BỘ
NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
136/QĐ-VTLTNN
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CUỘC
VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ” CỦA CỤC VĂN
THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
CỤC TRƯỞNG CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số
177/2003/QĐ-TTg ngày 01/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ban hành kèm theo Quyết định
số 227/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 209/QĐ-VTLTNN ngày 25/10/2006 của Cục trưởng Cục Văn thư
và Lưu trữ nhà nước về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”;
Xét đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá” của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt
động của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá” của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các thành viên Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT,TT BCĐ.
|
CỤC
TRƯỞNG
Trần Hoàng
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG PHONG
TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ” CỦA CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ
NHÀ NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 136 /QĐ-VTLTNN Ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Cục trưởng
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ
đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Điều 2.
Hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục và thực hiện nhiệm vụ văn hoá trong thời kỳ mới; xây dựng đoàn kết, nâng
cao đời sống văn hoá trong cán bộ, công chức, viên chức khối cơ quan Cục và các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, gắn liền với phong trào thi đua yêu nước và sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều 3.
Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc thực hiện sự chỉ đạo
tập trung, thống nhất; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các thành viên
Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo hoạt động thường xuyên theo kế hoạch được xây dựng
hàng năm.
Chương II.
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO,
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO, PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO, THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO VÀ THÀNH
VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
1. Xây dựng kế hoạch, chương
trình triển khai thực hiện phong trào trong toàn Cục.
2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện
phong trào.
3. Đề ra các chủ trương, giải
pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, tập hợp các lực lượng đẩy mạnh thực hiện và
nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của
Cục.
4. Tổ chức sơ, tổng kết, đúc rút
kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong
phong trào; khen thưởng và đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên khen
thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào.
Điều 5.
Nhiệm vụ của Trưởng Ban chỉ đạo:
1. Chịu trách nhiệm chung về hoạt
động của Ban chỉ đạo. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch
hoạt động của Ban chỉ đạo.
2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp
của Ban chỉ đạo; các hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng kết phong trào.
3. Phân công nhiệm vụ cho các
thành viên Ban chỉ đạo, chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban chỉ
đạo, giữa Ban chỉ đạo và các đoàn thể trong Cục.
4. Chỉ đạo xây dựng, ký ban hành
các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban chỉ đạo.
Điều 6.
Nhiệm vụ của Phó trưởng Ban chỉ đạo:
1. Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo chủ
trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo, các hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng
kết phong trào khi được Trưởng Ban uỷ quyền.
2. Chỉ đạo thực hiện các chương
trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ
đạo.
Điều 7.
Nhiệm vụ của Thường trực Ban chỉ đạo:
Thường trực Ban chỉ đạo gồm Trưởng
ban, Phó trưởng ban và các thành viên là đại diện lãnh đạo Văn phòng Cục, Phòng
Kế hoach-Tài chính và Thư ký Ban chỉ đạo.
Nhiệm vụ của Thường trực ban chỉ
đạo:
1. Tham gia chuẩn bị nội dung
các cuộc họp, hội nghị, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo
để đưa ra Ban chỉ đạo thảo luận, quyết định.
2. Thay mặt Ban chỉ đạo để chỉ đạo
thực hiện các công việc đột xuất, cấp bách.
3. Thảo luận, quyết định các hoạt
động của Ban chỉ đạo giữa hai kỳ họp và báo cáo Ban chỉ đạo tại kỳ họp gần nhất.
Điều 8.
Nhiệm vụ của thành viên Ban chỉ đạo:
1. Tham gia đầy đủ các hoạt động
của Ban chỉ đạo; thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, nhiệm vụ của thành viên
Ban chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
2. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện phong trào tại các đơn vị được giao phụ trách theo kế hoạch
của Ban chỉ đạo.
3. Xây dựng và chỉ đạo tổ chức
thực hiện các chương trình phối hợp với các đoàn thể tại đơn vị mình, lồng ghép
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ trong phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của Cục.
Chương
III.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 9.
Ban chỉ đạo và Thường trực Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ
tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 10.
Ban chỉ đạo chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng uỷ Cục, thành viên Ban chỉ
đạo thực hiện sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
Điều 11.
Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu của Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước; các thành viên Ban chỉ đạo là Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục được
sử dụng con dấu của đơn vị mình khi ký các văn bản gửi Ban chỉ đạo.
Điều 12.
Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện theo các
quy định về tài chính hiện hành.
Điều 13.
Chế độ hội họp:
1. Họp Ban chỉ đạo: 6 tháng 1 lần.
2. Họp Thường trực ban chỉ đạo:
3 tháng 1 lần.
3. Hội nghị tổng kết phong trào
của Cục: 1 năm 1 lần.
Điều 14.
Kiểm tra phong trào:
1. Ban chỉ đạo kiểm tra phong
trào của các đơn vị trực thuộc Cục tại phía Bắc 1 năm 1 lần.
2. Ban chỉ đạo kiểm tra phong
trào của các đơn vị trực thuộc Cục tại phía Nam 1 năm 1 lần.
Điều 15.
Chế độ báo cáo:
1. Thành viên Ban chỉ đạo tại
đơn vị được giao phụ trách báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện phong trào
với Thường trực Ban chỉ đạo trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Ban chỉ đạo báo cáo bằng văn bản
tình hình thực hiện phong trào trong toàn Cục với Ban chỉ đạo của Bộ Nội vụ trước
ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Chương IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban chỉ đạo
chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này./.