UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 125/2006/QĐ-UBND
|
Thủ Dầu Một,
ngày 15 tháng 5 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ SINH
SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010 TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Ban Chấp hành Hội Nông dân
tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 62/TT-HND ngày 27 tháng 03 năm 2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy
chế hoạt động của Ban Điều hành Chương trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản
giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bình Dương”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch - Đầu
tư, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, các thành viên trong Ban Điều hành Chương
trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản và Thủ trưởng các cơ quan ban ngành có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể
từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Sơn
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2010
TỈNH BÌNH DƯƠNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2006 của
UBND tỉnh Bình Dương)
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Nhằm tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp, đưa ngành chăn nuôi trở thành sản xuất chính, từng bước nâng
cao chất lượng và tăng đàn trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời,
thực hiện các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước trong chương trình như: vốn,
các tiến bộ khoa học kỹ thuật …
2. Chương tình phát triển đàn trâu, bò sinh sản
sẽ góp phần giảm nhanh số hộ nghèo. Theo tiêu chí mới của tỉnh, số hộ nghèo đã
tham gia chương trình thoát nghèo một cách bền vững và tạo việc làm ở nông thôn.
3. Thông qua Chương trình, các tổ chức đoàn thể
nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững vai trò nòng cốt trong phát triển kinh
tế xã hội ở khu vực nông thôn; từng bước xây dựng các loại hình kinh tế hợp tác
và hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã mới.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Ban Điều hành có trách nhiệm làm tham mưu cho
UBND Tỉnh xây dựng về cơ chế, chính sách cho Chương trình; xây dựng kế hoạch
phát triển đàn trâu, bò sinh sản giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch cụ thể hàng
năm.
2. Phân công các thành viên trong Ban Điều hành
để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công và phối, kết hợp các
thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, đảm bảo thông tin
báo cáo kịp thời của Chương trình .
3. Theo chức năng của từng thành viên, chủ động
xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CÁC THÀNH VIÊN TRONG BAN
ĐIỀU HÀNH
1. Các đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên)
Chịu trách nhiệm vận động, tuyên truyền đoàn
viên, hội viên tham gia Chương trình, đồng thời xây dựng và làm chủ dự án theo
các nguồn vốn được phân bổ; Phối,
kết hợp các thành viên trong Ban điều hành trong
quá trình triển khai tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý vốn, kinh
tế hợp tác… Tập hợp hội viên, đoàn viên theo các loại hình kinh tế hợp tác phù
hợp với đặc điểm của từng đoàn thể.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc
(Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y) xây dựng kế hoạch kinh phí tập huấn để
phục vụ cho Chương trình như: bấm tai, gieo tinh, tiêm phòng, ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, chuồng trại, trồng cỏ…
3. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
cho Chương trình đối với hộ nghèo, hộ chống tái nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu
chí mới của Tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách cấp huyện, thị cùng
với chủ dự án tập huấn về thủ tục vay vốn, tổ có vốn vay trong Chương trình,
thẩm định và giải ngân vốn vay tại địa bàn thực hiện dự án, đảm bảo đúng thời
gian triển khai dự án.
4. Sở Lao động Thương binh và xã hội
Chịu trách nhiệm thẩm định hộ nghèo, hộ chống
tái nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh (400.000 – 500.000 đồng),
phân bổ vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (Quỹ 120) và hướng dẫn lập dự án,
cùng với Ngân hàng chính sách xã hội, chủ dự án thẩm định vốn vay trong chương
trình và giải ngân tại địa bàn thực hiện dự án.
5. Liên minh hợp tác xã tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể
triển khai công tác tuyên truyền theo tinh thần Nghị quyết 13 ngày 18/03/2002
của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Luật Hợp tác xã, cho các đối
tượng tham gia chương trình, từng bước xây dựng mô hình kinh tế hợp tác và hợp
tác xã những nơi có đủ điều kiện.
6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Có trách nhiệm cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh
để làm tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách, ủy thác cho
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để đầu tư Chương trình phát triển đàn trâu, bò
sinh sản theo kế hoạch hàng năm.
IV. TRÁCH NHIỆM TRƯỞNG, PHÓ BAN ĐIỀU HÀNH
1. Trưởng Ban Điều hành là Phó Chủ tịch UBND
tỉnh
Có trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt
động của Chương trình, thường xuyên kiểm tra chỉ đạo, giải quyết kịp thời những
khó khăn, trở ngại trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
2. Phó Ban thường trực là Phó chủ tịch Hội
Nông dân Tỉnh (cơ quan thường trực của chương trình) có trách nhiệm
- Tham mưu giúp cho Trưởng ban trong quá trình
triển khai thực hiện Chương trình;
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương
trình hàng quý, 6 tháng và sơ kết năm;
- Cùng với các thành viên trong Ban điều hành
tỉnh và huyện, thị xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu
chung của cả Chương trình.
3. Phó ban là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn có trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm lập dự trù kinh phí cấp tỉnh
và hướng dẫn Ban điều hành cấp huyện, thị lập dự trù kinh phí cho công tác tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, gieo tinh,
tiêm phòng, bấm số tai …;
- Tập huấn và tổ chức quản lý lực lượng cộng tác
viên để phục vụ cho Chương trình;
- Tham mưu đề xuất với UBND Tỉnh về các chính
sách hỗ trợ của Nhà nước đối với chương trình.
V. ĐỊNH KỲ BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian báo cáo
Các thành viên báo cáo gởi cho cơ quan thường
trực Chương trình vào ngày 25 của tháng cuối quý.
2- Thời gian Hội nghị sơ kết
- Tháng cuối của quý II Hội
nghị sơ kết 6 tháng.
- Tháng cuối của quý IV Hội
nghị sơ kết năm.
Trên đây là quy chế hoạt động
của Ban điều hành Chương trình phát triển đàn trâu, bò sinh sản của tỉnh giai
đoạn năm 2006-2010 của tỉnh Bình Dương, trong quá trình thực hiện quy chế này
có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế hàng năm.