ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1289/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
30 tháng 06 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2070/QĐ-BNV ngày 31/12/2015
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ
chức hành chính của tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 3297/QĐ-UBND ngày
30/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch xây dựng và ban
hành Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ quan
hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 14/6/2017 của Hội
đồng thẩm định Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm trong các
cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh đối với Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình
số 1797/TTr-SNV ngày 30 tháng 6 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc
làm của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cụ thể như sau:
1. Phê duyệt Bản mô tả công việc của 79 vị trí việc
làm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (gồm 12 vị trí việc
làm lãnh đạo, quản lý, 53 vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ và 14 vị trí việc
làm hỗ trợ phục vụ) - Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm tại Công văn số 999/UBND-NV ngày 22/6/2017.
2. Phê duyệt Khung năng lực của 79 vị trí việc làm
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm cụ thể như sau:
a) Khung năng lực chung: Gồm 5 năng lực - cụ thể
theo phụ lục 1 đính kèm.
b) Khung năng lực lãnh đạo, quản lý: Gồm 4 năng lực
- cụ thể theo phụ lục 2 đính kèm.
3. Phê duyệt bảng tổng hợp năng lực cụ thể của từng
vị trí việc làm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm - cụ
thể theo phụ lục 3 đính kèm.
Điều 2. Bản mô tả công việc và Khung năng lực của từng vị trí việc
làm được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này là cơ sở khoa học để sắp xếp tổ
chức bộ máy; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ
nhiệm, phân công nhiệm vụ và thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ
công chức của Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm theo biên chế
hành chính được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm và quy định của pháp luật hiện
hành.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có phát sinh,
vướng mắc hoặc có quy định điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Ủy ban nhân dân thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm kịp thời báo cáo Sở Nội vụ để phối hợp với các cơ quan có liên
quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết hoặc quyết định điều
chỉnh, bổ sung Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm cho phù hợp.
Điều 3. Giao Sở Nội vụ đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát (lồng
ghép qua thanh tra, kiểm tra công vụ); kết hợp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ của cơ quan và trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện nội
dung tại Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nội vụ;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐ;
- Lưu: VT, KGVX. PD
|
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|
PHỤ LỤC 1
KHUNG NĂNG LỰC CHUNG ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
(ban hành kèm theo Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Khái quát chung về Khung năng lực chung của vị
trí việc làm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm:
Khung năng lực là bản mô tả các năng lực cần thiết
và đầy đủ để thực thi thành công công việc của một vị trí, của một nhóm, của một
đơn vị hoặc của cả tổ chức. Khung năng lực chung là bản mô tả những năng lực
chung (cơ bản) áp dụng cho tất cả các vị trí việc làm của UBND thành phố. Khi mọi
thành viên đảm nhận các vị trí công việc đều đáp ứng yêu cầu về các năng lực
chung thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong vận hành và trong kết quả hoạt động
của UBND thành phố.
Việc xây dựng Khung năng lực chung giúp phân tích,
mô tả yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phẩm chất cho từng vị trí việc làm
một cách dễ dàng, khoa học; góp phần tạo nên một bản mô tả vị trí việc làm hoàn
chỉnh với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của công chức nhằm đạt mục tiêu
đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tạo nên một nền hành chính “chuyên nghiệp,
trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả” tại UBND thành phố.
II. Các năng lực cụ thể trong Khung năng lực
chung của vị trí việc làm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm:
1. Số lượng năng lực cụ thể trong Khung năng lực:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế; khung năng lực khung
cho tất cả các vị trí việc làm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố gồm các năng lực
cụ thể như sau:
- Đạo đức và trách nhiệm công vụ;
- Tổ chức thực hiện công việc;
- Soạn thảo và ban hành văn bản;
- Giao tiếp ứng xử;
- Quan hệ phối hợp.
2. Các mức độ của từng năng lực cụ thể trong
Khung năng lực chung:
2.1. Đạo đức và trách nhiệm công vụ: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Trách nhiệm đối với nhiệm
vụ được giao, chuẩn mực trong thi hành công vụ. Cụ thể:
Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thể hiện sự
liêm chính, chuẩn mực trong suốt quá trình xử lý công việc. Chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định, quy chế của cơ quan.
- Mức độ 2: Tự nhận trách nhiệm đối với
nhiệm vụ được giao, chuẩn mực trong thi hành công vụ. Cụ thể:
Thể hiện trách nhiệm, đảm bảo chất lượng công việc,
nỗ lực hoàn thiện bản thân để nâng cao hiệu quả công việc; không lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân; trung thực báo cáo, chia sẻ thông tin
đến cấp trên, đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan.
- Mức độ 3: Trách nhiệm cao đối với
nhiệm vụ được giao, gương mẫu trong thi hành công vụ. Cụ thể:
Không né tránh những công việc khó và có trách nhiệm
cao đối với việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả chi phí của công việc. Sống
lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực.
- Mức độ 4: Chủ động, trách nhiệm cao
đối với nhiệm vụ; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành công vụ. Cụ thể:
Chủ động đảm trách, hăng say thực hiện những công
việc khó và chịu trách nhiệm cao đối với việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu
quả chi phí của công việc thuộc mảng lĩnh vực phụ trách; Thiết lập, hướng dẫn
và kiểm tra việc thi hành công vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức công vụ, chuẩn
tắc nghề nghiệp của công chức trong cơ quan, đơn vị.
2.2. Tổ chức thực hiện công việc: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Tổ chức thực hiện công việc
theo các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình có sẵn. Cụ thể:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, hoàn thành
được những công việc đơn giản đúng thời hạn, đáp ứng được yêu cầu của tổ chức,
công dân. Cập nhật các thay đổi chính sách pháp luật, thủ tục... kịp thời nhằm
phục vụ dịch vụ công ngày càng hiệu quả hơn.
- Mức độ 2: Linh hoạt trong việc tổ
chức thực hiện công việc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã thống nhất.
Cụ thể:
Xây dựng kế hoạch, xác định được quy trình, nhiệm vụ
và nguồn lực cần thiết để hoàn thành công việc; xác định, thực hiện những công
việc cần ưu tiên và có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai
công việc nhằm đảm bảo các sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu, giải quyết thủ
tục cho công dân, tổ chức đúng hoặc sớm hẹn. Đề xuất hợp lý hóa thủ tục dựa
trên thông tin phản hồi của đồng nghiệp, công dân, tổ chức.
- Mức độ 3: Đề xuất điều chỉnh thủ tục,
quy trình làm việc ... kịp thời để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, công
dân. Cụ thể:
Xây dựng, triển khai quy trình làm việc; khảo sát sự
hài lòng của khách hàng; nhận diện những vướng mắc và chủ động đề xuất những
phương án xử lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, công dân; Hiểu được
tác động của các quy định mới, định hướng, chỉ đạo mới do cấp trên đưa ra và tổ
chức, xác định lại ưu tiên trong công việc để đảm bảo tiến độ và hiệu quả những
nhiệm vụ phức tạp.
- Mức độ 4: Nhận biết trước và thích ứng
với yêu cầu mới của tổ chức, công dân. Cụ thể:
Xác định rõ, theo dõi và điều chỉnh kịp thời những
mục tiêu, cách thức sắp xếp tổ chức, ưu tiên trong công việc, nguồn lực bên
trong và bên ngoài cần thiết để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng yếu của cơ
quan, đơn vị: Dự đoán sự thay đổi trong nhu cầu và kỳ vọng ngày càng tăng của
công dân, tổ chức để tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ công.
Xây dựng các nhóm bao gồm các bên liên quan và các
bên trung gian để phát triển các giải pháp cho các rào cản ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Thường xuyên đưa ra các ý tưởng khả thi để cải tiến chất lượng dịch
vụ thuộc thẩm quyền quản lý.
2.3. Soạn thảo và ban hành văn bản: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Nắm được các quy định về
văn bản hành chính, áp dụng vào công việc chuyên môn. Cụ thể:
Nắm được các quy định thể thức trình bày văn bản
hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính. Nghiên cứu và áp dụng văn bản, chính sách ... vào công việc chuyên
môn.
- Mức độ 2: Nắm vững các quy định và
tác động của văn bản hành chính, chính sách. Cụ thể:
Nắm vững các quy định về thể thức, kỹ thuật trình
bày văn bản hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Soạn thảo được các văn bản
đảm bảo đúng thể thức, chính tả, ngữ pháp, văn phong và ngôn ngữ hành chính với
nội dung rõ, ràng, truyền tải được thông tin, phù hợp với đối tượng nhắm tới, đạt
được mục đích đề ra và có đưa ra định hướng triển khai áp dụng để giải quyết
công việc.
- Mức độ 3: Phân tích, đánh giá, đề
xuất chính sách phù hợp với mục tiêu của cơ quan. Cụ thể:
Nắm vững các quy định thể thức trình bày văn bản hành
chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính. Tổ chức nghiên cứu và làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên
quan để phát triển các chính sách đúng đắn, có tính thực tiễn phù hợp với mục
tiêu của cơ quan.
- Mức độ 4: Hiểu biết về vai trò, tác
động xã hội của chính sách; xây dựng khung pháp lý hỗ trợ việc thực thi chính
sách. Cụ thể:
Soạn thảo các văn bản phức tạp, nghiên cứu khoa học...đảm
bảo đúng thể thức, chính tả, ngữ pháp, văn phong và ngôn ngữ hành chính; Văn bản
đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác; bố cục và nội dung rõ ràng, chặt chẽ, khoa
học; Thiết lập khung pháp lý chung nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng, quản trị các
chính sách và thúc đẩy, hỗ trợ CBCCVC trong thực thi chính sách.
2.4. Giao tiếp ứng xử: chia thành
04 mức độ.
- Mức độ 1: Nghe và trình bày thông
tin một cách rõ ràng. Cụ thể:
Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ và lắng
nghe phản hồi. Thái độ lịch sự, hòa nhã, lịch sự khi giao tiếp với công dân và
tổ chức. Nhận thức được việc mỗi người có cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau đối
với cùng thông tin, sự kiện; từ đó kiểm soát được cảm xúc, sẵn sàng lắng nghe
và ghi nhận các ý kiến phản hồi mang tính xây dựng và giải đáp các câu hỏi, thắc
mắc đơn giản của công dân, tổ chức kịp thời;
- Mức độ 2: Thúc đẩy giao tiếp hai
chiều. Cụ thể:
Truyền đạt thông tin, ý kiến một cách tự tin, rõ
ràng và đầy đủ; trao đổi cởi mở và có tính chất xây dựng đối với các vấn đề;
công bằng, khách quan khi nhận xét, đánh giá và chủ động tìm hiểu quan điểm của
người khác để làm rõ xung đột, bất đồng; Có những điều chỉnh hợp lý về nội
dung, ngôn từ, cách thức truyền đạt...và dự phòng trước cách hài hòa ý kiến bất
đồng để đạt được sự đồng thuận từ đối tượng hướng tới.
- Mức độ 3: Giao tiếp tốt với tổ chức,
công dân và trong nội bộ cơ quan. Cụ thể:
Giao tiếp một cách tự tin, lưu loát với tổ chức,
công dân và đồng nghiệp trong quá trình tổ chức, xử lý công việc để đạt được sự
đồng thuận từ người nghe; nhận biết được những quan điểm, bất đồng, xung đột
công việc, sử dụng thông tin phản hồi từ đối tượng giao tiếp để điều chỉnh và đảm
bảo sự thông suốt trong quá trình giao tiếp.
Trình bày lưu loát một bài thuyết trình, phát biểu
truyền tải được nội dung hướng đến và có sự trao đổi để đạt được sự đồng thuận
từ người nghe.
- Mức độ 4: Giao tiếp trong và ngoài
cơ quan, đơn vị. Cụ thể:
Có thể giao tiếp một cách tự tin với nhiều loại đối
tượng giao tiếp khác nhau ở trong và ngoài cơ quan, đơn vị về công việc, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị hoặc mảng lĩnh vực phụ trách; Truyền đạt, trình bày
thông tin, ý tưởng phức tạp hoặc mang tính chiến lược một cách đơn giản, súc
tích và lôi cuốn;
Nhận biết được trạng thái cảm xúc/sử dụng thông tin
phản hồi từ đối tượng giao tiếp để kịp thời điều chỉnh cách thức truyền đạt,
trao đổi thông tin nhạy cảm/phức tạp; đảm bảo đạt được mục đích giao tiếp.
2.5. Quan hệ phối hợp: chia thành
04 mức độ.
- Mức độ 1: Tạo mối quan hệ tốt, chủ
động phối hợp với đồng nghiệp trong công việc. Cụ thể:
Thể hiện tinh thần hợp tác; tôn trọng quan điểm, đối
xử công bằng, thân thiện đồng nghiệp; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin,
công việc với đồng nghiệp.
- Mức độ 2: Thiết lập được mạng lưới
quan hệ tốt trong nội bộ. Cụ thể:
Chủ động tạo mối quan hệ với các đồng nghiệp trong
cơ quan để đảm bảo việc phối hợp hoàn thành công việc, nhiệm vụ; hỗ trợ đồng
nghiệp giải quyết vướng mắc phát sinh khi cần; Tiếp thu góp ý và đề xuất có những
điều chỉnh kịp thời trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc, đảm bảo sự ủng
hộ, phối hợp của đồng nghiệp.
- Mức độ 3: Tìm kiếm cơ hội xây dựng
và mở rộng mạng lưới quan hệ. Cụ thể:
Tạo sự tin tưởng, hợp tác lẫn nhau trong nội bộ,
khuyến khích các thảo luận mang tính xây dựng, hướng vào mục tiêu chung; kiểm
soát và từng bước xử lý mâu thuẫn (nếu có) giữa cấp dưới/đồng nghiệp bằng cách phân
công công việc hợp lý hoặc các phương pháp hòa giải; Đại diện cho cơ quan lắng
nghe, tiếp thu ý kiến cởi mở, chân thành, trao đổi và thuyết phục nhằm đạt được
sự đồng thuận chung trong việc phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo được
mục tiêu đầu ra.
Duy trì, mở rộng quan hệ với các cơ quan, đơn vị
liên quan để cùng triển khai thực hiện công việc thuộc lĩnh vực phụ trách và
hoàn thành mục đích, nhiệm vụ chung.
- Mức độ 4: Thiết lập mạng lưới quan
hệ ở nhiều cấp. Cụ thể:
Xây dựng nhóm vững mạnh dựa trên việc phát huy tất
cả thế mạnh của các thành viên; tạo điều kiện hợp tác giữa các nhóm khác nhau
nhằm hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị. Tạo dựng được uy tín cá
nhân và mạng lưới quan hệ, hợp tác với các chuyên gia cùng lĩnh vực, các cơ quan,
đơn vị ở nhiều cấp thông qua chia sẻ thông tin và nguồn lực để hướng tới mục
tiêu chung.
Tạo được một nhóm làm việc hiệu quả, thể hiện sự
quan tâm đến đồng nghiệp; thúc đẩy cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và
kỹ năng, thảo luận, đưa ra các đề xuất và giải pháp hữu hiệu;
3. Bảng tổng hợp khung năng lực chung:
STT
|
Tên năng lực cụ
thể trong Khung năng lực chung
|
Các mức độ của
năng lực
|
1
|
Đạo đức và trách nhiệm công vụ
|
04 mức độ
|
2
|
Tổ chức thực hiện công việc
|
04 mức độ
|
3
|
Soạn thảo và ban hành văn bản
|
04 mức độ
|
4
|
Giao tiếp ứng xử
|
04 mức độ
|
5
|
Quan hệ phối hợp
|
04 mức độ
|
PHỤ LỤC 2
KHUNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC VỊ
TRÍ VIỆC LÀM THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
(ban hành kèm theo Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Khái quát chung về Khung năng lực lãnh đạo,
quản lý:
Khung năng lực lãnh đạo, quản lý là bản mô tả những
năng lực áp dụng cho các vị trí việc làm quản lý lãnh đạo (kể cả vị trí không
là lãnh đạo). Người làm công tác quản lý, lãnh đạo cần có các năng lực này thì
mới có thể huy động được sức mạnh tập thể, đạt được kết quả mong muốn của tổ chức.
Việc xây dựng khung năng lực lãnh đạo, quản lý nhằm đưa ra những tiêu chí cụ thể
về kiến thức, kỹ năng cần phải có của công chức lãnh đạo, quản lý để thực hiện
công việc, nhiệm vụ tốt nhất.
II. Các năng lực cụ thể trong Khung năng lực
lãnh đạo, quản lý:
1. Số lượng năng lực cụ thể trong Khung năng lực
lãnh đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố:
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, tình hình thực tế
thực hiện tại các cơ quan. Khung năng lực lãnh đạo, quản lý của các cơ quan gồm
các khung năng lực cụ thể là: Tầm nhìn và tư duy chiến lược; Quản lý nguồn lực;
Ra quyết định; Quản lý sự thay đổi.
2. Các mức độ của từng năng lực cụ thể trong
Khung năng lực lãnh đạo, quản lý:
2.1. Tầm nhìn và tư duy chiến lược: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Xác định được mục tiêu, kế
hoạch công việc cho bản thân. Cụ thể:
Hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của cơ quan; có ý thức chủ động cập nhật thông tin về lĩnh vực chuyên
trách nhằm tổ chức triển khai công việc, nhiệm vụ cá nhân phù hợp với mục tiêu
chung của cơ quan.
- Mức độ 2: Xây dựng được mục tiêu, kế
hoạch công việc cho nhóm/bộ phận
Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch công việc
liên quan đến lĩnh vực chuyên trách; đảm bảo nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu
chung của cơ quan; hiểu biết các mối liên hệ trong công việc giữa các phòng,
ban để cùng hỗ trợ hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan.
- Mức độ 3: Xây dựng được mục tiêu, định
hướng lĩnh vực phụ trách
Hiểu biết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa của
địa phương, nắm được các định hướng của cơ quan và những ưu tiên chính trị nhằm
xây dựng các kế hoạch công việc, dịch vụ công phù hợp với mục tiêu, định hướng
của cơ quan và đáp ứng được nhu cầu của công dân.
- Mức độ 4: Xây dựng định hướng mục
tiêu của các lĩnh vực phụ trách, góp phần xây dựng chiến lược tổng thể.
Dự đoán được các tác động dài hạn của những yếu tố
chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ... lĩnh vực phụ trách; Định
hướng mục tiêu của lĩnh vực phụ trách phù hợp với mục tiêu, chiến lược chung
chung của cơ quan, đơn vị.
Am hiểu về hệ thống chính trị, nền công vụ; đối tượng
công dân, các loại dịch vụ, cộng đồng, thị trường... liên quan đến mảng lĩnh vực
phụ trách; từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược góp phần cải thiện chất lượng
dịch vụ công và sự hài lòng của người dân; Xây dựng các kế hoạch hỗ trợ hoặc
triển khai chiến lược, mục tiêu dài hạn của cơ quan, đơn vị.
2.2. Quản lý nguồn nhân lực: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Tổ chức thực hiện công việc
tiết kiệm, hiệu quả. Cụ thể:
Có ý thức bảo vệ và tiết kiệm tài sản chung của cơ quan;
đề xuất những phương án tổ chức thực hiện công việc tận dụng tốt được nguồn lực
có sẵn và đảm bảo được chất lượng đầu ra.
- Mức độ 2: Quản lý phát huy được nguồn
lực của nhóm/bộ phận. Cụ thể:
Xác định được những nguồn lực cần tập trung đầu tư
để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của nhóm/bộ phận. Lập kế hoạch chính
xác cho những yêu cầu về nguồn lực cho từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của
nhóm/bộ phận.
- Mức độ 3: Quản lý, phát huy được
nguồn lực của cơ quan. Cụ thể:
Đánh giá và hợp lý hóa cách thức tổ chức công việc
để đảm bảo phát huy tốt được các nguồn lực thuộc phạm vi quản lý, chất lượng dịch
vụ công hoặc kết quả đầu ra của công việc; Khuyến khích cấp dưới sử dụng nguồn
lực một cách tiết kiệm, hợp lý; Giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn
lực của cấp dưới đê kịp thời góp ý, điều chỉnh.
- Mức độ 4: Quản lý, phát huy được
nguồn lực của lĩnh vực phụ trách. Cụ thể:
Xác định năng lực cốt lõi, định hướng được nguồn lực
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, định hướng của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc
lĩnh vực phụ trách. Có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý vào các hoạt động,
chương trình phục vụ lợi ích, chiến lược lâu dài của cả cơ quan, đơn vị, địa
phương hoặc lĩnh vực phụ trách.
Chủ động tìm kiếm, vận động những nguồn lực từ bên
ngoài để kết hợp, bổ sung với nguồn lực của cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện nhiệm
vụ, đảm bảo duy trì hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ, kết quả đầu ra.
2.3. Ra quyết định: chia thành 04
mức độ.
- Mức độ 1: Ra quyết định dựa theo
nguyên tắc, quy trình có sẵn. Cụ thể:
Nhận biết được các thứ tự ưu tiên trong quy trình xử
lý thông tin theo hướng dẫn có sẵn; phân tích, liên kết thông tin với những quyết
định đã có tiền lệ để đưa ra quyết định. Hiểu được thông tin, tổng hợp thông
tin; nhận biết được mối liên hệ giữa tình huống và thông tin để xây dựng các
phương án lựa chọn tham mưu đưa ra quyết định của cấp trên.
Nhận biết được các thứ tự ưu tiên trong quy trình xử,
lý thông tin theo hướng dẫn có sẵn. Phân tích, liên kết thông tin với những quyết
định đã có tiền lệ hoặc quy trình có sẵn để đưa ra quyết định.
- Mức độ 2: Ra quyết định thể hiện được
các nguyên tắc. Cụ thể:
Thu thập và phân tích thông, tin từ các nguồn khác
nhau; nhìn thấy mối liên hệ từ những dữ liệu đang có để đánh giá, xây dựng các
phương án lựa chọn; đề xuất lựa chọn phương án tối ưu và chịu trách nhiệm về
quyết định đó.
Đánh giá và đề xuất lựa chọn phương án tối ưu cho
những tình huống nảy sinh bất ngờ, cần xử lý gấp. Giải trình một cách rõ ràng
quá trình, căn cứ đưa ra quyết định bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp.
Nhanh chóng đưa ra các quyết định đã có tiền lệ hoặc dựa trên quy trình có sẵn
và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
- Mức độ 3: Ra quyết định khó, phức tạp
thuộc quyền hạn, chức năng của cơ quan.
Nhận biết, phân tích, đánh giá được các thông tin
phức tạp để đưa ra những phương án lựa chọn có cân nhắc các chi phí, lợi ích, rủi
ro, tác động của những phương án này để đưa ra những quyết định đúng dựa trên
kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, nguồn lực, thông tin hiện có và chịu
trách nhiệm về việc ra quyết định.
Nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng dựa trên
kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, nguồn, lực, thông tin hiện có ngay
cả trong những trường hợp khó và chưa có tiền lệ. Chịu trách nhiệm giải trình về
những quyết định của phòng/lĩnh vực/nhóm phụ trách và quy định rõ quyền hạn quyết
định của cấp dưới.
- Mức độ 4: Ra quyết định phức tạp,
không theo chuẩn tắc thuộc quyền hạn, chức năng của lĩnh vực phụ trách.
Nắm bắt nhanh các thông tin, vấn đề phức tạp; đánh
giá được các mối liên kết, ý nghĩa và các thông tin ngầm ẩn trong điều kiện thiếu
nguồn tham khảo, căn cứ rõ ràng để đưa ra những phương án lựa chọn và cân nhắc
các mục tiêu của cơ quan/đơn vị, chi phí, lợi ích, rủi ro, tác động của những
phương án này.
Đưa ra những quyết định hiệu quả trong phạm vi lĩnh
vực phụ trách phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược của cơ quan, đơn vị dựa
trên kinh nghiệm, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, nguồn lực, thông tin hiện có
dù đang chịu áp lực và chịu trách nhiệm về những trách nhiệm này.
2.4. Quản lý sự thay đổi: chia
thành 04 mức độ.
- Mức độ 1: Chủ động chuẩn bị và thực
hiện tiến trình thay đổi trong công việc. Cụ thể:
Nắm bắt được những thay đổi về quy định, định hướng,
phương pháp triển khai tổ chức, ứng dụng công nghệ... đang diễn ra trong phạm
vi công việc phụ trách; Chủ động điều chỉnh phương pháp làm việc/ kế hoạch công
việc hoặc thông báo cho cấp trên và kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh
phù hợp ...
- Mức độ 2: Chủ động chuẩn bị và thực
hiện tiến trình thay đổi cho nhóm/bộ phận. Cụ thể:
Nắm bắt được các nhân tố, sự kiện, xu hướng, nhu cầu
cho sự thay đổi, cải tổ liên quan đến công việc của nhóm/bộ phận phụ trách; Xác
định được những nhân tố cản trở sự thay đổi và thông báo cho cấp trên hoặc chủ
động đưa ra phương án giải quyết; Trao đổi thông tin với đồng nghiệp để cùng
chuẩn bị và hỗ trợ tiến hành thay đổi, cải tổ.
- Mức độ 3: Chủ động chuẩn bị và thực
hiện tiến trình thay đổi trong các lĩnh vực phụ trách. Cụ thể:
Chủ động tìm hiểu, nắm bắt những nhân tố, sự kiện,
xu hướng, nhu cầu cho sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ, phương pháp hoạt động
trong các lĩnh vực phụ trách; Nhanh chóng xây dựng, triển khai các kế hoạch,
phương án ứng phó với yếu tố, sự kiện có tác động lớn đến hoạt động, dịch vụ của
các lĩnh vực phụ trách.
Cập nhật thông tin cho công chức trong cơ quan, đơn
vị và các bên liên quan; vạch ra lộ trình cho sự thay đổi và kiểm soát, điều chỉnh
quá trình thực hiện sự thay đổi để không gây xáo trộn hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến
công việc chung.
- Mức độ 4: Chủ động chuẩn bị và tiến
hành những thay đổi, cải tổ cơ bản trong cơ quan, đơn vị. Cụ thể:
Dự đoán các nhân tố tác động đến hoạt động của cơ
quan, đơn vị và chủ động chuẩn bị cho những cải tổ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động như định hướng lại chiến lược phát triển, tăng cường áp dụng công nghệ
thông tin, tổ chức lại quy trình làm việc, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, thay đổi
văn hóa làm việc...
Phản ứng nhanh với những thay đổi, biến động; mạnh
dạn thay đổi những tư duy, lề lối làm việc cũ và giải trình với các cơ quan cấp
trên về những đề xuất thay đổi, cải tổ của cơ quan, đơn vị/địa phương.
Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi và tư
duy tích cực về thay đổi trong cơ quan, đơn vị. Đánh giá, cải tổ lại các phương
pháp, quy trình làm việc cơ quan, đơn vị và cơ chế phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, địa phương liên quan theo hướng đơn giản, minh bạch hóa.
3. Bảng tổng hợp Khung năng lực lãnh đạo, quản
lý của Ủy ban nhân dân thành phố:
STT
|
Tên năng lực cụ
thể trong Khung năng lực lãnh đạo, quản lý
|
Các mức độ của
năng lực
|
1
|
Tầm nhìn và tư duy chiến lược
|
04 mức độ
|
2
|
Quản lý nguồn nhân lực
|
04 mức độ
|
3
|
Ra quyết định
|
04 mức độ
|
4
|
Quản lý sự thay đổi
|
04 mức độ
|
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP KHUNG NĂNG LỰC ĐỐI VỚI TỪNG VỊ TRÍ VIỆC
LÀM THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM
(ban hành kèm theo Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
Tên vị trí việc
làm (VTVL)
|
Trình độ cần có
để đáp ứng VTVL
|
Các chứng chỉ cần
có để đáp ứng VTVL
|
|
Khung năng lực
chung
|
Khung năng lực
lãnh đạo, quản lý
|
Năng lực đặc
thù (nếu có)
|
Chuyên môn
|
Ngoại ngữ
|
Tin học
|
Năng lực 1
|
Năng lực 2
|
Năng lực 3
|
Năng lực 4
|
Năng lực 5
|
Năng lực 1
|
Năng lực 2
|
Năng lực 3
|
Năng lực 4
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
(15)
|
I
|
Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, điều
hành
|
1
|
Chủ tịch HĐND thành phố
|
Đại học
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
chính; Cao cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
|
2
|
Chủ tịch UBND thành phố
|
Đại học
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
chính; Cao cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
|
3
|
Phó Chủ tịch HĐND thành phố
|
Đại học
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Cao cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
|
4
|
Phó Chủ tịch UBND thành phố
|
Đại học
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Cao cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
Mức độ 4
|
|
5
|
Trưởng ban HĐND thành phố
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
|
6
|
Phó Trưởng ban HĐND thành phố
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
|
7
|
Trưởng phòng
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên; Trung
cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
|
8
|
Chánh Văn phòng HĐND-UBND
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
|
9
|
Chánh Thanh tra
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
|
10
|
Phó Trưởng phòng
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
|
11
|
Phó Chánh Văn phòng HĐND-UBND
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
|
12
|
Phó Chánh Thanh tra
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Luật, hành chính,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên;
Trung cấp LLCT trở lên
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
Mức độ 2-3
|
|
II
|
Nhóm VTVL chuyên môn nghiệp vụ
|
1
|
Quản lý tổ chức-biên chế và hội
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
(Vd: Hành
chính, Luật, XDĐ&CQNN, QTKD, Xã hội học,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
2
|
Quản lý đội ngũ CBCCVC
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
3
|
Quản lý chính quyền địa phương và công tác thanh
niên.
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
4
|
Quản lý tôn giáo
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
5
|
Quản lý văn thư - lưu trữ
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
6
|
Quản lý thi đua - khen thưởng
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
7
|
Cải cách hành chính
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
8
|
Trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Luật, Hành chính hoặc ngành gần,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
9
|
Hành chính tư pháp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
10
|
Kiểm soát văn bản và thủ tục hành chính
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
11
|
Phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
12
|
Quản lý tài chính - ngân sách
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Tài chính-kế toán, Ngân hàng, Kiểm toán, Kinh tế hoặc ngành gần,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
13
|
Quản lý kế hoạch và đầu tư
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
14
|
Quản lý kinh tế tập thể và tư nhân
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
15
|
Quản lý về thủy lợi (đê điều, phòng chống lụt
bão)
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Kinh tế,
Nông lâm, thủy
sản, QTKD, Ngoại thương, hoặc ngành gần ...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
16
|
Quản lý về nông nghiệp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
17
|
Quản lý thương mại
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
18
|
Quản lý đất đai
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
(Vd: Quản lý đất
đai, môi trường, Luật,…)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
19
|
Quản lý tài nguyên nước, khoáng sản
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
20
|
Quản lý môi trường
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
21
|
Quản lý quy hoạch - kiến trúc
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (VD: chuyên ngành xây dựng, cầu đường, kiến trúc hoặc ngành gần,
...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
22
|
Quản lý hạ tầng và phát triển đô thị
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
23
|
Quản lý giao thông vận tải
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
24
|
Quản lý xây dựng
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
25
|
Quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: kinh tế, QTKD, Ngoại thương, hoặc ngành gần ...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
26
|
Quản lý thương mại
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
27
|
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Xã hội học, QTKD, Tài chính - Kế toán, hoặc ngành gần, ...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
28
|
Theo dõi bình đẳng giới
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
29
|
Phòng, chống tệ nạn xã hội
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
30
|
Quản lý về lao động, việc làm và dạy nghề
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
31
|
Thực hiện chính sách người có công
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
32
|
Tiền lương và bảo hiểm
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
33
|
Quản lý văn hóa thông tin cơ sở
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Văn hóa, Thể thao, Du lịch, CNTT, Quan hệ công chúng, Truyền
thông, hoặc ngành gần, ...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
34
|
Quản lý văn hóa và gia đình
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
35
|
Quản lý thể dục, thể thao
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
36
|
Quản lý du lịch
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
37
|
Quản lý thông tin - truyền thông
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
38
|
Quản lý giáo dục trung học cơ sở
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Sư phạm, Tiểu học, Mầm non, QTKD, Kế toán, ....)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
39
|
Quản lý giáo dục tiểu học
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
40
|
Quản lý giáo dục mầm non
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
41
|
Quản lý kế hoạch và cơ sở vật chất giáo dục
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
42
|
Theo dõi giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
43
|
Quản lý nghiệp vụ y
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Y, dược, Công nghệ thực phẩm,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
44
|
Quản lý dược, mỹ phẩm
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
45
|
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
46
|
Quản lý y tế cơ sở và y tế dự phòng
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
47
|
Quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
48
|
Quản lý bảo hiểm y tế
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
49
|
Lễ tân đối ngoại
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
50
|
Theo dõi về biển, đảo
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
51
|
Thanh tra
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Luật, hành chính,...)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
52
|
Giải quyết khiếu nại tố cáo
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
53
|
Tiếp công dân
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
III
|
Nhóm VTVL hỗ trợ, phục vụ
|
1
|
Hành chính tổng hợp
|
ĐH chuyên ngành
phù hợp (Vd: Hành chính Văn phòng, Luật, Xây dựng, Đất đai, Môi trường,
Kinh tế, Kế toán, Tài chính,....)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
2
|
Chuyên trách giúp HĐND
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
3
|
Hành chính một cửa
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
4
|
Công nghệ thông tin
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
5
|
Quản trị công sở
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
6
|
Tiếp nhận và xử lý đơn thư
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
7
|
Kế toán
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
8
|
Thủ quỹ
|
Kiêm nhiệm
|
9
|
Văn thư
|
Trung cấp chuyên
ngành phù hợp (Vd: Văn thư, lưu trữ,..)
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
10
|
Lưu trữ
|
B
|
A
|
QLNN Chuyên viên
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
Mức độ 2
|
|
11
|
Nhân viên kỹ thuật
|
|
|
|
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
|
|
|
|
|
12
|
Lái xe
|
|
|
|
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
|
|
|
|
|
13
|
Phục vụ
|
|
|
|
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
|
|
|
|
|
14
|
Bảo vệ
|
|
|
|
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
Mức độ 1
|
|
|
|
|
|