh. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác lợi thế hệ thống sông ngòi, bãi bồi ven sông phát triển nuôi thủy sản nước ngọt các đối tượng chủ yếu: Cá tra, tôm càng xanh, cá bản địa... theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển các loài tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể (như nghêu, sò huyết, cá chẽm, cá mú,...) theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn. Phát triển các mô hình nuôi trồng hải sản trên biển và ven các đảo.

- Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: Phát triển nuôi các loài thủy sản truyền thống, thủy đặc sản nước ngọt, cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm...) trên các hồ chứa, ao hồ nhỏ, các vùng nước sông, suối, gắn với bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Chế biến và thương mại thủy sản:

Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh; nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống.

a) Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng và phát triển các thị trường tiềm năng khác.

Cơ cấu các thị trường chính như sau: Thị trường EU khoảng 21% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản; thị trường Nhật Bản khoảng 20% tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản; thị trường Mỹ khoảng 19% tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản; thị trường Trung Quốc và các thị trường khác khoảng 40% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

b) Cơ cấu các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực:

Đến năm 2020 các đối tượng như tôm, cá tra và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng, chiếm trên 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu, cụ thể:

Cá đông lạnh: Đạt sản lượng 1.320 nghìn tấn, chiếm 45,9% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là EU, Mỹ, Nhật Bản, các nước Trung Đông, Brazin và phần còn lại của châu Âu.

Tôm đông lạnh: Đạt sản lượng 330 nghìn tấn, chiếm 32,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ và EU, mở rộng thị trường các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc.

Mực, bạch tuộc đông lạnh: Đạt sản lượng 120 nghìn tấn, chiếm 6% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, EU và Hàn Quốc.

Thủy sản khác đông lạnh: Đạt sản lượng 150 nghìn tấn, chiếm 12,1% giá trị kim ngạch xut khu. Thị trường chủ yếu là EU, Nhật Bản, các nước châu Á và Ôxtrâylia.

Thủy sản khô: Đạt sản lượng 80 nghìn tấn, chiếm 3,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Ucraina.

c) Phát triển chế biến thủy sản nội địa:

Mở rộng và tổ chức thị trường trong nước theo hướng hình thành các kênh phân phối sản phẩm thủy sản từ bán buôn tới bán lẻ, từ chợ truyền thống tới hệ thống siêu thị, với sự đa dạng các sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Bước đầu thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản nội địa.

Đến năm 2020, chế biến thủy sản nội địa đạt tổng sản lượng 950 nghìn tấn. Trong đó, nhóm thủy sản đông lạnh khoảng 310 nghìn tấn, thủy sản khô khoảng 99 nghìn tấn, nước mắm khoảng 260 triệu lít, đồ hộp khoảng 4 nghìn tấn, mắm các loại khoảng 31 nghìn tấn, bột cá khoảng 246 nghìn tấn.

4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản

Hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ.

c) Các Trung tâm nghề cá lớn:

Hình thành 6 Trung tâm nghề cá lớn, trong đó 5 Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm:

- Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ;

- Trung tâm nghề cá Đà Nng, gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa;

- Trung tâm nghề cá Khánh Hòa, gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa;

- Trung tâm nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam bộ;

- Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam bộ;

- Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Đối với khai thác thủy sản:

- Nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở dịch vụ cơ khí đóng sửa tàu cá theo hướng:

Bố trí các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu khai thác xa bờ tại các Trung tâm nghề cá lớn và các dịch vụ sửa chữa tàu cá trên các tuyến đảo.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá, hệ thống kho lạnh, chợ đầu mối thủy sản, các cơ sở sản xuất ngư cụ, thiết bị nghề cá tại các Trung tâm nghề cá lớn phục vụ hoạt động nghề cá xa bờ. Duy trì các cơ sở sản xuất nước đá, ngư cụ, thiết bị phục vụ khai thác thủy sản và dịch vụ sửa chữa tàu cá nhỏ tại các tỉnh ven biển.

Xây dựng các chợ đầu mối thủy sản tại một số địa phương có điều kiện phù hp, cửa khẩu biên giới theo quy hoạch. Hình thành thí điểm các trung tâm giao dịch tôm tại Cà Mau, trung tâm giao dịch cá tra tại Cần Thơ và trung tâm giao dịch cá ngừ tại Nha Trang.

- Tiếp tục xây dng cảng cả, bến cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá:

Ưu tiên đầu tư cảng cá loại I kết hợp khu neo đậu tránh trú bão có khả năng thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu cá nước ngoài, đến bốc dỡ thủy sản, thực hiện các dịch vụ nghề cá khác và là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực, nhằm hình thành hạt nhân của trung tâm nghề cá.

Hình thành hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão trên các đảo quan trọng nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển xa bờ: Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu và quần đảo Trường Sa.

c) Đối với nuôi trồng thủy sản:

Hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung một số đối tượng nuôi chủ lực có cơ sở hạ tầng đồng bộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Hoàn thiện và từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản hàng hóa, nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh, kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm phục vụ công tác quản lý nuôi trồng thủy sản (trọng tâm là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất giống tập trung).

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về thị trường:

a) Đối với thị trường xuất khẩu:

Các hiệp hội và doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại phù hp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, phù hp với các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khẩu qua trung gian nhm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Các doanh nghiệp từng bước xây dựng mạng lưới phân phi thủy sản Việt Nam tại các thị trường quốc tế, trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức cung ng thực phẩm đến các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị trường lớn.

Hình thành một số trung tâm phân phối, các đại lý, văn phòng đại diện, gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam của các doanh nghiệp tại các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, EU, nhằm kết nối thị trường, giảm khâu trung gian, đưa thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng. Đồng thời các doanh nghiệp cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, chính sách, pháp luật của nước sở tại cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu và các đơn vị doanh nghiệp.

Xây dựng các thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý (thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp) có uy tín, đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng thế giới. Nâng cao vai trò của các Hội và Hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác, phối hợp, liên doanh, liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp đối với các tranh chấp thương mại quốc tế.

b) Đối vi thị trường trong nưc:

Thông qua hệ thống các chợ đầu mối, các trung tâm nghề cá lớn, hình thành kênh phân phối bán hàng thủy sản đến các chợ truyền thống, đến hệ thống các siêu thị tại các đô thị, các khu công nghiệp, các thành phố lớn trên cả nước.

Nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường trong nước, thực hiện xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phm thủy sản nội địa, thực hiện các hoạt động truyên truyền, quảng bá sản phẩm, kết nối sản xuất với thị trường, tăng sức mua nội địa.

Xây dựng trung tâm nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường xuất khẩu và nôi địa; cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, nghiên cứu, đđịnh hướng sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm theo dự báo và nhu cầu thị trường.

2. Khoa học công nghệ và khuyến ngư:

a) Đối với khai thác thủy sản:

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn... làm cơ sở cho quy hoạch, tổ chức sản xuất và quản lý đối với khai thác hải sản.

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch... đối với khai thác hải sản.

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, mô hình tổ chức quản lý sản xuất khai thác hải sản và triển khai áp dụng rộng rãi, kịp thời các mô hình hiệu quả vào sản xuất thông qua chương trình khuyến ngư.

Áp dụng các công nghệ số, viễn thám, sử dụng vệ tinh để theo dõi, quản lý đội tàu khai thác hải sản và phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp đánh bắt, ngư cụ, thiết bị khai thác tiên tiến, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ để nâng cao hiệu quả.

Tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu tàu đánh cá, nghiên cứu vật liệu mới để thay thế vỏ tàu gỗ cho các đội tàu đánh cá hiện nay.

b) Đối với nuôi trồng thủy sản:

Hoàn thiện nghiên cứu phát triển giống và quy trình sản xuất giống thủy sản sạch bệnh. Nâng cấp các Trung tâm giống quốc gia nhằm nghiên cứu chọn tạo giống mới có chất lượng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tư các khu sản xuất giống tập trung đảm bảo điều kiện sản xuất giống theo quy định pháp luật và kiểm soát được chất lượng giống.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh, các giống nuôi chủ lực; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng chủ lực nuôi trên biển; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; thuốc ngư y, công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi mới, hải đặc sản quí hiếm, có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nuôi biển.

Kiện toàn hệ thống quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm thiệt hại cho nông, ngư dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

c) Đối với chế biến thủy sản:

Tiếp tục ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại để phát triển chế biến theo chiều sâu; nâng cấp các cơ sở chế biến bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, ưu tiên đầu tư đổi mới dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến, cải tiến mẫu mã, bao bì... đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm chế biến xuất khẩu, như: Chế biến các loại sản phẩm ăn liền, ăn nhanh, chế biến rong biển, chế biến phụ phẩm thành các loại thực phẩm chức năng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Phát triển các sản phẩm mới, phù hp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tối đa tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp.

Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản dài ngày trên tàu khai thác xa bờ, công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống.

Nghiên cứu phát triển và nhập khẩu các công nghệ sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản và hiệu quả kinh tế trong thời kỳ tới.

3. Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản:

a) Đối với khai thác thủy sản:

Tchức điều tra, đánh giá nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác trên các ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc bộ, miền Trung và Trường Sa, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.

Triển khai kế hoạch điều tra nguồn lợi thường niên trên các vùng biển. Xây dựng bản đồ số hóa về nguồn lợi hải sản làm cơ sở cho việc cấp phép và kiểm soát cường lực khai thác.

Hoàn thành việc quy hoạch các vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hn; công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm khai thác. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác theo mùa vụ; nghiêm cấm khai thác trong mùa sinh sản; nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản phục vụ phát triển nghề cá bền vững; bảo vệ, bảo tn các loài thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế, bảo tn đa dạng sinh học. Áp dụng các biện pháp quản lý về nơi cư trú, quản lý về quần đàn của các loài thủy sản.

Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, gây hại nguồn lợi thủy sản, không thân thiện với môi trường, sang các ngành ngh thích hp khác có hiệu quả và thân thiện với môi trường.

b) Đối với nuôi trồng thủy sản:

Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, tiêu chí đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Rà soát điều chỉnh quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung hiện có và quy hoạch mới theo hướng đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, không chồng lấn, xâm phạm hoặc gây tác động xấu đối với các vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn tự nhiên có ý nghĩa về mặt sinh thái. Đối với những vùng nuôi tập trung đã bị ô nhiễm, thực hiện cải tạo hoặc chuyển đi đối tượng nuôi hợp lý. Tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên nước trong nuôi trồng thủy sản, khuyến khích áp dụng nuôi luân canh, nuôi kết hp, công nghệ nuôi tiết kiệm nước, hạn chế xả thải, bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.

Phổ biến và đẩy mạnh áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phm, nâng cao chất lượng sản phm, hướng tới phát trin bền vững.

c) Đối với chế biến thủy sản:

Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, có công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao.

Tiếp tục di dời các doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến vào các khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp chế biến thủy sản theo quy hoạch.

4. Tổ chức và quản lý sản xuất:

Thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản. Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất, khuyến khích các mô hình liên kết, liên doanh giữa người sản xuất nguyên liệu, với các nhà chế biến, thương nhân, các nhà đầu tư, tín dụng... theo chuỗi giá trị của sản phẩm, với sự tham gia quản lý, tổ chức của cộng đồng, của các Hội, Hiệp hội.

Đối với khai thác hải sản xa bờ: Tổ chức sản xuất trên cơ sở các loại hình kinh tế hợp tác: Tổ hợp tác, hp tác xã, mô hình liên kết, liên doanh giữa ngư dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác. Đối với khai thác hải sản ven bờ, phát triển các mô hình quản lý cộng đồng.

Đi với nuôi trồng các đối tượng thủy sản truyền thống, mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình. Đối với nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực, quy mô công nghiệp, chú trọng phát triển mô hình tổ chức sản xuất trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các hình thức liên kết khác.

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản nội địa, mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với các làng nghề truyền thống.

Đối với chế biến xuất khẩu: Tổ chức các mô hình sản xuất gắn chế biến với các vùng sản xuất nguyên liệu, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đu tư, trước hết tập trung đu tư hình thành và tchức hoạt động các trung tâm nghcá lớn, tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát trin theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiệu quả và bền vững.

Hoàn thiện mô hình bộ máy quản lý chuyên ngành thủy sản từ Trung ương đến các địa phương, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ, công chức và tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật quản lý thủy sản và hướng dẫn thực thi pháp luật thủy sản.

Tổ chức quản lý quy hoạch thủy sản, gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch trong ngành nông nghiệp và các ngành khác, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch du lịch, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp... bảo đảm phát triển bền vững hài hòa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế.

Phân cấp quản lý, thực hiện cải cách hành chính. Tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

5. Cơ chế chính sách:

a) Về đầu tư và tín dụng:

Tiếp tục có chính sách ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển, như: Khai thác hải sản, nuôi biển, các công trình trên các vùng hải đảo và các ngư trường trọng điểm (Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa...).

Tăng đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản: Hạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp và các khu sản xuất giống tập trung.

Tăng nguồn vốn cho điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản; nghiên cứu công nghệ cao, nghiên cứu công nghệ sinh sản các giống thủy hải sản đặc biệt quí hiếm, sản xuất giống sạch bệnh; sản xut thức ăn thủy sản, bệnh thủy sản, chế biến các sản phẩm từ rong biển; chế biến dược phẩm, các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản; kỹ thuật công nghệ mới về cơ khí thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch,...

Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) trong các lĩnh vực thủy sản.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ưu tiên bố trí nguồn vn và huy động đầu tư nước ngoài, ODA, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trên cả nước, tạo động lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá.

Tiếp tục nghiên cứu cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi để phát trin sản xuất một số lĩnh vực cụ thể như: Chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vay đầu tư phát trin khai thác, chế biến dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; cho vay ưu đãi đóng mới, hiện đại hóa tàu cá, bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi ngành nghề; bảo hiểm rủi ro trong sản xuất thủy sản...

b) Chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản:

Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, ao đầm để phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa ln.

Khuyến khích đầu tư khai thác mặt đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản chưa được sử dụng, hoang hóa đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có chính sách cho chuyển đổi diện tích đất ruộng trũng, đất trồng lúa năng suất thấp và sử dụng mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu chính sách giao, cho thuê mặt nước biển cho các thành phần kinh tế phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý sử dụng mặt nước biển ven bờ cho chính quyền địa phương các cấp theo Luật thủy sản.

c) Về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản:

Có chính sách để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao công nghệ trong khai thác thủy sản.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang các nghề khác; nâng cấp, cải hoán tàu nhỏ; đóng mới tàu lớn và vỏ tàu bằng vật liệu mới; chuyển giao công nghệ khai thác tiên tiến, đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ khai thác và bảo quản sản phẩm.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, quy trình nuôi sạch, tiết kiệm tài nguyên nước, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đối với các vùng nuôi, sản xuất giống thủy sản tập trung; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng và áp dụng công nghệ xử lý cht thải, nước thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường; ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản.

d) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao, các ngành nghiên cứu biển và kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản tiên tiến.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trường, viện về cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giáo trình, chương trình giảng dạy đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ kỹ thuật thủy sản ngoài công lập nhằm thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, tập trung nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.

Có chính sách ưu đãi cho con, em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các trường đại học trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật thủy sản; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên tàu cá cho ngư dân.

6. Hp tác quốc tế:

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong nghề cá, trước hết đối với các nước trong khu vực ASEAN và các nước trong khu vực biển Đông. Đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác nghề cá song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất giống thủy, hải sản đặc biệt quí hiếm, giống sạch bệnh, sản xuất thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc ngư y, công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, ăn liền, công nghệ sản xut dược phm, thực phm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, công nghệ khai thác hải sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, thiết kế tàu cá, nghiên cứu vật liệu vỏ tàu mới,...

Tăng cường hp tác với các nước có thị trường truyền thống và phát triển thị trường tiềm năng để phát triển xuất khẩu thủy sản và tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tranh chấp thương mại.

Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát triển thủy sản ở Việt Nam và người Việt Nam đầu tư phát triển thủy sản ở nước ngoài. Tăng cường tchức các hoạt động xúc tiến đầu tư về thủy sản tại các thị trường ngoài nước, tiếp tục thực hiện các chính sách đ thu hút ngun vn FDI và ODA nhm thúc đy công nghiệp hóa ngành thủy sản.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn quốc, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi, hiệu quả của Quy hoạch.

b) Hướng dẫn các địa phương rà soát lại Quy hoạch phát triển thủy sản, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo phù hp với mục tiêu, định hướng của Quy hoạch này, phù hợp với Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời có giải pháp cụ thể, khả thi trong công tác quản lý và thực hiện Quy hoạch ở mỗi địa phương.

c) Phối hp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản.

2. Các Bộ, ngành liên quan:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trên cơ sở các nhiệm vụ quy hoạch, các chương trình, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm bố trí cân đối vốn đầu tư cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch.

Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển thủy sản.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Rà soát, bổ sung quy hoạch, cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết, các chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện quy hoạch trong phạm vi của địa phương.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phổ biến nhân ra diện rộng.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch được triển khai đúng mục tiêu, định hướng và quản lý chặt chẽ; đồng thời kịp thời báo cáo đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ T
HỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1445/QĐ-TTg

Hanoi, August 16, 2013

 

DECISION

APPROVAL FOR MASTER PLAN FOR FISHERIES AND AQUACULTURE DEVELOPMENT BY 2020 AND ORIENTATION TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 26, 2003;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural development,

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval for master plan for fisheries and aquaculture development by 2020 and orientation towards 2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Master Plan for Fisheries and aquaculture Development must be appropriate for the nationwide socio-economic development strategy and agriculture development master plan with an aim to increase in added values and sustainable development to make fisheries and aquaculture a major industry with high competitiveness.

2. The Master Plan for Fisheries and aquaculture Development must be able to utilize existing advantages and potentials; keep restructuring aquaculture together with modernization of fisheries. Establish major fisheries centers connected to major fisheries, concentrated material production areas, processing zones and consumption markets.

3. Fisheries and aquaculture development shall be planned with account taken of other industries and local socio-economic development plans; adaptable to climate change; able to protect the environment, aquatic resources, national sovereignty, national defense and security of territorial seas and islands.

4. The Master Plan for Fisheries and aquaculture Development shall be associated with innovation and development of production relationships; focus on methods of cooperation between material production, processing and consumption; emphasize the managerial roles of the public and trade associations; emphasize the roles of regulatory bodies and sustain administrative reform.

5. The Master Plan for Fisheries and aquaculture Development is meant to improve life and income of fishermen, provide training and develop human resources for aquaculture with developed technologies; is associated with development of new rural areas and civilized fishing villages.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

It is expected that aquaculture is expected to be industrialized by 2020 and modernized by 2030, keep comprehensively and sustainably develop into a major industry with reasonable structure, high productivity, quality, effectiveness and competitiveness to be integrated with international trade; improve farmers’ and fishermen's life and income; protect the environment and aquatic resources; contribute to improvement of national defense and security of the territorial seas and islands.

2. Some specific objectives to be accomplished by 2020:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

35% of which is from commercial fishing, 65% from aquaculture.

b) Export of fishery products: 11 billion USD; average growth rate: 7% - 8% per year (during 2011 – 2020).

c) Domestic value added content of exports: 50%

d) Ratio of trained aquaculture workers: 50%.

dd) Per capita income is expected to increase by 300%

e) Post-harvest losses are expected to decrease from 20% to under 10%.

3. Orientation towards 2030:

a) Total aquaculture production: 9.0 million tonnes.

30% of which is from commercial fishing, 70% from aquaculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Domestic value added content of exports: 60%

d) Ratio of trained aquaculture workers: 80%.

III. ORIENTATION OF FISHERIES AND AQUACULTURE DEVELOPMENT

1. Commercial fishing

Reorganize fishing suitable for each profession group, fishery and sea area; associate commercial fishing with protection and development of aquatic resources; develop new cooperation methods to improve effectiveness and sustainable development.

a) Production:

By 2020, commercial fishing production is expected to be maintained at 2.4 million tonnes, including 2.2 million tonnes from marine fisheries, 0.2 million tonnes from inland fisheries.

- Proportions of commercial fishing production by area: Northern Gulf: 380,000 tonnes; Central Coast: 700,000 tonnes; the Southeast: 635,000; the Mekong delta: 485,000 tonnes.

Coastal areas and inshore areas: 800,000 tonnes; offshore areas: 1,400,000 tonnes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Structure of fishing professions:

7 groups of fishing professions shall be restructured towards reducing the proportion of those that harm aquatic resources and the ecology; maintain and development selective and eco-friendly professions; develop offshore fishing; reduce the proportion of professions that involve the use of trawl nets, lift nets and drift nets.

c) Fishing vessels:

Quantity of fishing vessels is expected to decrease to 110,000 vessels by 2020 and 95,000 vessels by 2030, averagely 1.5% per year.

The quantity of fishing vessels operating in the coastal and inshore areas is expected to decrease from 82% to 70% by 2020.

The quantity of offshore fishing vessels is expected to reach 28,000 - 30,000 vessels, 16% of which is in the Northern Gulf; 28% in the Central Coast (including the seas around the Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes; 30% in the Southeast and 25% in the Mekong delta.

d) Inland fishing:

Inland fishing shall be development in association with traditional professions, protection and development of resources, especially in the Mekong Delta, major rivers and reservoirs of mountainous areas and Central Highlands (Tay Nguyen).

2. Aquaculture

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Aquaculture areas:

The total aquaculture area is expected to reach 1.2 million hectares by 2020.

Including:

- By area: Red River Delta: 149,740 hectares; the Northern Highlands 52,540 hectares; the Central Coast 113,390 hectares; Central Highlands: 25,660 hectares; the Southeast: 53,210 hectares; the Mekong Delta: 805,460 hectares.

- By farming method: industrial farming: 190,000 hectares: giant tiger prawns: 80,000 hectares; whiteleg shrimps: 60,000 hectares, pangasius fish: 10,000 hectares, molluscs: 40,000 hectares.

b) Aquaculture production:

By 2020, total production is expected to reach 4.5 million tonnes, including: Red River Delta: 637,640 tonnes; the Northern Highlands 118,640 tonnes; the Central Coast 553,710 tonnes; Central Highlands: 42,400 tonnes; the Southeast: 171,190 tonnes; the Mekong Delta: 2,976,420 tonnes.

(The production and proportions shall be adjusted to market demand).

Expected production of some key fishery products by 2020:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Whiteleg shrimps: 360,000 tonnes; average growth rate: 11.22% per year.

Pangasius fish: 1.8 – 2 million tonnes; average growth rate: 4.8% per year.

Tilapias: 150,000 tonnes; average growth rate: 13.9% per year.

Giant river prawns: 35,000 - 40,000 tonnes; average growth rate: 15% per year.

Marine fish: 200,000 tonnes; average growth rate: 11.1% per year.

Molluscs: 400,000 tonnes; average growth rate: 11.5% per year.

Seaweeds: 138,000 tonnes; average growth rate: 21.7% per year.

Lobsters: 3,000 tonnes; average growth rate: 7.18% per year.

c) Development of aquaculture in various areas:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Central Coast: develop the potentials of irrigation and hydropower reservoirs for intensive and semi-intensive farming of traditional fish. Develop intensive and semi-intensive farming of brackish water fish in estuaries, coastal areas, swamps, (giant tiger prawns, whiteleg shrimps, lobster, molluscs, marine ornamental fish, marine fish, seaweeds, etc.) Development farming of marine fish and seaweeds, etc. near islands and archipelagoes.

- The Central Coast: develop the potentials of irrigation and hydropower reservoirs for intensive, semi-intensive and cage-and-pen farming of traditional freshwater fish. Develop intensive and semi-intensive farming of brackish water fish in estuaries and coastal areas (giant tiger prawns, whiteleg shrimps, molluscs, seaweeds, etc.). Sustain organic (ecological) farming in coastal areas and mangrove forests of Ho Chi Minh City and Ba Ria – Vung Tau province. Develop farming of ornamental fish serving tourism and export.

- The Mekong Delta: develop the potentials of the system of rivers and alluvial plains for intensive and semi-intensive farming of freshwater fish: pangasius fish, giant river prawns, local fish, etc. Develop intensive, semi-intensive and modified extensive farming of brackish water fish in estuaries and coastal areas (giant tiger prawns, whiteleg shrimps, molluscs, barramundi, groupers etc.). Sustain organic (ecological) farming in coastal areas and mangrove forests. Develop marine fish farming at sea and around the islands.

- The Northern Highlands and Central Highlands: develop farming of traditional fish, freshwater fish, coldwater fish (salmons, sturgeons, etc.) in small reservoirs, lakes, rivers, streams in association with preservation and development of aquatic resources.

3. Processing and trade in fishery products:

Reorganize the production according to the value chain; associate processing and consumption with material production; give priority to development of value-added products; develop some major brands; improve food safety, food quality and environmental safety; restore and develop traditional fish processing villages.

a) Export market structure:

Sustain and development traditional markets; expand and services other potential markets.

Proportions of total turnover from export of fishery products of major markets: EU: 21%; Japan: 20%; USA: 19%; China and other markets: 40%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2020, frozen shrimps, pangasius fish and cephalopod mollusc (squids, octopuses) are still crucial fishery products that make up over 70% of exported fishery products. To be specific:

Frozen fish: 1,320,000 tonnes, making up 45.9% of export turnover. Primary markets: EU, USA, Japan, Middle West countries, Brazils and the rest of Europe.

Frozen shrimps: 330,000 tonnes, making up 32.3% of export turnover. Primary markets: EU, USA, Japan; to be expanded to Asian countries such as Korea and China.

Frozen squids and octopuses: 120,000 tonnes, making up 6% of export turnover. Primary markets: EU, Japan and Korea.

Other frozen fish: 150,000 tonnes, making up 12.1% of export turnover. Primary markets: EU, Japan, Asian countries and Australia.

Dried fish: 80,000 tonnes, making up 3.7% of export turnover. Primary markets: Korea, China, Russia and Ukraine.

c) Development of inland fish processing:

Expand and organize the domestic markets towards establishment of channels for distribution of fishery products from retailing to wholesaling, from traditional markets to supermarkets with diverse products suitable for Vietnam’s consumers. Start tracing origins and developing domestic brands of fishery products.

By 2020, domestic fish processing is expected to reach a total production of 950,000 tonnes. Including 310,000 tonnes of frozen fish; 99,000 tonnes of dried fish, 260 million liters of fish sauce, 4,000 tonnes of canned foods; 31,000 tonnes of and salted fish; 246,000 tonnes of fish meal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establish a comprehensive aquaculture infrastructure system connected with ancillary industries and logistics services in order to stimulate growth, improve effectiveness of commercial fishing, aquaculture, processing and consumption.

a) Major fisheries centers:

Establish 6 major fisheries centers, 5 of which are connected to major fisheries:

- Hai Phong Fisheries Center, associated with fisheries the Northern Gulf;

- Da Nang Fisheries Center, associated with fisheries in the East Sea and Hoang Sa archipelago;

- Khanh Hoa Fisheries Center, associated with fisheries in the South Central Coast and Truong Sa archipelago;

- Ba Ria – Vung Tau Fisheries Center, associated with fisheries in the Southeast;

- Kien Giang Fisheries Center, associated with fisheries in the Mekong delta;

- Can Tho Fisheries Center, associated with fish farms in the Mekong Delta.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Upgrade and improve shipyards:

Establish shipyards for offshore fishing vessels at major fisheries centers and provide repair services between the islands.

Invest in construction and upgrade of ice factories, cold storage systems, wholesale fish markets, fishing equipment factories at major fisheries center to serve offshore fishing. Maintain ice factories and fishing equipment factories and repair services for small fishing vessels in coastal provinces.

Build wholesale fish markets in suitable areas or near border checkpoints according to planning. Establish pilot shrimp centers in Ca Mau, pangasius fish centers in Can Tho and tuna centers in Nha Trang.

- Keep building fishing ports, fishing docks and asylum harbors for fishing vessels:

Give priority to investment in Class I fishing ports combined with asylum harbors to attract local and foreign fishing vessels.

Establish a system of fishing ports, fishing docks and asylum harbors on important islands to assist fishermen in offshore fishing: Co To, Cat Ba, Bach Long Vi, Con Co, Ly Son, Phu Quy, Con Dao, Phu Quoc, Tho Chu and Truong Sa archipelago.

c) Aquaculture:

Improve, industrialized and modernize the system for production of commercial aquatic breeds to serve development of aquaculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. PRIMARY SOLUTIONS

1. For the market:

a) Export markets:

The associations and enterprises shall directly develop and execute trade promotion programs in accordance with the export market development strategy and national trade promotion programs.

Develop direct export methods for distribution systems, shopping malls and supermarkets to replace indirect export to improve effectiveness. Enterprises are recommended to gradually establish distribution network for Vietnamese fishery products in international markets, directly sign contracts with major food suppliers who provide food for distribution centers and supermarkets of major markets.

Establish some distribution centers, agents and representative offices in association with advertising Vietnamese fishery products in major markets such as USA, Japan, EU to connect the markets, provide accurate and sufficient information about Vietnamese fishery products for consumers. Enterprises should provide information about the host countries’ markets, policies and law for Vietnamese regulatory bodies and enterprises

Develop reputable and trusted Vietnamese brands of fishery products and products having geographical indications (national brands, product brands, corporate brands) to meet the demand of international consumers. Emphasize the roles of trade associations; enhance cooperation in the value chain to ensure healthy competition and protect benefits of enterprises in international trade dispute.

b) Domestic markets:

Establish a channel to distribute fishery products to traditional markets and supermarkets in urban areas, industrial parks and major cities nationwide through wholesale markets and major fisheries centers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establish a center for analysis of foreign and domestic markets; provide market information for manufacturers, enterprises, consumers and regulatory bodies to plan production and processing according to forecasts and market demand.

2. Science and technology, fisheries and aquaculture extension:

a) Regarding commercial fishing:

Carry out investigation and assessment of aquatic resources; establish standards and regulations etc. as the basis for planning, organizing production and management of commercial fishing.

Apply technological advances; invest in product preservation equipment to reduce post-harvest loss.

Develop a model for application of advanced technologies and management of commercial fishing; widely apply the effective models through fisheries and aquaculture extension programs.

Use digital technologies, remote sensing and satellites to monitor and manage fishing fleets and protect marine resources.

Apply advanced fishing methods and equipment, preservation technologies, especially to offshore fishing fleets to improve effectiveness.

Focus on research into new designs of fishing vessels and new materials to replace wooden-hull vessels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Conduct research into breed development and disease-free breeding processes. Upgrade national breed production centers to create high-quality and disease-resistant breeds. Keep investing in concentrated breed production areas where breed production conditions are fulfilled and breed quality are controlled.

Enhance scientific research and technology import, especially those related to biotechnology and production of disease-free breed and key breeds; improve technologies for breeding key species at sea; conduct research into aquatic disease, environmental monitoring and epidemic prevention; aquatic medicines; feed production technology; bioproducts and products serving environmental remediation in aquaculture.

Enhance international cooperation in research into breed production, commercial breeding of new organisms, especially those that are rare, of high value or highly adaptable to climate; develop marine aquaculture.

Improve the environmental monitoring and epidemic warning system to sustainably develop aquaculture, reduce losses incurred by farmers and fishermen, and protect the environment.

c) Regarding fish processing:

Keep applying advanced technologies and manufacturing processes; invest in modern equipment serving deep processing; upgrade processing facilities to meet national technical regulations and standards and satisfy food safety and environmental safety of foreign markets.

Encourage application of advanced technologies; give priority to innovation of processing lines and equipment; improve packaging and designs; diversify processed exports, such as: processing instant-use products, seaweeds, processing by-products into functional foods serving domestic and foreign markets.

Develop new products that meet the demand of each foreign market, especially those having high added value; minimize the ratio of foods undergoing insufficient working or processing and products with low added value.

Conduct research into technology for long-term preservation of fish on offshore fishing vessels, production of additives serving fish processing; quick fermentation for processing traditional products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Protection of the environment and aquatic resources

a) Regarding commercial fishing:

Conduct investigation and assessment of aquatic resources in key fisheries of: the Northern Gulf, the Central Coast, Truong Sa archipelago, the Southeast and the Mekong Delta.

Implement the annual plan for aquatic resource investigation at sea. Develop a digital map of aquatic resources, which is a basis for licensing and controlling fishing activities.

Determine areas where fishing is banned or subject to seasonal closure; publish a list of banned professions and species banned from fishing. Comply with regulations on seasonal fishing; impose fishing ban during breeding periods; impose ban on destructive fishing equipment.

Keep executing projects for protection, recovery and development of aquatic resources serving sustainable fishing; protect rare aquatic species of scientific and economic importance; preserve biodiversity. Take measures for management of habitats and quantity of aquatic species.

Develop a model for conversion from inshore fishing, which is ineffective and damage aquatic resources, to other professions that are more effective and eco-friendly.

b) Regarding aquaculture:

Promulgate regulations on conditions and criteria applied to concentrated aquaculture areas; regulations on use of water resources and waste treatment in aquaculture to minimize environmental pollution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Disseminate and enhance application of VietGAP to protect the ecology, minimize epidemics, ensure food safety, improve product quality and facilitate sustainable development.

c) Regarding fish processing:

Enterprises are encouraged to build sewage and exhaust gas treatment systems; apply manufacturing technology that is cleaner, reduces waste production, save materials and energy, is economical and effective.

Keep moving processing facilities to industrial parks or fish processing complexes according to planning.

4. Organization and management of production:

Carry out fisheries and aquaculture restructuring, especially commercial fishing. Diversify production methods; encourage association and cooperation between material producers, fish factories, traders, investors and credit institutions etc. according to the value chain under the management of the community and trade associations.

Regarding offshore fishing: Organize production in the form artels, cooperatives, joint ventures between fishermen, enterprises and other economic sectors. Regarding inshore fishing: develop community management models.

Regarding traditional aquaculture: Primarily household businesses. Regarding industrial farming of key aquatic organisms: emphasize the roles of farms, artels, cooperatives, enterprises and other forms of cooperation.

Regarding domestic fish processing: primarily household businesses, cooperatives and enterprises in association with trade villages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Develop public - private partnerships (PPP); establish and run major fisheries centers to stimulate industrialization, modernization and sustainable development of fisheries and aquaculture.

Improve capacity of fisheries and aquaculture authorities at all levels; improve capacity of officials and facilities of regulatory bodies.

Keep establishing standards, procedures and norms applied to fisheries and aquaculture; provide guidance on implementation of fisheries laws.

Organize management of fisheries and aquaculture planning in association with agriculture planning and planning of other sectors, especially irrigation, land, tourism, urban area and industrial zone planning, etc.; ensure sustainable and harmonious development of the industries and economic sectors.

Carry out administrative reform. Conduct inspections and take actions against violations against regulations on fisheries and aquaculture.

5. Policies:

a) Investment and credit policies:

Increase investment in the irrigation system serving aquaculture in industrial aquaculture areas and concentrated breed production areas.

Increase funds for survey into aquatic resources, high technologies, breeding of rare species and disease-free breeds; production of aquatic feeds; treatment of aquatic diseases; seaweed processing; preparation of pharmaceuticals and functional foods from fishery products; new fishery mechanics technology, preservation technology, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2020, provide funds, attract foreign investments, ODA and investment from various economic sectors in major fisheries centers nationwide to facilitate industrialization and modernization of fisheries.

Keep introducing preferential credit policies for development of certain fields, such as: preferential credit policies applied to fishermen, cooperatives, enterprises that take loans to invest in commercial fishing, processing, provision of logistic services, building fishing vessels, provision of preservation services; provision of assistance for fishermen in career change; provision of insurance against aquaculture risks, etc.

b) Policies on use of land and water surface for aquaculture:

Keep implementing policies on concentration of land and water surface to develop concentrated and industrial aquaculture.

Encourage exploitation of unused or wild land and water surface for aquaculture. Introduce policies on use of subsided farm land, low-productivity farm land and reservoir surfaces for aquaculture.

Consider introducing policies on allocating or leasing out sea surfaces for industrial marine aquaculture. Emphasize the roles of local authorities in management of coastal water surface according to the Law on Fishery.

c) Protection of the environment and aquatic resources:

Introduce policies on encouraging various economic sectors to participate in protection and development of aquatic resources, research and transfer fishing technologies.

Introduce policies to encourage fishermen to switch over from coastal fishing from other professions; upgrade or modify small fishing vessels; build new vessels and vessels made of new materials; transfer advanced commercial fishing technologies; invest in machinery and equipment serving fishing and preservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fish processing facilities are encouraged to apply waste treatment technology and control environmental pollution; apply eco-friendly technology for cleaner fish processing.

d) Training and human resources development:

Give priority to training in biotechnology, hi-tech disciplines, marine studies and advanced fishing technology.

Keep investing in and upgrading facilities of training institutions, improve capacity of lecturers and researcher; improve training program quality; encourage establishment of non-public institutions for research, training and provision of fishery services.

Enable children of fishermen, students, young officials to receive higher education in Vietnam and countries with developed fisheries and aquaculture technologies; introduce policies on provision of training for captains, chief engineer officers, crewmembers of fishing vessels and fishermen.

6. International cooperation:

Promote international cooperation in commercial fishing, firstly with ASEAN countries and within the East Sea region. Promote negotiation and conclusion of bilateral and multilateral fishing agreements with other countries and international organizations.

Encourage enterprises, universities and research institutions to cooperate with foreign entities in investment in fisheries and aquaculture development, especially in production of rare breeds, disease-free breeds, aquatic feeds, bioproducts, aquatic medicines, processing of value-added products and instant-use products, pharmaceuticals and functional foods derived from fishery products, fishing and preservation technology, engineering of fishing vessels and research into new materials for ship hulls, etc.

Promote cooperation with traditional and potential export markets; resolve disputes and barriers to trade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Take charge and cooperate with other ministries and local authorities in planning the implementation of the Master Plan for Fisheries and Aquaculture Development by 2020; Inspect, supervise and evaluate the implementation of the Master Plan nationwide; propose solutions for improving the feasibility and effectiveness of the master plan.

b) Instruct local governments to review their plans for fisheries and aquaculture development to ensure compliance with this Master Plan and the Scheme for agriculture restructuring; implement specific and feasible measures for management and implementation of the Master Plan in their provinces.

c) Cooperate with relevant authorities in drafting or promulgating legislative documents and policies on fisheries and aquaculture development.

2. Responsibilities of relevant ministries:

On the basis of tasks, programs and projects approved by competent authorities, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall provide funding for other ministries; take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant authorities in introducing financial policies that encourage production and attract domestic and foreign investors.

Relevant ministries shall ex officio participate in promotion of fisheries and aquaculture development.

3. The People’s Committees of provinces shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Instruct regulatory bodies to prepare and implement programs and projects; provide instruction on development and application of effective models.

Inspect the implementation of the Master Plan in their provinces to ensure that its objectives are accomplished; propose revisions according to reality.

Article 2. Implementation clause

This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16/08/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.240

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.3.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!