UBND TỈNH QUẢNG
NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 13/QĐ-SGD&ĐT
|
Hạ Long, ngày 18
tháng 01 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Quyết định số 4592/2004/QĐ-UB ngày 14
tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Ninh về
việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ
quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh;
Xét đề nghị của ông Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định hướng dẫn chi tiết thủ tục, hồ sơ đối với
thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Giáo dục và Đào tạo
Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các
ông (bà) Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, các phòng ban, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Sở Nội Vụ (để báo cáo);
- Như điều 3;
- Các Phòng GD;
- Các trường THPT;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, TCCB.
|
GIÁM ĐỐC
Đỗ Văn Thuấn
|
QUY ĐỊNH
HƯỚNG
DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ
“MỘT CỬA” TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/QĐ-SGD&ĐT ngày 18 tháng 01 năm 2007
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)
Điều
1. Thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ
thông (THPT)
1. Đối tượng được cấp
bản sao:
Học sinh đã tốt
nghiệp THCS từ năm học 2004 - 2005 trở về trước; học sinh đã tốt nghiệp THPT,
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất bằng tốt
nghiệp.
- Đã được cấp bằng
tốt nghiệp nhưng bằng tốt nghiệp bị hỏng (do bảo quản không tốt).
- Đã được cấp bằng và
có nhu cầu được cấp thêm bản sao.
2. Hồ sơ cấp bản sao
gồm:
- Đơn đề nghị cấp bản
sao có xác nhận của chính quyền hoặc cơ quan công an cấp xã (phường);
- Xác nhận đã được
cấp bằng tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp của nhà trường nơi học sinh học lớp cuối
cấp;
- Học bạ gốc;
- 02 ảnh 4x6 cm kiểu
chân dung;
- Chứng minh nhân dân
(để đối chiếu).
3. Thời gian nhận và
trả kết quả:
- Nhận hồ sơ trong
giờ hành chính các ngày: thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong tuần.
- Trả kết quả trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
4. Lệ phí: 10.000
đồng/bản.
Điều
2. Thủ tục đính chính nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp THCS, THPT.
1. Đối tượng được
đính chính nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp:
Học sinh đã tốt
nghiệp THCS từ năm học 2004 - 2005 trở về trước; học sinh đã tốt nghiệp THPT,
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Học sinh đã được
cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật.
- Những học sinh có
họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh ghi trên bằng tốt nghiệp, học bạ,
bản sao giấy khai sinh gắn kèm học bạ không khớp với các giấy tờ khác như: bản
chính giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, số hộ khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị đính
chính nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp THCS, THPT:
a. Đối với trường hợp
cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gửi Sở
Giáo dục và Đào tạo có xác nhận của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn;
- Quyết định của cơ
quan có thẩm quyền cho phép cải chính hộ tịch, kèm theo bản sao hợp pháp;
- Bằng tốt nghiệp đã
được cấp (để thu hồi);
- 02 ảnh 4x6 cm kiểu
chân dung;
- Chứng minh nhân dân
(đã được cấp lại theo quyết định cải chính) để đối chiếu ảnh.
b. Đối với trường hợp
họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh ghi trên bằng tốt nghiệp, học bạ,
bản sao giấy khai sinh gắn kèm học bạ không khớp với các giấy tờ khác như: bản
chính giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gửi Sở
Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do có sự không khớp nhau, có xác nhận của chính
quyền xã, phường, thị trấn và xác nhận của nhà trường nơi học sinh học lớp cuối
cấp;
- Bản chính Giấy khai
sinh (để đối chiếu) kèm theo 01 bản phôtô có công chứng:
- Sổ hộ khẩu gia đình
kèm theo 01 bản phôtô có công chứng
- Chứng minh nhân
dân;
- Học bạ gốc, có gắn
bản sao khai sinh đã dùng để nộp cho nhà trường kể từ khi đi học;
- Bằng tốt nghiệp đã
được cấp (để thu hồi);
- 02 ảnh 4x6 cm kiểu
chân dung.
3. Thời gian nhận và
trả kết quả:
- Nhận hồ sơ trong
giờ hành chính các ngày: thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong tuần.
- Trả kết quả trong
thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
4. Lệ phí: 10.000
đồng/bản.
Điều
3. Thủ tục cấp giấy phép thành lập cơ sở bồi dưỡng văn hóa, ngoại ngữ, tin học
thuộc khối giáo dục thường xuyên; cơ sở bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ
ngành hệ ngắn hạn thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở):
1. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy
phép thành lập cơ sở (nêu nội dung đề nghị và cam kết);
- Đề án khả thi, nêu
rõ các nội dung chính sau:
+ Tên và tư cách pháp
nhân của đơn vị, cá nhân trực tiếp xin thành lập cơ sở;
+ Tên, địa chỉ, mục
đích, cơ cấu tổ chức, quy mô, phạm vi hoạt động, chương trình đào tạo, loại
hình chứng chỉ dự định đào tạo của cơ sở;
+ Đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên theo chuẩn quy định đối với từng loại hình cơ sở;
+ Điều kiện cơ sở vật
chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ sở;
- Sơ yếu lí lịch của
người dự kiến làm cán bộ phụ trách (giám đốc) cơ sở (có xác nhận của cơ quan
quản lý hoặc chính quyền địa phương);
- Danh sách trích
ngang của cán bộ quản lý và giáo viên sẽ làm nhiệm vụ tại cơ sở, kèm theo các
văn bằng chuyên môn (bản phôtô có công chứng);
- Các hợp đồng hoặc
giấy phép hợp pháp thuyết minh quyền sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo
cho hoạt động của cơ sở (bản phôtô có công chứng);
- Giấy tờ chứng minh
tư cách pháp nhân của đơn vị, cá nhân xin thành lập cơ sở (xuất trình bản chính
nộp bản phôtô có công chứng).
2. Trình tự giải
quyết:
- Tiếp nhận Hồ sơ khi
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Xác nhận tính khả
thi của Đề án;
- Trực tiếp xuống địa
phương nơi dự định đặt cơ sở để thẩm định: các điều kiện về địa điểm, tổ chức
quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên;
- Kết luận thẩm định;
- Quyết định về kết
quả giải quyết;
- Cấp Giấy phép hoạt
động của cơ sở khi đủ điều kiện và bổ nhiệm cán bộ phụ trách (giám đốc).
3. Thời gian nhận và
trả kết quả:
- Nhận hồ sơ trong
giờ hành chính ngày: thứ 2 hàng tuần.
- Trả kết quả trong
thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
4. Lệ phí: Không thu
Điều 4. Thủ tục gia
hạn Giấy phép hoặc thay đổi địa điểm hoạt động cơ sở bồi dưỡng văn hóa, ngoại
ngữ, tin học thuộc khối giáo dục thường xuyên; cơ sở bồi dưỡng tin học, ngoại
ngữ, nghiệp vụ hệ ngắn hạn thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp (sau đây gọi tắt
là cơ sở):
1. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin gia hạn
Giấy phép hoạt động hoặc đơn xin thay đổi địa điểm hoạt động;
- Các văn bản thuyết
trình có giá trị hợp pháp về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất thiết bị được
thay đổi hoặc bổ sung (nếu có).
2. Thời gian nhận và
trả kết quả:
- Nhận hồ sơ trong
giờ hành chính ngày: thứ 2 hàng tuần.
- Trả kết quả trong
thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
3. Lệ phí: Không thu
Điều 5. Thẩm định
thành lập trường Trung học phổ thông ngoài công lập.
1. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin thành lập
trường;
- Luận chứng khả thi;
- Đề án tổ chức, hoạt
động của trường;
- Các phụ lục:
+ Bản dự thảo phương
án đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập
(trường hợp chuyển đổi từ loại hình công lập sang ngoài công lập phải có xác
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp;
+ Bản kê vốn pháp
định đầu tư ban đầu hay văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
khả năng tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật đầu tư; cam kết góp vốn;
+ Danh sách dự kiến,
lý lịch, văn bằng chuyên môn nghiệp vụ (bản sao có công chứng) của thành viên
Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), của Hiệu trưởng, cán bộ
quản lý nhà trường;
+ Danh sách và cam
kết tham gia giảng dạy của giáo viên cơ hữu, nhân viên (đối với giáo viên thỉnh
giảng, phải có xác nhận của đơn vị quản lý trực tiếp).
2. Trình tự giải
quyết:
- Chuẩn bị hồ sơ:
+ Chủ đầu tư làm tờ
trình gửi UBND tỉnh xin ý kiến về chủ trương thành lập trường.
+ Sau khi UBND tỉnh có
ý kiến đồng ý bằng văn bản, Chủ đầu tư làm đơn xin thành lập trường (kèm theo
văn bản đồng ý của UBND tỉnh) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời gian 05
ngày kể từ ngày nhận đơn, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời về sự phù hợp của việc
thành lập trường với mạng lưới trường lớp trên địa bàn.
+ Sau khi có văn bản
trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo xác nhận việc thành lập trường là phù hợp
với mạng lưới trường lớp trên địa bàn và Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt địa
điểm xây dựng trường, Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo Khoản 1 Điều 5 của Quy
định này và nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tiếp nhận và thẩm
định hồ sơ:
+ Sở Giáo dục và Đào
tạo tiếp nhận hồ sơ khi chủ đầu tư thực hiện đầy đủ công việc chuẩn bị hồ sơ và
hồ sơ theo yêu cầu.
+ Sở Giáo dục và Đào
tạo phối hợp với các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ xin thành lập trường THPT
ngoài công lập và trình UBND tỉnh giải quyết.
3. Thời gian nhận và
hoàn thành việc thẩm định:
- Nhận hồ sơ trong
giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
- Trong thời hạn 45
ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành thẩm
định, trình UBND tỉnh ra Quyết định.
4. Lệ phí: Không thu
Điều 6: Tổ chức thực
hiện
1. Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” được đặt tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào
tạo.
2. Văn phòng bố trí
cán bộ thường trực, lập sổ theo dõi việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”.
3. Văn phòng Sở và
các phòng ban chuyên môn có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận và trả
kết quả hồ sơ giải quyết theo cơ chế “một cửa”.
4. Quy trình giải
quyết:

5. Phòng Kế hoạch tài
chính hướng dẫn việc thu, chi, theo dõi thu - chi, biểu mẫu, biên lai thu lệ
phí đối với các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” (có thu) tại
Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Phòng Tổ chức cán
bộ có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Giáo
dục và Đào tạo Quảng Ninh; tập hợp các ý kiến đóng góp, những vướng mắc phát
sinh trong quá trình triển khai, báo cáo các lãnh đạo Sở điều chỉnh, bổ sung
kịp thời./.