ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2012/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 09
tháng 3 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 - 2015)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân và ủy ban nhân
dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dân quân Tự vệ ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định sổ 65/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002
của Chính phủ về công tác phòng không nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 118/2004/TT-BQP ngày
07/9/2004 cùa Bộ Quốc phòng về thực hiện Nghị định sổ 65/2002/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh tại Tờ trình số 79/TTr-BCH ngày 16 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành
Đe án tổ chức xây dựng và hoạt động lực lượng PKND trên địa. bàn tỉnh Tây Ninh
(giai đoạn từ năm 2012 - 2015).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định nảy Đề án tổ chức xây dựng và
hoạt động lực lượng phòng không nhân dân (PKND) rèn địa bàn tỉnh Tây Ninh (giai
đoạn từ nấm 2012-2015).
Điều 2: Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức triển
khai thực hiện.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kề từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Giám đốc sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ QP; Cục DQTV, PKLQ/BQP;
- Bộ Tư lệnh QK7; Bộ Tham mưu/QK7;
- Phòng DQTV, PK/QK7;
- TT. TU, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các.Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Thủy
|
ĐỀ ÁN
TỔ
CHỨC XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TÂY NINH GIAI ĐOẠN NĂM 2012 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh
Tây Ninh)
Phần I
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ THỰC
TRẠNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
I. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG PKND
1. Ban chỉ đạo PKND
Từ tỉnh, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn đã
thành lập Ban chỉ đạo công tác PKND, do Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, Chỉ
huy trưởng cơ quan quân sự là Phó ban, ủy viên là đại diện các ngành có liên
quan. Ban chỉ đạo đã ban hành quy chi hoạt động, kế hoạch công tác và triển
khai thực hiện công tác PKND bước đầu đạt được kết quả thiết thực.
2. Bộ đội thường trực
- Cán bộ phòng không (PK) cơ quan quân sự tỉnh, huyện,
Trung đoàn Bộ binh 174: Quân số đạt 100% so với biên chế.
- Trung đội súng máy PK12,7 Trung đoàn Bộ binh 174:
Quân số đạt từ 85- 100% so với biên chế.
- Đài quan sát PK: Quân số 5/1 quân nhân chuyên
nghiệp, đạt tỷ lệ 83,34%.
- Lực lượng phòng không kiêm nhiệm: Được tổ chức
thành các khẩu đội súng máy phòng không và các đài (vọng) quan sát tại cơ quan
quân sự tỉnh, huyện và đơn vị.
3. Lực lượng phòng không Dự bị động viên
- Biên chế: Tiểu đoàn pháo PK37mm, các đại đội,
trung đội súng máy PK 12,7mm trực thuộc các đơn vị.
- Quân số: Đạt 97 - 99%, trong đó sỹ quan đạt 100%;
Hạ sỹ quan chiến sỹ đạt 99,36%.
- Chất lượng: Đảng viên chiếm 4,1%; Đoàn viên chiếm
60,3%.
- Chuyên nghiệp quân sự: Đúng chuyên nghiệp quân sự
đạt 70%; gần đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 20%; không đúng chuyên nghiệp quân
sự đạt 10%.
4. Lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) phòng không
* Biên chế:
+ Cấp tỉnh tổ chức đại đội pháo PK 37mm, quân số đạt
100% so với biên chế.
+ Cấp huyện tổ chức trung đội, súng máy PK 12,7mm;
14,5mm và các Tổ bộ binh bắn máy bay bay thấp ở các xã, phường, thị trấn, chốt
dân quân.
* Về số lượng DQTV phòng không chiếm 5,49% so với tổng
số DQTV toàn tỉnh; chất lượng chính trị: Đảng viên 126 đ/c đạt lệ 14,22%, đoàn
viên 472 đ/c đạt tỷ lệ 53,3%.
5. Công tác huấn luyện
- Hàng năm 100% các phân đội phòng không bộ đội thường
trực, DQTV được huấn luyện và kiểm tra bắn đạn thật (Pháo PK 37mm DQTV bắn kẹp
nòng), riêng lực lượng DBĐV động viên huấn luyện theo chỉ tiêu trên giao.
- Qua huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu hàng năm, khả
năng chiến đấu của khẩu đội, trung đội từng bước được nâng lên.
6. Công tác bảo đảm cho hoạt động PKND
a) Bảo đảm quan sát, thông báo - báo động phòng
không
- Trên địa bàn tỉnh có 18 đài quan sát được xây dựng
kiên cố (Sư đoàn Phòng không 367: 01 đài; Sư đoàn BB5: 04 đài; Bộ đội Biên
phòng: 11 đài; Bộ . CHQS tỉnh: 02 đài), 04 đái biên chế đủ lực lượng, trang bị
kính chỉ huy cho các đài quan sát đạt tỷ lệ 100%, số còn lại là lực lượng kiêm
nhiệm phương tiện quan sát bằng ống nhòm. Lực lượng phòng không tỉnh đá hiệp đồng
chặt chẽ với các đơn vị của Bộ, Quân khu trên địa bàn trong tổ chức quan sát
phát hiện, thông báo, báo động phòng không.
- Tại Sở chỉ huy tỉnh và sở chỉ huy Ban chỉ huy các
huyện Hòa Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Châu và Thị xã được trang bị
còi báo động phòng không. Kết hợp với mạng lưới đài truyền thanh ở các xã, phường,
thị trấn, trữ, khu phố và kẻng, trống tại các trường học trên 2 toàn tỉnh để
thông báo, báo động lan truyền khi có tình huống xảy ra.
b) Bảo đảm vũ khí trang bị
Lực lượng phòng không tỉnh được trang bị pháo PK
37min, súng máy PK 14,5mm, súng máy PK 12,7mm để tại kho tỉnh, huyện - thị và
triển khai sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch của Bộ CHQS tỉnh.
c) Hệ thống trận địa phòng không
Các trận địa trực sẵn sàng chiến đấu được bố trí,
triển khai trên nhà cao tầng tại các sở chỉ huy bảo đảm kiên cố vững chắc, quan
sát và phát hiện mục tiêu từ xa. Tại sở chỉ huy tỉnh được Bộ Quốc phòng trang bị
02 công sự súng máy PK 12,7 mm bằng vật liệu compoxit rất tiện lợi trong quá
trình cơ động và di chuyển vị trí. Có trận địa dự bị sẵn sàng cơ động triển
khai khi có tình huống đánh địch trên đường bay dự kiến theo kế hoạch chung.
II. SỰ CẢN THIẾT TỔ CHỨC XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG PKND
Công tác PKND là một nội dung có vai trố đặc biệt
quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; là một bộ phận của thế trận
chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không; bao gồm các hoạt động của Nhà nước
và nhân dân thực hiện phòng tránh, đánh trả, khắc phục hậu quả các cuộc xâm nhập,
tiến công đường không của địch để bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của
nhân dân.
Tây Ninh là một trong những khu vực trọng điểm của
Quân khu 7, giữ vị trí trọng yếu bảo vệ hướng Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh; là
một trong những hướng tiến công đường không chủ yếu của địch trên tuyến biên giới
Tây Nam của Tổ quốc. Trong những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của
cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng phòng không Tây Ninh đã có sự tiến bộ
trên nhiều mặt, luôn sẵn sàng chiến đấu cao, kịp thời xử trí các tình huống
trên không xảy ra, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngày nay, tác chiến đường không đã trở thành phương
thức tác chiến chủ yếu quyết định đến kết cục của cuộc chiến tranh. Vì vậy để
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới,
lực lượng PKND tỉnh Tây Ninh phải tiếp tục được tổ chức chặt chẽ, xây dựng vững
mạnh về mọi mặt ngay từ thời bình.
Phần II
MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ QUY
MÔ TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PKND GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục về vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của công tác PKND cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Xây dựng lực lượng trinh sát, thông báo, báo động
và đánh trả có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, tổ chức biên
chế hợp lý, trang bị phù hợp, được giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị, tư
tưởng, huấn luyện toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý chặt chẽ tình
hình trên không, xử trí tốt tình huống có thể xảy ra.
2. Yêu cầu
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PKND,
xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch tổng thể PKND các cấp và kế hoạch của các ngành.
- Xây dựng lực lượng PKND rộng khắp, có trọng điểm,
vững mạnh về mọi mặt, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở, bảo đảm cho lực lượng
PKND vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thành thạo kỹ chiến thuật
chuyên ngành, quyết tâm chiến đấu cao, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
- Tổ chức biên chế, trang bị cho lực lượng PKND phù
hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, địa phương, vùng trọng diêm phòng
không. Củng cố đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp có đủ trình độ năng lực, ổn định
lâu dài. Thường xuyên tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ các lực lượng phòng
không, quản lý chặt chẽ vùng trời, xử trí tốt các tình huống tác chiến trên
không. Có khả năng cơ động đánh địch kịp thời, hiệu quả trên các hướng.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trận địa, đài quan
sát phòng không, hệ thống thông tin liên lạc, thông báo, báo động thông suốt, kịp
thời, liên kết giữa các vùng, các địa phương.
- Tổ chức diễn tập PKND các cấp nâng cao trình độ
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác PKND. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi
trong nhân dân hiểu sâu rộng về kiến thức phòng không, nâng cao nhận thức và
xác định đúng trách nhiệm, thực hiện tốt công lác PKND.
II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
1. Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác PKND các cấp
- Cấp tỉnh, huyện - thị, xã - phường - thị trấn kịp
thời kiện toàn Ban chỉ đạo công tác PKND bảo đảm cho việc chỉ đạo, điêu hành kịp
thời mọi nhiệm vụ công tác PKND ở địa phương.
- Ban hành quy chế hoạt động, kế hoạch công tác
giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch công tác từng năm của Ban chỉ đạo; đưa hoạt động
của Ban chỉ đạo đi vào chiều sâu, có nề nếp và hiệu quả.
2. Xây dựng kế hoạch PKND
- Ban chỉ đạo công tác PKND các cấp chủ trì xây dựng
hoàn chỉnh kế hoạch tổng thể PKND cấp mình theo đóng quy định, sát tình hình thực
tế, có tính khả thi cao, kịp thời điều chỉnh bổ sung hàng năm.
- Triển khai, hướng dẫn xây dựng kế hoạch PKND của
các ngành bảo đảm chặt chẽ, thống nhất.
3. Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức
PKNB cho các đối tượng
- Ban chỉ đạo công tác PKND tỉnh, huyện phối hợp với
Hội đồng giáo dục QP-AN cùng cấp đưa nội dung về PKND vào chương trình bồi dưỡng
kiến thức QP-AN cho đội ngũ cán bộ công chức theo đúng quy định.
- Phối kết hợp với các cơ quan có liên quan để đưa
nội dung công tác PKND vào học tập, bồi dưỡng lồng ghép với các nội dung chương
trình giáo dục quốc phòng để giáo dục cho học sinh, sinh viên của các trường
Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao
nhận thức và xác định đúng trách nhiệm, thực hiện tốt công tác PKND.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về nội
dung công tác PKND cho các đối tượng bằng các hình thức như truyền thanh, truyền
hình, diễn tập... nhằm nâng cao sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn, tin tưởng vào
đường lối chiến tranh nhân dân, tin tưởng vào vũ khí trang bị hiện có, củng cố
thế trận lòng dân, chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
4. Tổ chức xây dựng lực lượng
a) Chất lượng
- Nâng cao chất lượng về chính trị:
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng bảo
đảm 100% cán bộ chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn trung thành với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
+ Đối với bộ đội thường trực: 100% cán bộ qua đào tạo
và tập huấn dài hạn chuyên ngành phòng không.
+ Đối với lực lượng DBĐV: cấp tiểu đoản thành lập Đảng
ủy, các đại đội thành lập chi bộ có chi ủy. Có 100% cán bộ tiểu đoàn, 90% cán bộ
đại đội, 70% cán bộ trung đội trưởng, 30 - 40% cán bộ trung đội phó và khẩu đội
trưởng là đảng viên. Đoàn viên thanh niên đạt 50% trở lên.
+ Đối với lực lượng DQTV: Đảng viên đạt 18% trở
lên; riêng đảng viên trong DQ đạt 15% trở lên; đại đội PPK 37mm có chi bộ Đảng.
- Có 100% cán bộ, chiến sĩ được huấn luyện kiểm tra
bắn đạn thật súng, pháo được trang bị.
b) Số lượng
- Bộ đội thường trực: sắp xếp đủ 100% quân số so với
biên chế, đội ngũ cán bộ ổn định (Cơ quan PK tình; trợ lý PK kiêm nhiệm huyện,
thị; trung đội 12,7 Trung đoàn Bộ binh 174; đài quan sát PK, các khẩu đội súng
máy PK kiêm nhiệm).
- Lực lượng phòng không DBĐV: Đăng ký quản lý nắm
chắc nguồn, biên chế đủ cho các đơn VỊ theo chi tiêu trên giao, bảo đảm liên
vùng động viên. Sắp xếp đủ 100% sĩ quan chỉ huy các đơn vị, tỷ lệ đúng chuyên
nghiệp quân sự đạt 90% trở lên.
- Lực lượng DQTV phòng không: Tổ chức, biên chế,
quân số theo Đề án xây dựng lực lượng DQTV tỉnh Tây Ninh từ 2012 - 2015, cụ thể:
+ Lực lượng Pháo phòng không 37mm: Cấp tỉnh tiếp tục
củng cố nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu 02 đại đội Tự vệ trên địa
bàn huyện Gò Dầu, Thị xã Tây Ninh.
+ Lực lượng súng máy PK14,5mm: Tiếp tục củng cố
Trung đội súng máy PK 14,5 mm/ Nông trường cao su Bến Củi/ Dương Minh Châu.
+ Lực lượng súng máy PK12,7mm: Các huyện Hòa Thành,
Gò Dầu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu và Thị xã Tây Ninh: Mỗi huyện, thị
tổ chức xây dựng 03 trung đội.
Các huyện Tân Biên, Tân Châu và Trảng Bàng: Mỗi huyện
tổ chức xây dựng 02 trung đội.
5. Công tác huấn luyện, hội thi, hội thao và diễn
tập PKND
a) Tập huấn cán bộ và huấn luyện phân đội
- Tập huấn cán bộ PK từ khẩu đội trưởng, trung đội
trưởng, đại đội, tiểu đoàn do tỉnh chủ trì tổ chức.
- Huấn luyện pháo PK37mm (DBĐV, DQTV) do tỉnh chủ
trì tổ chức, các huyện - thị chịu trách nhiệm động viên, tập trung và quản lý.
- Huấn luyện các phân đội súng máy PK12,7mm và
14,5mm do huyện-thị, đơn vị trực tiếp huấn luyện.
- Nội dung, chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ
và huấn luyện phân đội DQTV thực hiện theo Thông tư 79/2010/TT-BQP ngày
23/6/2010 của Bộ Quốc phòng; đối với lực lượng thường trực và DBĐV thực hiện
theo kế hoạch huấn luyện hàng năm của Bộ CHQS tỉnh.
b) Hội thao, hội thi
- Hội thao: cấp tỉnh 5 năm tổ chức 02 lần; cấp huyện
mỗi năm 01 lần.
- Hội thi: Căn cứ tình hình cụ thể, các địa phường,
đơn vị cơ sở tổ chức toàn diện hoặc chuyên đề.
c) Tổ chức diễn tập
Thực hiện theo Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu và kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng hàng năm của Bộ CHQS tỉnh.
6. Công tác sẵn sàng chiến đấu đánh địch đột nhập
đường không
- Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sẵn sàng
chiến đấu đánh địch đột nhập đương không ở các cấp cho sát với tình hình thực tế
của địa phương, đơn vị mình.
- Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các địa phương có
liên quan, đơn vị bạn đứng chân trên địa bàn để chủ động nắm và đánh địch.
- Duy-trì và thực hiện nghiêm túc chế độ trực chỉ
huy, trực ban SSCĐ ở các cấp. Tổ chức luyện tập thuần thục phương án sẵn sàng
chiến đấu của các phân đội SMPK, đài (vọng) quan sát tham gia trực SSCĐ; xử trí
tình huống trên không đúng theo Chỉ lệnh số 271/CL-TM của Tư lệnh Quân khu. Bảo
vệ an toàn tuyệt đối trong trạng thái SSCĐ thường xuyên cũng như cao điểm.
7. Xây dựng trận địa, đài quan sát và hệ thống
thông báo-báo động PK
a) Xây dựng trận địa súng, pháo PK
- Chuẩn bị trận địa đánh địch đột nhập đường không
(A2). Đối với SMPK 12,7mm-và 14,5mm vận dụng triển khai trẽn các nhà cao tầng,
điểm cao và các vị trí thuận lợi (có trận địa chính thức, dự bị) để tổ chức
đánh địch đột nhập đường không. Khi có lệnh, cơ động lực lượng triển khai đánh
địch trên đường bay dự kiến theo kế hoạch.
- Chuẩn bị trận địa tác chiến phòng thủ trong các
tình huống (A3, A4, A):
+ Cấp tỉnh, căn cứ vào Quyết tâm tác chiến phòng thủ
của Bộ CHQS tỉnh, từng bước khảo sát, chọn vị trí; tham mưu với UBND quy hoạch
và xây dựng hoàn chỉnh các trận địa cấp đại đội pháo PK37mm.
+ Cấp huyện, căn cứ vào Quyết tâm tác chiến phòng
thủ của Ban CHQS huyện từng bước khảo sát, chọn vị trí; tham mưu với UBND quy
hoạch và xây dựng các trận địa cấp trung đội súng máy PK12,7mm và súng máy
PK14,5mm.
b) Củng cố và xây dựng hệ thống đài, vọng quan
sát
-Tổ chức các đài vọng quan sát PK bảo đảm quan sát
khép kín, trong khu vực, phát hiện máy bay lạ xâm nhập vùng trời, đặc biệt là
máy bay bay thấp đột nhập, thông báo, báo động kịp thời cho các lực lượng PK
đánh địch. Khi có chiến tranh xảy ra thông báo, báo động cho các lực lượng biết
để tổ chức phòng tránh và đánh trả các phương tiện tiến công đường không của địch.
- Tiếp tục củng cố đài quan sát 16K7-2/Bến cầu, đài
K30/SCH tỉnh và duy trì hoạt động thường xuyên.
- Mỗi huyện, thị và Trường Quân sự tỉnh triển khai
xây dựng một đài quan sát bảo đảm cho nhiệm vụ tác chiến PK trong thời bình và
thời chiến.
c) Bảo đảm thông báo-báo động và thông tin liên
lạc phòng không
- Đối với vọng, đài quan sát: Bảo đảm trang bị đủ
100% kính TZK, ống -nhòm, địa bàn, thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện...
phục vụ kịp thời cho việc quan sát, theo dõi, thông báo- báo động PK khi có
tình huống trên không, không để bị bất ngờ xảy ra.
- Cơ quan quân sự tỉnh, huyện: Mỗi đơn vị trang bị
01 đến 02 còi hú có bán kính hoạt động trên 05 km bảo đảm cho nhiệm vụ báo động
PK trong khu vực khi có tình huống xảy ra.
- Các khu công nghiệp lắp hệ thống còi hú phục vụ
báo động phòng không hoặc kết hợp còi làm việc (nếu đã có); các xã-phường-thị
trấn, ấp, khu phố, trường học, triển khai kẻng báo động để báo động truyền lan
khi có tình huống.
Phần III
NGUỒN NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM
1. Ngân sách quốc phòng
Bảo đảm huấn luyện, hoạt động cho bộ đội thường trực.
2. Ngân sách địa phương
a) Cấp tỉnh: Bảo đảm ngân sách huấn luyện, hoạt động;
mua sắm trang thiết bị cho lực lượng PK DQTV, DBĐV trực thuộc tỉnh, phân kỳ đầu
tư như sau:
- Năm 2012: 85.000.000đ.
- Năm 2013: 325.000.000đ.
- Năm 2014: 19.225.000.000đ.
- Năm 2015: 125.000.000đ.
* Tổng kinh phí: 19.760.000.000đ (nội dung cụ thể
theo phụ lục).
b) Cấp huyện-thị: Bảo đảm ngân sách huấn luyện, hoạt
động; mua sắm trang thiết bị cho lực lượng PK DQTV, DBĐV trực thuộc huyện-thị,
phân kỳ đầu tư như sau:
- Năm 2012: 1.015.000.000đ.
- Năm 2013: 225.000.000đ
- Năm 2014: 225.000.000đ
- Năm 2015: 6.225.000.000đ
* Tổng kinh phí: 7.690.000.000đ (nội dung cụ thể
theo phụ lục).
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ CHQS tỉnh
- Phối hợp cùng các sở, ban, ngành có liên quan xây
dựng và triển khai tổ chức thực hiện Đề án xây dựng lực lượng PKND trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2012 -2015.
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác PKND và phối hợp với
các sở, ngành liên quan và UBND huyện-thị chỉ đạo cơ quan quân sự huyện-thị xây
dựng nội dung chương trình, bồi dưỡng kiến thức PKND và tổ chức huấn luyện
chuyên môn cho lực lượng PKND.
- Làm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức diễn tập PKND ở
cấp huyện-thị.
- Chỉ đạo Ban CHQS huyện, thị xã làm tham mưu cho
UBND huyện, thị xã tổ chức diễn tập PKND ở cấp xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đưa nội
dung kiến thức PKND vào chương trình GDQP ở các cấp học, bậc học theo qui định.
- Chỉ đạo Trường Quân sự và cơ quan chức năng thuộc
Bộ CHQS tỉnh tổ chức tập huấn cán bộ quản lý GDQP, bồi dưỡng giáo viên về kiến
thức PKND.
- Phối hợp với các sở ngành có liên quan, lập dự
toán ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng các công trình đài quan sát PK và
hệ thống thông báo, báo động PK, trận địa phòng không trên địa bàn, bảo đảm cho
công tác xây dựng, huấn luyện, diễn tập PKNĐ các cấp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các sở, ngành có Liên
quan xây dựng kế hoạch tổng thể về PKND vả các công trình liên quan đến PKND.
3. Sử Tài chính
Hướng dẫn các địa phương, cơ quan chấp hành và tổ
chức thực hiện dự toán ngân sách đảm bảo cho công tác PKND theo qui định của Luật
ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
4. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo thiết kế xây dựng công trình theo yêu cầu
tiêu chuẩn an toàn về PK và phục vụ cho việc phòng tránh để sẵn sàng triển khai
công tác PKND khi cần thiết.
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo thiết kế xây dựng
các đài quan sát, trận địa PK, các công trình phòng tránh trọng điểm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Có kế hoạch bảo đảm quyền ưu tiên sử dụng các
phương tiện TTLL cho nhiệm vụ thông báo, báo động và thực hiện công tác PKND.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình
Tuyên truyền, đưa tin về các nội dung hoạt động
công tác PKNP trong tỉnh và tổ chức thông báo, báo động PK khi có tình huống xảy
ra.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì phối hợp với Bộ CHQS tỉnh đưa nội dung về
PKND vào giảng dạy lồng ghép với nội dung chương trình giáo dục quốc phòng đê
giáo dục cho HS-SV của các trường THPT, Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng sư
phạm, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao nhận thức và xác
định đúng trách nhiệm, thực hiện tốt công tác PKND.
8. Các sở, ngành khác
Theo chức năng của mình phối hợp với Bộ CHQS tỉnh
chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng các Nghị định và
Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
9. UBND các huyện, thị xã
- Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước
cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện công tác
PKND ở địa phương theo quy định và tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các
ngành thuộc quyền thực hiện Đề án tổ chức xây dựng lực lượng PKND giai đoạn
2012 - 2015 nghiêm túc, có hiệu quả.
- Chỉ đạo cơ quan quân sự huyện, thị xã xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung công tác PKND theo Đề án.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và
thực hiện thi đua, khen thưởng về công tác PKND.
10. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm
toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng PKND thuộc
quyền trước HĐNĐ cùng cấp và Chủ tịch UBND huyện, thị.
- Chỉ đạo Ban CHQS xã, phường, thị trấn xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện các nội dung về công tác PKND./.
Tự vệ: Quân số: 197 đồng chí (biên chế 02 đại đội
PPK 37mm; 01 trung đội SMPK 14,5mm; 03 trung đội và 01 khẩu đội SMPK 12,7)