ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 14/2006/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 11 tháng 7 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG
TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẠC LIÊU
Căn cứ Luật tổ chức
HĐND-UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt, đổi
tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số
36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy
chế đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ vào kết quả
cuộc họp định kỳ UBND tỉnh tháng 6/2006 và đề nghị của Thường trực Hội đồng tư
vấn đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đặt, đổi
tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thị xã Bạc Liêu.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng tư vấn đặt,
đổi tên đường phố và công trình công cộng tỉnh Bạc Liêu, giám đốc, thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan căn cứ quyết định thực hiện.
Quyết định có hiệu
lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. UBND
TỈNH BẠC LIÊU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Hồng Phương
|
ĐỀ ÁN
ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-UBND ngày
11/7/2006 của UBND tỉnh)
Thực hiện Nghị định
91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Qui chế đặt, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT
ngày 20/3/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt, đổi tên
đường, phố và công trình công cộng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng Đề
án đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thị xã Bạc Liêu
như sau:
I. THỰC TRẠNG VÀ YÊU
CẦU:
Thị xã Bạc Liêu
được hình thành, phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và các đường
phố đã được đặt tên theo từng giai đoạn lịch sử. Sau ngày giải phóng (1975),
Chính quyền cách mạng đã tiến hành xóa bỏ các tên đường phố không phù hợp, thay
vào đó là tên đường có ý nghĩa từ các sự kiện, nhân vật lịch sử và anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên,
do điều kiện cấp bách lúc bấy giờ nên không thể nghiên cứu một cách tổng quát
và dự kiến hết được sự phát triển của thị xã Bạc Liêu hôm nay.
Ngày nay, thị xã
Bạc Liêu đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhiều cây cầu, con đường và công
trình công cộng mới được mở ra theo quy hoạch. Vì vậy, việc đặt tên cầu, đường
và công viên đã trở nên bức xúc, nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân, phục vụ cho công tác quản lý hành chính, xây dựng, phát triển và quản
lý trật tự đô thị, hộ tịch, hộ khẩu… được thuận lợi và tốt hơn.
Hiện trạng, thị xã
Bạc Liêu có tất cả 176 con đường (gồm cả những con đường hiện có và con đường
đã qui hoạch trong các khu Dự án mới), trong đó có 37 con đường đã được đặt tên
qua các thời kỳ nhưng đến nay xét thấy còn phù hợp, 9 con đường đã có tên nhưng
cần phải được điều chỉnh cho hợp lý, phải đặt tên cho 26 con đường mới mở theo
quy hoạch và còn 105 con đường chưa áp tên do dự án chưa triển khai thực hiện.
II. NGUYÊN TẮC VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN ĐƯỜNG:
A. Nguyên tắc:
1. Việc đặt, đổi
tên đường tránh gây xáo trộn nhiều, đảm bảo tính ổn định và phù hợp, bên cạnh
cần thiết có sự điều chỉnh những tên đường không phù hợp và đặt tên cho các con
đường mới trên cơ sở quy hoạch phát triển thị xã Bạc Liêu đến năm 2010.
2. Đặt tên đường
phố, công trình công cộng phải bám sát các sự kiện, nhân vật lịch sử, các danh
nhân, các địa danh tiêu biểu gắn liền với lịch sử của dân tộc và địa phương qua
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các đối tượng trên phải được tóm tắt
tiểu sử cụ thể.
B. Phương pháp:
Trước hết tiến hành
thống kê toàn bộ tên đường phố, các công trình công cộng hiện có và các con
đường, công trình công cộng mới mở theo quy hoạch. Trên cơ sở đó, ưu tiên cho
những trung tâm, những con đường chính trong thị xã đã xây dựng xong và chọn
tên các danh nhân, sự kiện lịch sử, bà mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng liệt sĩ
để áp tên cho từng con đường một cách khoa học, phù hợp với thực tế của quy
hoạch đô thị.
III- NHIỆM VỤ:
1- Thành lập Hội
đồng tư vấn đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng của tỉnh Bạc Liêu theo
tinh thần Nghị định 91 của Chính phủ về việc đặt, đổi tên đường phố và công
trình công cộng và thành lập các tổ giúp việc cho Hội đồng tư vấn về chuyên môn
nghiệp vụ như:
+ Tổ thống kê, cung
cấp thông tin và vẽ sơ đồ hiện trạng
+ Tổ thống kê, sưu
tầm và viết tóm tắt tiểu sử tên đường
+ Tổ tổng hợp, áp
đặt tên đường và hoàn chỉnh các văn bản trình Hội đồng tư vấn.
2- Thống kê toàn bộ
các con đường và công trình công cộng hiện có, đường mới mở và những con đường
trong các Dự án đã qui hoạch trên địa bàn thị xã Bạc Liêu. Thống kê, phân loại
cụ thể từng con đường như: chiều dài, mặt đường, điểm đầu, điểm cuối của con
đường…
3- Lên bản vẽ các
con đường đã có tên và những đường chuẩn bị áp tên mới; đồng thời mỗi dự án mới
phải vẽ một sơ đồ riêng.
4- Xây dựng Ngân
hàng tên đường của tỉnh khoảng 300 tên gọi, bao gồm những sự kiện lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh, nhân vật tiêu biểu của dân tộc, của địa phương… để
tuần tự chọn đặt tên cho đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
5- Sau khi thực
hiện các bước trên, tiến hành phân loại danh sách những con đường, công trình
công cộng còn giữ nguyên tên gọi; con đường, công trình công cộng đề nghị thay
đổi tên và những con đường, công trình công cộng chưa có tên cần đặt tên mới.
Căn cứ vào kết quả đó, Hội đồng tư vấn sẽ tổ chức hội nghị gồm đại diện các cơ
quan và các nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến; sau đó
công bố công khai dự kiến đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng để
nhân dân tham gia ý kiến đóng góp.
IV- TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN:
1- Giai đoạn I: Hoàn
thành các công việc như thống kê toàn bộ tên đường, xác lập Ngân hàng tên
đường, lên bản vẽ sơ đồ tên đường và hoàn thành các thủ tục trình HĐND kỳ họp
giữa năm 2006 việc đặt, đổi tên một số đường và công trình công cộng trên địa
bàn TXBL hiện có.
Dự kiến, giai đoạn
này sẽ xem xét việc đặt, đổi tên 72 đường phố và 9 công trình công cộng trên
địa bàn TXBL; trong đó:
+ Tên đường: có 33
tên đường là các nhân vật lịch sử cấp Quốc gia; 17 tên đường là nhân vật lịch
sử địa phương và khu vực; 05 tên đường là Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 9 tên đường
là sự kiện lịch sử và 7 tên đường là anh hùng LLVT của tỉnh.
+ Tên cầu: có 4 cây
cầu mang tên địa danh, 3 cây cầu mang tên nhân vật lịch sử.
+ Tên công viên: có
02 công viên mang tên nhân vật lịch sử.
+ Lộ giới: có 11
con đường từ 33 42m, 13 con đường từ 21 26,5m, 38 con
đường từ 15 19m và
10 con đường có mặt đường dưới 13m.
* Các phụ lục tên đường bao gồm:
a-
Các con đường đã có tên nay xét thấy còn phù hợp đề nghị giữ nguyên gồm 37 con
đường (xem phụ lục 1 kèm theo)
b-
Các con đường đã có tên nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp gồm 9 con đường (xem
phụ lục 2 kèm theo)
c-
Các con đường mới đã mở nhưng chưa có tên, đề nghị đặt tên mới gồm 26 con đường
(xem phụ lục 3 kèm theo)
d-
Đặt, đổi tên cho 9 công trình công cộng khác (xem phụ lục 4 kèm theo).
Hội đồng tư vấn có
trách nhiệm hoàn thành các thủ tục trình UBND và Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết
định.
2- Giai đoạn II:
Căn cứ vào tiến độ triển khai Dự án Hội đồng tư vấn sẽ đặt tên cho các con
đường trong các khu Dự án mới như: Khu đô thị mới, Khu dân cư Bắc Trần Huỳnh,
một phần khu dân cư Bộ đội Biên phòng.
- Thời gian thực
hiện: cuối năm 2006.
3- Giai đoạn
III: Căn cứ vào tiến độ triển khai thực hiện Dự án, Hội đồng tư vấn tiến
hành đặt tên đường và công trình công cộng cho các Dự án mới như: Khu dân cư
phường 2, khu dân cư phường 5 và khu dân cư Nhà Mát và các Dự án khác.
- Thời gian thực
hiện: năm 2007.
Trên đây là Đề án
về việc đặt tên, đổi tên một số đường phố và công trình công cộng trên địa bàn
thị xã Bạc Liêu, đề nghị các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện tốt
nội dung Đề án này./.